Tiểu luận So sánh sự khác nhau giữa giám sát và đánh giá nói chung và liên hệ trong giám sát và đánh giá kỹ thuật trồng rừng nói riêng

Công trình lâm sinh là những diện tích rừng, vườn rừng giống, vườn cây đầu dòng Được tạo thành từ việc thực hiện các hoạt động lâm sinh và xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kĩ thuật cần thiết. Các hoạt động lâm sinh như: Trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, nuôi dưỡng rừng, cải tạo rừng tự nhiên, làm giàu rừng Các hoạt động này được thực hiện trong các dự án công trình lâm sinh. Thiết kế công trình lâm sinh là quá trình khảo sát điều kiện tự nhiên như: Địa hình, hiện trạng thực bì, đất đai, khí hậu và điều kiện kinh tế xã hội. Đo vẽ xác định phạm vi của công trình ngoài thực địa và trên bản đồ, xác định các thông số và giải pháp kỹ thuật lâm sinh, kỹ thuật xây dựng, xác định nhu cầu vật tư kỹ thuật, nhân công và dự toán đầu tư công trình lâm sinh. Trong quá trình tiến hành thực hiện một dự án về công trình lâm sinh khâu đánh giá và giám sát rất quan trọng vì: Giám sát nhằm kiểm tra các hoạt động của Dự án theo kế hoạch đã đề ra và để có những điều chỉnh kế hoạch nhằm đạt được kết quả tốt nhất của dự án. Đánh giá nhằm kiểm tra một cách hệ thống và khách quan các kết quả trong quá trình thực hiện Dự án, phân tích nguyên nhân thành công hay thất bại để cải thiện cho các dự án khác.

doc14 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2877 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận So sánh sự khác nhau giữa giám sát và đánh giá nói chung và liên hệ trong giám sát và đánh giá kỹ thuật trồng rừng nói riêng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Công trình lâm sinh là những diện tích rừng, vườn rừng giống, vườn cây đầu dòng… Được tạo thành từ việc thực hiện các hoạt động lâm sinh và xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng cơ sở kĩ thuật cần thiết. Các hoạt động lâm sinh như: Trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, nuôi dưỡng rừng, cải tạo rừng tự nhiên, làm giàu rừng… Các hoạt động này được thực hiện trong các dự án công trình lâm sinh. Thiết kế công trình lâm sinh là quá trình khảo sát điều kiện tự nhiên như: Địa hình, hiện trạng thực bì, đất đai, khí hậu… và điều kiện kinh tế xã hội. Đo vẽ xác định phạm vi của công trình ngoài thực địa và trên bản đồ, xác định các thông số và giải pháp kỹ thuật lâm sinh, kỹ thuật xây dựng, xác định nhu cầu vật tư kỹ thuật, nhân công và dự toán đầu tư công trình lâm sinh. Trong quá trình tiến hành thực hiện một dự án về công trình lâm sinh khâu đánh giá và giám sát rất quan trọng vì: Giám sát nhằm kiểm tra các hoạt động của Dự án theo kế hoạch đã đề ra và để có những điều chỉnh kế hoạch nhằm đạt được kết quả tốt nhất của dự án. Đánh giá nhằm kiểm tra một cách hệ thống và khách quan các kết quả trong quá trình thực hiện Dự án, phân tích nguyên nhân thành công hay thất bại để cải thiện cho các dự án khác. Tuy nhiên, khái niệm về giám sát và đánh giá thường gây nhầm lẫn cho nhiều nhà thiết kế lâm sinh, đặc biệt là những kỹ sư còn trẻ. Do đó cần phân biệt rõ ràng 2 nhiệm vụ này để tránh nhầm lẫn khi thực hiện. Chính vì vậy, em lựa chọn chủ đề cho bài bài tiểu luận như sau: “So sánh sự khác nhau giữa giám sát và đánh giá nói chung và liên hệ trong giám sát và đánh giá kỹ thuật trồng rừng nói riêng” I. NỘI DUNG 1.1. Giám sát dự án. 1.1.1. Khái niệm về giám sát. - Theo Quỹ NC và PT quốc tế: Giám sát là một quá trình liên tục được thiết kế để theo dõi tiến độ của một dự án đang thực thi có phù hợp với kế hoạch, chỉ số không và thay đổi nếu cần thiết. - Theo chương trình phát triển của LHQ (UNDP): Giám sát là một chức năng liên tục nhằm cung cấp sự quản lý và các bên liên quan chính của một can thiệp liên tục với những chỉ số ban đầu của quá trình để từ đó đạt được kết quả. Một can thiệp liên tục có thể là một dự án, một chương trình hay loại hình hỗ trợ khác để đạt kết quả. Đánh giá là một quá trình được thiết kế để xem xét kết quả của dự án đã hoàn thành và đang thực hiện, theo 5 tiêu chí: Tính phù hợp, hiệu quả, hiệu suất, ảnh hưởng và bền vững. Một cách hệ thống và khách quan nhằm cải thiện dự án đang thực hiện và các dự án khác. 1.1.2. Các hình thức giám sát. Các hình thức giám sát bao gồm: - Giám sát nội bộ - Giám sát từ bên ngoài - Giám sát tiến độ: So sánh tiến độ thực hiện và tiến độ thiết kế - Giám sát tài chính: So sánh chi phí thực tế với dự toán tài chính (Nguồn lực tài chính là nguồn lực dễ được sử dụng sai mục đích, do vậy cần giám sát cẩn thận nguồn lực này) - Giám sát chất lượng: Khảo sát hiện trường kết hợp phỏng vấn các bên liên quan (Giám sát này cũng rất quan trọng, để thực hiện tốt việc giám sát này cần giám sát qua hệ thống báo cáo, qua các cuộc họp giao ban định kỳ, giám sát qua thực tế) Tùy theo nội dung giám sát và yêu cầu của công tác giám sát mà có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như: giám sát qua tài liệu, giám sát qua báo cáo, giám sát qua hội nghị giao ban… Ngoài ra để đảm bảo tính khách quan của kết quả giám sát các thông tin giám sát cần được thu thập từ nhiều nguồn, nhiều đối tượng khác nhau nhằm loại trừ tình trạng biến lệch, phiến diện của thông tin. Nên thu thập thông tin từ nhiều nguồn, kênh khác nhau để mang lại tính khách quan. 1.1.3. Trình tự và thủ tục giám sát. - Lập kế hoạch giám sát: Khi lập kế hoạch giám sát người giám sát cần phải chuẩn bị: + Lịch biểu giám sát + Các yêu cầu thông tin hậu cần, phương tiện giám sát + Có tiêu chí và chỉ tiêu giám sát + Lựa chọn được hình thức giám sát + Lựa chọn đơn vị giám sát. - Xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu giám sát - Thu thập thông tin giám sát (Nội dung và phương pháp thu thập theo đúng hệ thống tiêu chí và chỉ tiêu giám sát, càng nhiều, càng đầy đủ, qua nhiều kênh càng tốt) - Tổng hợp và phân tích thông tin giám sát - Tổ chức hội nghị giám sát (Nhằm mục đích củng cố hoàn thiện thông tin giám sát) - Viết báo cáo giám sát (Không mô tả dài dòng mà đi thẳng vào vấn đề quan tâm) 1.2. Đánh giá dự án 1.2.1. Khái niệm về đánh giá. - Theo UNDP, đánh giá là quá trình hướng tới “Một bài thực hành lựa chọn nhằm đánh giá một cách hệ thống và khách quan tiến độ thực hiện dự án hướng tới việc đạt được kết quả của Dự án” - Đánh giá là giai đoạn cuối cùng của chu trình dự án. Điểm đầu tiên của đánh giá dự án là nội dung các vấn đề, khi dự án đang tiến hành là đánh giá việc giải quyết các vấn đề và khi kết thúc là đánh giá hiệu quả và tác động của dự án. Đánh giá không phải thực hiện một lần, tất cả những đánh giá cần phải được kết nối với kết quả cuối cùng vì giám sát chỉ phản ánh việc thực hiện và kết quả trước mắt. Có 5 tiêu chí đánh giá trong giám sát: Tiêu chí 1: Sự thích hợp Nhằm xem xét tính minh bạch và sự cần thiết của việc thực hiện Dự án và được đánh giá theo các nội dung sau: + Tính cần thiết: Dự án có đáp ứng được như cầu của nhóm hưởng lợi mục tiêu hay không? + Thứ tự ưu tiên: Dự án có phù hợp với Chính sách phát triển hay không? + Tính bền vững: Như là một công cụ để xác định mục đích, khối lượng, phân bố giới…của nhóm hưởng lợi mục tiêu Tiêu chí 2: Hiệu quả Xem xét các tác động của dự án qua các điểm sau: + Có đạt được mục tiêu dự án hay không? + Mối quan hệ nhân quả: 1) Các thành quả có đáp ứng được mục tiêu của dự án hay không? 2) Các giả thuyết quan trọng về sản phẩm đầu ra có đúng với mục tiêu dự án không? Có ảnh hưởng gì từ những giả thuyết này? 3) Yếu tố nào hạn chế hay thúc đẩy dự án đạt được mục tiêu. - Tiêu chí 3: Hiệu suất Hiệu suất được đánh giá theo các điểm sau: + Sản xuất sản phẩm: Việc sản xuất có tạo đủ sản phẩm không? + Mối quan hệ nhân quả: Có đủ các hoạt động để sản xuất các sản phẩm không? Các giả thuyết quan trọng về các hoạt động có tạo ra đúng sản phẩm không? Có ảnh hưởng gì từ các giả thuyết quan trọng? + Thời gian: Khối lượng và chất lượng đầu vào có được cung cấp đúng thời gian để thực hiện các hoạt động không? + Chi phí: So sánh với các dự án tương tự xem chi phí, mục tiêu, kết quả có phù hợp không? Tiêu chí 4: Tác động Đánh giá về những ảnh hưởng của dự án, kể cả những tác động nhỏ nhưng thời gian dài qua các điểm sau: + Triển vọng đạt được mục tiêu tổng thể như là một tác động của dự án thông qua đánh giá đầu vào, đầu ra và tình trạng dự án + Các mối quan hệ nhân quả: Tính thống nhất giữa mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể; các giả thuyết với các mục tiêu…? + Các ảnh hưởng liên tục: Ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực. Ví dụ như các ảnh hưởng tới chính sách, các khía cạnh XH… Tiêu chí 5: Tính ổn định Xem xét tính ổn định sau khi không còn các hỗ trợ: + Các chính sách và hệ thống: Các chính sách có được hỗ trợ tiếp tục sau khi kết thúc dự án không? Dự án có thể nhân rộng? + Các khía cạnh tổ chức và tài chính: Có đủ năng lực Tổ chức, kỹ thuật và tài chính (nguồn lực) để tiếp tục dự án không? + Xã hội văn hóa và môi trường: có hoạt động nào của dự án bị cản trở vì: Không xem xét tới nhóm người dễ bị tổn thương về mặt XH không (phụ nữ, trẻ em…) và cần xem xét tới môi trường. + Tính bền vững khác nói chung. 1.2.2. Các loại đánh giá. a) Theo thời điểm đánh giá - Đánh giá giữa kỳ - Đánh giá kết thúc dự án - Đánh giá sau kết thúc (Đánh giá tác động) b) Theo phạm vi chuyên môn - Đánh giá toàn diện - Đánh giá chuyên đề c) Theo hình thức đánh giá - Đánh giá nội bộ - Đánh giá từ bên ngoài 1.2.3. Nội dung và phương pháp đánh giá - Đánh giá tính thích hợp của dự án - Đánh giá tính phù hợp của mục tiêu - Đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động - Đánh giá chi phí – hiệu quả - Đánh giá trình độ kỹ thuật đã áp dụng - Đánh giá công tác tổ chức quản lý dự án - Đánh giá ảnh hưởng (tác động) của dự án - Đánh giá vai trò tham gia của các bên liên quan 1.2.4. Trình tự và thủ tục đánh giá - Thành lập hội đồng đánh giá - Chuẩn bị kế hoạch đánh giá - Xây dựng các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá - Tổ chức hội nghị đánh giá - Viết báo cáo đánh giá 1.3. So sánh sự khác nhau giữa giám sát và đánh giá. Giám sát Đánh giá - Liên tục hoặc định kỳ - Mục tiêu CT đã đạt được như đã đề ra - Các chỉ số tiến trình xác định trước được coi là phù hợp - Theo dõi tiến trình dựa trên một số ít các chỉ số xác định trước - Tập trung vào các kết quả dự định - Phương pháp định lượng - Thông tin được thu thập thường xuyên - Không trả lời những câu hỏi về nguyên nhân - Thường là hoạt động quản lý nội bộ. - Bất thường, theo hoạt động - Mục tiêu CT được đánh giá liên quan đến các MT cao hơn hoặc vấn đề phát triển cần được giải quyết - Hiệu lực và tính phù hợp của các chỉ số xác định trước để ngỏ để chất vấn - Đối phó với nhiều vấn đề khác nhau - Xác định cả kết quả dự định và không dự định - Phương pháp định tính và định lượng - Nhiều nguồn thông tin - Đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi về nguyên nhân - Thường được tiến hành bởi cán bộ đánh giá bên ngoài và thường do cơ quan bên ngoài đề xướng . Ngoài ra có thể so sánh giám sát và đánh giá qua sự khác biệt chính như sau: Chỉ tiêu Giám sát Đánh giá Mục tiêu Cải thiện chất lượng dự án đang thực hiện Cải thiện chất lượng dự án khác Cải thiện sự minh bạch về sử dụng nguồn vốn Định nghĩa Nắm bắt hiện trạng tiến độ sửa đổi kế hoạch và hoạt động nếu cần - Đánh giá kết quả của dự án đã hoàn thành và dự án đang thực hiện - Cải thiện các dự án đang thực hiện và các dự án khác, các bài học kinh nghiệm Trọng tâm chính theo PDM Đầu vào, hoạt động, kết quả và mục tiêu dự án Mục tiêu và mục tiêu tổng thể, kết quả của dự án trên cơ sở 5 tiêu chí đánh giá. Thời gian Trong giai đoạn thực hiện Trong giai đoạn thực hiện, khi hoàn thành và sau khi hoàn thành dự án. Bên thực hiện Về nguyên tắc là những bên tham gia thực hiện dự án Về nguyên tắc là bên thứ ba gồm các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau có liên quan. Quá trình giám sát và đánh giá được tiến hành ở các thời điểm khác nhau, mục tiêu, nội dung khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. 1.4. Liên hệ trong giám sát và đánh giá kỹ thuật trồng rừng nói riêng. Trong các dự án trồng rừng việc giám sát và đánh giá rất quan trọng, đặc biệt trong khâu kỹ thuật trồng. Bởi nó quyết định hiệu quả của dự án. Khác với các dự án trong các lĩnh vực khác, trồng rừng là một quá trình lâu dài nên việc giám sát và đánh giá theo đó cũng được tiến hành trong thời gian dài và thường xuyên. Cũng chính vì vậy, khi giám sát và đánh giá dự án trồng rừng dễ dàng điều chỉnh và đem lại hiệu quả cao nếu giám sát và đánh giá kịp thời, đúng lúc và thường xuyên. Để dự án trồng rừng thành công, ngay từ các bước đầu như: khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội đã phải làm rất tốt và tránh có sự thiếu sót. Hiện nay, nhiều địa phương không làm tốt các khâu giám sát, đánh giá do đó đã làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, nạn chặt phá rừng ngày càng phổ biến. Lợi dụng việc giám sát, đánh giá mà nhiều địa phương đã trở thành điểm nóng về sử dụng rừng không đúng mục đích. Theo nguồn tin của báo nhân dân được đăng trên trang web Hiện nay, tỉnh Phú Yên có chín dự án trồng rừng kinh tế, trồng cao - su của các tổ chức, đơn vị bằng nguồn vốn tự huy động, trong đó có bảy dự án đã triển khai, với tổng diện tích quy hoạch vùng dự án hơn 35.192 ha, quy mô diện tích trồng rừng gần 20.000 ha. Nhiều khu rừng đã khép tán, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, nhiều doanh nghiệp có biểu hiện lợi dụng trồng rừng để phá rừng dẫn đến sự phản ứng của người dân vùng dự án. Vậy, nguyên nhân do đâu mà dẫn đến hiện tượng này? Cũng theo nguồn tin cho biết: Nguyên nhân là do nhiều sai phạm so với việc thiết kế: Công ty TNHH Bình Nam được UBND tỉnh Phú Yên quy hoạch diện tích tự nhiên trồng rừng sản xuất hơn 3.157 ha tại ba xã Xuân Lãnh, Xuân Quang 1 và Xuân Quang 2, trong đó diện tích đã thuê đất hơn 2.969 ha. Ðến nay,  Công ty TNHH Bình Nam đã trồng rừng được gần 1.700 ha, đạt 56,3% kế hoạch dự án. Mới đây, cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp này thực hiện phát dọn thực bì không đúng theo quy định tại khu vực Hòn Gõ, xã Xuân Quang 2, huyện Ðồng Xuân, làm ảnh hưởng đến rừng tự nhiên, gây bức xúc trong nhân dân. Theo thiết kế,  khi phát dọn thực bì rộng 50 m phải có chừa lại băng 10 m; không được chặt hạ những cây có đường kính từ 10 cm trở lên, nhưng doanh nghiệp lại tự ý phát rộng 100 m không chừa lại băng 10 m và tự ý chặt một số cây có đường kính hơn 10 cm, là không đúng theo hồ sơ thiết kế được duyệt. Ngoài ra, Công ty Bình Nam cũng không thực hiện đúng quy trình, quy phạm đã được thống nhất, qua việc tiến hành phát dọn thực bì mà không báo cáo kế hoạch trồng rừng cho UBND huyện Ðồng Xuân và chính quyền xã biết, để giám sát việc trồng rừng... Hay trong một dự án khác cũng ở tỉnh Phú Yên, nguyên nhân tương tự như trường hợp kể trên: Năm 2009, UBND tỉnh Phú Yên  cấp phép cho Công ty cổ phần Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành (Bình Dương) được đầu tư trồng rừng tại 33 xã thuộc tám huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Phú Yên, với quy mô trồng mới 12.420 ha và cải tạo, khoanh nuôi bảo vệ 4.306 ha rừng. Công ty cổ phần Trường Thành Xanh (CP TTX) là đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện dự án này. Tại huyện Sơn Hòa, Công ty CP TTX được phép đầu tư trên diện tích 4.247 ha, trong đó có 717,69 ha ở xã vùng cao Phước Tân. Năm 2010, đơn vị đã trồng được 100 ha; năm 2011, tiếp tục trồng 552,25 ha. Tuy nhiên, khi triển khai phát dọn thực bì chuẩn bị hiện trường trồng rừng, công ty không có kế hoạch, phương án triển khai, không báo cáo địa phương và các đơn vị có liên quan, dẫn đến chưa có sự phối hợp kiểm tra, giám sát. Do đó, việc phát dọn thực bì không đúng với thiết kế kỹ thuật trồng rừng đã được phê duyệt. Cụ thể qua kiểm tra 81 ha đã phát dọn xử lý thực bì, đơn vị này đã phát trắng theo lô, nhiều cây có đường kính từ 10 cm đều bị chặt hạ. Tại hiện trường núi K’Bang ở thôn Tân Hải, xã Phước Tân, chủ đầu tư đã phát dọn sạch cây rừng bên bờ suối, không hề chừa lại thực bì mỗi bên 10-20 m để tạo băng cản lửa, chống sạt lở, xói mòn. Những vạt rừng đã phát dọn trắng theo phương pháp cuốn chiếu. Công ty CP TTX còn cho rằng, trong vùng dự án của công ty, đã có  55 hộ dân địa phương lấn chiếm, phát dọn trắng 33,68 ha, kể cả cây có đường kính hơn 10 cm. Như vậy, trách nhiệm chủ đầu tư trong việc quản lý,  bảo vệ vùng dự án được giao đất là chưa chặt chẽ. Trên đây là một trong những ví dụ về việc lơi lỏng trong việc giám sát khi tiến hành dự án, may mắn những sai sót đó đã được phát hiện kịp thời, tuy nhiên đây cũng là những bài học sâu sắc cho các nhà giám sát, đánh giá trồng rừng. Một số dự án khác do không có sự giám sát và đánh giá sát sao ngay từ giai đoạn đầu mà dẫn đến hiện tượng cây trồng chết hàng loạt, hoặc cây trồng kém phát triển, không phù hợp với điều kiện khí hậu nơi trồng… Điển hình như các dự án trồng cây cao su ở một số tỉnh vùng núi phía Bắc nước ta do cây không chống chịu được hiện tượng sương muối mà dẫn tới cây chết và không phát triển theo đúng mục tiêu đã đề ra trong dự án. Dẫn đến hậu quả này do nhiều nguyên nhân dẫn đến, trong đó giám sát và đánh giá cũng góp phần gây nên. Tùy thuộc vào từng loại rừng, kiểu rừng mà cách giám sát và đánh giá khác nhau. Chẳng hạn đối với rừng ngập mặn giám sát và đánh giá được tiến hành ở một số giai đoạn như sau: - Giám sát sự thành công của việc trồng rừng ngập mặn: Giám sát sự thành công của việc trồng rừng thường được thực hiện 3 tháng sau thời điểm trồng. Nó nhằm mục đích xác minh việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật và khối lượng công việc đã được xác định trong kế hoạch trồng rừng hàng năm. Việc giám sát này xem xét diện tích rừng trồng theo các loài cây khác nhau và điều kiện khu vực trồng. Các yếu tố cần giám sát bao gồm tỷ lệ sống sót, phân bố cây con, kỹ thuật trồng rừng, biện pháp cải tạo đất, chất lượng cây giống, điều kiện khu vực trồng, điều kiện đất, mực nước thủy triều và lượng công việc. - Giám sát chất lượng rừng trồng: Giám sát chất lượng của rừng trồng thường tiến hành theo định kỳ 5 năm một lần, điều này cung cấp số liệu cơ bản và thông tin để xây dựng kế hoạch xử lý lâm sinh trong nuôi dưỡng rừng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng. Loại dữ liệu giám sát này là hồ sơ theo dõi mật độ cây sống sót trong rừng, tăng trưởng đường kính và chiều cao của cây, đường kính trung bình của khu rừng, chiều cao và thể tích của thân cây; điều kiện lập địa; sâu bệnh, hiệu quả quản lý rừng, bảo vệ rừng và các tác động của yếu tố bên ngoài rừng. - Giám sát cấu trúc rừng ngập mặn Cấu trúc rừng ngập mặn bao gồm các yếu tố thành phần loài, chiều cao tán cây, mật độ thân cây, tuổi, đường kính cây và thành phần loài. Nó thay đổi giữa các loại rừng khác nhau, giữa cùng loại rừng tại các địa điểm khác nhau. Thành phần của rừng ngập mặn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm khí hậu, mức độ ngập triều, độ pH của đất, độ mặn, kích thước hạt trầm tích và lượng nước ngọt. Giám sát cấu trúc rừng ngập mặn phải được thực hiện theo chu kỳ trong khoảng thời gian đều đặn, chu kỳ giám sát phụ thuộc vào tuổi của rừng; khoảng thời gian ngắn khi rừng còn non, và chu kỳ dài hơn khoảng khi rừng trở nên thành thục (mỗi kỳ giám sát cách nhau 5 năm). Việc giám sát rừng ngập mặn ghi nhận sự đa dạng và cấu trúc của rừng ngập mặn tại một lập địa cụ thể, đồng thời cung cấp thông tin về sự thay đổi trong khoảng thời gian dài. Đây cũng là các biện pháp định lượng cấu trúc thành phần loài, mật độ cây và tổng tiết diện ngang của thân cây. - Đánh giá về sự thành công của các hoạt động trồng rừng: Việc đánh giá thành công của các hoạt động trồng rừng dựa trên các khía cạnh sau đây: + Diện tích rừng trồng các loài cây khác nhau và điều kiện khu vực trồng so với diện tích trồng ban đầu. + Tỷ lệ sống sót và phân bố cây trên điều kiện lập địa; số cây đã chết và các giải pháp để lấp đầy khoảng trống. + Có các kỹ thuật khai hoang đất trồng, tiêu chuẩn cây giống, kỹ thuật trồng rừng có phù hợp với điều kiện lập địa không? + Điều kiện lập địa, điều kiện đất đai và mức độ thủy triều của các khu vực trồng rừng. + Sâu bệnh. + Hiệu quả quản lý rừng và các biện pháp bảo vệ. Tóm lại, giám sát và đánh giá là 2 quá trình khác nhau nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Làm tốt công tác giám sát và đánh giá, dự án sẽ đạt hiệu quả cao, không lo gặp rủi ro gây thiệt hại về kinh tế cho dự án. Ngược lại, nếu giám sát và đánh giá lơ là, không sát sao, hậu quả sẽ khó lường, kéo theo đó dự án có thể bị phá sản, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhà. II. KẾT LUẬN Giám sát và đánh giá là hai quá trình quan trọng trong một dự án. Mang tính quyết định cho thành công của dự án. Làm tốt hai khâu này chắc chắn dự án sẽ thành công. Mặc dù quá trình giám sát và đánh giá được tiến hành ở các thời điểm khác nhau, mục tiêu, nội dung khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó khi thiết kế một dự án, cần chú ý xây dựng chi tiết cho từng giai đoạn của dự án sao cho quá trình giám sát và đánh giá đạt hiệu quả cao. Mỗi công trình, dự án kỹ thuật trồng rừng là khác nhau. Do vậy, khi thiết kế trồng rừng cần xây dựng các hạng mục sao cho hợp lý với dự án đó. Hiện nay nhiều công trình dự án bị lợi dụng cho việc khai thác rừng hoặc ăn bớt số vốn đầu tư, nguyên nhân chủ yếu là do sự giám sát lơi lỏng, hoặc các đối tượng cố tình không thực hiện đúng kế hoạch mà dự án đặt ra. Những hiện tượng này cần phải được phát hiện và xử lý kịp thời, điều đó có nghĩa rằng khâu giám sát và đánh giá càng phải được đề cao và quan tâm hơn nữa, có như vậy các dự án mới có thể đạt hiệu quả cao./.
Luận văn liên quan