Tiểu luận Sự nghiệp giáo dục của Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Mạnh Tử nói: “Nhân chi sơ tính bổn thiện, tính tương cận tập tương viễn”, nghĩa là con người sinh ra ban đầu vốn dĩ lương thiện, tính tình khá đồng nhất, nhưng do môi trường và sự tiếp cận học hỏi khác nhau mà tính tình đâm ra khác biệt nhau. Do đó, môi trường và sự giáo dục sẽ làm con người thay đổi, nghĩa là giáo dục đóng vai trò quyết định cho bản tính của con người trong tương lai. Hơn thế nữa, đang là sinh viên trên ghế giảng đường và sẽ là những bậc cha (mẹ) trong tương lai; chúng em nhận thấy vai trò của giáo dục và được giáo dục trong chúng em rất quan trọng. Vì thế, nhóm chúng em quyết định chọn mảng giáo dục, kết hợp với tư tưởng của Hồ Chí Minh và thực trạng của nền giáo dục Việt Nam để thực hiện nghiên cứu một đề tài hoàn chỉnh, đó là: “Sự nghiệp giáo dục của Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh”

doc69 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2962 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sự nghiệp giáo dục của Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN – CHÍNH TRỊ BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN  Khoa: Lý luận – Chính trị Lớp: DHKT3ALT, nhóm thực hiện: 03 Khóa học: 2010 - 2013 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Chính Tp. HCM, tháng 06 năm 2010 TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN – CHÍNH TRỊ BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN  Khoa: Lý luận – Chính trị Lớp: DHKT3ALT, nhóm thực hiện: 03 1. Trần Nguyễn Minh Toàn (09241701) 2. Đoàn Thị Quỳnh Ngân (09277331) 3. Trần Thị Thu Ngân (09262631) 4. Phan Thị Thúy Vân (09248331) 5. Nguyễn Thị Vũ Linh (09244211) 6. Trần Thị Hiếu Linh (09245841) 7. Phạm Thị Cúc (09252431) 8. Phạm Thị Nhung (09249601) Khóa học: 2010 - 2013 GVHD: ThS. Nguyễn Thị Chính Tp. HCM, tháng 06 năm 2010 LỜI CẢM TẠ Qua thời gian thực hiện bài tiểu luận với chủ đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục” đã giúp em hiểu sâu hơn về tư tưởng của Bác trong sự nghiệp giáo dục con người, về thực trạng hiện tại của nền giáo dục Việt Nam; đồng thời giúp nâng cao các kỹ năng cần thiết khi làm bài tiểu luận và thuyết trình. Để có được những điều đó là nhờ sự giúp đỡ của mọi người. Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến: Trường ĐH Công Nghiệp HCM đã tạo điều kiện cho khối Trung cấp đã tốt nghiệp được tiếp tục học liên thông lên Đại học tại đây Khoa Lý luận – Chính trị đã cung cấp tài liệu học tập môn “Tư tưởng Hồ Chí Minh” đến chúng em để dùng làm cơ sở thực hiện bài tiểu luận này Cô: Nguyễn Thị Chính đã tận tình hướng dẫn cho cả lớp nói chung và nhóm 03 nói riêng để có thể hoàn thành trọn vẹn bài tiểu luận này Gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ. Tp. HCM, ngày 15 tháng 06 năm 2010 Nhóm 03 Mục Lục PHẦN A. MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ: Mạnh Tử nói: “Nhân chi sơ tính bổn thiện, tính tương cận tập tương viễn”, nghĩa là con người sinh ra ban đầu vốn dĩ lương thiện, tính tình khá đồng nhất, nhưng do môi trường và sự tiếp cận học hỏi khác nhau mà tính tình đâm ra khác biệt nhau. Do đó, môi trường và sự giáo dục sẽ làm con người thay đổi, nghĩa là giáo dục đóng vai trò quyết định cho bản tính của con người trong tương lai. Hơn thế nữa, đang là sinh viên trên ghế giảng đường và sẽ là những bậc cha (mẹ) trong tương lai; chúng em nhận thấy vai trò của giáo dục và được giáo dục trong chúng em rất quan trọng. Vì thế, nhóm chúng em quyết định chọn mảng giáo dục, kết hợp với tư tưởng của Hồ Chí Minh và thực trạng của nền giáo dục Việt Nam để thực hiện nghiên cứu một đề tài hoàn chỉnh, đó là: “Sự nghiệp giáo dục của Việt Nam trong tư tưởng Hồ Chí Minh” 2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Mục đích: - Để tìm hiểu tư tưởng của Bác về giáo dục - Để tìm hiểu về những mặt ưu và khuyết điểm của nền giáo dục nước ta. Từ đó, đề ra những kiến nghị, biện pháp cho nền giáo dục Việt Nam nói chung và cho bản thân nói riêng Yêu cầu: - Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào sự “học” của cá nhân; từ đó góp phần cải thiện sự nghiệp giáo dục của nước nhà 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục - Thực trạng giáo dục Việt Nam xưa và nay - Các chủ thể trong giáo dục (Học sinh, giáo viên, cấp lãnh đạo, gia đình….) 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp thống kê - Phương pháp logic - Phương pháp lịch sử - Phương pháp duy vật biện chứng - … 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: - Bài tiểu luận được nghiên cứu và thực hiện trong khoảng 2 tuần, được thực hiện tại trường ĐH Công Nghiệp HCM - Thông tin trong bài tiểu luận được sưu tầm từ nhiều nguồn. 6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: - Làm sáng tỏ được nội dung tư tưởng của Bác về sự nghiệp giáo dục của Việt Nam - Tìm hiều sâu hơn về thực trạng giáo dục của nước ta trước và sau 1969 - Đánh giá được những thành tựu của giáo dục trong nhiều năm nay - Nêu lên được những mặt ưu và khuyết điểm của nền giáo dục Việt Nam - Đề ra được những biện pháp cho nền giáo dục nước ta và vận dụng cho bản thân. PHẦN B. NỘI DUNG TIỂU LUẬN 1. Cơ sở lý luận: 1.1 Khái niệm giáo dục: Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại. 1.2 Vai trò của giáo dục: Giáo dục bao gồm việc dạy và học, và đôi khi nó cũng mang ý nghĩa như là quá trình truyền thụ, phổ biến tri thức, truyền thụ sự suy luận đúng đắn, truyền thụ sự hiểu biết. Giáo dục là nền tảng cho việc truyền thụ, phổ biến văn hóa từ thế hệ này đến thế hệ khác. Giáo dục là phương tiện để đánh thức và nhận ra khả năng, năng lực tiềm ẩn của chính mỗi cá nhân, đánh thức trí tuệ của mỗi người. Nó ứng dụng phương pháp giáo dục, một phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa dạy và học để đưa đến những rèn luyện về tinh thần, và làm chủ được các mặt như: ngôn ngữ, tâm lý, tình cảm, tâm thần, cách ứng xử trong xã hội. Dạy học là một hình thức giáo dục đặc biệt quan trọng và cần thiết cho sự phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách học sinh. Quá trình dạy học nói riêng và quá trình giáo dục nói chung luôn gồm các thành tố có liên hệ mang tính hệ thống với nhau: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, phương tiện giáo dục, hình thức tổ chức và chỉ tiêu đánh giá. Sự giáo dục của mỗi cá người bắt đầu từ khi sinh ra và tiếp tục trong suốt cuộc đời. (Một vài người tin rằng, sự giáo dục thậm chí còn bắt đầu trước khi sinh ra, theo đó một số cha mẹ mở nhạc, hoặc đọc cho những đứa trẻ trong bụng mẹ với hy vọng nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ sau này). Với một số người quá trình đấu tranh giành giật sự sống, giành giật sự thắng lợi trong cuộc sống cung cấp kiến thức nhiều hơn cả sự truyền thụ kiến thức ở các trường học. Các cá nhân trong gia đình có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giáo dục, thường có ảnh hưởng nhiều hơn, mặc dù việc dạy dỗ trong gia đình có thể không mang tính chính thức, chỉ có chức năng giáo dục rất thông thường. 1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục: Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đồng thời là nhà giáo, nhà văn hoá lớn của thế giới, Người sáng lập, đặt nền móng và chỉ đạo việc xây dựng nền giáo dục mới Việt Nam. Chỉ riêng về giáo dục, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng đã là một kho tàng, ở tầm chiến lược và ngày càng ngời sáng qua thực tiễn. Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng: Nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, trước hết, phải nói đến tư tưởng giải phóng con người thoát khỏi tăm tối, lạc hậu, đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc văn minh, tiến bộ. Đây vừa là mục tiêu, vừa là khát vọng "tột bậc" của Người. Trong mỗi giai đoạn cách mạng, dù ở trong hoàn cảnh nào, Người cũng là chiến sĩ tiên phong đi vào phong trào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập ; giải phóng họ thoát khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân phong kiến, thoát khỏi sự ràng buộc của hệ tư tưởng lạc hậu, tạo mọi điều kiện cho mỗi dân tộc và mỗi người dân đứng lên làm chủ nền văn hoá, làm chủ vận mệnh và tương lai của mình. Không những thế, giáo dục còn góp phần đắc lực vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Người kêu gọi: "Quốc dân Việt Nam! Muốn giữ vững nền độc lập, Muốn làm cho dân mạnh nước giàu, Mọi người Việt Nam... phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ". 1.3.2 Giáo dục – Chiến lược con người: Người nhấn mạnh : "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa" và "vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Mục tiêu của nền giáo dục mới, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là đào tạo “những công dân tốt và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà”. Muốn cho dân giàu, nước mạnh thì dân trí phải cao, phải đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở trường vừa học, vừa làm để tạo điều kiện cho người lao động, cán bộ, chiến sĩ được đi học. Khi dân trí cao sẽ xuất hiện nhiều nhân tài tham gia xây dựng đất nước. Người chỉ cho chúng ta con đường đưa đất nước phồn vinh đó là con đường phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài. Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nền giáo dục, đào tạo nhân tài chính là Người đặt ra mục tiêu giáo dục toàn diện. Người yêu cầu: “Phải chú trọng đủ các mặt, đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất”. Theo Hồ Chủ tịch, nội dung giáo dục phải toàn diện, phải nhằm mục tiêu đào tạo con người lao động mới, phải coi trọng cả tài và đức. Không những phải giàu về tri thức mà còn phải có đạo đức cách mạng. “Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt” mà “phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra, trong thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật”. Vì thế, giáo dục có tầm quan trọng hàng đầu trong chiến lược con người, bởi giáo dục đào tạo nên chất người, nên nhân tài. 1.3.3 Mục đích của giáo dục: “ Học để biết phải trái, học để hành, để làm người, để phụng sự nhân dân” Học tập là hoạt động đòi hỏi phải nhận thức rõ ràng tính mục đích. Hồ Chí Minh ý thức rất rõ điều này nên luôn chú trọng giải thích tại sao phải học, học để làm gì cho mỗi tầng lớp nhân dân thông suốt mà hăng hái đi học. Với học sinh - những người chủ tương lai của nước nhà, Người khuyên phải học để sau này làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà, học để yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu đạo đức và triệt để chống lại những gì trái với quyền lợi của tổ quốc và lợi ích chung của nhân dân, trái với khoa học, trái với đạo đức; học để phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu nước mạnh. Người lý giải  thanh niên phải học để biết phải trái, làm việc phải, tránh việc trái, nhận rõ bạn thù ở ngoài và ở trong mình ta. Với công dân Việt Nam, Người chỉ rõ quy luật nghiệt ngã "dốt thì dại, dại thì hèn" và giải thích "vì không chịu dại, không chịu hèn nên thanh toán mù chữ là một trong những việc cấp bách và quan trọng" để từ đó mà nhắc nhở công dân nước Việt Nam độc lập ai cũng phải học để hiểu biết quyền lợi và bổn phận công dân của mình, "phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ". Với công nhân, Người phân tích "máy móc ngày một thêm tinh xảo...công nhân cũng phải có trình độ kỹ thuật rất cao không kém gì kỹ sư, phải biết tính toán nhiều". Với nông dân sau cải cách ruộng đất, Người chỉ rõ: "Trước kia ruộng là của địa chủ, nông dân cứ cúi đầu làm lụng, gặt bao nhiêu thì nộp cho địa chủ hết, nên không cần văn hoá mà cũng không thể mong có văn hoá được. Bây giờ khác, nông dân có ruộng đất, lại có tổ đổi công cho nên nông dân phải có văn hoá, phải ghi tổ có mấy người, phải biết chia công chấm điểm". Từ đó Người dẫn đến kết luận đầy sức thuyết phục là  phải học.  Đối với cán bộ, Người chỉ rõ học là "để làm việc, làm người, làm cán bộ, để phụng sự đoàn thể, giai cấp, nhân dân, tổ quốc và nhân loại" và học để hành. Người cảnh báo trước cho cán bộ thấy là  "không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau". Về phương pháp tư tưởng, Hồ Chí Minh đã để lại một bài học kinh nghiệm quý báu nhằm thuyết phục, lôi kéo người dân đi học: đó là  khéo chỉ ra lợi ích mà việc học sẽ đem lại cho cá nhân và cộng đồng nhằm động viên từng người và từng cộng đồng ra sức học tập. Làm cho cá nhân và cộng đồng thực sự thông suốt về tư tưởng, cụ thể là giác ngộ được lợi ích của việc học tập thì sẽ tạo ra được động cơ học tập, giác ngộ càng cao thì động cơ càng mạnh mẽ. Với từng cộng đồng khác nhau như nông dân, công nhân, cán bộ, Người có những cách thuyết phục khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu cuối cùng là thức tỉnh ý thức của họ, tạo động cơ bên trong để rồi ai ai cũng ham học mà  học suốt đời. 1.3.4 Phương pháp giáo dục: “ Ham học, học suốt đời, học ở mọi nơi, lấy tự học làm cốt “ Hồ Chí Minh ý thức rất rõ là sự học là vô biên, vô cùng vì "thế giới tiến bộ không ngừng, ai không học là lùi". Nói chuyện tại Hội nghị chuyên đề sinh viên quốc tế tại Việt Nam tháng 9/1961, Người thẳng thắn nhận định là thế hệ người già ở Việt Nam ít được học do bị thực dân kìm hãm và bản thân Người cũng chỉ học hết tiểu học. Để có đủ hiểu biết mà tìm đường cứu nước, Người đã ra sức học tập, chủ yếu là tự học, "học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân". Thời còn trẻ, do hoàn cảnh phải đi làm thuê cực nhọc để kiếm miếng ăn, có tiền mà hoạt động cách mạng bí mật, Người đã không được đến trường để học nhưng vẫn tranh thủ học mọi nơi, mọi lúc, "học trong đời sống của mình,.. học ở giai cấp công nhân". Người kể với thanh niên trong buổi gặp gỡ tại Phủ Chủ tịch về cách học tiếng nước ngoài của mình lúc phải đi ra nước ngoài để sống bằng nghề bồi tàu, làm phu quét tuyết, phụ bếp. Hồi đó cậu thanh niên Ba phải làm việc từ sáng đến tối, làm gì có thời gian cầm tờ báo mà xem. Chỉ có mỗi một cách là viết mấy chữ lên mảnh da tay để vừa cọ sàn tàu, đánh nồi, rửa bát, thái thịt, băm rau vừa nhìn vào da bàn tay mà học. Hết ngày thì mồ hôi đầm đìa, chữ cũng mờ đi thì coi như đã thuộc. Sáng hôm sau lại ghi chữ mới. Sau này, khi đã lớn tuổi, thành người đứng đầu một nhà nước độc lập, dù thời bình hay thời chiến, Người vẫn tích cực học, học trong thực tế, học suốt đời. Nói chuyện với đảng viên, Bác phê phán đảng viên mới 40 tuổi mà đã cho là mình già nên ít chịu học tập và nói rõ là mình 76 tuổi nhưng vẫn cố gắng học thêm rồi kêu gọi "chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời. Còn sống thì còn phải học". Người nói với cán bộ đã kết thúc một khoá huấn luyện là "anh em sẽ còn phải học nữa, học mãi khi ra làm việc". Người còn nhắc nhở cán bộ cơ quan "mỗi ngày ít nhất  phải học tập một tiếng đồng hồ" và xem việc cán bộ đảng viên vì bận việc hành chính hoặc quân sự mà xao nhãng chuyện học tập là "một khuyết điểm rất to". Người còn dặn phải "biết ham học". Rõ ràng là từ mức giác ngộ về nghĩa vụ - biết tại sao cần phải học - tiến đến mức "ham học" là đạt đến mức giác ngộ cao, là một sự thay đổi về chất bởi khi ta ham học thì tự việc học đã đem lại sự thoả mãn, thích thú trong người, ta sẽ tìm đến việc học một cách tự giác, hăm hở và khi đó việc học chắc chắn sẽ có hiệu quả cao. Người nhắc nhở "học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời", những điều được học, được nghiên cứu tại trường chỉ có thể ví như một "hạt nhân bé nhỏ" mà người học "sẽ tiếp tục săn sóc, vun xới, làm cho mọc thành cây và dần dần nở hoa, kết quả". Người khẳng định là trong cách học thì "lấy tự học làm cốt". Có thể thấy Hồ Chí Minh đã rất coi trọng trách nhiệm tự học của chính người học, tự học thêm để làm chủ được tri thức, để biến hạt hiểu biết cơ bản được gieo xuống ban đầu trong đầu óc mình nảy nở thành cây tri thức vững chãi. Người còn quan niệm việc mở mang giáo dục không chỉ là lập trường cho người lớn và trẻ em, lập ấu trĩ viên cho trẻ con mà còn phải "lập các nhà chiếu bóng, diễn kịch, câu lạc bộ, thư viện để nâng cao trình độ trí dục cho nhân dân". Với tầm nhìn xa của mình, Hồ Chí Minh đã thấy rõ vai trò không thể thiếu được của các thiết chế văn hoá trong sự nghiệp mở mang  trí óc cho nhân dân. “ Học những điều cơ bản, thiết thực “ Điều mà Người hay nhắc nhở là học cái cơ bản, học điều thiết thực gắn với trình độ, với hoàn cảnh, với nhu cầu của cá nhân và cộng đồng, học gắn với hành, với xây dựng nếp sống văn hoá. Với đồng bào mù chữ thì Hồ Chí Minh thiết tha kêu gọi đi học cho biết chữ, biết đọc, biết viết, với đồng bào đã thoát nạn mù chữ thì Người động viên đây là thắng lợi vẻ vang nhưng khuyên tiếp tục học thêm vì thanh toán nạn mù chữ mới chỉ là "bước đầu nâng cao trình độ văn hoá". Nhà nước phải có một chương trình để nâng cao thêm trình độ văn hoá phổ thông cho đồng bào, "tiến lên bước nữa bằng cách dạy cho đồng bào thường thức vệ sinh để dân bớt ốm đau, thường thức khoa học để dân bớt mê tín nhảm, bốn phép tính để làm ăn ngăn nắp, lịch sử và địa dư (vắn tắt bằng thơ hoặc ca) để nâng cao lòng yêu nước, đạo đức công dân để thành người công dân đứng đắn". Năm 1955, Người xác định nội dung học của học sinh tiểu học là học yêu tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công; học sinh trung học thì học những tri thức phổ thông "chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà", bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế; với sinh viên thì "kết hợp lý luận với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn kết hợp với thực tiễn nước nhà...". Với người lớn thì Người khuyên hãy tuỳ từng trình độ và việc làm của mình mà học. Người chỉ rõ cán bộ công đoàn phải học khoa học còn người quản lý xí nghiệp thì học quản lý xí nghiệp; cán bộ văn hoá thì học nghệ thuật, nghiệp vụ, văn hoá. 1.3.5 “ Nghề giáo rất vẻ vang và quan trọng ” Bác khẳng định: Nghề thầy giáo là rất quan trọng, rất vẻ vang: “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”(2). Điều hết sức vẻ vang đó là việc chăm lo, dạy dỗ con em nhân dân thành người công dân tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt cho nước nhà.     Người thầy giáo, nghề thầy giáo trở thành trung tâm, trở thành những “cỗ máy cái” mang tính quyết định sự nghiệp giáo dục và đào tạo - sự nghiệp đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là quốc sách hàng đầu. Bác Hồ dạy: “Người ta có câu: “Hữu xạ tự nhiên hương” giáo viên chưa được coi trọng vì chưa có hương, còn xa rời quần chúng. Có nhiều giáo viên được quần chúng coi trọng như chiến sĩ thi đua, giáo viên bình dân học vụ, họ cùng với nhân dân kết thành một khối nên được quần chúng yêu mến”.     Bác Hồ dạy Đảng và Nhà nước phải thường xuyên quan tâm đến thầy giáo, cô giáo cả tinh thần lẫn vật chất, và có như vậy mới có cơ sở để thầy, cô giáo sống thật tốt, dạy thật tốt. Thực tế cho thấy, nếu để các thầy, cô giáo thiếu chỗ ăn, chỗ ở, lương bổng không đáp ứng những nhu cầu tối thiểu thì có yêu nghề, mến trẻ cũng là những sự gắng gỏi, sự khắc phục chịu đựng tạm thời, khó có thể toàn tâm toàn ý hết lòng vì sự nghiệp trồng người. Trong công tác quản lý giáo dục, Người đã chỉ thị "phải đi sâu vào việc điều tra nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm. Chủ trương phải cụ thể, thiết thực, đúng đắn ; kết hợp chặt chẽ chủ trương chính sách của trung ương với tình hình thực tế và kinh nghiệm quý báu và phong phú của quần chúng, của cán bộ và của địa phương". Phải coi "giáo dục thiếu nhi là một khoa học". 2. Thực trạng: 2.1 Giáo dục Việt Nam thời phong kiến: Đề cập tới nền giáo dục Việt Nam thời phong kiến tức là nói về xã hội từ thời Hùng Vương cho tới giữa sau thế kỷ thứ 19. Hơn 1000 năm dưới ách đô hộ của Trung Quốc, có thể nói mô hình giáo dục của xã hội Việt Nam thời bấy giờ rập khuôn Trung Quốc. Hay nói một cách khác, Nho giáo là trung tâm của chế độ thi cử thời phong kiến. Vì Việt Nam chưa có chữ viết nên chữ Nho là gốc. Nho giáo thời Nhà Lý (1009-1225) là thời kỳ hưng thịnh nhất và cũng là thời kỳ nền giáo dục Việt Nam theo mô hình Trung Quốc được thiết lập và phát triển đáng kể. Điểm đặc biệt là vua Lý Thánh Tông đã thành lập Văn Miếu tại thủ đô Thăng Long (Hà Nội) vào năm 1070. Khoa thi đầu tiên được tổ chức vào năm 1075. Sang đến thời vua Lý Nhân Tông, “Quốc Tử Giám” được thành lập để con vua và con các đại thần học. Đây là trường Đại học đầu tiên của Việt Nam với hơn 4000 năm văn hiến. Hệ thống giáo dục thời đó gồm trường tư thục, còn gọi là trường làng dành cho đại chúng do các cụ đồ nho mở lớp dạy học. Cấp cao hơn nữa thì có trường quan học dành cho con cái của các quan huyện và phủ. Cấp cao nhất là trường Quốc Tử Giám dành cho con cái triều đình. Giai cấp xã hội thời phong kiến được phản ảnh khá rõ rệt qua cách xưng hô đố
Luận văn liên quan