Đề tài Kiểm soát ô nhiễm ngành mạ điện

Công nghệ mạ điện kim loại đã ra đời và phát triển từ rất lâu (năm 1980, Brugnatelli người Ý phát hiện kỹ thuật mạ điện). Ở Việt Nam ngành mạ điện đang phát triển mạnh như ở Hà Nội, TP HCM, Bình Dương để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Hầu hết các cơ sở mạ điện ở Việt Nam có đặc trưng là mặt bằng sản xuất chật hẹp, nằm xen kẽ trong khu dân cư, quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất kiểu gia đình, công nghệ thiết bị lạc hậu xuống cấp. Mạ không chỉ bảo vệ kim loại nền khỏi bị ăn mòn mà còn có tác dụng trang trí. Tùy theo mục đích sử dụng mà áp dụng nhiều kỹ thuật mạ phủ các kim loại khác nhau, phổ biến nhất trong ngành mạ tiểu thủ công nghiệp là mạ phủ các kim loại như Đồng, Niken, Kẽm, Crôm, Vàng và Bạc. Kỹ thuật mạ điện ngày nay đã có những bước tiến nhảy vọt nhằm tạo ra lớp mạ có cấu trúc tinh tể, mịn, dẻo, độ bám tốt, không xốp, không bong. Tuy nhiên, mạ điện là một ngành có mức độ ô nhiễm môi trường cao bởi các tác nhân chính như hơi hóa chất độc hại, nước thải có pH thay đổi lớn, chứa các ion kim loại nặng dễ gây cho con người những căn bệnh hiểm nghèo. Việc khắc phục các tác nhân gây ô nhiễm nêu trên nhằm bảo đảm môi trường làm việc cho những người trực tiếp sản xuất và bảo vệ môi trường chung là vấn đề kỹ thuật bắt buộc, ngay cả khi cở sở sản xuất đặt trong khu công nghiệp tập trung hay sản xuất nhỏ lẻ.

doc30 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3870 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kiểm soát ô nhiễm ngành mạ điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG -------∞∞ ( ∞∞ -------  BÁO CÁO MÔN HỌC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CÔNG – NÔNG NGHIỆP Đề tài: Kiểm soát ô nhiễm ngành mạ điện GVHD: Th.s VŨ THỊ HỒNG THUỶ NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 4_DH05QM Bùi Thị Thu Dung Nguyễn Ngọc Hân Nguyễn Trần Thiện Tài Phạm Thị Mộng Tuyền Nguyễn Tấn Tới Tháng 11/ 2008 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH MẠ ĐIỆN 3 1.1 Mở đầu. 4 1.1.1 Giới thiệu. 4 1.1.2 Các kim loại được dùng để mạ phủ và các loại sản phẩm của mạ điện. 4 Bảng 1: 4 1.2 Quy trình công nghệ mạ điện tổng quát. 5 1.2.1 Công nghệ mạ điện và sơ đồ dòng. 5 Hình 1: Sơ đồ thiết bị mạ. 5 Hình 2: Sơ đồ công nghệ mạ điện tổng quát. 6 1.2.2 Đầu vào, đầu ra, dòng chất thải phát sinh, độc tính của hóa chất sử dụng 7 1.3 Các dịch vụ, hoạt động và công trình phụ trợ. 9 1.4 Cơ sở vật chất hạ tầng, máy móc, thiết bị sử dụng. 11 CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH TRONG NGÀNH MẠ ĐIỆN 12 2.1 Các nguồn phát sinh, các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và tác động của chúng. 12 2.1.1 Môi trường nước. 12 2.1.2 Chất thải rắn. 14 2.1.3 Môi trường không khí 15 2.2 Các điều kiện an toàn lao động trong ngành mạ điện. 15 2.2.1 An toàn lao động trong phân xưởng mạ điện. 15 2.2.2 Sự cố môi trường và ứng cứu sự cố xảy ra trong phân xưởng mạ. 16 2.2.3 Ngộ độc hóa chất và cách xử lý. 17 2.3 Vấn đề tiêu thụ tài nguyên trong ngành mạ điện. 18 2.3.1 Tiêu thụ tài nguyên nước. 18 2.3.2 Tiêu thụ điện. 18 2.3.3 Tiêu thụ tài nguyên khoáng sản (tài nguyên địa khai). 18 CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NGÀNH MẠ ĐIỆN 19 3.1 Các biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải. 19 3.1.1 Các biện pháp xử lý nước thải: 19 3.1.1.1 Kết tủa hidroxit kim loại: 20 Hình 3: Sơ đổ xử lý nước thải mạ điện bằng phương pháp kết tủa. 20 3.1.1.2 Phương pháp trao đổi ion. 21 Hình 4: Sơ đồ Xử lý nước thải mạ điện bằng phương pháp trao đổi ion. 22 3.1.2 Xử lý khí thải: 23 3.2 Các biện pháp quản lý chất thải. 23 Hình 5: Các biện pháp giảm thiểu chất thải 24 3.2.1 Biện pháp về sản xuất sạch hơn trong ngành mạ điện: 24 3.2.2 Các biện pháp hành chính. 25 3.2.3 Các biện pháp về kinh tế. 26 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN 27 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Các kim loại mạ phủ và các loại sản phẩm. 5 Bảng 2: Thành phần dung dịch và chế độ làm việc của dung dịch tẩy hoá học. 7 Bảng 3: Vật chất đầu vào, đầu ra và độc tính của hóa chất sử dụng. 8 Bảng 4: Danh mục các trang thiết bị sản xuất sử dụng 12 Bảng 5: Nguồn và các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước. 13 Bảng 6: Các chỉ số ô nhiễm kim loại nặng của nước thải mạ điện. 14 Bảng 7: Các nguồn phát sinh chất thải rắn, thành phần và mức độ tác động. 14 Bảng 8: Nguồn và các yếu tố gây ô nhiễm môi trường không khí. 15 Bảng 9: Các chỉ số ô nhiểm kim loại nặng của nước thải ngành mạ điện . 20 DANG MỤC CÁC HÌNH Hình 1: Sơ đồ thiết bị mạ 5 Hình 2: Sơ đồ công nghệ mạ điện tổng quát 6 Hình 3: Sơ đổ xử lý nước thải mạ điện bằng phương pháp kết tủa 20 Hình 4: Sơ đồ Xử lý nước thải mạ điện bằng phương pháp trao đổi ion 22 Hình 5: Các biện pháp giảm thiểu chất thải 24 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH MẠ ĐIỆN 1.1 Mở đầu. 1.1.1 Giới thiệu. Công nghệ mạ điện kim loại đã ra đời và phát triển từ rất lâu (năm 1980, Brugnatelli người Ý phát hiện kỹ thuật mạ điện). Ở Việt Nam ngành mạ điện đang phát triển mạnh như ở Hà Nội, TP HCM, Bình Dương để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Hầu hết các cơ sở mạ điện ở Việt Nam có đặc trưng là mặt bằng sản xuất chật hẹp, nằm xen kẽ trong khu dân cư, quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất kiểu gia đình, công nghệ thiết bị lạc hậu xuống cấp. Mạ không chỉ bảo vệ kim loại nền khỏi bị ăn mòn mà còn có tác dụng trang trí. Tùy theo mục đích sử dụng mà áp dụng nhiều kỹ thuật mạ phủ các kim loại khác nhau, phổ biến nhất trong ngành mạ tiểu thủ công nghiệp là mạ phủ các kim loại như Đồng, Niken, Kẽm, Crôm, Vàng và Bạc. Kỹ thuật mạ điện ngày nay đã có những bước tiến nhảy vọt nhằm tạo ra lớp mạ có cấu trúc tinh tể, mịn, dẻo, độ bám tốt, không xốp, không bong. Tuy nhiên, mạ điện là một ngành có mức độ ô nhiễm môi trường cao bởi các tác nhân chính như hơi hóa chất độc hại, nước thải có pH thay đổi lớn, chứa các ion kim loại nặng dễ gây cho con người những căn bệnh hiểm nghèo. Việc khắc phục các tác nhân gây ô nhiễm nêu trên nhằm bảo đảm môi trường làm việc cho những người trực tiếp sản xuất và bảo vệ môi trường chung là vấn đề kỹ thuật bắt buộc, ngay cả khi cở sở sản xuất đặt trong khu công nghiệp tập trung hay sản xuất nhỏ lẻ. 1.1.2 Các kim loại được dùng để mạ phủ và các loại sản phẩm của mạ điện. Tùy theo mục đích sử dụng là chống ăn mòn hay có tác dụng trang trí mà các công nghệ mạ điện áp dụng nhiều kỹ thuật mạ phủ các kim loại khác nhau, tạo ra các loại sản phẩm mạ khác nhau với các đặc tính khác nhau. Bảng 1: Các kim loại mạ phủ và các loại sản phẩm. Kim loại  Dung dịch mạ  Sản phẩm mạ thường gặp  Đặc điểm   Đồng  - Mạ Cu trong dung dịch xianua - Mạ Cu trong dung dịch không có xianua - Mạ Cu trong dung dịch acid - Các loại mạ Cu đặc biệt khác.  - Ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực chế tạo máy và chế tạo dụng cụ.  - Lớp mạ đồng có màu hồng đỏ, trong không khí dễ bị rỉ do tác dụng với O2 và acid cacbonic. - Dùng trong mỹ thuật làm lớp lót trang trí, mạ bảo vệ các chi tiết khỏi bị thấm cacbon, nito, dùng trong kỹ thuật đúc điện, tạo hình các chi tiết phức tạp.   Niken  - Mạ Niken trong dung dịch acid. - Mạ Niken bóng - Mạ Niken đen - Mạ Niken đặc biết khác  - Các thiết bị chống ăn mòn trong môi trường xâm thực mạnh, chịu mài mòn, khuôn bản in, các chi tiết xe hơi, xe đạp, xe gắn máy…  - Lớp mạ Niken dẻo, dễ đánh bóng tạo độ bóng rất cao và bền nhờ màng thụ động mỏng, chịu được các điều khắc nghiệt của acid, kiềm và muối. - Mạ Ni để bảo vệ vật mạ không bị ăn mòn.   Kẽm  - Mạ trong dung dịch amoniacat - Mạ trong dung dịch acid. - Mạ trong dung dịch xianua  - Chi tiết ốc vít, tôn lợp nhà, đường ống nước, dây thép (dây kẽm)  - Lớp kẽm dẻo dễ kéo, dễ dát mỏng. Sản phẩm dùng để trang trí hay bảo vệ cho sắt thép.   Crom  - Mạ bằng dung dịch có thành phần chủ yếu là acid cromic (Cro3) với nồng độ khác nhau.  - Phụ tùng xe hơi, xe gắn máy, đồ gia dụng, làm gương phản chiếu, mạ khuôn, xilanh, vòng găng của động cơ đốt trong  - Lớp mạ Crom có độ bóng cao, màu sáng trắng, có ánh xanh. - Crom được mạ để trang trí hoặc bảo vệ các vật mạ, chịu mài mòn, tăng tính phản xạ ánh sáng của sản phẩm.   1.2 Quy trình công nghệ mạ điện tổng quát. 1.2.1 Công nghệ mạ điện và sơ đồ dòng. Hình 1: Sơ đồ thiết bị mạ. Qúa trình mạ: Hình 2: Sơ đồ công nghệ mạ điện tổng quát. Mô tả quy trình công nghệ mạ điện. Tẩy sạch bề mặt nguyên liệu mạ: tẩy sạch bề mặt cần mạ bằng gia công cơ khí như mài thô, mài tinh, đánh bóng nhằm làm bằng các chỗ lồi lõm, vết hàn, các sản phẩm gỉ tích tụ trên bề mặt, làm cho bề mặt tương đối bằng phẳng, nhẵn bóng. Đối với những chi tiết có hình phức tạp, nhỏ bé không thể dùng mô tơ đánh bóng thì phải dùng thùng quay bóng. Tẩy dầu mỡ: đối với dầu mỡ có nguồn gốc thực vật (dầu ) hay động vật (mỡ) dùng xà phòng để tẩy. Đối với dầu mỡ có nguồn gốc dầu mỏ không thể xà phòng hóa nhưng dễ tẩy trong dung môi hữu cơ, dịch kiềm và nhũ tương. Hàm lượng NaOH thấp hiệu quả tẩy dầu thấp, nhưng nếu quá cao khi tẩy dầu xà phòng tạo ra khó hoà tan, làm giảm hiệu quả tẩy dầu. Để duy trì dung dịch có độ kiềm ổn định, khống chế sự thay đổi hàm lượng NaOH thường cho vào các loại muối như Na2CO3, Na3PO4…. Sự có mặt của các chất hoạt động bề mặt, và chất nhũ hóa (natri silicat) để tăng khả năng tẩy các chất không xà phòng hoá được. Tẩy gỉ: tiến hành sau khi đã làm sạch dầu mỡ trên bề mặt, chi tiết cần mạ thường có lớp oxít phủ bên ngoài. Lớp ôxít này sinh ra khi đánh bóng không bôi dầu hoặc để lâu ngoài không khí bị ôxi hoá hoặc chi tiết có những phần không cần đánh bóng. Nếu trước khi mạ không tẩy lớp oxít này đi thì lớp mạ không bám chắc, khi sử dụng hay va chạm sẽ bị bong ra. Vì vậy, cần phải tẩy sạch lớp oxít trước khi mạ. Mạ phủ kim loại: Phôi mạ sau khi tẩy sạch bề mặt và được rửa sạch bằng nước được đưa vào bể mạ. Sấy khô và hoàn thành sản phẩm. Bảng 2: Thành phần dung dịch và chế độ làm việc của dung dịch tẩy hoá học. Kim loại tẩy dầu mỡ  Thành phần dung dịch (g/l)  Nhiệt độ oC  Thời gian (phút)    NaOH  Na2CO3  Na3PO4  Na2SiO3     Kim loại đen, đồng và hợp kim đồng  20-60  20-30  10-20  5-10  80-90  20-40   Al, Zn, Pb  10-15  50-60 20-25  50-60 20-25  3-5 5-10  80-90 80-90  20-40 20-40   (Nguồn: kỹ thuật mạ, nguyễn văn lộc, 2001). 1.2.2 Đầu vào, đầu ra, dòng chất thải phát sinh, độc tính của hóa chất sử dụng Bảng 3: Vật chất đầu vào, đầu ra và độc tính của hóa chất sử dụng. CN mạ  Đầu vào  Đầu ra  Độc tính của hóa chất sử dụng   Tất cả công nghệ mạ  - Vật mạ: kim loại - Vật liệu mài: các loại bột mài như oxit nhôm (Al2O3), lơ đánh bóng. - Vật liệu quay bóng như mùn cưa, bột mài, vôi bột, axit sunfuric 5%, chất hoạt động bề mặt như bột cây, trái bồ kết. - Hóa chất sử dụng cho tẩy mỡ: dung môi hữu cơ, dung dịch kiềm và nhũ tương, điện hóa. - Hóa chất tẩy gỉ: axit HCl, H2SO4 nồng độ 10%, HNO3, muối FeSO4, Fe(NO3)2, chất ức chế ăn mòn (NH4)2CS, urotropin, gieelatin, phenol. - Nước cấp, xút (NaOH), xà phòng.  - Vật mạ sau gia công. - Bụi từ quá trình mài và quay bóng khô: bột mài, mùn cưa, bụi kim loại như sắt, đồng, kẽm, oxit crom, silic… - Lơ đánh bóng bị mòn, hư. - Vật liệu bị rò rỉ, rơi vãi. - Nước thải từ khâu quay bóng ướt chứa các thành phần như axit H2SO4, chất hoạt động bề mặt, , dầu mỡ, muối kim loại. - Nước thải tẩy rửa chứa dung dầu mỡ, dung môi hữu cơ, kiềm, nhũ tương. Muối kim loại, axit, các chất hữu cơ và xà phòng. - Hơi dung môi, hơi axit. - Sinh ra các khí H2, oxit nito nếu tẩy gỉ cho đồng.  - Axit H2SO4: Ở dạng đặc tiếp xúc với cơ thể sống sẽ nhanh chống gây bỏng nặng, phá hủy tế bào. H2SO4 loãng không có tác động gây bỏng tức thời nhưng tiếp xúc lâu ngày gây hại da, viêm da, viêm đường hô hấp trên, gây viêm phế quản mãn. - Axit HCl: dung dịch bốc khói trong không khí. Có độ axit mạnh, gây ăn mòn nhanh, khi dính vào niêm mạc, da gây bỏng, rát ngứa, nếu hít thở phải gây kích thích đường hô hấp. - Axit HNO3: chất lỏng bốc khói trong không khí, có tính ăn mòn mạnh. Hơi HNO3 kích thích niêm mạc cơ, mắt, đường hô hấp trên và da. - NaOH (Caustic soda): chất rắn dễ chảy rữa trong không khí, ăn mòn mạnh. Cả dạng rắn và dạng lỏng là chất ăn mòn đối với tế bào cơ thể, gây bỏng rất sâu, rất khó lành. Tiếp xúc với dung dịch lỏng lâu ngày cũng gây hư da, viêm da, không khôi phục được. Hít phải sẽ gây tổn thương đường hô hấp, phổi. - Các hợp chất xyanua (KCN, NaCN): xyanua bay hơi tạo ra HCN cản trở oxy hóa của tế bào, gây chết do ngạt thở. Công nhân tiếp xúc hàng ngày mắc “chứng xianua” là bị ngứa, nổi mụn sần, chấm đỏ trên da. Tiếp xúc lượng nhỏ xianua trong thời gian lâu có các triệu chứng như kém ăn, đau đầu, yếu mệt, ói, hóa mắt, chóng mặt, ngứa đường hô hấp. - Muối của đồng (CuCl2, CuSO4, Cu(NO3)2, Cu(CO3)2): gây kích thích dị ứng nhẹ, hút bụi đồng ảnh hưởng đến gan (gan to), tụy, tế bào phổi, có thể ảnh hưởng đến thần kinh, thận. Muối đồng gây kích thích ngứa da và kết mạc. Tiếp xúc với đồng hoặc hợp chất của đồng có hiện tượng mất màu da, uống phải đồng sunfat bị ói mửa, đau dạ dày, choáng, thiếu máu, vọc bẻ, co giật, hôn mê và có thể chết. - Các hợp chất Crom ( CrO3, Cr2(SO4)3, K2Cr2O7): gây ăn mòn da và các màng cơ. Bộ phận tiế xúc như niêm mạc mũi, tay, cánh tay, gây những tổn thương sâu, mụn nhọt loét sâu khó lành và để lại sẹo. nếu tiếp xúc lâu dài gây thủng niêm mạc mũi, cromat còn gây ung thư phổi. - Các hợp chất của Kẽm ( ZnO, ZnSO4, ZnCl2): được coi là ít độc, nhưng hít phải khói của oxit kẽm bị mắc chứng “cảm đồng thau”, hít phải khói kẽm clorua bị tổn thương phổi. Một lượng nhỏ muối kẽm gây ói mửa, gây ói mạnh và gây xổ. Kẽm clorua có tính ăn mòn, gây ra lở loét ngón tay, bàn tay, cánh tay khi tiếp xúc lâu dài. - Các hợp chất Niken (NiO, NiCl2, NiSO4.7H2O, Ni(NO3)2): là chất gây nhiễm độc hệ thống. lượng từ 1-3mg/1kg đối với chó gây rối loạn tiêu hóa, co giật, ngạt thở. Hiệu ứng chung khi tiếp xúc lâu dài với muối niken là bị ngứa, nhất là ở điều kiện độ ẩm, nhiệt độ cao, chủ yếu gây tổn thương ở tay và cánh tay. - Amoniac (NH4OH) và các hợp chất amoni: bay hơi giải phóng NH3 là chất có khả năng gây nổ, gây kích ứng mạnh cho mặt da và những nơi tiếp xúc, ăn mòn rất mạnh. Gây các bệnh về da, đường hô hấp, mắt, niêm mạc phổi. triệu chứng ngứa mắt, sưng mí mắt, ngứa mũi, cổ họng, ho, ói và khó thở.   Mạ kẽm  - Phôi mạ: sắt, thép.. C1: dung dịch amoniacat chứa thành phần chính là Zn(NH3)n(H2O)m]2 dung dịch đệm H3BO3, NaCH3COO-, các chất hoạt động bề mặt như keo, giêlanin. C2: dung dịch axit. C3: dung dịch xianua thành phần chính là Na2[Zn(CN)4] dung dịch bóng như glycerin, NaOH - Dung dịch thụ động hóa lớp kẽm chứa muối crom, cromat và các loại axit.  - Sản phẩm mạ đạt chất lượng. - Nước thải chứa thành phần: nhiều Zn, muối kẽm, muối amoni và các chất hoạt động bề mặt xút, soda. - Khí thoát từ bể mạ như H2, HCN. - Nước thải có thành phần axit, pH thấp. - Nước thải chứa muối xianua, muối kẽm, chất hoạt động bề mặt, pH cao - Nước thải chứa muối crom, các loại axit, pH thấp.    Mạ Niken  - Phôi mạ: sắt, thép… C1: dung dịch sunfat có thành phần chính là NiSO4.7H2O, chất đệm như axit Boric, natri axetat. C2: lớp mạ bóng, hợp chất hữu cơ có nhóm chức =C-SO2 như 2,6-disunfonaptalen, paratoluen sunfamit, o-benzen sunfamit; các muối vô cơ.  - Sản phẩm mạ - Nước thải chứa muối Niken, axit Boric, axit sunfuric, muối Florua, amoni. - Khí độc thoát ra từ bể mạ: khí hidro (H2), hơi hóa chất.    Mạ Crom  - Phôi mạ: sắt, đồng, niken, chì, kẽm. - Axit cromicb(CrO3), phụ gia như SO4-, SiF62-  - Sản phẩm mạ. - Nước thải chứa axit sunfuric, cromat, axit cromic, thành phần phụ gia.    Mạ Đồng  - Phôi mạ: thép… C1: dung dịch xianua Na[Cu(CN)2], Na2[Cu(CN)3], Na3[Cu(CN)4]. C2: dung dịch tạo phức của đồng là các chất họ amin như etyldiamin, trietanolamin, amoniac, muối photpho. C3: dung dịch axit, muối sunfat đồng, chất tạo bóng như thioure, axit naptalendisunfonic, hồ tinh bột, chất hoạt động bề mặt.  - Sản phẩm mạ - Nước thải chứa muối vô cơ cao, muối đồng, muối amoni, soda, xianua. - Nước thải chứa muối đồng, chất hữu cơ, amoniac,muối photpho. - Nước thải có pH thấp, chứa muối sunfat đồng, thioure, axit naptalendisunfonic, hồ tinh bột, chất hoạt động bề mặt.    1.3 Các dịch vụ, hoạt động và công trình phụ trợ. Lò hơi - Mục đích sử dụng: cung cấp nhiệt cho các công đoạn sản xuất cần sử dụng nhiệt như tẩy rửa, sấy. - Nhiên liệu sử dụng cho lò hơi: các loại nhiên liệu đốt như dầu FO, DO, Than, Củi, Gas. - Vấn đề môi trường phát sinh: từ quá trình đốt tạo ra tro bụi, chất bốc trong củi, nhiệt độ, hơi nước và các loại khí thải như SO2, SO3, NOx, CO, CO2 O2 dư, N2, có khả năng tạo mồ hóng do ngưng tụ các phân tử cacbua – hydro nặng từ quá trình đốt củi trong điều kiện thiếu oxy và nhiệt độ buồng đốt thấp. - Để giảm thiểu các vấn đề về khí thải phát sinh từ quá trình đốt của lò hơi thì khí thải phải được thu gom và xử lý đạt các tiêu chuẩn về môi trường không khí hiện hành. Khu vực nhà kho - Mục đích sử dụng: được xây dựng, bố trí để bảo quản các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu, sản phẩm lưu kho và lưu trữ các chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại. - Nhà kho được xây dựng theo các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo các nguyên vật liệu không bị gỉ, không bị giảm chất lượng. Có các hệ thống báo động, thiết bị phòng chống sự cố đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, đổ tràn các loại hóa chất lỏng, kịp thời ứng cứu khi có sự cố xảy ra. Đối với những chất nguy hiểm và chất thải nguy hại thì nhà kho phải được thiết kế theo quy định của pháp luật về lưu trữ chất nguy hại. - Các vấn đề quan tâm: sự cố cháy nổ, đổ tràn hóa chất. Máy phát điện - Mục đích: sử dụng tại công đoạn mạ điện, tạo tính ổn định cho dòng điện để đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm sau khi mạ. - Nhiên liệu sử dụng: máy phát điện sử dụng các loại nhiên liệu như dầu DO, FO để tạo nhiệt, vấn đề môi trường phát sinh ở đây là khí thải từ quá trình đốt nhiên liệu, các khí này nếu không được thu gom xử lý sẽ làm ô nhiễm môi trường không khí tại các khu vực xung quanh. Các hoạt động vận chuyển - Quá trình nhập nguyên vật liệu, nhiên liệu và xuất sản phẩm có sự ra vào của các loại xe tải, quá trình này làm phát sinh các loại khí thải, tạo ra một lượng bụi do quá trình di chuyển, đây là những tác nhân góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí trong khu vực nhà máy. Ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân trực tiếp thực hiện giao nhận hàng và các đối tượng xung quanh. - Các khí thải này rất khó kiểm soát vì tính chất phân tán, nhỏ lẽ và ít được quan tâm trong các doanh nghiệp. Hệ thống xử lý nước thải - Mục đích sử dụng: xử lý nước thải từ cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn xả thải. - Thiết bị sử dụng: sử dụng các máy móc, động cơ (cánh khuấy, máy bơm…), thiết bị đo pH - Năng lượng sử dụng: sử dụng năng lượng điện để cung cấp cho các thiết bị, máy móc. - Cơ sở hạ tầng: xây dựng hệ thống các bể chứa nước thải, khu nhà, mái che, cống thoát… Hệ thống xử lý khí thải - Mục đích sử dụng: xử lý bụi, hơi dung môi và hơi acid. - Thiết bị sử dụng: hệ thống chụp hút bụi, thu hơi, quạt hút, xyclon, hệ thống lọc tay áo, bộ phận thấm hơi acid. - Năng lượng sử dụng: chủ yếu là sử dụng điện. - Cơ sở hạ tầng: hệ thống đường ống dẫn bụi, dẫn hơi, ống khói… Khu nhà ăn - Mục đích: phục vụ cho cán bộ, công nhân ăn uống. - Vấn đề sử dụng tài nguyên: sử dụng tài nguyên nước, nhiên liệu đốt như, dầu, củi, than đá. - Năng lượng sử dụng: sử dụng năng lượng điện cho các thiết bị chiếu sáng, quạt, thổi lò… - Vấn đề môi trường: lượng nước thải từ khu nhà chế biến thức ăn chứa các thành phần chủ yếu là dầu mỡ, chất hữu cơ, rác nhỏ, cát, chất tẩy rửa. Khí thải và mùi phát sinh từ các bếp nấu do quá trình đốt nhiên liệu và bốc hơi thức ăn (gồm có hơi dầu ăn, hơi nước, chất bay hơi từ thực phẩm…). Vấn đề tiêu thụ tài nguyên nước cũng là vấn đề cần quan tâm đối với khu ăn uống nhằm đưa ra những biện pháp để tiết kiệm nước. Khu nhà vệ sinh - Mục đích: phục vụ cho nhu cầu vệ sinh của cán bộ và công nhân của công ty. - Sử dụng tài nguyên: chủ yếu là vấn đề tiêu thụ tài nguyên nước - Năng lượng: sử dụng điện cho việc chiếu sáng ( không đáng kể). - Vấn đề môi trường cần quan tâm: vấn đề tiêu thụ nước và vấn đề nước thải ( cả nước thải hầm cầu, nước thải từ việc rửa). Chứa các thành phần chính là coliform, cát, rác, chất tẩy rửa ( xà phòng…). 1.4 Cơ sở vật chất hạ tầng, máy móc, thiết bị sử dụng. Bảng 4: Danh mục các trang thiết bị sản xuất sử dụng STT  Tên thiết bị  ĐVT  Cơ sở hạ tầng  ĐVT   1  Bể tẩy dầu trước  Bể  Khu nhà xưởng    2  Bể làm nguội  Bể  Khu nhà kho    3  Bể tẩy dầu sau  Bể  Khu nhà ăn    4  Lò ram liên tục  Lò  Khu hành chính    5  Bể mạ  Bể  Hệ thống xử lý nước thải    6  Thiết bị làm cứng bề mặt  Bộ  Hệ thống thu gom và xử lý khí thải    7  Lò luyện  Lò     8  Bồn chứa methanol kèm phụ kiện  Bồn     9  Bảng điều khiển nhiệt tự động  Bộ     10  Máy tách nhanh  Bộ     11  Thiết bị khác      ( Nguồn: Công ty TNHH xi mạ Hưng Long ) CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG PHÁT SINH TRONG NGÀNH MẠ ĐIỆN 2.1 Các nguồn phát sinh, các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và tác động của chúng. 2.1.1 Môi trường nước. Bảng 5: Nguồn và các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nước. Nguồn gây ô nhiễm  Dòng thải và thành phần chính