Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập từnăm 1976
với tiền thân là Công ty Sữa - Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực, với
6 đơn vịtrực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa
Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico. Sau hai năm công ty
được chuyển cho BộCông Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên thành Xí
Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I. Và sau nhiều năm hoạt động công ty không
ngừng phát triển mạnh mẽ, và đểphù hợp với hình thức hoạt động của Công ty hiện tại.
Nên công ty đã Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổphần vào tháng 12 năm 2003 và
đổi tên thành Công ty Cổphần Sữa Việt Nam.
Từkhi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã đưa ra chiến lược mởrộng,
phát triển và đáp ứng nhu cầu thịtrường bằng cách xây dựng hệthống phân phối rộng
nhất tại Việt Nam qua những chiến lược cụthể: xây dựng nhà máy sữa Hà Nội năm 1994
nhằm đáp ứng nhu cầu thịtrường Miền Bắc Việt Nam. Sau hai năm công ty liên doanh
với Công ty Cổphần Đông lạnh Quy Nhơn đểthành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình
Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thịtrường
Miền Trung Việt Nam. Cho đến năm 2000, nhà máy sữa Cần Thơtại Khu Công Nghiệp
Trà Nóc, Thành phốCần Thơ được xây dựng, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn
của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty
cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉtọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phốHồ
Chí Minh. Công ty không chỉxây dựng nhà máy đểmởrông thịtrường mà công ty đã
Mua thâu tóm Công ty Cổphần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệcủa Công ty lên 1,590 tỷ
đồng năm 2004 và : Mua sốcổphần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên
doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà
máy Sữa NghệAn vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp
Cửa Lò, Tỉnh NghệAn.
44 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 11454 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quản trị marketing tại công ty sữa Việt Nam - Vinamilk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC .....
KHOA ....
Tiểu luận
Quản trị marketing tại công ty sữa
Việt Nam - Vinamilk
Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn
Chương 1:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM – VINAMILK
1.1 Sơ lược hình thành và phát triển của VINAMILK
Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam, được thành lập từ năm 1976
với tiền thân là Công ty Sữa - Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực, với
6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa
Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico. Sau hai năm công ty
được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên thành Xí
Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I. Và sau nhiều năm hoạt động công ty không
ngừng phát triển mạnh mẽ, và để phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty hiện tại.
Nên công ty đã Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và
đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.
Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã đưa ra chiến lược mở rộng,
phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường bằng cách xây dựng hệ thống phân phối rộng
nhất tại Việt Nam qua những chiến lược cụ thể: xây dựng nhà máy sữa Hà Nội năm 1994
nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam. Sau hai năm công ty liên doanh
với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình
Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường
Miền Trung Việt Nam. Cho đến năm 2000, nhà máy sữa Cần Thơ tại Khu Công Nghiệp
Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ được xây dựng, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn
của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty
cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ
Chí Minh. Công ty không chỉ xây dựng nhà máy để mở rông thị trường mà công ty đã
Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ
đồng năm 2004 và : Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên
doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà
máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp
Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An.
Với những thành tựu trên công ty đã chính thức niêm yết trên thị trường chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng
Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 1
Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn
Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của
Công ty. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và
sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và
phó mát.
1.2 Cơ cấu tổ chức
1.2.1 Cơ cấu tổ chức theo hệ thống
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức theo hệ thống của công ty Vinamilk
1.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty Vinamilk
1.3 Nhiệm vụ của các phòng ban
1.3.1. Phòng Kinh Doanh
• Thiết lập mục tiêu kinh doanh, xây dựng chiến lược và kế hoạc kinh doanh, theo
dõi và thực hiện các kế hoach kinh doanh.
• Nghiên cứu, xây dựng và phát triển mạng lưới kênh phân phối, chính sách phân
phối, chính sách giá cả.
• Đề xuất các biện pháp về chiến lược sản phẩm.
Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 2
Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn
• Phối hợp với phòng Kế hoạch để đưa ra các số liệu, dự đoán về nhu cầu của thị
trường
1.3.2 Phòng Marketing
• Hoạch định chiến lược xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm và nhóm sản
phẩm, xây dựng chiến lược giá cả, sản phẩm, phân phối, khuyến mại.
• Xây dựng và thực hiện các hoạt động marketing hỗ trợ nhằm phát triển thương
hiệu.
• Phân tích và xác định nhu cầu thị trường để cải tiến và phát triển sản phẩm mới
phù hợp với nhu cầu của thị trường.
• Thực hiện thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích dữ liệu liên quan đến thị
trường và các đối thủ cạnh tranh.
1.3.3 Phòng Nhân sự
• Điều hành và quản lý các hoạt động hành chính và nhấn sự của toàn công ty.
• Thiết lập và đề ra các kế hoạch và chiến lược để phát triển nguồn nhân lực.
• Tư vấn cho Ban giám đốc điều hành các hoạt động hành chính nhân sự
• Làm việc chặt chẽ với bộ phận Hành chính, Nhan sự của các Chi nhánh, Nhà
máy nhằm hỗ trợ họ về các vấn đề hành chính, nhân sự một cách tốt nhất.
• Xây dựng nội quy, chính sách về hành chính và nhân sự cho toàn công ty.
• Tư vấn cho nhân viên trong công ty về các vấn đề liên quan đến quyền lợi và
nghĩa vụ của nhân viên trong công ty.
1.3.4 Phòng Dự án
• Lâp kế hoạch và triển khai, giám sát dự án đầu tư mới và mở rộng sản xuất cho
các nhà máy.
• Quản lý và giám sát tình hình sử dụng máy móc thiết bị, tài sản cố định
• Quản lý và giám sát công tác xây dựng cơ bản toàn công ty.
• Xây dựng, ban hành và giám sát định mức kinh tế kỹ thuật.
• Nghiên cứu, đề xuất các phương án thiết kế xây dựng dự án, giám sát chất lượng
xây dựng công trình và theo dõi tiến độ xây dựng nhà máy.
• Theo dõi công tác quản lý kỹ thuật.
Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 3
Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn
• Lập kế hoạch và tôt chức đấu thầu để chọn lựa nhà cung cấp phù hợp, có chất
lượng đáp ứng được tiêu chuẩn công ty đề ra cho từng dự án.
1.3.5 Phòng Cung ứng điều vận
• Xây dựng chiến lược, phát triển các chính sách, quy trình cung ứng và điều vận.
• Thực hiện múa sắm, cung cấp toàn bộ nguyên nhiên liệu, vật tư kỹ thuật.
• Thực hiện các công tác xuất nhập khấu cho toàn công ty, cập nhât và vận dụng
chính xác, kịp thời các quy định, chính sách liên quan do Nhà nước ban hành.
• Dự báo về nhu cầu thị trường giúp xây dựng kế hoạch sản xuất hàng nội địa và
xuất khẩu hiệu quả.
• Nhận đơn đặt hàng của khách hàng, phối hợp chuyển cho Xí nghiệp Kho vận.
Phối hợp với nhân viên Xí nghiệp Kho vận theo dõi công nợ của khách hàng.
1.3.6 Phòng Tài chính Kế toán
• Quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động tài chính kế toán
• Tư vấn cho Ban giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược về tài chính.
• Lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
• Lập dự toán ngân sách, phân bổ và kiểm soát ngân sách cho toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty.
• Dự báo các số liệu tài chính, phân tích thông tin, số liệu tài chính kế toán.
• Quản lý vốn nhằm đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và việc đầu
tư của công ty có hiệu quả.
1.3.7 Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng và phát triển sản phẩm
• Nghiên cứu, quản lý, điều hành các nghiệp vụ liên quan đến sản phẩm mới, sản
phẩm gia công, xuất khẩu và cải tiến chất lượng sản phẩm.
• Chịu trách nhiệm về công tác đăng ký công bố các sản phẩm, công tác đăng ký
bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ trong và ngoài nước.
• Xây dựng và giám sát hệ thống nhằm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc
tế và trong nước (ISO, HACCP)
• Thiết lập, quản lý, giám sát thực hiện quy trình công nghệ, quy trình sản xuất và
quy trình đảm bảo chất lượng.
Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 4
Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn
• Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng để phát
triển những sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
1.3.8 Phòng khám Đa khoa
• Khám, tư vấn dinh dưỡng và sức khỏe cho người bệnh (khách hàng), tư vấn các
sản phẩm của công ty cho khách hàng.
• Tư vấn dinh dưỡng gián tiếp cho người bệnh (khách hàng) qua điện thoại hoặc
cho thân nhân.
• Phỗi hợp với Trung tâm nghiêm cứu dinh dưỡng và phát triển sản phẩm mới
trong việc đưa ra các sản phẩm có thành phần dinh dưỡng phù hợp với các nhu
cầu cần thiết của khách hàng.
1.4 Một vài sản phẩm của công ty
1.4.1 Những dòng sản phẩm chung của công ty Vinamilk
Công ty Vinamilk có rất nhiều sản phẩm, dưới đây chúng tôi chỉ xin giới thiệu một
vài sản phẩm tiêu biểu của Vinamilk.
• Sữa đặc có đường (vd: sữa Ông Thọ,..),
• Sữa bột: Dielac Pedia – dành cho trẻ biếng ăn, Dielac Diecerna – dành cho người
tiểu đường, Dielac Mama,…
• Bột dinh dưỡng: Ridelac Alpha- sữa ngũ cốc, Ridelac Alpha-thịt tôm ngũ côc
(dành cho bé ăn dặm),…
• Sữa tươi: Sữa tươi 100%, Sữa tiệt trùng giàu canxi, ít béo; Sữa tiệt trùng Milk
Kid
• Sữa chua uống: Sữa chua, Sữa chua men sống Probi,…
• Nước ép trái cây: Vfresh,…
• Sữa đậu nành: Sữa đậu nành,….
• Sữa chua: Sữa chua Probi lợi khuẩn, Sữa chua Có Đường, Sữa chua Trái Cây,
Sữa chua Nha Đam, Sữa chua SuSu,…
• Một số sản phẩm khác: kem, Phô Mai, Nước uống ICY, Café, ….
1.4.2 Giới thiệu về sản phẩm sữa chua Probi
Sữa chua Vinamilk Probi là sữa chua chứa men sống Probiotic giúp tăng cường hệ
miễn dịch cho cơ thể. Sản phẩm được giới thiệu ra thị trường đầu năm 2010, là sản phẩm
Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 5
Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn
sữa chua dạng ăn, bổ sung thêm dòng sản phẩm sữa chua của Vinamilk, trong đó trước
năm 2008 cũng có sữa chua uống Probi được Vinamilk giới thiệu.
Men sống Probiotic trong Sữa chua Vinamilk Probi sẽ bổ sung trực tiếp 01 tỉ
những lợi khuẩn cho đường ruột, làm ức chế những vi khuẩn có hại, giúp tăng cường khả
năng miễn dịch.
Bất kì ai cũng có thể sử dụng Sữa chua Vinamilk Probi để tăng cường hệ miễn
dịch cho cơ thể: từ trẻ em, người trưởng thành và người cao niên. Sữa chua Vinamilk
Probi cũng là lựa chọn tốt như một phần trong thực đơn ăn kiêng.
Sữa chua Vinamilk Probi phù hợp cho trẻ bắt đầu có chế độ ăn uống đa dạng
Sữa chua Vinamilk Probi có thể sử dụng được chọ phụ nữ mang thai như một phần
trong chế độ ăn uống thường ngày nhằm bổ sung tăng cường sức đề kháng và miễn dịch
cho cơ thể.
Sữa chua Vinamilk Probi là lựa chọn tốt dành cho những người không chịu được
sữa, vì nguyên nhân chính của tình trạng này chính là trong sữa có đường lactose, nếu
ruột non của bạn không có men latase để "cắt" lactose thành đường glucose, hoặc do là từ
nhỏ bạn không được uống sữa, nay bắt đầu uống thì dây chuyền chuyển hóa đường
lactose không vận hành được tốt. Sữa chua là giải pháp thích hợp nhất, vì men trong sữa
chua đã biến thành dạng dể tiêu hóa rồi.
Sữa chua Vinamilk Probi được bày bán tại các cửa hàng bán lẻ, siêu thị trên toàn
quốc.
Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 6
Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY VINAMILK
2.1 Phân tích cơ hội thị trường
Môi trường kinh doanh của công ty bao gồm môi trường vi mô, môi trường vĩ mô
và môi trường nội bộ. Mỗi môi trường có một sự ảnh hưởng riêng tới công ty. Do vậy
chúng tôi ở đây sẽ phân tích rõ sự ảnh hưởng của từng môi trường.
2.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô
2.1.1.1 Kinh tế
Tổng quan ngành sữa thế giới: Việc phục hồi của giá sữa trên thị trường quốc tế
được đánh giá như là một hiện tượng ngắn hạn bị cứng hoá do giá sữa bột gày đạt trên
3.000 USD/tấn (giá FOB tại cảng EU). Trong khi đó giá bơ được bán với giá trên trên
4.000 USD/tấn (giá FOB tại cảng EU). Hoạt động thương mại này trái ngược hẳn với
trước đó 6 tháng khi giá xuất khẩu sữa bột gày và bơ dưới 2.500 USD/tấn. Hiện tượng
phục hồi nhanh chóng này cho thấy nhu cầu nhập khẩu đã quay trở lại và có thể vượt qua
được những ảnh hưởng bất lợi từ cuộc suy thoái kinh thế giới như đã dự báo. Hơn nữa,
các nguồn xuất khẩu hiện có còn hạn chế khi sản xuất sữa ở Hoa Kỳ và EU được dự báo
là sẽ giảm trong năm 2010 trong khi dự báo sản xuất sữa ở châu Đại Dương lại chưa rõ.
Giá sữa trên thị trường quốc tế sáu tháng đầu năm 2010 rất khó dự báo. Trong khi
các nhà sản xuất đang vui mừng vì bán được giá cao thì người ta cũng cần quan tâm tới
hiện tượng tăng đột biến về giá sẽ nhanh chóng đi qua khi nhu cầu nhập khẩu chững lại.
Người ta cũng đặt câu hỏi làm thế nào để EU có thể xuất hết kho dự trữ dùng để can thiệp
mạnh vào thị trường với trữ lượng lên tới 76.000 tấn bơ và 259.300 tấn sữa gày vào thời
điểm 10/12/2009. Trong khi đó ở Hoa Kỳ các kho dự trữ sữa gầy của Liên bang có trữ
lượng hiện có khoảng 27.000 tấn trong khi Liên bang cam kết đưa ra thị trường nội địa
90.000 tấn. Tuy nhiên, việc tiêu dùng sữa trong trong khuông khổ chương trình hỗ trợ giá
của chính phủ khó có thể xảy ra trong năm 2010 khi sản lượng sữa được dự báo sẽ thấp
hơn do ảnh hưởng bất lợi từ việc thu hẹp thị trường đối với các sản phẩm sữa.
Dù cho giá thị trường có thể được điều chỉnh thế nào thì nhu cầu tiêu dùng sữa
trong năm 2010 cũng được cải thiện. Tốc độ tăng trưởng GDP ở các nước phát triển được
dự báo vào khoảng 1,7%/năm trong khi tốc độ tăng trưởng này ở các nước đang phát triển
Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 7
Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn
là 5,5%. Tại thị trường chính châu Á, Trung Quốc được dự báo sẽ tăng trưởng GDP là
9,3% trong khi GDP của khu vực chỉ khoảng 7%. Trong khi các tỷ lệ GDP này có vẻ
tương đối thấp với tốc độ tăng trưởng GDP nóng trong năm 2008, nhưng lại hứa hiện hơn
so với năm 2009 là năm mà tốc độ tăng trưởng GDP của thế giới giảm 2,2%.
Tổng quan ngành sữa Việt Nam: Việt Nam phát triển ngành sữa từ những năm
1970 nhưng tốc độ phát triển chậm. Đến năm 1980 mức tiêu thụ sữa chỉ đạt 0,3kg/người,
năm 1990 đạt 0,5kg và năm 2007 ước đạt 7 kg. Sữa tươi trong nước hiện mới chỉ đáp ứng
25% nhu cầu.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường
sữa từ năm 2000 đến 2009 đạt 9,06%/năm; mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người đạt mức
14,8 lít/năm/người. Số lượng bò sữa cả nước là 114.461 con (năm 2009) cho sản lượng
sữa 278.190 tấn. Lượng sữa hàng hóa ước đạt khoảng 250.000 tấn/năm. Theo số liệu
thống kê chưa đầy đủ, số lượng bò sữa trong toàn quốc năm 2009 là 114.461 con (tăng
6% so năm 2008); sản lượng sữa sản xuất trong nước ước khoảng 278.190 tấn (tăng
6,1%). Tại Việt Nam, lượng sữa tươi trong nước mới chỉ đáp ứng được 20 - 22% nhu cầu
nguyên liệu, chất lượng sữa tươi không ổn định khiến các nhà chế biến gặp khó khăn và
thu nhập của nông dân nuôi bò sữa cũng chưa cao.
Trên thị trường sữa hiện nay, các hãng sữa ngoại chiếm tới hơn 60%, mức giá bán
sữa nội và sữa ngoại chênh lệch cả chục lần.
Mặc dù có một thị trường nội địa to lớn, nhưng sản xuất sữa ở Việt Nam cũng
đang đứng trước những thách thức không nhỏ. Đó là giá thành sản xuất sữa của ta còn
cao. Giá sữa tươi hiện nay các công ty Vinamilk và Foremost mua “nóng” tại trạm thu
mua khoảng 0,4037 USD/Kg. Nếu tính cả chi phí sau làm lạnh thì ước tính khoảng 0,47
USD/Kg, cao hơn Nga, Hungari, Ba Lan (0,43 USD/Kg sữa lạnh), New Zealand, Úc, Ấn
Độ 0,35 – 0,37 USD/Kg. Giá thành sản xuất cao trước hết là do giá thức ăn tinh cho bò
sữa cao và giá bò giống cao. Đối với bò sinh sản cho sữa, chi phí thức ăn tinh chiếm
khoảng 50% tổng chi phí thức ăn. Giảm chi phí thức ăn tinh có ý nghĩa lớn đến giảm giá
thành sản xuất sữa.
Theo Bộ Công Thương, giá sữa trong nước tiếp tục tăng đã ảnh hưởng phần nào
đến tâm lý người tiêu dùng. Vì vậy, các doanh nghiệp ngành sữa cần tăng cường sử dụng
Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 8
Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn
nguyên liệu sữa trong nước, tiết giảm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, đồng thời, kiểm
soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, góp phần bình ổn thị trường trong nước.
2.1.1.2 Dân số
Theo số liệu thống kê, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2006 là 7,6
triệu đồng. Người thành thị thu nhập bình quân cao hơn người nông thôn 2,04 lần. Chênh
lệch giữa nhóm 10% người giàu nhất với nhóm 10% người nghèo nhất là 13,5 lần (2004)
và ngày càng tăng. Thu nhập bình quân của đồng bào thiểu số chỉ bằng 40% so với trung
bình cả nước. Con số này cho thấy đại bộ phận người Việt Nam có mức sống thấp. Giá
1kg sữa tươi tiệt trùng bằng 3kg gạo, vì vậy người dân nghèo chưa có tiền uống sữa.
Trong tình hình lạm phát ngày càng tăng như hiện nay, chỉ một nhóm ít người đủ
tiềm lực kinh tế mua sản phẩm sữa. Thực tế cho thấy người Thành phố Hồ Chí Minh và
Hà Nội tiêu thụ 80% lượng sữa cả nước. Nâng cao mức sống người dân sẽ tăng thêm
lượng khách hàng tiêu thụ sữa. Vinamilk đang có chương trình “1 triệu ly sữa cho trẻ em
nghèo”và “Vươn cao Việt Nam” . Nhưng đây không phải là việc của một công ty hay các
tổ chức từ thiện, Chính phủ phải làm. Dự án cải thiện dinh dưỡng người Việt Nam cần
dành một khoản kinh phí thích đáng cho người nghèo được tiếp cận với sản phẩm sữa.
2.1.1.3 Tự nhiên
Việt Nam là nước nông nghiệp trong đó bò là động vật phục vụ sản xuất rất tốt,
khoảng vài chục năm trở lại đây bò sữa mới trở nên quen thuộc với người dân qua nhiều
dự án phủ rộng diện tích đàn bò làm nguyên liệu. Cho đến cuối năm 2006, nguồn cung
cấp nguyên liệu đầu vào trong nước chỉ đảm bảo khoảng 20%, những dự án nuôi bò thất
bại đã khiến nguồn cung đầu vào đã ít còn thêm khan hiếm.
Tuy nhiên, sự gia tăng nguồn thức ăn và đồng cỏ không tương xứng với tốc độ
tăng đàn bò sữa. Thức ăn cho bò sữa mà đặc biệt là thức ăn tho xanh không đủ về số
lượng, kém về chất lượng. Việc phát triển đồng cỏ làm thức ăn cho bò sữa hiện nay rất
khó khăn. Vùng tập trung chăn nuôi bò như các thành phố lớn, thị xã thì giá đất đai là trở
ngại lớn nhất để người chăn nuôi dành đất để trồng cỏ nuôi bò. Vùng còn quỹ đất thì chưa
hội đủ điều kiện để phát triển đàn bò sữa. Có những vùng nuôi bò dựa chủ yếu vào
nguông cỏ ở bãi chăn thả kém chất lượng và không an toàn cho sức khỏe bò sữa do ảnh
hưởng của chất hóa học để diệt có, diệt côn trùng các loại hoặc chất thải độc hại của các
Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 9
Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn
nhà máy công nghiệp. Ước tính lượng cỏ xanh tự nhiên và cỏ trồng hiện nay mới đáp ứng
khoảng 30% nhu cầu thức ăn thô xanh của đàn bò sữa. Những tháng mùa khô cỏ xanh
thiếu trầm trọng, ngay cả rơm rạ cũng không đủ. Nguồn thức ăn tho dự trữ chủ yếu là rơm
rạ có giá trị dinh dưỡng thấp.
2.1.1.4 Chính sách về xuất nhập khẩu sữa
Trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, Bộ NN&PTNT đề ra mục
tiêu tăng đàn bò sữa từ 104 ngàn con năm 2005 lên 200 ngàn con vào năm 2010. Sản
lượng sữa từ 200 ngàn tấn tăng lên 377 ngàn tấn. Tốc độ tăng đàn dự kiến từ năm 2005-
2010 là 13%; đến năm 2015 sẽ có 350 ngàn bò sữa sản xuất ra 700 ngàn tấn sữa, nâng
lượng sữa tươi sản xuất trong nước lên 7,5kg/người/năm. Theo quy hoạch phát triển
ngành sữa Việt Nam từ nay đến năm 2025, đàn bò sữa cả nước năm 2010 đạt 146.093
con, năm 2015 đạt 293.562 con, năm 2025 đạt 705.837 con. Đây là mục tiêu không quá
lớn, tuy vậy đang tồn tại nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát triển ngành sữa ở Việt
nam cần được phân tích, đánh giá để có giải pháp thích hợp.
Chính sách của nhà nước về sữa nhập khẩu trong những năm qua chưa thúc đẩy
được phát triển sữa nội địa. Cần có chính sách thích đáng khuyến khích các công ty chế
biến sữa Việt Nam giảm dần lượng sữa bột nhập khẩu tái chế, tăng dần tỷ trọng sữa tươi
sản xuất trong nước. Tuy nhiên, Việt Nam đã ra nhập WTO, từ 2010 nếu dùng chính sách
thuế để khuyến khích hay hạn chế nhập sữa bột sẽ không khả thi, vì vậy cần có những
chính sách thích hợp cho lộ trình đến năm 2015 trở đi nguồn nguyên liệu từ sữa tươi sản
xuất trong nước tối thiểu phải đáp ứng được trên 40% nhu cầu sữa nguyên liệu.
Hơn một năm qua giá sữa bột trên thị trường thế giới tăng gấp 2 lần và luôn biến
động. Các Công ty chế biến sữa như Vinamilk, Dutchlady đã quan tâm hơn đến phát triển
nguồn sữa nguyên liệu tại chỗ. Tuy vậy vẫn chưa có gì đảm bảo chắc chắn chương trình
tăng tỷ lệ sữa nội địa của họ cho những năm tiếp theo.
2.1.1.5 Công nghệ
Việt Nam có 2 công ty thu mua và chế biến sữa chủ yếu là Vinamilk trên 50% và
Dutchlady khoảng 25% lượng sữa sản xuất trong nước. Có rất ít nhà máy chế biến nhỏ
công nghệ thấp và thị phần cũng không đáng kể.
Nhóm TH: Nhóm 9 Trang 10
Tiểu luận Quản trị Marketing GVHD: ThS. Nguyễn Văn Nhơn
Một dây ch