Tiểu luận Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài

Với chính sách “ hòa bình,hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới” , ở nước ta các quan hệ hôn và gia đình có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển một cách đa dạng và phức tạp cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trở thành một yếu tố cấp bách, quan trọng nhằm làm ổn định và phát triển giao lưu dân sự quốc tế, đồng thời bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của công dân các nước có liên quan. Hiện nay vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đang được quan tâm nhiều ở nước ta hiện nay.

doc17 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 8622 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 I. Khái niệm quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài 2 II. Vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài – Vấn đề cần chung tay giải quyết 4 1. Đi tìm nguyên nhân 4 2. Đâu là giải pháp 5 III. Thực trạng vấn đề Quyền và lợi ích của phụ nữ trong hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở một số thành phố của nước ta. 7 1. Thực trạng 7 2. Nguyên nhân chính 8 3. Kiến nghị 10 IV. Ví dụ về các vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài 12 V. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong hôn nhân có yếu tố nước ngoài 13 1. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể, các tổ chức xã hội 13 2. Vai trò gia đình 14 3. Hành trang cho các thôn nữ kết hôn với người nước ngoài 15 a.Thông tin về thực trạng đời sống hôn nhân của những cô dâu Việt Nam ở nước ngoài 15 b. Các em cần được đào tạo, được học về làm vợ, làm dâu ở nước ngoài với một số nội dung cơ bản 15 C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Với chính sách “ hòa bình,hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới” , ở nước ta các quan hệ hôn và gia đình có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển một cách đa dạng và phức tạp cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài trở thành một yếu tố cấp bách, quan trọng nhằm làm ổn định và phát triển giao lưu dân sự quốc tế, đồng thời bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của công dân các nước có liên quan. Hiện nay vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đang được quan tâm nhiều ở nước ta hiện nay. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo nghĩa rộng hơn so với Luật hôn nhân và gia đình năm 1986. Theo quy định tại khoản 14 Điều 8: “ Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình: Giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài; Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam; Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi,chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”. - Theo quy định tại Khoản 4 Điều 100 thì : “ Các quy định của chương này cũng được áp dụng đối với các quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài”. Theo các quy định trên thì quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có thể được hiểu là các quan hệ hôn nhân và gia đình như sau - Có ít nhất một bên chủ thể là người nước ngoài.Nó chỉ xảy ra trong các trường hợp sau: Giữa người Việt Nam với người nước ngoài, giữa người Việt Nam với người không có quốc tịch, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam, giữa người không có quốc tịch với nhau thường trú tại Việt Nam. - Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài ( điểm c khoản 14 Điều 8). Theo quy định này có thể hiểu rằng, trong một số trường hợp nhất định, pháp luật Việt Nam thừa nhận việc phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các công dân Việt Nam với nhau theo pháp luật nước ngoài trong một chừng mực nhất định. Ví dụ: Trường hợp hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau tại Mỹ, theo pháp luật của Mỹ và chung sống tại Mỹ khoảng 10 năm, sau đó chuyển về Việt Nam sinh sống. Sau khi về nước Việt Nam sống được hai năm thì họ phát sinh mâu thuẫn và có yêu cầu li hôn tại tòa án Việt Nam. Trong trường hợp này, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn, song việc ly hôn chỉ có thể giải quyết được nếu Tòa án Việt Nam thừa nhận việc kết hôn của họ và các tài sản mà họ có ở Mỹ là hợp pháp. Theo pháp luật của Mỹ, điều kiện kết hôn được xác định theo pháp luật của nước nơi tiến hành kết hôn, bất kể quốc tịch và nơi cư trú của các bên đương sự. Trong trường hợp trên, điều kiện kết hôn được xác định theo pháp luật của Mỹ, quan hệ tài sản của vợ chồng được xác định theo luật nơi cư trú của vợ chồng, tức là theo luật của Mỹ. - Quan hệ giữa công dân Việt Nam với nhau mà tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. Trong trường hợp này các bên chủ thể. Như vậy theo điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được hiểu là các quan hệ hôn nhân và gia đình có một trong ba yếu tố sau: chủ thể là người nước ngoài, hoặc sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. II. Vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài – vấn đề cần chung tay giải quyết. Trước diễn biến phức tạp của tình hình phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, trong các ngày từ 8 – 10/6/2006,TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị về Vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài với sự tham gia của đại diện TW.Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh/thành phố, các Bộ, Ngành, đoàn thể, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tìm ra nguyên nhân, giải pháp để nhanh chóng giải quyết vấn đề bức xúc này. 1. Đi tìm nguyên nhân. Không phải bây giờ các phương tiện thông tin đại chúng mới đề cập đến vấn đề phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Nhưng để có một cái nhìn xác thực đâu là nguyên nhân dẫn một số cô gái Việt Nam chủ yếu ở độ tuổi từ 18 – 25 lại sa cơ lỡ bước trở thành “ món hàng” để được “ coi mắt”, xếp hàng chờ đợi đến lượt được lựa chọn làm vợ hoặc bị lừa gạt vào các “ động quỷ” bán thân nơi xứ người, qua các ý kiến tại hội nghị cho thấy hầu hết họ là những phụ nữ nông thôn, học vấn thấp và đa phần là muốn đổi đời nhanh chóng bất kể tuổi tác, tình yêu, biên giới. Một bộ phận nữ thanh niên lười lao động, thích đua đòi, ăn chơi. Bên cạnh đó, một số cô gái do hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn đã coi con đường lấy chồng nước ngoài là cách trả hiếu duy nhất. Nhưng muốn “ được” chồng nước ngoài thì không thể không kể đến các “cò” môi giới hoạt động dưới nhiều hình thức ngày càng tinh vi, xảo quyệt. “ cò” mồi có thể là những người “ hàng xóm” vốn hàng ngày vẫn thường tiếp xúc, thân thiết hay những người đã từng lấy chồng nước ngoài, những người ở thành phố có mối quan hệ họ hàng quen biết, về nông thôn rỉ tai những cô gái nhẹ dạ, cả tin. Có thể thấy nơi nào “ cò” môi giới hoạt động mạnh thì nơi đó có nhiều phụ nữ lấy chồng nước ngoài. Mặt khác, quy định về các thủ tục đăng kí kết hôn với người nước ngoài của ta chưa chặt chẽ. Chỉ vài ngày sau khi các cô gái đã lọt vào “mắt xanh” của những người đàn ông ngoại quốc là “ cò” làm xong thủ tục kết hôn, chỉ cần chờ vài tháng sau là có vé máy bay về nhà chồng. Một nguyên nhân khác nữa là công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống còn hạn chế thực hiện chưa thường xuyên đã dẫn đến nhận thức sai lệch của một bộ phận chị em phụ nữ cũng như cộng đồng về việc kết hôn với người nước ngoài. 2. Đâu là giải pháp ? Trong xu thế hội nhập, kết hôn với người nước ngoài là quyền nhân thân của mỗi người trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc tự nguyện tiến bộ, hạnh phúc và hiện đã không còn bị pháp luật cấm đoán. Dự báo số phụ nữ lấy chồng nước ngoài còn gia tăng, chắc chắn không còn bó hẹp trong phạm vi một số nước như hiện tại. Tuy nhiên, việc lợi dụng hôn nhân với người nước ngoài để buôn bán trục lợi, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ Việt Nam là điều cần phải lên án và xử lý thích đáng, Theo Trung tướng Nguyễn Việt Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát – Bộ Công an : Chưa bao giờ nhân phẩm của người phụ nữ Việt Nam bị xâm hại nghiêm trọng như trong thời gian qua. Nhiều đường dây môi giới mại dâm tổ chức coi mắt, lựa chọn rất trắng trợn, hàng nghìn phụ nữ bị bán ra nước ngoài làm nô lệ tình dục. Thế nhưng, việc phát hiện, ngăn chặn của các lực lượng chức năng vẫn còn hạn chế, đặc biệt là chính quyền sở tại. Chính vì vậy, đã đến lúc rất cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, nghành, các cơ quan, các tổ chức, đoàn thể chung tay giải quyết vấn đề này. Đối với ngành Công an cần tăng cường kiểm tra, phát hiện các tổ chức, cá nhân môi giới bất hợp pháp và xử lí nghiêm minh trước pháp luật. Kiên quyết xử lý những cán bộ, công chức có biểu hiện tiêu cực hoặc tiếp tay cho bọn tội phạm trong việc làm thủ tục kết hôn giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài. Với các nhà hàng, khách sạn cho thuê địa điểm, tổ chức xem mặt cô dâu, nhẹ thì xử phạt hành chính, còn nặng thì cần rút giấy phép hành nghề. Đối với ngành Tư pháp, Ông Trần Thất, vụ trưởng Vụ Hành chính Tư pháp, Bộ Tư pháp cho rằng, Bộ tư pháp sẽ cùng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và một số cơ quan hữu quant ham mưu hoàn chỉnh các quy định bổ sung trình Chính phủ và Quốc hội phê duyệt, tiến hành đàm phán hỗ trợ tư pháp về hôn nhân và gia đình với một số nước trong khu vực. Một giải pháp mang tính cấp bách và cũng là lâu dài là cần phải quy định rõ trình độ ngôn ngữ nhất định của người chuẩn bị kết hôn và nhất thiết phải qua một lớp học ngắn hạn về luật pháp, văn hóa, phong tục của đất nước mà người phụ nữ đến làm dâu. Chỉ khi nào cô gái có đủ điều kiện cần thiết theo quy định thì Sở Tư pháp mới chứng nhậ kết hôn. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của chị em là một nhiệm vụ hết sức quan trọng không chỉ riêng với Hội Liên hiệp phụ nữ mà cần thiết, đề nghị Bộ Chính trị ra nghị quyết về vấn đề này để cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Quan tâm đến việc phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, đảm bảo cuộc sống của chị em, đặc biệt là đối với chị em vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số và chị em bị buôn bán hoặc do hôn nhân bất hạnh trở về quê hương làm ăn sinh sống cũng là trách nhiệm chung của các Bộ, ngành, các cấp ủy, chính quyền địa phương. Việc tuyên truyền giáo dục, nhân rộng các gương điển hình, tiên tiến, những người biết vượt lên số phận hay tổ chức những cuộc tọa đàm, trao đổi trực tiếp với những người đã từng là nạn nhân của buôn bán, bất hạnh đẻ răn đe cũng là việc nên làm. Và cũng cần phải cảnh tỉnh với một số chị em rằng, tất cả các biện pháp nêu trên có thành công hay không thì điều quan trọng không kém còn phụ thuộc vào quyền quyết định của chị em. Trong thời đại ngày nay, khi xã hội không còn chuyện “ cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”, và Luật pháp không lên án, nghiêm cấm hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Chị em cần tỉnh táo trước những lời đường mật, hứa hẹn suông, không được “ mắt thấy tai nghe” và cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đị đến quyết định cho cả cuộc đời của bản thân mình. III. Thực trạng vấn đề Quyền và lợi ích của phụ nữ trong hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở một số Thành phố nước ta. 1. Thực trạng Tình hình phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đang là một vấn đề liên quan đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, an ninh chính tri, trật tự xã hội, đối thoại,…của đất nước. Trao đổi xung quanh vấn đề này, Hội Liên Hiệp phụ nữ thành phố Đà Nẵng đã tổ chức diễn đàn thảo luận vấn đề này. Sau đây là tổng hợp ý kiến từ các ngành chức năng, cá nhân về vấn đề này như sau: * Theo Th.S Đỗ Thị Kim Lĩnh, Chủ tịch Hội Liên Hiệp Phụ nữ TP Đà Nẵng cho rằng : Hiện nay dư luận xã hội có hai cách nhìn đối với hôn nhân có yếu tố nước ngoài. - Cách nhìn thứ nhất : Phản ứng và phản đối mạnh mẽ đối với vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài, cho rằng hôn nhân có yếu tố nước ngoài đã bị biến đổi về quan niệm, hạ thấp giá trị của hôn nhân có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là hôn nhân giữa cô dâu Việt Nam lấy chồng Đài Loan và hiện tại là chồng Hàn Quốc. Vì mục đích kinh tế đã phá vỡ nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ không đảm bảo hạnh phúc lâu dài, quyền lợi, danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ bị xâm hại, xúc phạm đến thuần phong mĩ tục, xúc phạm đến hình ảnh truyền thống cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. - Cách nhìn thứ hai : Thừa nhận rằng hôn nhân có yếu tố nước ngoài là một xu thế tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay và không thể duy ý chí tới vấn đề này mà phải xem là một vấn đề bình thường trong quá trình phát triển , giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ được xem là bình thường và đáng ủng hộ khi họ quan hệ hôn nhân bình đẳng, đến với nhau qua một quá trình giao tiếp, có tình yêu thực sự và cô dâu Việt Nam có đủ trình độ văn hóa để hội nhập văn hóa xứ người. Phần lớn phụ nữ hiện nay ở Đà Nẵng kết hôn với công dân gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, trái ngược với xu hướng của các tỉnh phía Nam hiện nay là phụ nữ Việt Nam kết hôn với chồng Đài Loan hoặc chồng người Hàn Quốc. Nguyên nhân chính Là do mặt bằng chung về dân trí ; sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đô thị loại một; môi trường văn hóa của miền đất có truyền thống cách mạng, dẫn đến người phụ nữ có nhiều sự lựa chọn cho số phận mình, công tác quản lí hôn nhân có yếu tố nước ngoài của thành phố. Mặc dù vậy, hôn nhân lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc hay nói rộng hơn vấn đề buôn bán phụ nữ qua con đường môi giới hôn nhân có khả năng sẽ lây lan sang các tỉnh Duyên hải miền trung mà Đà Nẵng là nơi điểm dừng để thực hiện hoặc trung chuyển. Tuy công tác quản lý hôn nhân có yếu tố nước ngoài hiện nay ở thành phố Đà Nẵng đang thiên về phòng hơn chống và việc hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài ở TP Đà Nẵng diễn ra thiếu đồng bộ, thiếu sự phối hợp cần thiết. * Bà Lương Nguyệt Thu, Giám đốc Sở Tư pháp TP Đà Nẵng cho biết thêm về quy định của pháp luật và chính sách của TP Đà Nẵng đối với vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài và kinh nghiệm trong công tác tư vấn kết hôn có yếu tố nước ngoài. Vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài đã được quy định trong Bộ Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nghị quyết số 69/2006/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2000/NĐ–CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Chỉ thị 03/2005/CT-TTg về tăng cường quản lý Nhà nước đối với quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài; Thông tư 07/2002/TT- BTP của Bộ Tư Pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP. Để tăng cường công tác quản lý đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, UBND nhằm tạo điều kiện cho công tác đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài trên địa bàn thành phố. Từ năm 1997- 2007, có 2.180 trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài trên địa bàn TP Đà Nẵng trong đó có 1.793 trường hợp kết hôn với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài tập trung chủ yếu là Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, AuStralia, canada,…chiếm 82,8% Từ năm 1997- 2007 qua thẩm tra xác minh PA 18 Công an TP Đà Nẵng và Sở Tư Pháp đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời 15 trường hợp đăng ký kết hôn có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời, 1 trường hợp chưa đủ tuổi đăng kí kết hôn, 4 trường hợp đang có vợ con ở nước ngoài hoặc các tỉnh khác nhưng vẫn làm thủ tục đăng ký kết hôn, một trường hợp khác ly hôn để kết hôn với anh, em, cháu gái, cháu của bên vợ (chồng) mới ly hôn. Từ khi triển khai chỉ thị 14/CT-UBND đến năm, Sở Tư Pháp đã phát hiện và ngăn chặn 9 trường hợp kết hôn có vi phạm Pháp luật về Hôn nhân và gia đình. Hầu hết những trường hợp này đều xuất phát từ những lợi ích kinh tế, mong muốn được ra nước ngoài để có cuộc sống đầy đủ về vật chất. Trước thực trạng đó Sở Tư pháp đã đề ra một số biện pháp cần tăng cường trong việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài như sau: - Rà soát cán bộ làm công tác tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài đảm bảo cán bộ có đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. - Chủ động thay đổi, bổ sung Đề án cải cách hành chính theo mô hình “một cửa” trong lĩnh vực Tư pháp nói chung và kết hôn theo Nghị định số 69/2009 nói riêng. - Chú trọng rút ngắn thời gian giải quyết đăng ký kết hôn xuống còn 17 ngày làm việc, công khai hóa thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí đăng ký kết hôn. 3. Kiến nghị Cần thiết phải sửa đổi Nghị định 68/CP (đã sửa đổi bổ sung), quy định chặt chẽ hơn việc xác định tình trạng hôn nhân của các bên tham gia kết hôn, nhất là người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng trước khi xuất cảnh tại Việt Nam đã đủ tuổi kết hôn hoặc trường hợp kết hôn lần thứ hai trở lên phải có Bản án ly hôn hoặc giấy chứng tử, có quy định rõ ràng về trình độ ngôn ngữ giao tiếp chung, tìm hiểu về văn hóa, phong tục tập quán của Quốc gia có người nước ngoài kết hôn với phụ nữ Việt Nam. - Tăng cường công tác Giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người phụ nữ về phẩm chất đạo đức và truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. - Ngành Công an cần tăng cường kiểm tra, phát hiện các tổ chức,cá nhân môi giới bất hợp pháp và xử lý nghiêm minh trước pháp luật, kiên quyết xử lý những cán bộ,công chức có biểu hiện tiêu cực hoặc tiếp tay việc làm thủ tục kết hôn giả có yếu tố nước ngoài. - Tăng cường công tác phỏng vấn kết hôn, qua đó kiểm tra trình độ ngôn ngữ giao tiếp chung của hai bên nhằm đảm bảo việc kết hôn chỉ được công nhận khi hai bên nam nữ có thể giao tiếp chung bằng một ngôn ngữ. Đồng thời qua phỏng vấn giúp ngăn chặn tình trạng môi giới kết hôn, kết hôn nhằm mục đích trục lợi, giúp các bên xác định được ý chí tự nguyện khi đăng ký kết hôn. * Ông Nguyễn Hữu Lài, Công an TP Đà Nẵng cho biết về vấn đề quản lý và ngăn ngừa môi giới kết hôn bất hợp pháp trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở TP Đà Nẵng. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Đó là nghiêm cấm hoạt động kinh doanh môi giới kết hôn bất hợp pháp, nghiêm cấm lợi dụng việc kết hôn có yếu tố nước ngoài để buôn bán phụ nữ, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác, song tình trạng môi giới hôn nhân bất hợp pháp vẫn còn diễn biến phức tạp. Trong những năm gần đây, tình trạng phụ nữ đăng ký hôn nhân có yếu tố nước ngoài trên địa bàn TP Đà Nẵng tăng theo hàng năm. Theo số liệu thống kê của tiểu ban chỉ đạo 130/TP-TP Đà Nẵng, trong năm 2007 phụ nữ Đà Nẵng kết hôn với người nước ngoài trên địa bàn TP có 209 trường hợp gồm nhiều quốc gia,trong đó ở Mỹ có 155 người, chiếm tỉ lệ 74,16%. Riêng tình trạng hoạt động kinh doanh môi giới kết hôn bất hợp pháp hoặc lợi dụng việc kết hôn có yếu tố nước ngoài để buôn bán phụ nữ, xâm phạm tình dục hoặc vì mục đích trục lợi khác chưa phát hiện trường hợp nào. Tuy nhiên trong xu thế hội nhập và phát triển, vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ cao để bọn tội phạm lợi dụng môi giới hôn nhân bất hợp pháp hoạt động,vì thế chúng ta phải triển khai quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng ngừa để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Để quản lý và ngăn ngừa môi giới kết hôn bất hợp pháp trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài đảm bảo quyền và lợi ích của người phụ nữ, cần có các giải pháp: Tiếp tục củng cố và hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực Hôn nhân và gia đình, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03/2005/CT-TTg ngày 25/2/2005 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường quản lý Nhà nước đối với quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Chỉ thị số 14/2005/CT-UBND của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng về việc tăng cường công tác đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Kiến nghị ngành Tư pháp tham mưu đề xuất Chính phủ phê duyệt Công ước, Nghị định thư quốc tế về phòng chống buôn bán người để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phối hợp và trao đổi thông tin, xác minh, điều tra bắt giữ tội phạm, giải cứu,hồi hương, tiếp nhận nạn nhân, trao trả, dẫn độ tội phạm. Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực an ninh trật tự trên từng địa bàn, tập trung khắc phục những thiếu xót trong công tác quản lý xuất nhập cảnh, quản lí hộ khẩu, quản lý việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, để phát hiện các hành vi kết hôn nhằm mục đích mua bán phụ nữ hoặc những trục lợi khác. Đẩy mạnh thực hiện chương trình 130/CP về phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em.Quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm tư vấn và Hỗ trợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclu7853t hamp244n nhamp226n.doc
  • docxBamp224i t7853p damp226n s7921 module 1.docx