Ngày nay môi trường đang bị suy thoái nghiêm trọng. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn nhân loại. Trong đó, bảo vệ nguồn thủy hải sản đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống còn của nhân loại. Có rất nhiều biện pháp để bảo vệ cũng như tái tạo hệ sinh thái biển, đóng vai trò quan trọng là các công cụ kinh tế, pháp luật và chính sách của nhà nước, các công cụ kỹ thuật. Các công cụ kinh tế gồm nhiều loại, kinh nghiệm của các nước đã chỉ ra rằng không thể chỉ áp dụng một loại biện pháp, một loại công cụ giản đơn với một vài biện pháp, một vài công cụ đơn lẻ nào đó có thể điều chỉnh được sự đa dạng về chủ thể cũng như phương thức sản xuất quản lý và bảo vệ môi trường. Các công cụ kinh tế để quản lý môi trường như : phí, thuế môi trường, giấy phép ô nhiễm,giấy phép chất thải có thể mua bán được hay “cota ô nhiễm”, quyền sở hữu, thuế đầu vào, thuế sản phẩm, thuế xuất nhập khẩu, thuế phân biệt, hệ thống đặt cọc – hoàn trả, phí sử dụng tài nguyên, phí tiếp cận, lệ phí quản lý và hành chính, ký quỹ môi trường, trợ cấp môi trường, nhãn sinh thái.
42 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2736 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sinh thái biển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN MÔI TRƯỜNG
Đề tài: Sinh thái biển
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay môi trường đang bị suy thoái nghiêm trọng. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn nhân loại. Trong đó, bảo vệ nguồn thủy hải sản đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống còn của nhân loại. Có rất nhiều biện pháp để bảo vệ cũng như tái tạo hệ sinh thái biển, đóng vai trò quan trọng là các công cụ kinh tế, pháp luật và chính sách của nhà nước, các công cụ kỹ thuật... Các công cụ kinh tế gồm nhiều loại, kinh nghiệm của các nước đã chỉ ra rằng không thể chỉ áp dụng một loại biện pháp, một loại công cụ giản đơn với một vài biện pháp, một vài công cụ đơn lẻ nào đó có thể điều chỉnh được sự đa dạng về chủ thể cũng như phương thức sản xuất quản lý và bảo vệ môi trường. Các công cụ kinh tế để quản lý môi trường như : phí, thuế môi trường, giấy phép ô nhiễm,giấy phép chất thải có thể mua bán được hay “cota ô nhiễm”, quyền sở hữu, thuế đầu vào, thuế sản phẩm, thuế xuất nhập khẩu, thuế phân biệt, hệ thống đặt cọc – hoàn trả, phí sử dụng tài nguyên, phí tiếp cận, lệ phí quản lý và hành chính, ký quỹ môi trường, trợ cấp môi trường, nhãn sinh thái....
Qua bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi muốn gửi tới các bạn những thông tin về thực trạng hiện nay của nguồn tài nguyên thủy hải sản thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Từ đó giúp mọi người thấy được sự cần thiết của việc bảo vệ hệ sinh thái biển. Trong bài này, nhóm chúng tôi cũng đưa ra một số các công cụ kinh tế và các phương pháp để bảo tồn nguồn tài nguyên quan trọng này. Mặt khác, dựa trên những phân tích kinh tế để thành lập và quản lý các khu bảo tồn biển. Đồng thời dựa trên những thành tựu mà thế giới đã đạt được trong lĩnh vực này để áp dụng vào Việt Nam.
Trong quá trình làm bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót, nhóm chúng tôi chân thành xin lỗi và mong nhận được sự góp ý chân thành của các bạn. Rất cám ơn sự giúp đỡ của thầy trong suốt quá trình học tập trong thời gian qua.
MỤC LỤC
I Cơ sở lí luận:
A Tài nguyên thủy sản
1. Tài nguyên thủy sản là gì?
Thủy sản là một thuật ngữ chỉ những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường.
2. Hiện trạng hiện nay của tài nguyên thủy sản ở Việt Nam:
Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường biển và ngày càng trở nên nghiêm trọng do hậu quả của sức ép dân số, sức ép tăng trưởng kinh tế, khả năng quản lý và sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên biển:
Ô nhiễm biển bắt nguồn từ đất liền :
Ô nhiễm dẫn đến sự cạn kiệt các tài nguyên cá, nhất là những loài cá ven bờ; tính đa dạng sinh học ngày càng bị đe dọa do phá hủy môi trường sống như rừng ngập mặn, rạn san hô; axít hóa đất do phát quang rừng ven biển trên các vùng đất phèn để làm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; ô nhiễm do nước thải đô thị không qua xử lý; sử dụng tràn lan và không kiểm soát hóa chất trong nông nghiệp và công nghiệp
Thêm vào đó, thiên tai như bão, lũ và xâm nhập mặn cũng tác động lớn tới môi trường biển và có xu hướng trầm trọng thêm bởi các hoạt động của con người.
Các số liệu thống kê cho thấy, khoảng 70% ô nhiễm biển và đại dương có nguồn gốc từ đất liền, xuất phát từ những chất xả thải của các thành phố, thị xã, thị trấn, từ các ngành công nghiệp, xây dựng, ytế, hóa chất..., trong đó đáng kể nhất và nguy hại nhất là chất thải từ các nhà máy thông qua hệ thống thoát nước xả thẳng ra biển và đại dương một lượng lớn các chất bồi lắng, hóa chất, kim loại, nhựa, cặn dầu và thậm chí cả các chất phóng xạ. Hàng năm, trên 100 con sông ở nước ta thải ra biển 880km3 nước, 270 - 300 triệu tấn phù sa, kéo theo nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển, như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại khác.
Năm 2012, lượng chất thải tăng rất lớn ở vùng nước ven bờ, trong đó dầu khoảng 35.160 tấn/ngày, nitơ 26 - 52 tấn/ngày và amonia 15 - 30 tấn/ngày.
Ô nhiễm biển do dầu gia tăng :
Đáng quan ngại là tình trạng ô nhiễm biển do dầu có xu hướng gia tăng, phức tạp hơn, số lượng tàu thuyền gắn máy loại nhỏ, công suất thấp, cũ kỹ và lạc hậu tăng nhanh, nên khả năng thải dầu vào môi trường biển nhiều hơn.
Các tàu nhỏ chạy bằng xăng dầu đã thải ra biển khoảng 70% lượng dầu thải. Ngoài ra, hoạt động của tàu thương mại trên tuyến hàng hải quốc tế cũng thải vào biển Việt Nam một lượng lớn dầu rò rỉ, dầu thải và chất thải sinh hoạt mà đến nay chưa thể thống kê đầy đủ.
Hiện nay, hàm lượng dầu trong nước biển của Việt Nam nhìn chung đều vượt giới hạn tiêu chuẩn Việt Nam và vượt rất xa tiêu chuẩn ASEAN. Đặc biệt, có những thời điểm vùng nước khu vực cảng Cái Lân có hàm lượng dầu ở mức 1,75 mg/lít, gấp 6 lần giới hạn cho phép; 1/3 diện tích mặt nước vịnh Hạ Long có hàm lượng dầu thường xuyên từ 1 đến 1,73 mg/lít.
Bên cạnh đó, vùng biển nước ta có khoảng 340 giếng khoan thăm dò và khai thác dầu khí, ngoài việc thải nước lẫn dầu với khối lượng lớn, trung bình mỗi năm hoạt động này còn phát sinh khoảng 5.600 tấn rác thải dầu khí, trong đó 20 - 30% là chất thải rắn nguy hại chưa có bãi chứa và nơi xử lý.
Chất lượng môi trường biển giảm sút :
Báo cáo hiện trạng môi trường đã chỉ ra rằng chất lượng môi trường biển và vùng ven biển tiếp tục bị suy giảm. Trầm tích biển ven bờ là nơi trú ngụ của nhiều loài sinh vật đáy đặc sản nhưng chất lượng cũng thay đổi. Một số vùng ven bờ bị đục hóa, lượng phù sa lơ lửng tăng đã ảnh hưởng đến ngành “Công nghiệp không khói”, giảm khả năng quang hợp của một số sinh vật biển và làm suy giảm nguồn giống hải sản tự nhiên.
Nước biển ở một số khu vực có biểu hiện bị axít hóa do độ pH trong nước biển tầng mặt biến đổi trong khoảng 6,3 - 8,2. Nước biển ven bờ có biểu hiện bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ, kẽm, một số chủng thuốc bảo vệ thực vật. Hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện tại vùng biển Nam Trung Bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận làm chết các loại tôm cá đang nuôi trồng ở những khu vực này.
Chất lượng môi trường biển thay đổi dẫn đến nơi cư trú tự nhiên của nhiều loài bị phá hủy, gây tổn thất lớn về đa dạng sinh học vùng bờ. Có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 70 loài đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam.
Hiệu suất khai thác hải sản giảm. Thêm vào đó, tình trạng dùng các ngư cụ đánh bắt có tính chất hủy diệt diễn ra khá phổ biến, làm cạn kiệt các nguồn lợi hải sản ven bờ. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt.
3. Tình hình ngành thủy sản
3.1Tình hình ngành thủy sản Thế giới
Nuôi trồng thuỷ sản là một ngành sản xuất động thực vật thuỷ sinh trong điều kiện kiểm soát hoặc bán kiểm soát, hoặc như người ta vẫn thường nói, nuôi trồng thuỷ sản là sản xuất nông nghiệp trong môi trường nước. Vì vậy, nuôi trồng thuỷ sản đề cập đến cả các hoạt động trong môi trường nước mặn, nước ngọt và nước lợ.
Trước đây, khi con người sử dụng thuỷ sản, người ta thường nghĩ đến các sản phẩm khai thác từ biển hoặc các sông hồ. Nghề nuôi cá ở các ao hồ cũng có từ lâu nhưng chiếm vị trí quá nhỏ bé so với nghề đánh cá.
Sản lượng cá bị đánh bắt gia tăng quá mức, nhanh hơn cả lượng cá sinh sản mới. Hiện nay, 90% các loài biển ở vị trí hàng đầu trong chuỗi thức ăn hệ sinh thái biển của động vật săn mồi, chẳng hạn như cá ngừ, cá tuyết, cá kiếm, và cá mập thực tế bị loại bỏ hoặc đang ở trong tình trạng suy giảm quan trọng.
Hậu quả dẫn đến là một hệ sinh thái không ổn định do sự tổ chức lại các hệ sinh thái biển. Các nhà khoa học ước tính rằng nếu đánh bắt quá mức vẫn tiếp tục với tốc độ này, một số loại cá sẽ trở thành tuyệt chủng vào năm 2048.
Ngày nay, 50% -70% những kẻ săn mồi lớn nhất như cá thanh kiếm đang được chụp lại kích thước tối thiểu đã được phê duyệt và ít nhất một phần ba bị bắt giữ bất hợp pháp trên toàn thế giới. Cá ngừ vây xanh ở bờ vực tuyệt chủng, số lượng còn lại cho việc bảo tồn của chúng thực tế không thể đảo ngược, gợi nhớ những gì đã xảy ra với cá tuyết ở bờ biển phía đông của Canada trong năm 1990. Một số quốc gia tin rằng cá ngừ vây xanh, một trong những loài phổ biến nhất trên thế giới, nên được liệt kê theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài nguy cấp, Công ước CITES. Đề xuất này đã bị từ chối bởi các nước Địa Trung Hải, trong số đó bao gồm Tây Ban Nha.
Với sự biến mất của đa số động vật ăn thịt chính của đại dương và mất môi trường sống, không chỉ chúng thay đổi sự cân bằng tương đối của đại dương mà còn làm thay đổi các quá trình tiến hóa của loài đó, buộc chu kỳ sinh sản sớm hơn và góp phần vào việc giảm kích thước của loài cá.
Nhưng đó không phải là tất cả.
Khi những kẻ săn mồi lớn giảm bớt, số lượng của loài cá nhỏ như cá mòi, pollack, cá thu, mực và cá cơm leo thang. Hiện nay, hàng tấn những con cá nhỏ đang bị đánh bắt và cung cấp cho các trang trại nuôi cá, chiếm khoảng 7/10 lượng thủy sản của thế giới, chỉ để lại 20% của các loài này làm thức ăn cho loài ăn thịt chúng
Sự biến mất của các loài quan trọng cho thấy sự sụt giảm của những loài khác, chẳng hạn như chim biển và động vật có vú biển do bị thiếu thực phẩm. Các nhà khoa học cảnh báo về suy dinh dưỡng nặng gây ra do thiếu thức ăn cho động vật săn mồi biển như cá heo, cá voi, hải cẩu, sư tử biển và các loài chim, làm cho chúng dễ bị nhiễm bệnh và không có đủ sức khỏe để duy trì giống loài. Ví dụ trường hợp của cá heo bottlenose trong biển Địa Trung Hải, có số lượng giảm đáng kể do đánh bắt quá mức của cá mòi và cá cơm. Nhiều loài chim biển như loại chim biển ở Scotland, Shearwater Balearic, loại chim biển Na Uy và Guillemot của Brünnich ở Iceland đã giảm lên đến 60% số lượng do không thể cung cấp đủ thức ăn cho chim con của chúng.
Việc triển khai đường dây đánh cá được trang bị với hàng ngàn lưỡi câu lớn có thể đạt tới 120 km và tàu đánh cá hoặc các loại máy lý tưởng cho đánh bắt cá lớn, có thể dài 170 km và có thể lưu trữ trên tàu, khối lượng lượng đến 12 jumbo máy bay phản lực. Đánh bắt toàn cầu hàng năm tổng số cá (124 triệu tấn) bằng trọng lượng đến 378 tòa nhà Empire State.
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc, FAO, chỉ ra rằng 25% lượng cá bị bắt trên thế giới (khoảng 29 triệu tấn) sẽ bị ném xuống biển và thường là những loài bị bắt vô ý, các loài bất hợp pháp, hay loại có chất lượng kém, nhỏ hơn kích cỡ cho phép. 95% cá đánh bắt vô ý vứt bỏ trong số đó bao gồm các loài có nguy cơ tuyệt chủng và những loài bị khai thác quá nhiều.
Đánh bắt hủy diệt san hô ven biển nằm ở phía đông nam của châu Á, đánh bắt cá bất hợp pháp trong khu bảo tồn biển như đảo bảo tồn thủy hải sản Galapagos, sự phá hủy của các khu vực quan trọng cho việc duy trì giống loài như rừng ngập mặn và các loài nhuyễn thể mà cá là một phần thiết yếu trong chuỗi thức ăn để duy trì sinh khối. Điều này tác động trong cùng một cách như việc săn bắn cá voi bất hợp pháp trong các khu bảo tồn quốc tế như Antarctic Ocean Sanctuary, thêm áp lực nhiều hơn đến các đại dương đã được khai thác và chuỗi thức ăn.
Tất cả những nguyên nhân này là lý do khiến chúng ta cần quan tâm và có những hành động thiết thực ngay lập tức, nhưng thực tế là hầu hết của người dân và chính phủ vẫn không hoạt động nào quan tâm đến vấn đề thảm họa sinh thái. Một số người trong số họ làm lơ với thực tế, và những người khác thì bỏ ngoài tai những lời khuyên từ các tổ chức sinh thái và nhà khoa học (như Ủy ban Quốc tế về Bảo tồn Cá ngừ Đại Tây Dương, ICCAT), phá vỡ quy định của mình, tránh những công ước quốc tế, đàm phán với các nước khác hoặc trợ cấp, với số lượng hàng triệu đội tàu khai thác. Không quên rằng Tây Ban Nha là một trong những quốc gia mà hầu hết tiền trợ cấp nhận được từ EU. Những tiền trợ cấp thường được giải quyết để xây dựng các tàu đánh cá lớn hơn để đóng góp với đánh bắt quá mức.
3.2. Tình hình ngành thủy sản Việt Nam
Giá trị tổng sản phẩm thủy sản trong nước năm 2011 (theo giá thực tế) ước đạt 99.432 tỷ đồng, chiếm 3,92% GDP cả nước. Tính theo giá so sánh 1994, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2011 ước đạt 245.900 tỷ đồng, tăng 5,2% so với năm 2010; trong đó nông nghiệp đạt 177.600 tỷ đồng (tăng 4,8%); lâm nghiệp 7.800 tỷ đồng (5,7%); và thuỷ sản 60.500 tỷ đồng (tăng 6,1%).
Tổng sản lượng thuỷ sản cả năm 2011 ước tính 5,43 triệu tấn, tăng 5,6% so với năm 2010; gồm 4,05 triệu tấn cá, tăng 5,6%; 633.000 tấn tôm, tăng 6,8%.
B.Công cụ kinh tế
1.Khái niệm và phân loại:
Định nghĩa:
Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường. Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường gồm:
Thuế và phí môi trường:
Thuật ngữ thuế và phí môi trường thường được sử dụng để chỉ khoản thu với hai mục đích: Tạo động lực giảm phát thải ô nhiễm và tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Có hai loại thuế/phí môi trường chính: Thuế đánh vào đơn vị ô nhiễm xả thải ra môi trường (thuế Pigovian), và thuế nguyên liệu/sản phẩm (hay còn gọi là thuế gián tiếp).
Ưu điểm của việc áp dụng thuế BVMT đối với nguyên liệu/sản phẩm là dễ tính toán và dễ áp dụng. Nhược điểm, loại thuế này chỉ khuyến khích gây ô nhiễm mà không khuyến khích đầu tư xử lý ô nhiễm trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đó. Vì vậy, tác động giảm ô nhiễm của loại thuế này chỉ là tác động gián tiếp (thông qua việc sản xuất ít đi) chứ không phải tác động trực tiếp vào quá trình phát thải ô nhiễm. Đối với những hàng hóa thuộc loại xa xỉ thì loại thuế này có tác dụng nhiều trong việc hạn chế ô nhiễm (thông qua hạn chế tiêu dùng/sản xuất) nhưng với hàng hóa thiết yếu thì loại thuế này ít có tác dụng giảm ô nhiễm.
Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay "cota ô nhiễm":
"Côta gây ô nhiễm là một loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển nhượng mà thông qua đó, nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp, v.v... được phép thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường".
Nhà nước xác định tổng lượng chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép thải vào môi trường, sau đó phân bổ cho các nguồn thải bằng cách phát hành những giấy phép thải gọi là côta gây ô nhemx và chính thức công nhận quyền được thải một lượng chất gây ô nhiễm nhất định vào môi trường trong một giai đoạn xác định cho các nguồn thải.
Khi có mức phân bổ côta gây ô nhiễm ban đầu, người gây ô nhiễm có quyền mua và bán côta gây ô nhiễm. Họ có thể linh hoạt chọn lựa giải pháp giảm thiểu mức phát thải chất gây ô nhiễm với chi phí thấp nhất: Mua côta gây ô nhiễm để được phép thải chất gây ô nhiễm vào môi trường hoặc đầu tư xử lý ô nhiễm để đạt tiêu chuẩn cho phép. Nghĩa là những người gây ô nhiễm mà chi phí xử lý ô nhiễm thấp hơn so với việc mua côta gây ô nhiễm thì họ sẽ bán lại côta gây ô nhiễm cho những người gây ô nhiễm có mức chi phí cho xử lý ô nhiễm cao hơn.
Như vậy, sự khác nhau về chi phí đầu tư xử lý ô nhiễm sẽ thúc đẩy quá trình chuyển nhượng côta gây ô nhiễm. Thông qua chuyển nhượng, cả người bán và người mua côta gây ô nhiễm đều có thể giảm được chi phí đầu tư cho mục đích bảo vệ môi trường, đảm bảo được chất lượng môi trường.
Ký quỹ môi trường:
Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ra ô nhiễm môi trường. Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một khoản tiền nào đó đủ lớn để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác bảo vệ môi trường. Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu doanh nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường.
Trong quá trình thực hiện đầu tư và sản xuất, nếu cơ sở có các biện pháp chủ động khắc phục, không để xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái ra môi trường đúng như cam kết, thì số tiền ký quỹ sẽ được hoàn trả lại cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết hoặc phá sản, số tiền trên sẽ được rút ra từ tài khoản ngân hàng chi cho công tác khắc phục sự cố ô nhiễm đồng thời với việc đóng cửa doanh nghiệp.
Ký quỹ môi trường tạo ra lợi ích, đối với nhà nước không phải đầu tư kinh phí khắc phục môi trường từ ngân sách, khuyến khích xí nghiệp hoạt động bảo vệ môi trường. Xí nghiệp sẽ có lợi ích do lấy lại vốn khi không xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường.
Trợ cấp môi trường:
Trợ cấp môi trường là công cụ kinh tế quan trọng được sử dụng ở rất nhiều nước châu Âu thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Trợ cấp môi trường gồm các dạng sau:
Trợ cấp không hoàn lại.
Các khoản cho vay ưu đãi.
Cho phép khấu hao nhanh.
Ưu đãi thuế.
Chức năng chính của trợ cấp là giúp đỡ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều kiện, khi tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựng được đối với việc phải xử lý ô nhiễm môi trường. Trợ cấp này chỉ là biện pháp tạm thời, nếu vận dụng không thích hợp hoặc kéo dài có thể dẫn đến phi hiệu quả kinh tế, vì trợ cấp đi ngược với nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
Nhãn sinh thái:
Nhãn sinh thái là một danh hiệu của nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình sử dụng các sản phẩm đó".
Được dán nhãn sinh thái là một sự khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất. Vì thế các sản phẩm có nhãn sinh thái thường có sức cạnh tranh cao và giá bán ra thị trường cũng thường cao hơn các sản phẩm cùng loại. Như vậy, nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lý của khách hàng. Do đó, rất nhiều nhà sản xuất đang đầu tư để sản phẩm của mình được công nhận là "sản phẩm xanh", được dán "nhãn sinh thái" và điều kiện để được dán nhãn sinh thái ngày càng khắt khe hơn. Nhãn sinh thái thường được xem xét và dán cho các sản phẩm tái chế từ phế thải (nhựa, cao su,...), các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm tác động xấu đến môi trường, các sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm đó ảnh hưởng tốt đến môi trường.
2.Vai trò của công cụ kinh tế trong quản lí môi trường:
Việc sử dụng các công cụ kinh tế trên ở các nước cho thấy một số tác động tích cực như các hành vi môi trường được thuế điều chỉnh một cách tự giác, các chi phí của xã hội cho công tác bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn, khuyến khích việc nghiên cứu triển khai kỹ thuật công nghệ có lợi cho bảo vệ môi trường, gia tăng nguồn thu nhập phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và cho ngân sách nhà nước, duy trì tốt giá trị môi trường của quốc gia.
II Các công cụ kinh tế trên thế giới:
1.Thuế quan và các loại thuế:
Trong các bộ luật có quy định về thuế cho các hoạt động. Vấn đề môi trường có ảnh hưởng đến mức thuế và thuế quan.
Cát: thuế cát được tính trên mỗi m3 cát sử dụng. Hiện nay , thuế suất về cát khác nhau giữa các vùng. Ở Hà Lan, cát ở throng các vùng nước nội địa được trả 2.11 euro throng khi cát ở trên biển phải trả 0.88 euro trên mỗi m3 cát. Sự khác biệt ở đây là do ưu đãi về môi trường áp dụng vào ưu đãi về tài chính.
Gas và dầu mỏ: việc thăm dò các yếu tố tương tự như dầu mỏ và khí đốt là một phần throng quy định của pháp luật. Các đạo luật khai thác mỏ quy định rằng chính phủ phải có vai trò throng việc quản lí khí đốt và dầu mỏ, và đánh thuế trên một đơn vị khai thác. Các công ty sẽ được cấp giấy phép khai thác bởi quyết định của Bộ trưởng bộ kinh tế trên cơ sở về tiêu chuẩn tài chính, kĩ thuật và chất lượng). Và nhà nước sẽ đánh thuế trên một đơn vị khai thác. Chính phủ Hà Lan mỗi năm thu được khoảng từ 8 đến 13 tỳ euro mỗi năm. Khoản còn lại sau khi loại bỏ các chi phí cho việc thu thuế sẽ dùng để cải thiện bảo vệ môi trường biển.
Tàu thuyền: trên cơ sở chính sách “ không khoan dung cho việc xả thải bất hợp pháp từ tàu thuyền”, tàu phải trả thuế cho việc sử dụng các công cụ xử lí chất thải. Hiện nay, tàu phải trả các loại thuế ( bao gồm các loại cố định và biến đổi) khác nhau cho các cảng. Mục đích của thuế này nhằm góp phần hạn chế chất thải, bảo vệ môi trường
Thuế tính vào trọng tải vận chuyển là loại thuế đánh vào lợi nhuận có được từ vận chuyển bằng hàng hải. Lợi nhuận được xác định trên cơ sở trọng tải vận chuy