Tiểu luận Sử dụng các công cụ pháp lý và chính sách để quản lý chất thải rắn

Chính sách môi trường là những quy định của cơ quan hành chính quốc gia hoặc của cộng đồng về lĩnh vực sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu “phát triển bền vững”. Một chính sách được ban hành phải dựa trên cơ sở 5 nguyên tắc cơ bản sau: - Chính sách môi trường phải được ban hành và thực hiện hợp hiến, hợp pháp và thống nhất. - Nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. - Nguyên tắc phòng ngừa. - Nguyên tắc hợp tác giữa các đối tác. - Nguyên tắc sự tham gia của cộng đồng. Sự yếu kém và thất bại của chính sách là do sự can thiệp không phù hợp, không kịp thời hoặc không cần thiết. Đây là trách nhiệm không những của chính quyền mà còn là của các cơ quan hỗ trợ khi họ ủng hộ hay tài trợ cho các chính sách sai lầm này. Chính sách yếu kém là một trong những nguyên nhân gây suy thoái môi trường, thể hiện ở một số dạng sau: - Thị trường có thể đang hoạt động tốt nhưng sự can thiệp của chính quyền có thể làm biến dạng đi. Ví dụ, những can thiệp của chính quyền qua thuế khóa, bù lỗ cho các xí nghiệp quốc doanh kém hiệu quả, khuyến khích cho các dự án công cộng với việc hoàn trả kinh tế chậm và chịu nhiều tác động môi trường. - Nhiều khoản tài trợ tuy có tăng thu nhập, nhưng dẫn đến việc sử dụng quá mức tài nguyên gây mất cân bằng sinh thái. Ví dụ, các chính sách khuyến khích các nguồn tài trợ cho phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật. - Chính quyền can thiệp nhằm sửa chữa sự yếu kém của thị trường, nhưng hậu quả của sự can thiệp này còn tồi tệ hơn so với khi không can thiệp. - Khi cần có sự can thiệp kịp thời thì lại thiếu chính sách phù hợp. Ví dụ chậm hoặc không ban hành quyền sở hữu đất đai cho nông dân. Như vậy một chính sách thực sự có hiệu quả nhất thiết phải được xây dựng dựa trên phương châm trong hoạch định chính sách môi trường.

doc28 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2285 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sử dụng các công cụ pháp lý và chính sách để quản lý chất thải rắn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP TP.HCM VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH ĐỂ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN MỤC LỤC TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG Đánh giá chi phí môi trường Phương pháp xây dựng chính sách môi trường CÁC CÔNG CỤ PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Các tiêu chuẩn Các loại giấy phép Các công cụ kinh tế CHU TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG Chu trình hoạch định chính sách Các bước xây dựng chính sách CÁC MỐI QUAN HỆ VÀ THỂ CHẾ NHU CẦU TĂNG CƯỜNG THỂ CHẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM Đường lối chiến lược Chính sách quản lý chất thải rắn Các giải pháp để thực hiện chiến lược Thiết lập hệ thống quan trắc, phân tích môi trường quốc gia Nâng cao nhận thức của cộng đồng Giáo dục và đào tạo nhận thức PHỤ LỤC TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG Chính sách môi trường là những quy định của cơ quan hành chính quốc gia hoặc của cộng đồng về lĩnh vực sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nhằm mục tiêu “phát triển bền vững”. Một chính sách được ban hành phải dựa trên cơ sở 5 nguyên tắc cơ bản sau: Chính sách môi trường phải được ban hành và thực hiện hợp hiến, hợp pháp và thống nhất. Nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Nguyên tắc phòng ngừa. Nguyên tắc hợp tác giữa các đối tác. Nguyên tắc sự tham gia của cộng đồng. Sự yếu kém và thất bại của chính sách là do sự can thiệp không phù hợp, không kịp thời hoặc không cần thiết. Đây là trách nhiệm không những của chính quyền mà còn là của các cơ quan hỗ trợ khi họ ủng hộ hay tài trợ cho các chính sách sai lầm này. Chính sách yếu kém là một trong những nguyên nhân gây suy thoái môi trường, thể hiện ở một số dạng sau: Thị trường có thể đang hoạt động tốt nhưng sự can thiệp của chính quyền có thể làm biến dạng đi. Ví dụ, những can thiệp của chính quyền qua thuế khóa, bù lỗ cho các xí nghiệp quốc doanh kém hiệu quả, khuyến khích cho các dự án công cộng với việc hoàn trả kinh tế chậm và chịu nhiều tác động môi trường. Nhiều khoản tài trợ tuy có tăng thu nhập, nhưng dẫn đến việc sử dụng quá mức tài nguyên gây mất cân bằng sinh thái. Ví dụ, các chính sách khuyến khích các nguồn tài trợ cho phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật. Chính quyền can thiệp nhằm sửa chữa sự yếu kém của thị trường, nhưng hậu quả của sự can thiệp này còn tồi tệ hơn so với khi không can thiệp. Khi cần có sự can thiệp kịp thời thì lại thiếu chính sách phù hợp. Ví dụ chậm hoặc không ban hành quyền sở hữu đất đai cho nông dân. Như vậy một chính sách thực sự có hiệu quả nhất thiết phải được xây dựng dựa trên phương châm trong hoạch định chính sách môi trường. Đánh giá chi phí môi trường Bước đi đầu tiên trong hoạch định chính sách là đánh giá chi phí môi trường. Quá trình này thường khó chính xác. Các chỉ tiêu đánh giá thường tập trung vào: Sử dụng giá cả thị trường : giá cả thị trường được sử dụng để đánh giá khi thiệt hại môi trường dẫn đến những thiệt hại về sản xuất hoặc sức khỏe. Với thiệt hại về sản xuất có thể thông qua giá cả để tính tiền. Với ảnh hưởng đến sức khỏe có thế dùng chỉ số về bệnh tật hay sức khỏe, chết yểu, suy dinh dưỡng… Chi phí thay thế: đây là chi phí dùng để nhà đầu tư khắc phục hậu quả thiệt hại về môi trường do dự án của mình gây ra. Thị trường thay thế: sự xuống cấp của môi trường có thể được đánh giá thông qua hậu quả của nó đến các thị trường khác - đặc biệt là giá trị tài sản và tiền lương. Ví dụ như mức lương và phụ cấp ở các vùng ô nhiễm, giá cả nhà cửa cao nếu nó thông thoáng và nằm ở vùng không khí trong lành. Các nghiên cứu: chi phí này nhằm tìm kiếm các nguồn thông tin chính xác về môi trường có thể giúp ích cho việc đầu tư và hoạch định kế hoạch quản lý. Phương pháp xây dựng chính sách môi trường Lựa chọn ưu tiên thông qua đánh giá chi phí Việc so sánh chi phí khắc phục thiệt hại với lợi ích bảo vệ môi trường (chi phí phòng ngừa) sẽ giúp cho nhà hoạch định chính sách có những quyết định chính xác hơn. Việc ban hành các tiêu chuẩn môi trường cũng cần dựa trên sự phân tích chi phí - lợi ích để sao cho các tiêu chuẩn này khả thi trong điều kiện cụ thể. Những tiêu chuẩn yêu cầu chi phí thấp có thể được đề ra chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn. Khi có những lựa chọn về ưu tiên, tiêu chuẩn về chính sách đối với môi trường, chính phủ ngầm đưa vào các giá trị về các thiệt hại khác nhau. Điều này tốt hơn là đưa ra những lựa chọn chỉ thông qua phân tích dữ liệu và tri thức khoa học tiến bộ, việc đánh giá môi trường đang từng bước được mở rộng sang lĩnh vực mới của công việc hoạch định chính sách. Mục tiêu, hình thức và phương pháp của chính sách môi trường Phương pháp: gồm quy định và những khuyến khích kinh tế. Việc thực thi chính sách có thể bằng hai phương pháp: điều hành (chỉ huy và kiểm soát) hoặc khuyến khích kinh tế (áp dụng các công cụ thị trường): Các quy định (điều hành chính sách) chỉ phù hợp với hoàn cảnh thiếu sự cạnh tranh trong nền kinh tế của các xí nghiệp công nghiệp, vấn đề sử dụng đất, hoàn toàn có lơi khi áp dụng các tiêu chuẩn bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất thải chất thải độc hại như sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, sơn, in, dung môi hóa chất…Bằng việc ban hành các tiêu chuẩn và quy định này đối với các nhà sản xuất, chính quyền có thể cải thiện môi trường. Các khuyến khích kinh tế (sử dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và các công cụ kinh tế). Trái ngược với các quy định chỉ tác động đến những người vi phạm, các chính sách dựa trên cơ chế thị trường đã tác động đến tất cả những người gây ô nhiễm và những người sử dụng tài nguyên bởi vì họ đều được khuyến khích tìm mọi cách làm giảm thiệt hại môi trường để nâng cao lợi ích. Theo những nghiên cứu ở Anh và Mỹ cho thấy những khuyến khích kinh tế đã tạo ra những chi phí thấp hơn các quy định (khoảng từ 1: 1,1 đến 1:22). Các khuyến khích kinh tế chỉ thành công trong một nền kinh tế thị trường lành mạnh, thực hiện đầy đủ ba nhân tố: quyền sở hữu, cạnh tranh lành mạnh và đa dạng hóa các thành phần kinh tế - nhà sản xuất - nhà sử dụng tài nguyên. Các xí nghiệp quốc doanh được bao cấp và bảo trợ thường không nhạy bén với chính sách kinh tế vì họ không quan tâm tới chi phí. Sự thiếu cạnh tranh làm giảm sức ép đến cả các doanh nghiệp tư nhân nhằm giảm chi phí đến mức thấp nhất. Việc đa dạng hóa các thành phần kinh tế và nhà sản xuất cũng tạo điều kiện làm nảy sinh nhiều sáng kiến. Mục tiêu: Tập trung vào giá cả, số lượng hay công nghệ. Sự xuống cấp của môi trường có thể được kiểm soát hoặc bằng cách thay đổi giá của các tài nguyên môi trường (áp dụng lệ phí hay thuế), hoặc bằng cách hạn chế lượng sử dụng (định mức thải, khoanh vùng sử dụng đất). Các chính sách quy định về lượng tài nguyên sử dụng có tác dụng ấn định mức thiệt hại có thể chấp nhận đối với môi trường, còn chính sách nhằm vào giá sẽ ấn định chi phí kiểm tra (kiểm soát) tác hại đối với môi trường. Các chính sách quy định lượng ô nhiễm hoặc sử dụng tài nguyên thường ở dạng các quy định, tuy nhiên trong cơ chế thị trường, việc thương mại hóa các giấy phép (đấu thầu, mua bán) vẫn có thể nâng cao hiệu quả sử dụng giấy phép theo định lượng. Các chính sách định lượng rất thích hợp để kiểm soát các chất thải nguy hại, kiểm soát các vấn đề ô nhiễm gây ảnh hưởng trực tiếp cho sức khỏe con người và đối với tài nguyên thiên nhiên như là môi trường sống duy nhất (đất ướt, bờ biển nhạy cảm, các rạn san hô, rừng mưa nhiệt đới). Hình thức: Có thể là chính sách trực tiếp hay gián tiếp. Chính sách gián tiếp tác động đến chất lượng môi trường bằng cách gây ảnh hưởng hoặc quy định đối với việc sử dụng tài nguyên hay hàng hóa. Chính sách trực tiếp thường nhằm vào thuế phát thải, lệ phí xả thải hoặc thuế khai thác tài nguyên. Những hạn chế khi áp dụng chính sách trực tiếp: Các tác động môi trường ngày càng nhiều và càng phân tán, đòi hỏi chi phí cao cho việc giám sát liên tục. Khó có thể giám sát đối với những người gây ô nhiễm hoặc sử dụng tài nguyên ở quy mô nhỏ và phân tán (ví dụ: các hoạt động đào đãi vàng, chặt đốn củi…) Sự giám sát tùy thuộc khả năng công nghệ. Các vấn đề môi trường thường không bị bó gọn trong biên giới hành chính quốc gia để chịu sự giám sát. Do đó các chính sách trực tiếp chỉ thích hợp với việc quản lý phát thải, xả thải của các xí nghiệp lớn về bụi, khí SO2, ô nhiễm công nghiệp, khai thác mỏ, khai thác gỗ của các công ty lớn. Những chính sách gián tiếp đặc biệt có lợi khi việc giám sát và khả năng thực hiện của các cấp điều hành kém hoặc khó thực hiện. Ví dụ: ô nhiễm không khí do: xe cộ, sử dụng năng lượng trong gia đình, phá rừng quá mức do người dân địa phương, sử dụng hóa chất trong công nghiệp, chất thải rắn độc hại có nguồn gốc phân tán từ hộ gia đình hay tổ hợp sản xuất nhỏ. Trong công tác quản lý chất thải rắn, cơ sở của việc thiết lập chính sách quản lý chất thải rắn bao gồm các yếu tố sau: Các quy định mang tính “điều hành và kiểm soát”. Các nhà sản xuất buộc phải áp dụng các kỹ thuật hiện đại để xử lý ô nhiễm, giảm thiểu tác động xấu ngay tại nguồn phát sinh nhằm đạt các tiêu chuẩn, các quy định ban hành. Các công cụ khuyến khích kinh tế nhằm ngăn ngừa tác động xấu của chất thải rắn đối với môi trường. Đặc điểm của các công cụ khuyến khích kinh tế này là nó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi nhuận của các nhà sản xuất, từ đó buộc các nhà sản xuất phải thay đổi thái độ trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên cho sản xuất. CÁC CÔNG CỤ PHÁP LÝ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Các tiêu chuẩn Các tiêu chuẩn áp dụng cho mọi khía cạnh của việc quản lý chất thải rắn, bao gồm lưu chứa, thu gom, vận chuyển, khôi phục tài nguyên và tiêu hủy cuối cùng. Các tiêu chuẩn chủ yếu bao gồm: tiêu chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn vận hành được áp dụng cho lưu chứa, thu gom vận chuyển chất thải rắn, cũng như quản lý, vận hành, bảo dưỡng các phương tiện. Các tiêu chuẩn này bao gồm các quy định về giảm thiểu và tái chế chất thải. Tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành liên quan tới việc thu gom chất thải rắn, quy định rõ các loại hình thùng chứa, các địa điểm thu gom các thùng rác, và cả số lượng cũng như loại chất thải phải thu gom. Trong tiêu chuẩn quy định tần suất thu gom (ví dụ một hoặc hai lần một tuần, tại các khu dân cư) cũng như các yêu cầu đối với chính các xe cộ thu gom. Các tiêu chuẩn bao gồm các yêu cầu về tiếng ồn đối với các khung gầm xe tải, các cơ cấu nén chất thải cũng như các yêu cầu đối với các xe tải phanh hơi. Một số khu còn yêu cầu các xe thu gom rác phải đậy kín trong mọi lúc, trừ lúc chất hoặc dỡ rác. Các khu khác yêu cầu các xe phải được duy trì trong tình trạng tốt và đêm nào cũng phải đổ sạch rác. Ở nhiều nước, những biện pháp giảm lượng chất thải rắn tạo thành cũng như khuyến khích việc sử dụng lại các vật liệu được áp dụng rộng rãi. Ở Mỹ chẳng hạn, một số bang có luật bắt buộc cư dân phải thu nhặt lại những vật có thể tái chế tại nơi đổ rác bên lề đường. Một số bang yêu cầu phải phân loại các chất thải từ các hộ thành các loại khác nhau, trước khi thu gom. Chính phủ Pháp quy định phải dùng các vật liệu, nguyên tố hay các nguồn năng lượng nhất định để tạo điều kiện dễ dàng cho việc khôi phục lại các vật liệu thành phần. Chính phủ cũng có thể yêu cầu các nhà chế tạo và các nhà nhập khẩu sử dụng các vật liệu tận dụng để bảo vệ môi trường hoặc giảm bớt sự thiếu hụt nguyên, vật liệu nào đó. Tuy nhiên cần phải tham khảo và thương lượng nhất trí với các tổ chức nghiệp đoàn trước khi áp đặt các yêu cầu này. Ở Triều Tiên, luật “khôi phục nhựa phế thải” yêu cầu việc tái chế nhựa phế thải phải do các công ty thích hợp thực hiện. Các tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành cũng chi phối việc chọn địa điểm, thiết kế, xây dựng và đóng cửa các phương tiện xử lý chất thải rắn. Ví dụ ở Mỹ, luật bảo tồn và khôi phục tài nguyên (resourrce conservation and recovery Act - RCRA) cấm các bãi chôn lấp hở, và yêu cầu các bãi chôn lấp phải được nâng cấp đạt tiêu chuẩn các bãi vệ sinh. Các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng bao gồm các hệ thống phát hiện rò rỉ, giám sát nước ngầm, những hạn chế về địa điểm và các biện pháp khắc phục. Ở pháp, các tiêu chuẩn kỹ thuật đề cập tới bố trí mặt bằng địa điểm, cảnh quan, kiểm soát và quản lý nước, quản lý các khí lên men, kiểm soát nước chảy tới để tránh sự xâm nhập của các chất thải công nghiệp đặc biệt và kiểm soát sau đóng bãi. Các loại giấy phép Các loại giấy phép được cấp cho các loại phương tiện sử dụng trong chất thải rắn được phê duyệt để đảm bảo công tác tiêu hủy chất thải rắn được an toàn. Các giấy phép địa điểm chỉ có thể được cấp, nếu như giấy phép quy hoạch cần có đối với địa điểm này đã có hiệu lực. Chúng có thể phải tuân theo các điều kiện do các cơ quan quản lý chất thải rắn quy định và có thể bao gồm các hạng mục như: thời hạn của giấy phép; sự giám sát bởi người giữ giấy phép; loại và số lượng chất thải, các phương pháp giải quyết chất thải; sự ghi lại thông tin; các biện pháp đề phòng cần có; những giờ thích hợp cho việc giải quyết chất thải; và các công việc cần phải hoàn thành trước khi các hoạt động được phép bắt đầu, hoặc trong khi các hoạt động đó tiếp diễn. Giấy phép xả thải (cô-ta xả thải): đây là giải pháp được đề xuất làm tăng quá trình tái chế giấy loại, dầu thải, săm lốp cũ ở Mỹ. Hệ thống này không những yêu cầu đạt tiêu chuẩn môi trường của các chất thải mà nó còn tạo sự thích ứng linh hoạt cho các nhà sản xuất. Giấy phép được quyền mua và bán giữa nơi sản xuất có chi phí cho các hoạt động tái chế cao và nơi có chi phí cho hoạt động tái chế thấp. Những chi phí này bao gồm chi phí cho nguyên liệu đầu vào đã qua tái chế hoặc chi phí để tái chế phế liệu sau khi xả thải. Các công cụ kinh tế Các lệ phí: Có 3 loại phí được áp dụng cho việc thu gom và đổ bỏ chất thải rắn: phí người dùng, phí đổ bỏ và phí sản phẩm. Phí người sử dụng dịch vụ (phí người dùng): Phí người dùng được áp dụng phổ biến cho việc thu gom và xử lý chất thải rắn của các đô thị. Chúng được coi là những khoản tiền phải trả thông thường cho các dịch vụ đó, rất hiếm khi được coi là biện pháp kích thích. Trong phần lớn trường hợp, phí được tính toán để trang trải tổng chi phí và không phản ánh những chi phí biên xã hội của các ảnh hưởng môi trường. Trong một số trường hợp, chính quyền đô thị đã đặt ra các hệ thống định giá chất thải để cung cấp những khuyến khích liên tục cho các hộ dân cư giảm thiểu chất thải. Ví dụ, các lệ phí có thể thay đổi theo số thùng rác (ở Seattle, Washington), cũng như hệ thống phí thu theo từng túi rác (ở New Jersey, Pensylvania, Illinois) đã làm giảm đáng kể chi phí cho việc thu gom rác. Ở Mỹ, một vài cộng đồng đã đặt ra các hệ thống định giá chất thải rắn để kích thích các hộ gia đình giảm bớt chất thải. Ví dụ, ở Seattle Washington, “cơ cấu định giá rác thải thay đổi” cho dân cư - những người phải trả phí cho các thùng rác họ sử dụng - những kích thích này làm cho họ giảm bớt số lượng thùng rác mà họ đổ đầy. Khi họ giảm bớt số thùng rác, thì họ được đền đáp bằng một hóa đơn thu tiền rác ít hơn. Cơ cấu mức phí bao gồm một vài thành phần: mức phí đa hộ, mức phí cơ bản, (thùng 1 lít, thu rác hàng tuần chịu chi phí 13,75 USD mỗi tháng, mỗi thùng 120 lít tăng thêm phải chịu thêm 9 USD); mức phí rác tập trung; mức phí cho các khách hàng thu nhập thấp, lớn tuổi, tàn tật, mức phí thu gom rác thải tại sân và lề đường (phí thu gom tại sân lớn hơn 40% so với tại lề đường để khuyến khích hạ thấp chi phí thu gom); mức phí rác thải đổ thêm (một tích kê rác trả tiền trước giá 5 USD dùng cho rác đổ thêm); mức phí rác sân; mức phí thùng nhỏ (dịch vụ thùng rác nhỏ 100 lít; 10,7 USD/tháng cho những ai thải ra ít rác, hoặc có thể tái chế, làm phân ủ phần lớn các rác thải của họ);và thu gom các vật cồng kềnh. Tháng giêng năm 1989, chương trình Seattle đã được hoàn thành: lượng rác thu gom hàng tháng vào năm đó đã giảm 30% so với năm 1988. Hệ thống thu gom chất thải rắn ở New Jersey và Pennsylvania minh họa thêm về tính hiệu quả của hệ thống trả phí theo từng túi rác. Tại High Bridge, New Jersey, mỗi thùng hoặc túi 120 lít đặt ở lề đường để thu gom hàng tuần cần có một tem dán của thành phố (năm 1988, các hộ đã mua 52 tem dán trị giá 140 USD, còn có các tem dán bổ sung, mỗi băng 10 tem trị giá 12,5 USD). Kể từ khi áp dụng hệ thống này từ năm 1988, khối lượng rác cư dân thải ra đã giảm đi 25%; khối lượng rác thu gom đã giảm từ 8,5 tấn mỗi ngày xuống còn 6,3 tấn mỗi ngày. Tại Perkasie, Pensylvania, việc áp dụng phí tính theo túi vào năm 1988 đã giảm được quá nửa khối lượng rác thải rắn; chi phí đổ rác thải rắn đã giảm từ 30 – 40%. Phần lớn sự giảm bớt này là do việc tách riêng và tái chế thủy tinh, giấy và các can nhôm. Tuy nhiên, một kết quả khác của chương trình này là một số doanh nghiệp địa phương đã phải xích và khóa thùng rác của họ. Ngoài ra, một số cư dân địa phương đã đốt rác bất hợp pháp trong các lò sưởi của mình (Anderson et al, 1993). Dựa trên kinh nghiệm ở Mỹ, tính hiệu quả của việc định giá biên trong việc giảm thiểu khối lượng chất thải rắn cũng được nâng cao khi các cộng đồng thực hiện các quy trình tái chế đối với giấy báo, thủy tinh, nhựa và kim loại (Anderson et al. 1989). Các phí dựa trên khối lượng chất thải được thu gom, song đã nảy sinh các khó khăn liên quan tới chi phí giám sát cao, bất đồng về cơ sở tính phí, lập hóa đơn. Các phí đổ bỏ: Các phí đổ bỏ (còn gọi là phí tiêu hủy cuối cùng) là loại phí trực tiếp đánh vào các chất thải độc hại, hoặc tại các cơ sở sản sỉnh ra hay tại điểm tiêu hủy. Mục tiêu chính của những phí này là cung cấp cho công nghiệp những kích thích kinh tế để sử dụng các phương pháp quản lý chất thải như giảm bớt chất thải, tái chế là các phương pháp thân thiện với môi trường hơn là phương pháp chôn rác có nhiều nguy cơ làm ô nhiễm nước ngầm. Một số nước áp dụng các chi phí đổ bỏ chất thải. Ở Bỉ, người ta thu phí đổ bỏ chất thải công nghiệp và đô thị. Phí này phụ thuộc vào loại chất thải và phương pháp xử lý trước khi đổ. Các chất thải được đốt hay làm phân ủ chịu phí thấp hơn chất thải đổ vào bãi chôn rác. Ở Đan Mạch, người ta thu phí chất thải rắn từ các hộ dân cư và các hãng công nghiệp. Phí nhằm khuyến khích việc tái chế, ở một số bang của Mỹ (ví dụ Maryland) đòi hỏi phải nộp phí đổ bỏ các chất thải khó xử lý như các lốp xe và các dầu nhờn đã sử dụng. Ngoài ra, ở một số bang còn thu các phí phụ cho các bãi chôn rác, hoặc các thuế đóng cửa để cấp vốn cho việc giám sát và kiểm soát ô nhiễm, cũng như các hoạt động khôi phục tài nguyên (Bartone 1990). Các phí sản phẩm: Phần lớn các phí sản phẩm đánh vào chất thải, đã được áp dụng đối với các bao bì, dầu nhờn, các túi nhựa, phân bón, thuốc trừ sâu hại, nguyên vật liệu, các lốp xe và các nhiên liệu ô tô, không trả lại được. Ví dụ ở Phần Lan, phí đánh vào bao bì đồ uống không trả lại là tương đối cao. Chúng được áp dụng để hỗ trợ cho sự thành công của hệ thống ký quỹ - hoàn trả các chai. Tuy nhiên theo báo cáo, thị phần của các chai nhựa không trả lại có xu hướng tăng cao mặc dầu chịu phí cao. Phí sản phẩm của Pháp đối với dầu nhờn đi kèm với các quy định về thu gom, cất giữ và đổ bỏ dầu đã sử dụng, là quá thấp tới chức năng pháp lý được công bố, đều không có tác động kích thích thực tế. Trên thực tế, các phí sản phẩm tài trợ một phần cho các biện pháp chính sách được vạch ra để đối phó với các tác động môi trường tiêu cực của các sản phẩm bị thu phí. Sự thiếu tác động kích thích của chúng nói lên rằng, những chi phí này, nói chung không đóng góp vào việc chuyển dịch từ các chính sách cứu chữa sang các chính sách phòng ngừa. Sự tiêu thụ sản phẩm sẽ tiếp diễn trừ phi mức phí được nâng cao đáng kể hoặc các quy định trực tiếp trở nên nghiêm khắc hơn (OECD 1989). Các khoản trợ cấp: Các khoản trợ cấp được cung cấp cho các cơ quan và khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực quản lý chất thải rắn. Ví dụ, ở Mỹ, liên bang đã trợ cấp cho các bang để xây dựng và thực hiện các kế hoạch quản lý chất thải rắn, bảo tồn và khôi phục toàn diện tài nguyên của các bang đó. Chúng cũng được dành cho đào tạo,
Luận văn liên quan