Việt Nam, một quốc gia đang phát triển nhanh chóng ở khu vực kinh tế năng
động nhất thế giới – khu vực Châu Á Thái Bình Dương, có tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao, liên tục trong nhiều, mức sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Vì vậy, thị
trường ôtô của Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng. Minh chứng
rõ nhất cho điều này là việc xuất hiện trên thị trường hàng loạt những thư ơng hiệu xe
nổi tiếng thế giới như: Pors che, Ferrari, Audi, Bentley, Rolls-Roy ce . Tuy nhiên, sự
thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của dòng xe nhập khẩu đã khiến cho xe sản xuất và láp
ráp trong nước trở nên yếu thế. Để điều tiết thị trường nhằm thực hiện những mục tiêu
dài hạn cũng như để bảo hộ nền sản xuất ôtô còn non trẻ, Nhà Nước (mà cụ thể là Bộ
Tài Chính) đã sử dụng đến công cụ thuế nhập khẩu. Hiện nay, chính sách thuế nhập
khẩu ô tô đã trở thành vấn đề được dư luận hết sức quan tâm bởi hính s ách ấy có tác
động to lớn đến người tiêu dùng, thị trường ô tô, ngành công nghiệp ô tô của Việt
Nam cũng như tới các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất lắp ráp ô tô trong nước.
Do đó, đối tượng nghiên cứu trong đề tài tiểu luận này sẽ là ảnh hưởng của
chính s ách thuế nhập khẩu lên thị trường ôtô của Việt Nam trong thời gian qua, đồng
thời cũng nêu lên một số giải pháp với hy vọng nhằm hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu
quả của chính sách thuế nhập khẩu ô tô tại thị trường Ôtô Việt Nam hiện nay.
19 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4685 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tác động của thuế nhập khẩu lên thị trường ôtô tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHO A ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
Đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ NHẬP KHẨU LÊN THỊ
TRƯỜNG ÔTÔ TẠI VIỆT NAM
HVTH : TRẦN TH Ế B ÌNH
LỚP : CAO HỌC NH ĐÊM 6 – K20
GVHD : PGS.TS NGUYỄN NGỌC HÙNG
Tp.HCM, tháng 8 năm 2012
Mục Lục
Lời mở đầu .. ... .. ...... ...... ...... ...... .... .. ...... ...... ...... ...... ..... .. ... .. ...... ...... ...... ....... ... .. ...... ...... ...... ...... ..2
I. Cơ sở lý luận về Thuế nhập khẩu và tác động của Thuế nhập khẩu l ên nền Kinh tế .. .. ...... ...... ...... ..3
1. Khái niệm Thuế nhập khẩu ........ ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... .... .. ...... ...... ...... ...... ...... ..3
2. Vai trò của Thuế Nhập khẩu..... .. ...... ...... ...... ...... .... .. ...... ...... ...... ...... ..... .. ... .. ...... ...... ...... ....... .3
3. Phân loại Thuế nhập khẩu .... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... .... .. ..4
4. Tính cần thiết phải có thuế nhập khẩu với mặt hàng Ôtô ở Việt Nam ........ ...... ...... ...... ...... ...... ..5
II. Thực trạng ... .. ...... ...... ...... ...... ..... .. ... .. ...... ...... ...... ....... ... .. ...... ...... ...... ...... .... .. ...... ...... ...... ...... ..6
1. Thực t rạng phát t riển ngành công nghiệp ôtô ở Việt Nam..... .. ...... ...... ...... ...... .... .. ...... ...... ...... ..6
1.1. Các giai đoạn phát t riẻn: ...... ...... ...... ...... ...... .... .. ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ..7
1.2. Năng l ực cạnh t ranh của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay ........ ...... ...... ...... ...... ..7
2. Chính s ách Thuế nhập khẩu Ôtô của Việt Nam.......... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ..9
2.1. Đối tượng chịu thuế ...... ...... ...... ...... ...... .... .. ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ..9
2.2. Đối tượng nộp thuế ..... .. ...... ...... ...... ...... .... .. ...... ...... ...... ...... ..... .. ... .. ...... ...... ...... ....... ... .. ..9
3. Tác động của thuế nhập khẩu đối với nền công nghiệp Ôtô tại Việt Nam....... .. ...... ...... ...... ...... 10
III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính s ách t huế nhập khẩu ôtô của Việt Nam ..... ...... ...... ...... 10
1. Chỉ nên coi thuế nhập khẩu ôtô (bao gồm cả thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc và thuế nhập khẩu
linh kiện) là công cụ hỗ trợ trong việc điều tiết thị t rường và ngành công nghiêp ôtô Việt Nam. ... 10
2. Chính s ách thuế nhập khẩu ôt ô cần phải đảm bảo tính dự báo được .... ...... ...... ...... ...... ...... ...... 15
Kết luận ...... ...... ...... ...... ...... .... .. ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... .... .. 17
Danh mục tài liệu tham khảo .. .. ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... ...... .... .. 17
Lời mở đầu
Việt Nam, một quốc gia đang phát triển nhanh chóng ở khu vực kinh t ế năng
động nhất thế giới – khu vực Châu Á Thái Bình Dương, có tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao, liên t ục trong nhiều, mức sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Vì vậy, thị
trường ôtô của Việt Nam được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng. Minh chứng
rõ nhất cho điều này là việc xuất hiện trên thị trường hàng loạt những thương hiệu xe
nổi tiếng thế giới như: Porsche, Ferrari, Audi, Bentley, Rolls-Roy ce…. Tuy nhiên, sự
thâm nhập ngày càng mạnh mẽ của dòng xe nhập khẩu đã khiến cho xe sản xuất và láp
ráp trong nước trở nên yếu thế. Để điều tiết thị trường nhằm thực hiện những mục tiêu
dài hạn cũng như để bảo hộ nền sản xuất ôtô còn non trẻ, Nhà Nước (mà cụ thể là Bộ
Tài Chính) đã sử dụng đến công cụ thuế nhập khẩu. Hiện nay, chính sách t huế nhập
khẩu ô tô đã trở thành vấn đề được dư luận hết sức quan t âm bởi hính sách ấy có t ác
động to lớn đến người tiêu dùng, thị trường ô tô, ngành công nghiệp ô tô của Việt
Nam cũng như tới các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất lắp ráp ô t ô trong nước.
Do đó, đối tượng nghiên cứu trong đề tài t iểu luận này sẽ là ảnh hưởng của
chính sách thuế nhập khẩu lên thị trường ôtô của Việt Nam trong thời gian qua, đồng
thời cũng nêu lên một số giải pháp với hy vọng nhằm hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu
quả của chính sách thuế nhập khẩu ô tô tại thị trường Ôtô Việt Nam hiện nay.
I. Cơ sở lý luận về Thuế nhập khẩu và tác động của Thuế nhập khẩu lên
nền Kinh tế
1. Khái niệm Thuế nhập khẩu
Có khá nhiều khái niệm khác nhau về thuế nhập khẩu xuất phát từ những cách
tiếp cận khác nhau: từ quan điểm về kinh tế chính trị, từ góc độ cái nhìn của người thu
thuế tới người nộp thuế, rồi trên khía cạnh pháp luật…
Nhìn chung, chúng ta có thể hiểu: Thuế nhập khẩu là một loại thuế quan đánh
vào hàng mậu dịch, phi mậu dịch, khi hàng hóa đi qua khu vực hải quan của một
nước.
Từ phát biểu trên chúng ta có thể hiểu thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam là một
loại thuế gián thu đánh vào mặt hàng ôtô được phép nhập khẩu qua biên giới của Việt
Nam mà chủ hàng nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan khi lô hàng ô tô vào lãnh
thổ hải quan của Việt Nam.
2. Vai trò của Thuế Nhập khẩu
- Góp phần vào vi ệc phát tri ển và bảo hộ sản xuất nội địa: Thuế nhập khẩu
có tác dụng bảo hộ sản xuất và thường được coi là một chính sách để bảo vệ ngành
công nghiệp non trẻ.
Một mức thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu cạnh tranh với hàng hóa trong
nước s ẽ làm cho giá cả trong nước tăng lên. Giá cả tăng lên làm giảm nhu cầu tiêu
dùng, tăng sản xuất trong nước và giảm nhập khẩu. Do vậy, có thể nói thuế quan là
một công cụ hữu hiệu để phát triển và bảo hộ sản xuất trong nước. Tuy nhiên, những
luận cứ bảo vệ cho một chính sách bảo hộ chỉ thích hợp trong ngắn hạn và trên
phương diện phi kinh tế, hay chỉ nên áp dụng trong một số trường hợp cụ thể mà thôi.
- Thuế quan góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong nước: Nếu giả định rằng
thu nhập của mỗi người tiêu dùng là cố định, và người tiêu dùng đó có thể lựa chọn
mua một trong hai hàng hóa A và B. Khi chưa có thuế nhập khẩu, người tiêu dùng vừa
mua sản phẩm A và B theo một tỷ lệ nào đó. Giả sử nhà nước đánh thuế nhập khẩu
đối với một mức thuế nào đó theo giá của sản phẩm A, khi đó đường giới hạn ngân
sách sẽ thu hẹp lại. N gười tiêu dùng sẽ hạn chế việc mua sản phẩm A và sẽ mua nhiều
sản phẩm B hơn. Đó là tác động định hướng hành vi t iêu dùng của Thuế Nhập khẩu.
- Thuế nhập khẩu góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách: Trên mỗi đơn vị
nhập khẩu, Nhà nước thu được một số thuế nhất định. Và trong một nước mà hệ thống
chưa phát triển, thuế nhập khẩu gần như là một nguồn thu chính vì dễ thực thu. Nhiều
nước châu Á phát triển nhờ vào thương mại quốc tế, và điều đáng ngạc nhiên là thuế
nhập khẩu chiếm một tỷ lệ cao trong tổng nguồn thu Chính phủ.
Ở Việt Nam, do mở rộng hoạt động ngoại thương, nên nguồn thu từ thuế xuất
nhập khẩu cũng tăng lên qua các năm và góp phần đáng kẻ vào nguồn thu của ngân
sách.
3. Phân loại Thuế nhập khẩu
- Theo phương thức tính thuế, có các kiểu thuế quan như sau :
Thuế quan theo đơn giá hàng: Là một tỷ lệ phần trăm nào đó của mặt hàng,
chẳng hạn 10% trên giá CIF của hàng nhập khẩu, được gọi là thuế suất thuế
nhập khẩu. Đôi khi ở đây cũng có vấn đề do giá cả trên thị trường quốc tế của
hàng hóa giảm xuống thì thuế nhập khẩu cũng giảm theo và các ngành sản xuất
trong nước trở thành dễ bị thương tổn hơn trong cạnh tranh. N gược lại, khi giá
hàng hóa t ăng lên trên thị trường quốc tế t hì thuế nhập khẩu cũng tăng lên,
nhưng khi đó thì sản xuất nội địa của mặt hàng đó thông thường cũng ít quan
tâm đến việc bảo hộ khi giá cả là cao hơn. Bên cạnh đó, ở đây còn có vấn đề
chuyển dịch giá khi mà các tổ chức nhập khẩu khai báo giá/giá trị của mặt hàng
mà họ đang kinh doanh thấp hơn nhiều so với giá t hị trường, nhằm mục đích
giảm nghĩa vụ thuế tổng thể.
Thuế quan theo trọng lượng: Được tính theo trọng lượng của mặt hàng,
chẳng hạn $5 trên 1 t ấn. Kiểu tính thuế nhập khẩu này có thể là khó khăn hơn
trong việc quyết định số lượng tiền thuế phải nộp, do nó cần sự cập nhật
thường xuy ên vì các thay đổi trên thị trường hay vì lạm phát.
Hiện nay, nói chung hải quan thực hiện tính thuế nhập khẩu theo kiểu thuế
theo đơn giá hàng là chủ yếu.
- Theo mục đích đánh thuế, có các kiểu thuế quan sau:
Thuế quan tăng t hu ngân sách: Là một tập hợp các mức thuế suất được đưa
ra mà mục đích chính là làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, còn mục
đích bảo hộ cho sản xuất trong nước chỉ là thứ yếu. Chẳng hạn thuế quan mà
một quốc gia không trồng cũng như không chế biến cà phê đánh vào cà phê
nhập khẩu có mục đích chủ yếu là t ăng thu cho ngân sách.
Thuế quan bảo hộ: Được đư a ra với mục đích làm tăng giá một cách nhân
tạo đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước trước sự
cạnh tranh từ nước ngoài (Xem, thêm các bài Suất hiệu quả của bảo hộ và Thuế
chống phá giá). Chẳng hạn, một thuế suất 20% trên giá trị máy móc nhập khẩu
với giá nhập khẩu của chiếc máy là 2.000.000 VNĐ sẽ cho giá trị của nó sau
thuế là 2.400.000 VNĐ. Giả sử không có khoản thuế nào khác nữa thì các nhà
nhập khẩu phải bán chiếc máy này ít nhất phải ở mức giá trên 2.400.000 VNĐ
để đảm bảo có lãi. Khi không có thuế nhập khẩu thì các nhà sản xuất trong
nước nếu muốn bán được mặt hàng tương tự chỉ có thể tính giá ở mức khoảng
2.000.000 VNĐ cộng với một lợi nhuận hợp lý; nhưng do nhà nước đã áp thuế
nhập khẩu đối với máy móc nhập khẩu nên họ hiện nay có thể t ính giá ở mức
cao hơn, có t hể ở ngưỡng như giá bán ra của hàng nhập khẩu (sau khi chịu
thuế) và như vậy họ sẽ có khả năng thu được nhiều lợi nhuận hơn cũng như ổn
định hơn về mặt tài chính. Nói chung thuế quan bảo hộ được tính toán và đưa
ra khi người t a cho rằng ở mức thuế suất thấp hơn thì sản xuất trong nước sẽ
gặp phải sự cạnh tranh rất quyết liệt từ hàng nhập khẩu và thị phần về cơ bản sẽ
nằm trong t ay các nhà nhập khẩu.
Thuế quan cấm đoán: Là thuế quan đưa ra với thuế suất rất cao, gần như
không còn nhà nhập khẩu nào dám nhập mặt hàng đó nữa.
Ranh giới giữa thuế quan tăng thu ngân sách và thuế quan bảo hộ là khá
mỏng manh và nhiều khi không thể phân biệt được. Thuế quan tăng thu ngân
sách thuần túy chỉ có thể có khi quốc gia đó không có bất kỳ cơ sở sản xuất, gia
công, chế biến nào có liên quan đến mặt hàng nhập khẩu đó. Ngoài trường hợp
này ra thì các loại thuế quan tăng thu ngân sách không nhiều thì ít đều có tính
chất bảo hộ cho sản xuất trong nước, ngoài chức năng tăng thu cho ngân sách,
nhưng tính chất bảo hộ không rõ nét như ở thuế quan bảo hộ.
4. Tính cần thiết phải có thuế nhập khẩu với mặt hàng Ôtô ở Vi ệt Nam
Đối với một quốc gia đang phát triển và có ngành công nghiệp ô t ô còn quá non
trẻ như Việt Nam, thuế nhập khẩu ô tô đóng một vai trò tích cực nhất định.
Cũng giống như các loại thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng khác, thuế
nhập khẩu ô tô là một công cụ của Nhà Nước để điều hành, quản lý lượng ô tô nhập
khẩu vào thị trường Việt Nam. Vậy, t ại sao phải quản lý lượng xe nhập khẩu?
Có rất nhiều lý do mà cơ bản nhất là cơ sở hạ tầng giao thông của chúng ta
chưa đủ để ô tô trở thành phương tiện giao thông phổ biến hay chủ yếu nhất. Nếu đem
so sánh, có thể quá khập khiễng với những quốc gia công nghiệp phát triển mà tiêu
biểu là Nhật Bản - cường quốc xe hơi số một thế giới thì có thể thấy được sự khác biệt
một cách rõ rệt.
Việt Nam không có được cơ sở hạ tầng giao thông tiên tiến có thể phục vụ cho
nhu cầu của hàng triệu ô tô như Nhật Bản cho nên thuế nhập khẩu ô tô là công cụ cần
thiết để hạn chế lượng ô tô nhằm giải quy ết vấn đề giao thông. Thêm vào nữa, ý thức
chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của ngư ời Việt Nam chưa thật sự tốt. Do
đó, nếu lượng ô tô đi lại trên đường quá đông vượt ngưỡng có thể kiểm soát được thì
ùn t ắc chắc chắn sẽ trở thành một bài toán hóc búa, đau đầu.
Ngoài ra, đối với các nước đang phát triển hay chậm phát triển thì nguồn thu từ
thuế nhập khẩu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong thu ngân sách nhà nước. Là một mặt
hàng có giá thành sản xuất và giá bán trên thị trường cao so với mức thu nhập, do vậy
phần thuế thu được từ hoạt động quản lý nhập khẩu ô tô sẽ đóng một vai trò quan
trọng, phục vụ cho các mục tiêu khác của chính phủ như: chăm lo cho y tế, giáo dục,
an sinh xã hội, an ninh quốc phòng…
Một lý do quan trọng khác, việc sử dụng t huế nhập khẩu giúp bảo hộ ngành
công nghiệp xe hơi còn non trẻ của chúng ta. Việc đánh thuế vào ô tô nhập khẩu sẽ
giúp cho các doanh nghiệp lắp ráp và sản xuất ôtô trong nước có ưu thế về giá hơn so
với các đối thủ cạnh tranh ngoại nhập trên thị trường. Hơn nữa, các doanh nghiệp
trong nước sẽ có điều kiện và thời gian để học hỏi, t iếp thu công nghệ cũng như trình
độ quản lý tiên tiến để ngày càng lớn mạnh hơn và có thể tự đứng vững trong quá
trình hội nhập.
II. Thực trạng
1. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp ôtô ở Việt Nam
Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chỉ t hực sự hình thành từ những năm 90, khi
Chính phủ cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sản xuất, lắp
ráp ô tô tại Việt Nam. Và trong giai đoạn hiện nay, nhà nước coi ngành công nghiệp
ôtô là một trong những ngành công nghiệp ưu tiên phát triển để trở thành ngành công
nghiệp mũi nhọn của Việt Nam trong tương lai.
Thống kê của Bộ Công Thương cho biết, cả nước đang có tới 397 DN tham gia
lĩnh vực ô tô, trong đó có 51 DN lắp ráp ô tô (13 DN Nhà nước, 23 DN tư nhân và 15
DN có vốn đầu tư nước ngoài), 40 DN sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe, 210
DN sản xuất linh kiện phụ tùng và 97 DN sửa chữa.Các sản phẩm chủ yếu là xe lắp
ráp các loại bao gồm xe ô tô con, xe chở khách, xe t ải và xe chuyên dụng; các linh
kiện gồm khung gầm xe, thùng xe, cụm phanh, vành bánh xe, th iết bị giảm sóc, ống
xả, bộ tản nhiệt, trục dẫn, nhíp lò xo… Công suất thiết kế đạt 458.000 xe/năm, sản
phẩm lắp ráp chiếm lớn nhất là xe tải (46,9%), tiếp đến là xe dư ới 9 chỗ (43%), xe
khách (9,7%), xe chuyên dụng (0,4%). Tổng nguồn vốn trung bình của các DN lắp ráp
ô tô là 531,9 tỷ đồng; DN sản xuất linh kiện là 74,5 tỷ đồng; DN sản xuất khung, gầm
xe là 51,2 tỷ đồng.
1.1. Các gi ai đoạn phát triẻn:
Sự phát tr iển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thể được tóm tắt trong 3
giai đoạn sau:
• Giai đoạn 1990-2003: Doanh nghiệp ô tô nhận được sự bảo hộ ở mức cao của
nhà nước thông qua chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt; áp dụng hàng rào thuế
quan ở mức cao đối với xe nhập khẩu và chính sách cấm nhập khẩu đối với ô tô dưới
15 chỗ ngồi. Trong giai đoạn này, xe du lịch nhập khẩu gần như không có chỗ đứng
trên thị trường nội địa; sản lượng xe lắp ráp liên tục tăng mạnh qua các năm.
• Giai đoạn 2005-2007: Giai đoạn này VIệt Nam đang tăng tốc quá trình đàm
phán gia nhập WTO và phải ban hành điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với yêu
cầu của WTO. Hàng loạt chính sách ưu đãi mang tính phân biệt đối xử trái với nguyên
tắc của WTO trong ngành này (ví dụ chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô
sản xuất trong nước) dần được dỡ bỏ. Doanh nghiệp ô tô trong nước gặp khá nhiều
khó khăn.
• Giai đoạn 2007-nay: Đ ây là giai đoạn Việt Nam đã trở thành thành viên của
WTO. Cũng trong giai đoạn này, do những biến động về kinh tế, chính sách đối với
ngành ô tô (đặc biệt là chính sách thuế) thường xuyên thay đổi và khó dự đoán. Tuy
nhiên, do một số nguyên nhân khách quan t huận lợi ( tốc độ tăng trưởng nhanh của
nền kinh tế, sự gia tăng về mức sống dân cư, nhu cầu sử dụng ô tô trong nước có xu
hướng tăng cao…), sản lượng ô tô sản xuất trong nước có xu hướng t ăng mạnh.
1.2. Năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay
Mặc dù có sự gia tăng đáng kể về số lượng lắp ráp, tiêu thụ và với sự xuất hiện
của một số lượng nhất định cơ sở sản xuất phụ trợ, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam
còn rất hạn chế về năng lực cạnh tranh:
- Công nghệ sản xuất phần lớn mới chỉ là lắp ráp từ phụ tùng nhập khẩu: Dây
chuyền sản xuất chủ yếu cho 3 công đoạn chính là hàn, tẩy rửa s ơn và lắp
ráp.Trong toàn bộ linh kiện phụ tùng để sản xuất lắp ráp một chiếc ô tô, chỉ có
một số ít phụ tùng đơn giản được s ản xuất trong nước (gương, kính, ghế ngồi,
bộ dây điện, ắc quy…). Tỷ lệ nội địa hóa thấp: (chưa đến 10% trong khi cam
kết của các doanh nghiệp ô tô liên doanh nước ngoài được cấp phép là 30-
50%).
- Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển đáp ứng nhu cầu trong nước: Việt Nam
chỉ mới có khoảng 30 doanh nghiệp trong nước cung cấp các loại linh kiện, phụ
tùng ô tô quy mô sản xuất nhỏ, (sản phẩm chủ yếu là các chi tiết giản đơn,cồng
kềnh và có giá trị thấp trong cơ cấu hàng hóa). T ính tới năm 2011, theo Bộ
Công Thương , Việt Nam đã xuất khẩu 1.57 tỷ USD linh kiện nhưng là theo
các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp ô tô nước ngoài mà chưa đáp ứng nhu
cầu linh kiện ô tô trong nước, trong khi các doanh nghiệp trong nước lại phải
nhập khẩu linh kiện với giá cao. Đây là một nghịch lý.
- Giá bán xe ở mức cao: Giá xe ô tô Việt Nam hiện cao gấp 1.2 đến 1.8 lần
giá xe các nước trong khu vực và trên thế giới tùy theo chủng loại. Những
nguyên nhân thường được nhắc tới là:
+ Giá bộ linh kiện đầu vào cao.
+ Chi phí sản xuất cao.
+ Thuế cao (Thuế chiếm tỷ trong lớn trong giá bán xe hiện nay ở Việt
Nam).
- Quá trình mở cửa hội nhập đang diễn ra: Với việc Việt Nam tham gia một
loạt các cam kết quốc tế vể gỡ bỏ hàng rào thuế quan, cạnh tranh trong ngành
công nghiệp ô tô được dự báo sẽ gay gắt hơn ( cả về chủng loại, chất lượng và
giá, đặc biệt là xe giá rẻ từ Trung Quốc).
- Thị trường còn quá nhỏ so với nhu cầu phát triển: Trong hoàn cảnh Việt
Nam đang thực hiện các chính sách đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế
lạm phát (ví dụ chính sách thắt chặt chi tiêu, hạn chế nhập khẩu, hạn chế sử
dụng phương tiện), việc mở rộng thị trường này hầu như rất hạn chế. Những
chính sách này ít nhiều t ác động đến đầu ra của các doanh nghiệp trong ngắn
hạn.
- Các công ty nước ngoài không đầu tư nhiều vào phát triển công nghiệp phụ
trợ. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài với sản xuất ôtô trong nước rất thấp,
chủ yếu chỉ chuy ển giao công nghệ ở những công đoạn đơn giản, do vậy các
nhà sản xuất phụ tùng ôtô vẫn chưa thật sự làm chủ công nghệ.
2. Chính sách Thuế nhập khẩu Ôtô của Việt Nam
Bên cạnh sự thay đổi về đối tượng chịu thuế và mức thuế suất nhập khẩu, các
thành phần khác trong chính sách thuế nhập khẩu ôtô của Việt Nam hầu như không có
sự thay đổi nhiều.
2.1. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế nhập khẩu nói chung được quy định tại Nghị Định
149/2005/NĐ-CP ban hành ngày 08/12/2005 về quy định chi tiết thi hành luật Thuế
nhập khẩu, thuế xuất khẩu. Theo đó, đối tượng chịu thuế bao gồm:
Hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: hàng hoá
nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường
sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và đ ịa điểm làm thủ tục hải quan khác được
thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hàng hoá được đư a từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu
phi thuế quan vào thị trường trong nước.
Hàng hoá mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hoá nhập khẩu.
Với mặt hàng ô tô nói riêng, từ năm 2001 đến trước ngày 01/05/2006, đối
tượng chịu thuế nhập khẩu là ô tô nguyên chiếc chưa qua sử dụng và phụ t ùng, linh
kiện bộ CKD và IKD. Kể từ ngày 01/05/2006, khi mà ôtô đã qua sử dụng được cho
phép nhập khẩu vào Việt Nam thì đối tượng chịu thuế nhập khẩu ô tô là: ô tô nguyên
chiếc chưa qua sử dụng và đã qua sử dụng, phụ tùng linh kiện bộ CKD, IKD nhập
khẩu vào Việt Nam.
2.2. Đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế nhập khẩu n