Quản trị nhân sự là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ một tổ chức,
là sự đối xử của tổ chức doanh nghiệp với người lao động. Quản trị nhân sự chịu
trách nhiệm về việc đưa con người vào doanh nghiệp giúp họ thực hiện công việc,
thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh. Mục tiêu cơ bản
của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp là thu hút, lôi cuốn những người giỏi về với
doanh nghiệp; sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và
nâng cao tính hiệu quả của doanh nghiệp; động viên, thúc đẩy nhân viên, tạo điều
kiện cho họ bộc lộ, phát triển và cống hiến tài năng cho doanh nghiệp, giúp họ gắn
bó, tận tâm, trung thành với doanh nghiệp.
Quản trị nhân sự giúp cho các doanh nghiệp xuất phát từ vai trò quan trọng của
con người. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức doanh nghiệp, vận hành doanh
nghiệp và quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực là một trong
những nguồn lực không thể thiếu được của doanh nghiệp nên quản trị nhân sự là một
lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức doanh nghiệp. Mặt khác, quản lý
các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu doanh nghiệp không quản lý tốt
nguồn nhân lực, vì suy cho cùng mọi hoạt động quản lý đều thực hiện bởi con người.
Xét về mặt kinh tế, quản trị nhân sự giúp cho các doanh nghiệp khai thác các khả
năng tiềm tàng, nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
về nguồn nhân lực. Về mặt xã hội, quản trị nhân sự thể hiện quan điểm rất nhân bản
về quyền lợi của người lao động, đề cao vị thế và giá trị của người lao động, chú trọng
giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức, doanh nghiệp và người lao động.
Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị nhân sự trong các doanh nghiệp như
vậy nên hiện nay các doanh nghiệp đều chú trọng đến vấn đề này. Sự tiến bộ của
quản trị nhân sự được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy các
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trên thực tế công tác quản lý
nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều thách thức lớn.
Khó k hăn và thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay không phải là
thiếu vốn hay trình độ kỹ thuật mà là làm thế nào để quản trị nguồn nhân lực có hiệu
quả và đặc biệt là làm thế nào để có thể giữ chân được nhân viên giỏi làm việc cho
doanh nghiệp của mình.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang không chỉ tàn phá các doanh nghiệp
về tiềm lực mà đồng thời đang đặt nhiều doanh nghiệp vào “Cuộc chiến nhân tài”.
Tìm được nhân tài đã khó nay phải giữ những nhân viên giỏi của mình trước sự nhòm
ngó và chèo kéo của các doanh nghiệp khác lại là việc còn khó hơn rất nhiều.
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2087 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quản lý người tài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: TS.PHAN THỊ MINH CHÂU
Tiểu luận
Quản lý người tài
Doanh nghiệp cần làm gì để giữ chân người tài Nhóm 1 lớp Đêm 1 K19 1
GVHD: TS.PHAN THỊ MINH CHÂU
LỜI NÓI ĐẦU
Quản trị nhân sự là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ một tổ chức,
là sự đối xử của tổ chức doanh nghiệp với người lao động. Quản trị nhân sự chịu
trách nhiệm về việc đưa con người vào doanh nghiệp giúp họ thực hiện công việc,
thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh. Mục tiêu cơ bản
của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp là thu hút, lôi cuốn những người giỏi về với
doanh nghiệp; sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và
nâng cao tính hiệu quả của doanh nghiệp; động viên, thúc đẩy nhân viên, tạo điều
kiện cho họ bộc lộ, phát triển và cống hiến tài năng cho doanh nghiệp, giúp họ gắn
bó, tận tâm, trung thành với doanh nghiệp.
Quản trị nhân sự giúp cho các doanh nghiệp xuất phát từ vai trò quan trọng của
con người. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức doanh nghiệp, vận hành doanh
nghiệp và quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực là một trong
những nguồn lực không thể thiếu được của doanh nghiệp nên quản trị nhân sự là một
lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức doanh nghiệp. Mặt khác, quản lý
các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu doanh nghiệp không quản lý tốt
nguồn nhân lực, vì suy cho cùng mọi hoạt động quản lý đều thực hiện bởi con người.
Xét về mặt kinh tế, quản trị nhân sự giúp cho các doanh nghiệp khai thác các khả
năng tiềm tàng, nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
về nguồn nhân lực. Về mặt xã hội, quản trị nhân sự thể hiện quan điểm rất nhân bản
về quyền lợi của người lao động, đề cao vị thế và giá trị của người lao động, chú trọng
giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức, doanh nghiệp và người lao động.
Nhận thức được tầm quan trọng của quản trị nhân sự trong các doanh nghiệp như
vậy nên hiện nay các doanh nghiệp đều chú trọng đến vấn đề này. Sự tiến bộ của
quản trị nhân sự được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy các
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trên thực tế công tác quản lý
nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều thách thức lớn.
Khó khăn và thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay không phải là
thiếu vốn hay trình độ kỹ thuật mà là làm thế nào để quản trị nguồn nhân lực có hiệu
quả và đặc biệt là làm thế nào để có thể giữ chân được nhân viên giỏi làm việc cho
doanh nghiệp của mình.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang không chỉ tàn phá các doanh nghiệp
về tiềm lực mà đồng thời đang đặt nhiều doanh nghiệp vào “Cuộc chiến nhân tài”.
Tìm được nhân tài đã khó nay phải giữ những nhân viên giỏi của mình trước sự nhòm
ngó và chèo kéo của các doanh nghiệp khác lại là việc còn khó hơn rất nhiều.
I. NHẬN DIỆN NGƯỜI TÀI
Doanh nghiệp cần làm gì để giữ chân người tài Nhóm 1 lớp Đêm 1 K19 2
GVHD: TS.PHAN THỊ MINH CHÂU
Trong thời buổi kinh tế tri thức, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thường thể
hiện về mặt sản phẩm, kỹ thuật, công nghệ, phương pháp quản lý… Mọi thứ đó đều
do con người tạo nên. Như vậy, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau, thực chất
là cạnh tranh về con người, đặc biệt là người giỏi. Trong cạnh tranh, doanh nghiệp
nào có người giỏi nắm được tri thức kỹ thuật, biết sáng tạo, thì doanh nghiệp đó đứng
được ở thế chủ động. Vậy thế nào là người giỏi?
1. Định nghĩa về người giỏi.
Việc xác định thế nào là người giỏi là rất khó! Nhiều người cho rằng : người giỏi
là những người biết làm việc và được việc; và họ phải là:
Là người sáng tạo trong công việc, luôn tạo ra cái mới và có ích thật sự cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Là người luôn tiến bộ trong công việc, có năng lực học tập cao, giá trị đóng
góp cho công việc mỗi ngày một lớn hơn.
Là người có sự cống hiến thực tế.(Điểm này để phân biệt với những người có
bằng cấp.)
Là người có tâm và có đạo đức với công việc, đồng nghiệp.
Khi đề cập đến người giỏi, hàm ý nói đến một con người đã sẵn có một tố chất và
trong điều kiện nào đó cho phép thì họ có thể đóng góp tương đối lớn; giá trị mà họ
tạo ra lớn hơn nhiều so với người bình thường. Họ thường là vật dẫn truyền tri thức
mà tri thức lại tạo nên giá trị.
Bên cạnh đó, người giỏi còn là những người đầy đủ tố chất ,năng lực và chỉ cần
tạo điều kiện thì họ có thể bật lên và có đóng góp tương đối lớn.
Định nghĩa về người giỏi là như vậy nhưng mỗi người sẽ có những tiêu chí riêng,
những cách riêng để xác định người giỏi; dù vậy chắc chắn rằng năng lực thực sự cần
được chứng minh qua kết quả công việc.
Người giỏi chiếm một vai trò rất quan trọng, là cái gốc cho sự thành công của tổ
chức. Cổ nhân có nói : “Người là linh hồn của vạn vật , không có con người sẽ không
thành sự việc gì, không có người hiền tài sẽ không thành đại sự”. Người giỏi là người
biết cách quy tụ và sử dụng những người giỏi hơn mình. Người giỏi thật sự là vốn
liếng quan trọng nhất của một tổ chức, là yếu tố tiên quyết trong sự thành bại của tổ
chức. Theo nguyên tắc Pareto: 20% nhân viên xuất sắc mang lại 80% hiệu quả kinh
doanh.
2. Đặc tính của người giỏi.
Doanh nghiệp cần làm gì để giữ chân người tài Nhóm 1 lớp Đêm 1 K19 3
GVHD: TS.PHAN THỊ MINH CHÂU
Thứ nhất, người giỏi thường có sẵn trong mình một cá tính độc lập, tự chủ, năng
động và siêu việt, tức là không chịu sự hạn chế của cuộc sống, của khu vực, của xã
hội... mà có thể tùy theo năng lực, sở thích và hoàn cảnh của cá nhân để hoạt động và
làm việc ở mức độ lớn nhất. Họ luôn tự kiểm soát công việc của mình.
Thứ hai, người giỏi là người có suy nghĩ sâu sắc, luôn luôn sáng tạo trong suy nghĩ.
Người giỏi so với người bình thường mà nói, những vấn đề mà họ suy nghĩ thường
sâu sắc hơn, nhu cầu về tinh thần và tâm lý cũng cao hơn người bình thường. Tố chất
quan trọng nhất của người giỏi là năng lực sáng tạo và tinh thần sáng tạo, mà trong
sáng tạo thì không có chuyện thiểu số phục tùng đa số. Do đó, để phát huy được tố
chất quan trọng đó, người giỏi cần có một môi trường sáng tạo, hòa nhập vào hoàn
cảnh và được mọi người chấp nhận.
Văn hóa phương Đông coi trọng sự khiêm tốn, phương Tây coi trọng sự sáng tạo
cá nhân. Trong một hoàn cảnh xã hội lớn như vậy, làm thế nào để người giỏi có được
cảm giác qui thuộc gần gũi trở thành mấu chốt của việc khai mở tiềm năng người giỏi.
Thứ ba, người tài giỏi thường có tật. Con người luôn có cả ưu điểm và khuyết
điểm, không ai toàn vẹn cả, người giỏi cũng không nằm ngoài số đó. Người tài cao
không câu nệ những điều nhỏ nhặt, người có tài khác lạ sẽ có tính khí khác lạ. Tài trí
càng cao thì khuyết điểm càng thể hiện rõ. Dùng người giỏi phải nhìn thấy cái lớn mà
quên đi cái nhỏ. Đòi hỏi cầu toàn là điều kỵ trong quá trình quản lý người giỏi. Việc
cầu toàn sẽ ức chế tính tích cực công tác của con người, cản trở sự trưởng thành của
họ, ngăn cản họ phát huy tưởng tượng và tư duy sáng tạo. Nó tạo nên sự lãng phí rất
lớn trong việc tạo người giỏi, nhất là những người xuất sắc. Do vậy, nên tập trung vào
điểm mạnh để tạo ra những người xuấtn sắc.
Thứ tư, người giỏi luôn có tính hai mặt. Người giỏi không phải thứ đưa tay ra là có
thể nhặt được. Một sai sót nhỏ có thể dẫn đến sự mất mát một người giỏi. Có nhứng
người giỏi luôn có ý chí làm chủ; mục đích của họ khi làm việc là học hỏi, tích lũy
kinh nghiệm để sau này tách ra xây dựng sự nghiệp cho riêng mình. Đối với những
người như vậy việc giữ họ ở lại là không dễ. Thêm vào đó, khi người giỏi ra đi, họ
còn kéo theo hàng loạt người giỏi đi cùng với họ.
3. Yêu cầu của nhân viên giỏi đối với tổ chức, công ty
Người giỏi luôn có một vai trò rất lớn trong thành công của tổ chức, công ty họ
làm việc. Vậy để đạt được điều đó, họ cần tổ chức, doanh nghiệp họ làm việc:
Tin cậy, giao những công việc mang tính thử thách và hấp dẫn để họ có khả
năng cống hiến hết năng lực của mình và đem lại kết quả hoàn hảo.
Không áp đặt phương pháp và cách thức làm việc.
Doanh nghiệp cần làm gì để giữ chân người tài Nhóm 1 lớp Đêm 1 K19 4
GVHD: TS.PHAN THỊ MINH CHÂU
Tạo điều kiện và trao cho họ những phương tiện và công cụ để hoàn thành
công việc xuất sắc công việc.
Bình đẳng trong quan hệ, ủng hộ những ý kiến đúng của họ, công nhận thành
quả mà họ đã tạo ra, khen thưởng xứng đáng..
Tạo điều kiện cho họ học hỏi, phát triển nghề nghiệp và thăng tiến.
Quản lý của họ phải là người uy tín, công bằng, thân tình, cộng tác và thông
cảm.
Ở các nước phát triển, điều kiện vật chất tương đối đầy đủ, mặt bằng lương tương
đối cao; những người giỏi không bận tâm nhiều về giá trị vật chất mà họ có khuynh
hướng lựa chọn nơi làm việc thỏa mãn bản thân cao nhất. Trong khi đó, ở một đất
nước kinh tế đang phát triển như Việt Nam, tiền lương và vật chất ảnh hưởng khá lớn
đến sự ra đi hay ở lại của người giỏi.
4. Các tiêu chí để nhận diện nhân viên giỏi
4.1 Tiêu chí định tính:
Luôn hoàn thành xuất sắc mục tiêu công việc
Đảm trách công việc đòi hỏi kỹ năng/ kiến thức thị trường lao động
Thành quả cá nhân đóng góp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Không ngừng cải thiện hiệu quả công việc.
Tâm huyết với sự phát triển của doanh nghiệp.
4.2 Tiêu chí định lượng
Năng lực + thành tích chính là cơ sở để xác định nhân viên giỏi trong doanh
nghiệp.
II. VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NGƯỜI TÀI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Nguồn nhân lực là tài sản quý giá và quan trọng nhất của doanh nghiệp. Do vậy,
công tác quản trị nhân sự được xem là nhiệm vụ trung tâm và quan trọng nhất trong
quản trị doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không thể đạt mục tiêu kinh doanh của
mình nếu như không giải quyết tốt mối quan hệ giữa người với người trong hoạt động
của doanh nghiệp. Nhà quản trị dù tài giỏi đến mấy cũng cần phải có đội ngũ nhân
viên giỏi, nhiệt tình làm việc nhằm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra với
hiệu quả cao.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển theo xu thế hội nhập kinh
tế thế giới, người lao động - đặc biệt là lao động giỏi, lao động có chất lượng cao -
ngày càng có nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc. Thực trạng gần đây
trong các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các công ty nhà nước, tỷ lệ nhân viên
giỏi thôi việc có xu hướng tăng. Hiện tượng này có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng
Doanh nghiệp cần làm gì để giữ chân người tài Nhóm 1 lớp Đêm 1 K19 5
GVHD: TS.PHAN THỊ MINH CHÂU
các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam cần sớm nhận thấy đây là một vấn đề tiềm
tàng phải có ngay những giải pháp thoả đáng để giải quyết nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ngày càng nhiều vào Việt Nam.
Vậy thế nào là một nhân viên giỏi? Đó là những người có đạo đức nhân cách tốt;
có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương thích với công việc, biết
vận dụng tốt kiến thức đã học vào công việc cụ thể; có khả năng tự nghiên cứu để bổ
sung, cập nhật kiến thức mới, học một biết mười, có tính đam mê và sáng tạo trong
công việc, hợp tác tốt với đồng nghiệp.
Nhân viên giỏi thường được bố trí vào các vị trí sau đây trong doanh nghiệp:
Quản trị viên cấp trung
Quản trị viên cơ sở
Những người thực hiện.
Như vậy, nhân viên giỏi không phải chỉ là những người làm công tác quản trị mà
còn là những người trực tiếp thực hiện các quyết định quản trị. Một doanh nghiệp
không thể hoạt động ổn định, phát triển và hiệu quả nếu như có "lắm thầy mà thiếu
thợ".
Động cơ làm việc của con người nói chung là để thoả mãn nhu cầu. Động lực thúc
đẩy con người tích cực trong công việc chính là mức độ thoả mãn các nhu cầu bằng
các lợi ích nhận được từ việc làm của họ. Theo thuyết phân cấp các nhu cầu của
A.Maslow, nhu cầu của con người chia thành 5 loại và được sắp xếp theo thứ tự từ
thấp đến cao: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu tự trọng, nhu
cầu tự thể hiện. Nhân viên giỏi là những người ở cấp độ nhu cầu bậc cao, họ có sự cân
nhắc công việc với các quan hệ xã hội, họ làm việc với lòng tự trọng và có nhu cầu
khẳng định tài năng rất lớn. Nhân viên giỏi là những người đề cao sự logic, khoa học,
không chấp nhận những điều áp đặt vô lý.
Xu hướng gần đây nhân viên giỏi thôi việc ở các công ty người thường là để xin
việc ở các công ty vốn đầu tư nước ngoài hoặc một số doanh nghiệp Việt Nam lớn
thuộc thành phần kinh tế dân doanh. Một số nguyên nhân chủ yếu dễ nhận thấy là:
Thứ nhất, do điều kiện làm việc ở đa số các công ty nhà nước kém hơn, thu nhập
kém hơn do hậu quả của những năm kinh doanh không hiệu quả, thậm chí thua lỗ nên
hạn chế về kinh phí đầu tư; hoặc do cơ chế quản lý tài chính của nhà nước. Nếu như
các doanh nghiệp dân doanh bị pháp luật ràng buộc phải đảm bảo mức lương tối thiểu
cho người lao động thì các công ty nhà nước lại bị ràng buộc về mức lương tối đa và
mức trích lập các quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng từ lợi nhuận cũng bị hạn chế.
Doanh nghiệp cần làm gì để giữ chân người tài Nhóm 1 lớp Đêm 1 K19 6
GVHD: TS.PHAN THỊ MINH CHÂU
Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ sự so sánh về cơ hội thăng tiến và mối quan hệ
với nhà quản trị cấp cao. Một quan điểm trong công tác quy hoạchN, bổ nhiệm cán bộ
ở các công ty nhà nước còn khá phổ biến, tuy không phải là quan điểm đúng đắn,
chính thức nhưng vẫn còn chi phối và có ảnh hưởng khá nặng nề. Đó là tư tưởng
"sống lâu lên lão làng", "lựa chọn theo ê kíp" hay quá coi trọng lý lịch nhân thân hơn
là chú trọng tài năng, phẩm chất thực sự của nhân viên. Do vậy, những người trẻ, giỏi
ít có cơ hội thăng tiến. Nếu như các chủ doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài xem nhân viên giỏi như báu vật thì cũng không ít nhà quản trị
cấp cao của các công ty nhà nước có tâm lý sợ nhân viên giỏi hơn mình. Xuất phát từ
những lý do này, nhiều nhân viên giỏi phải làm việc với các nhà quản trị cấp cao
không có tài năng, không đủ bản lĩnh nên xung đột xảy ra là điều tất nhiên.
III. VŨ KHÍ CHỐNG CHẢY MÁU CHẤT XÁM
1. Chính sách khen thưởng thành tích và ghi nhận nỗ lực làm việc của nhân viên
a. Nên trả lương theo thành tích cá nhân
Ngòai lương cơ bản, các khoản thưởng nên chia theo hiệu quả hoàn thành
công việc nếu làm việc theo nhóm
Căn cứ vào vị trí công việc của cá nhân mà đặt ra chỉ tiêu và mức độ khen
thưởng hợp lý
b. Kết hợp khen thưởng vật chất và tinh thần
Giấy khen,kỷ niệm chương
Một lời khen ngợi trước tập thể đúng lúc,đúng người,đúng cách
Những phiếu quà tặng massage, xem phim, cho phép nhân viên đi trễ về
sớm 1 ngày trong tháng…
c. Quan tâm đến gia đình nhân viên
Hỏi han hòan cảnh gia đình, thăm viếng khi có người thân bệnh
Có chế độ ưu đãi kèm theo cho người than của nhân viên như: y tế,du lịch,
tiệc tùng.
d. Bên cạnh các chế độ khen thưởng cần có những lúc phê bình, góp ý đúng
cách
Nhắc nhở bằng cách gián tiếp (có nhân viên hay đi trễ, người quản lý có thể
gởi email cho tất cả mọi người nhắc nhở như sau: bắt đầu từ tuần sau sếp sẽ
đến kiểm tra đột xuất, đề nghị mọi người tuân thủ các qui định công ty đề ra
về giờ giấc, đồng phục…)
Nếu phải phê bình trực tiếp thì nên khen trước và chê sau, để nhân viên bị
phê bình không bị mất tình thần làm việc
Doanh nghiệp cần làm gì để giữ chân người tài Nhóm 1 lớp Đêm 1 K19 7
GVHD: TS.PHAN THỊ MINH CHÂU
Đối với những lỗi có tính nhạy cảm cao cần nói chuyện riêng với họ
tránh làm họ mất mặt trước đám đông
2. Môi trường làm việc
Môi trường làm việc là một yếu tố quyết định không nhỏ đến việc cộng tác lâu
dài hay ra đi tìm môi trường mới của nhân viên trong một công ty. Tuyển được người
có năng lực đã khó, giữ chân họ càng khó hơn. Công ty nào cũng muốn có được nhiều
nhân viên giỏi, những nhân viên thực sự có năng lực, xuất sắc. Vì thế, đôi khi họ tìm
cách lôi kéo nhân viên giỏi từ các đối thủ cạnh tranh của mình hoặc đầu tư cho nhân
viên có tiềm năng đi học nhiều khoá học, tham gia vào nhiều những chuyên đề quan
trọng để nâng cao trình độ. Bên cạnh đó, họ được hưởng nhiều chế độ, sự đãi ngộ khá
ưu ái để phát triển, những nhân viên này tiến bộ rõ rệt, làm việc rất hiệu quả. Nhưng
chỉ sau một thời gian ngắn, một trong số những nhân viên đó xin nghỉ việc. Doanh
nghiệp lại rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”, không những mất “cả chì lẫn chài” mà
còn kéo theo nhiều hệ quả xấu, bởi thường một nhân viên giỏi ra đi sẽ kéo theo nhiều
nhân viên khác và ảnh hưởng đến tâm lý của những người ở lại, còn tác động vô cùng
lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Do đó, môi trường làm việc là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh
hưởng đến quyết định nhảy việc của nhân viên. Hầu hết các nhân viên đều mong
muốn làm việc cho các công ty mà có được môi trường làm việc tốt, chuyên nghiệp
và có độ thoải mái nhất định. Nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu họ có thể có
được các mối quan hệ tốt dẹp với các đồng nghiệp của mình và họ được tôn trọng.
Công sở sẽ phải là không gian để cho những nhân viên sáng tạo, cống hiến, hoàn
thành những khát vọng sự nghiệp của họ. Vậy đâu là bí quyết để tạo không khí làm
việc lý tưởng tại văn phòng?
a. Hợp tác và chia sẻ
Đừng bao giờ đưa ra những chỉ thị như kiểu ra lệnh. Nhân viên không phải là
những bộ máy và chắc chắn công ty cũng không muốn họ làm việc một cách đối phó
vô cảm. Cần ý thức nhân viên là người cộng sự. Với những thông tin không thuộc
hàng tối mật, hãy chân thành chia sẻ với nhân viên. Được trao đổi thông tin một cách
cởi mở, nhân viên sẽ nắm được công việc, biết bắt đầu từ đâu, hướng triển khai thế
nào, khúc mắc thì cần hỏi ai. Việc thực hiện nhiệm vụ của mình theo những kế hoạch
khoa học sẽ tăng hiệu quả công việc và tránh được những rủi ro không đáng có.
Trong một môi trường làm việc linh hoạt, việc quan tâm đúng mức đến cuộc
sống của những nhân viên cũng được coi là một phương pháp để gắn kết hơn nữa các
mối quan hệ văn phòng, tạo niềm tin của nhân viên đối với công ty, quan tâm hơn nữa
đến gia đình của nhân viên, tổ chức các sự kiện cho gia đình của họ có thể tham gia và
Doanh nghiệp cần làm gì để giữ chân người tài Nhóm 1 lớp Đêm 1 K19 8
GVHD: TS.PHAN THỊ MINH CHÂU
giúp họ tìm hiểu thêm về công ty hay tổ chức các kỳ nghỉ và các bữa liên hoan cho
gia đình của các nhân viên hay cho nhân viên thêm một số tiền thưởng đặc biệt như
học phí cho con của họ
b. Mỉm cười.
Mỉm cười là động tác thể dục giúp cho khuôn mặt mỗi người bừng sáng. Hãy
tưởng tượng đến niềm hứng khởi của các nhân viên trong công ty khi bắt đầu mỗi
ngày làm việc lại được nhìn thấy cấp trên vui vẻ khích lệ mình hoàn thành công việc.
Đừng bao giờ để quyền lực đánh mất những niềm vui thường nhật cũng như
tranh thủ tìm thấy những niềm vui trong công sở. Nụ cười trên môi cũng là dấu hiệu
chứng minh nhà quản trị luôn làm chủ được tình hình, dù trong cuộc sống hay trong
công việc. Nhân viên quét dọn, cô thư ký, thủ quỹ hay cả người bảo vệ luôn theo dõi
những biến đổi trên khuôn mặt của nhà quản trị. Họ cố gắng làm việc tốt và hy vọng
được ngợi khen bằng thái độ hòa nhã.
Nói như vậy không nhất thiết là nhà quản trị phải ép mình tỏ ra vui vẻ khi
không muốn thế. Nụ cười chỉ có sức mạnh khi nó xuất phát tự đáy lòng. Và nên nhớ,
nhân viên thừa thông minh để biết đâu là nụ cười mỉa mai.
c. Hiểu tâm lý người khác
Không quá khi nói rằng tâm lý học là một phần quan trọng của khoa học quản
lý. Nhà quản trị luôn cần đặt mình vào vị trí của người khác để suy xét những vấn đề
của cấp dưới. Cũng cần chấp nhận việc nhân viên này không hợp tính với nhân viên
kia. Tôn trọng sự khác nhau về đặc điểm cá nhân giữa các nhân viên trong công ty,
nhà quản trị cần giúp nhân viên hiểu được và phối hợp với nhau để hoàn thành công
việc một cách hiệu quả
Mặt khác