Với tốc độ tăng trưởng khá cao của ngành ngân hàng - “mạch máu của nền kinh tế”, cùng
xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, thêm vào đó là
những gì đã diễn ra trên thị trường tiền tệ Việt Nam trong thời gian gần đây cho thấy vấn
đề quản trị rủi ro trong các ngân hàng thương mại có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và
thực tiễn.
7 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2085 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Rủi ro tác nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm 1: Môn ngân hàng th ng m i Page 1
Tiểu luận
Rủi ro tác nghiệp
Nhóm 1: Môn ngân hàng th ng m i Page 2
1. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
Với tốc độ tăng trưởng khá cao của ngành ngân hàng - “mạch máu của nền kinh tế”, cùng
xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, thêm vào đó là
những gì đã diễn ra trên thị trường tiền tệ Việt Nam trong thời gian gần đây cho thấy vấn
đề quản trị rủi ro trong các ngân hàng thương mại có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và
thực tiễn.
1.1 Bản chất của rủi ro:
Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được hiểu là những biến cố không mong đợi mà khi
xảy ra sẽ dẫn đến sự tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với
dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ
tài chính nhất định.
Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của ngân hàng là hai đại lượng đồng biến với nhau
trong một phạm vi nhất định.
Khi đề cập đến rủi ro, người ta thường nhắc đến hai yếu tố mang tính đặc trưng
của rủi ro là biên độ rủi ro: mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra và tần suất xuất hiện
rủi ro; số trường hợp thuận lợi để rủi ro xuất hiện/tổng số trường hợp đồng khả
năng.
Rủi ro là yếu tố khách quan, nên người ta không thể nào loại trừ được hẳn mà chỉ
có thể hạn chế sự xuất hiện và những tác hại của chúng gây ra.
Rủi ro xảy ra gây nhiều tổn thất về tài sản cho ngân hàng. Những tổn thất thường gặp
là mất vốn khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị
của tài sản,...
Rủi ro cũng làm giảm uy tín của ngân hàng. Một ngân hàng kinh doanh bị lỗ liên tục
hoặc thường xuyên không đủ khả năng thanh khoản có thể dẫn đến một cuộc rút tiền quy
mô lớn và con đường phá sản là tất yếu.
Như một hệ quả, rủi ro khiến ngân hàng bị lỗ và bị phá sản, sẽ ảnh hưởng đến hàng
triệu người gửi tiền, hàng ngàn doanh nghiệp không được đáp ứng vốn... làm cho nền
Nhóm 1: Môn ngân hàng th ng m i Page 3
kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng cao, sức mua giảm sút, thất nghiệp tăng, gây rối loạn trật
tự xã hội, và hơn nữa sẽ kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng trong nước và
khu vực. Ngoài ra, sự phá sản của một ngân hàng sẽ dẫn đến sự hoảng loạn của hàng loạt
ngân hàng khác và ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế.
1.2 Một số rủi ro cơ bản trong kinh doanh ngân hàng:
Rủi ro tín dụng (Credit Risk): là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng
của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc
trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
Rủi ro tỷ giá hối đoái (Foreign Exchange Rate (Forex) Risk): là loại rủi ro phát
sinh trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến
động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng.
Rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk): là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của
lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất
về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng.
Rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk): là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp
ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền
mặt hoặc không thể vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán.
Rủi ro tác nghiệp (Operational Risk): là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp
do cán bộ ngân hàng, quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không
hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng.
2. Rủi ro tác nghiệp
2.1. Các loại rủi ro tác nghiệp
Rủi ro từ bên trong nội bộ ngân hàng
Rủi ro do cán bộ ngân hàng:
- Thực hiện các nghiệp vụ, nhiệm vụ không được uỷ quyền hoặc phê duyệt vượt quá
thẩm quyền cho phép.
- Không tuân thủ theo quy định, quy trình nghiệp vụ của NH mình, NHNN và các văn
bản pháp luật hiện hành.
Nhóm 1: Môn ngân hàng th ng m i Page 4
- Không tuân thủ các quy định /quy trình của hệ thống hỗ trợ, không hỗ trợ kịp thời hoặc
hỗ trợ không hiệu quả, có hành động gây khó khăn cho bộ phận nghiệp vụ.
- Không chấp hành nội quy cơ quan, Hợp đồng lao động và các văn bản pháp luật đối với
người lao động nơi công sở như: an toàn lao động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,
phòng chống tham nhũng...
- Có hành vi lừa đảo và/hoặc hành động phạm tội, câu kết với đối tượng bên ngoài gây
thiệt hại cho NH.
Rủi ro do quy định, quy trình nghiệp vụ:
- Có nhiều điểm bất cập, chưa hoàn chỉnh, tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng gây thiệt hại cho
NH.
- Chưa phù hợp, gây khó khăn cho cán bộ tác nghiệp trong NH.
Rủi ro từ hệ thống hỗ trợ,:
* Rủi ro từ hệ thống công nghệ thông tin,:
+ Do dữ liệu không đầy đủ hoặc hệ thống bảo mật thống tin không an toàn.
+ Do thiết kế hệ thống không phù hợp, gián đoạn của hệ thống (xử lý, truyền thông,
thông tin) và/hoặc do các phần mềm /các chương trình hỗ trợ cài đặt trong hệ thống lỗi
thời, hỏng hóc hoặc không hoạt động.
* Rủi ro từ các hệ thống hỗ trợ khác:
+ Do việc chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ chưa kịp thời, chưa hiệu quả hoặc chồng chéo
gây khó khăn, ách tắc cho bộ phận nghiệp vụ.
+ Do cơ chế, quy chế về công tác hỗ trợ chưa phù hợp, chưa đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ
cho bộ phận nghiệp vụ.
Rủi ro do các tác động bên ngoài:
- Rủi ro do hành vi lừa đảo, trộm cắp và/hoặc phạm tội của các đối tượng bên ngoài NH
(hành động phá hoại, đánh bom...).
- Rủi ro do các sự kiện bên ngoài và/hoặc do tự nhiên (động đất, bão...) gây gián đoạn
/thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của NH.
- Rủi ro các văn bản, quy định của chính phủ, các ban ngành liên quan có sự thay đổi
hoặc có những quy định mới làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
2.2. quản lý rủi ro tác nghiệp
Quản lý rủi ro tác nghiệp là quá trình tiến hành các biện pháp để xác định, đo lường,
đánh giá rủi ro tác nghiệp để đưa ra các giải pháp cảnh báo giảm thiểu rủi ro và kiểm tra,
giám sát quá trình thực hiện các giải pháp này.
Tại sao phải QLRRTN?
Nhóm 1: Môn ngân hàng th ng m i Page 5
Các nhà nghiên cứu ở một số nước tiên tiến đã tính toán ảnh hưởng định tính bị mất vì rủi
ro tác nghiệp trong các ngân hàng thông thường là 10C% lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh. Ngoài ra RRTN còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Mặt khác trong xu thế
phát triển của thời đại hiện nay, RRTN dường như tiếp tục tăng do:
- Môi trường kinh doanh phức tạp hơn, hành vi trái pháp luật tăng lên.
- Hội nhập quốc tế ngày một tăng
- Áp lực công việc, đòi hỏi kết quả cao hơn, đòi hỏi lòng trung thành của nhân viên và sự
quan tâm của các nhà lãnh đạo nhiều hơn.
- Sự phụ thuộc vào công nghệ nhiều hơn.
- Tốc độ và khối lượng giao dịch tăng hơn.
Với những lý do trên cho thấy việc QLRRTN càng trở nên cấp thiết đối với xu thế hội
nhập quốc tế ngày nay của các Ngân hàng thương mại Nhà nước ở Việt Nam.
Mục tiêu QLRRTN:
- Hạn chế, giảm thiểu các chi phí, tổn thất có thể xảy ra từ các hoạt động tác nghiệp.
- Giảm vốn dành cho rủi ro tác nghiệp, tăng thêm nguồn vốn đưa vào hoạt động kinh
doanh.
- Bảo vệ uy tín của NH, đạt mục tiêu hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả.
Trách nhiệm quản lý RRTN là những ai?
- HĐQT là những người đặt ra yêu cầu đối với hệ thống quản trị rủi ro và kỳ vọng đối với
những người tham gia trong hệ thống đó. HĐQT cần chỉ đạo xây dựng văn hóa quản trị
rủi ro hiệu quả nhằm tạo điều kiện và thúc đẩy các tiêu chuẩn làm việc chuyên nghiệp, có
trách nhiệm và thể hiện sự ủng hộ đối với ban quản trị trong việc quản trị rủi ro tác
nghiệp. HĐQT cũng phải là người chịu trách nhiệm chính trong việc lựa chọn một mô
hình quản trị rủi ro tác nghiệp phù hợp với đặc điểm của ngân hàng. Mỗi ngân hàng có
thể lựa chọn một mô hình quản trị rủi ro tác nghiệp khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm
hoạt động và các yêu cầu riêng của mình. Mô hình quản trị rủi ro chỉ là công cụ để đạt
được mục tiêu quản trị rủi ro tác nghiệp. Sự thành công hay thất bại của việc quản trị rủi
ro tác nghiệp phụ thuộc không chỉ vào bản thân mô hình mà quan trọng hơn, là những
con người vận hành mô hình đó.
- Hội đồng rủi ro tác nghiệp chỉ đạo điều hành triển khai các chính sách QLRRTN do
HĐQT ban hành.
- Phòng QLRR thị trường và tác nghiệp tại trụ sở chính là đầu mối tổng hợp toàn hệ
thống, tham mưu cho Hội đồng rủi ro tác nghiệp về công tác QLRRTN.
Nhóm 1: Môn ngân hàng th ng m i Page 6
- Phòng quản lý rủi ro tại Chi nhánh, Sở giao dịch là đơn vị đầu mối thực hiện công tác
QLRRTN tại Chi nhánh, Sở giao dịch
- Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực hiện kiểm tra toàn bộ hoạt động công tác QLRRTN
của toàn hệ thống NH.
- Các phòng ban tại Trụ sở chính, Trung tâm công nghệ thông tin; các phòng ban tại các
Chi nhánh, Sở giao dịch là những đơn vị trực tiếp thực hiện toàn bộ quá trình QLRRTN
tại bộ phận mình.
Qua những nét sơ bộ trên cho thấy mấu chốt của công tác QLRRTN là từng phòng
ban xác định được đây là nhiệm vụ mà các đơn vị cần phải trực tiếp thực hiện vì nó đem
lại hiệu quả, lợi ích cho chính mỗi phòng ban. QLRRTN yêu cầu lãnh đạo từng phòng,
ban nắm bắt được mọi hành vi, mọi hoạt động tác nghiệp của từng cán bộ để kiểm soát,
phòng chống được rủi ro, tổn thất do tác nghiệp gây ra.
Xây dựng cơ sở dữ liệu tổn thất là yếu tố hàng đầu để thiết lập và triển khai hệ thống
quản trị rủi ro tác nghiệp hiệu quả và tin cậy. Mục tiêu của việc xây dựng cơ sở dữ liệu
tổn thất là nhằm ghi nhận các sự kiện tổn thất do các nhóm rủi ro tác nghiệp gây ra. Việc
thu thập dữ liệu tổn thất giúp cho các cấp quản lý có cơ sở để tập trung vào các mảng
hoạt động có nhiều rủi ro hoặc rủi ro cao trong hệ thống ngân hàng và tính toán nhu cầu
vốn cho mục đích dự phòng.
Để xây dựng được sơ sở dữ liệu tổn thất đầy đủ và tin cậy, cần phải có sự tham gia của tất
cả các phòng ban trong các hoạt động thu thập dữ liệu tổn thất. Thêm vào đó, cần xây
dựng và chính thức hóa quy trình thu thập dữ liệu tổn thất. Quy trình này phải linh hoạt
để có thể cập nhật các nguồn thông tin cũng như phản ánh đúng các khả năng rủi ro rác
nghiệp khi môi trường kinh doanh thay đổi. Quy trình này cần được thông báo rộng rãi và
thống nhất trong toàn ngân hàng.
Trong cuộc khảo sát về quản trị rủi ro của Deloitte vào năm 2010, chỉ có 45% các ngân
hàng/tổ chức tài chính cho rằng họ đã triển khai xong xây dựng xong các tiêu chí để giám
sát các loại rủi ro hoạt động và 43% cho rằng mình đã xây dựng được phương pháp để
lượng hóa rủi ro hoạt động.
Hiện tại, nhiều ngân hàng có xu hướng kết hợp mô hình dữ liệu tổn thất với kết quả đánh
rủi ro định tính. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp phân tích tình huống (scenario
analysis) cũng trở nên phổ biến hơn.
Nhóm 1: Môn ngân hàng th ng m i Page 7
Cũng trong cuộc khảo sát nói trên, 2/3 số ngân hàng và tổ chức tài chính được hỏi nói
rằng họ có sử dụng phương pháp phân tích tình huống tại cấp ngân hàng và cấp phòng
ban, 56% sử dụng ở mức loại rủi ro. Trong các ngân hàng/ tổ chức tài chính sử dụng
phương pháp này, biện pháp định tính hoặc kết hợp định tính và định lượng được khoảng
¾ các ngân hàng/tổ chức tài chính sử dụng tại cấp ngân hàng, cấp phòng ban, và theo
loại sản phẩm/ loại rủi ro.
Hệ thống báo cáo cần được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu của các cơ quan quản lý
như Ngân hàng Nhà nước cũng như đáp ứng nhu cầu quản trị nội bộ.
Ban lãnh đạo ngân hàng nên triển khai một quy trình để thường xuyên giám sát hồ sơ rủi
ro tác nghiệp và các nguy cơ trọng yếu có thể gây ra tổn thất. Cơ chế báo cáo phù hợp
cần phải có ở cấp độ HĐQT, ban điều hành, đơn vị kinh doanh nhằm tạo điều kiện chủ
động quản trị rủi ro tác nghiệp. Ngoài ra, ngân hàng nên thực hiện việc minh bạch khung
quản trị rủi ro tác nghiệp để các bên liên quan có thể hiểu được các phương pháp quản lý
rủi ro tác nghiệp của ngân hàng