Tiểu luận Tài nguyên nước và vấn đề ô nhiễm nước

I. MỞ ĐẦU - Nước là một yếu tố sinh thái không thể thiếu đối với sự sống và là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo vô cùng quý giá đối với con người. - Nguồn nước quyết định ít nhiều đến sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nước là mắt xích đầu tiên của chuỗi dài dinh dưỡng chủ yếu của sự sống sinh vật, do đó ảnh hưởng của nước đến sức khỏe là rất lớn. Trong phát triển nông nghiệp, nước đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định đến năng suất cây trồng và vật nuôi.

docx17 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 9929 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tài nguyên nước và vấn đề ô nhiễm nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ KHOA HÓA – LÝ KỸ THUẬT BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG BÀI TIỂU LUẬN Chủ đề: Tài nguyên nước và vấn đề ô nhiễm nước MỤC LỤC MỞ ĐẦU  Nước là một yếu tố sinh thái không thể thiếu đối với sự sống và là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo vô cùng quý giá đối với con người.  Nguồn nước quyết định ít nhiều đến sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Nước là mắt xích đầu tiên của chuỗi dài dinh dưỡng chủ yếu của sự sống sinh vật, do đó ảnh hưởng của nước đến sức khỏe là rất lớn. Trong phát triển nông nghiệp, nước đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định đến năng suất cây trồng và vật nuôi. TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Tài nguyên nước trên thế giới: Trên trái đất, các đại dương chiếm diện tích khoảng 361 triệu km2 (chiếm 71% diện tích bề mặt trái đất). Trữ lượng tài nguyên nước có khoảng 1,5 tỷ km3 trong đó vực nước nội địa chỉ chiếm 91 triệu km3 (6,1% còn 93,9% là nước biển và đại dương). Tài nguyên nước ngọt cần có sự sống trên bề mặt trái đất chỉ chiếm 28,25 triệu km3 (chiếm khoảng 1,88% thủy quyển), nhưng phần lớn lại ở dạng đóng băng. Trên thực tế lượng nước có thể sử dụng được chỉ chiếm 4,2 triệu km3 (0,28% thủy quyển). Như vậy, ta thấy nước trên hành tinh phân bố không đều. Nước tự nhiên tập trung phần lớn ở biển và đại dương, sau đó đến khối băng ở các cực của trái đất, tiếp đến là nguồn nước ngầm. Nước ngọt tầng mặt chiếm tỷ lệ không đáng kể. Tài nguyên nước trên Việt Nam: Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có gió mùa. Tài nguyên nước mặt của nước ta phong phú, nhưng hơn 60% lượng nước lại từ nước ngoài chảy vào, nên hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ sử dụng của các nước ven sông; gần 90% lượng nước từ bên ngoài chảy vào tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long. Phần nước chảy trên lãnh thổ Việt nam lại phân phối không đều theo không gian và thời gian. Nguồn nước mặt dồi dào làm cho nước ngầm cũng phong phú, theo đánh giá, tổng lượng nước ngầm trên toàn lãnh thổ đạt 1515 m3/s, xấp xỉ gần 15 % tổng trữ lượng nước mặt. Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm (tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa, từ tháng 4-5 đến tháng 9-10, trừ vùng duyên hải miền Trung, mùa mưa đến muộn và kết thúc muộn 2-3 tháng nên thường gây ra úng lụt trong mùa mưa và khô hạn trong mùa khô đặc biệt ở các tỉnh miền Trung, nơi có địa hình dốc và hệ thống sông ngòi ngắn. Theo Nguyễn Viết Phổ (1893), lượng nước mưa hàng năm của cả nước vào khoảng 640 km3, tạo nên dòng chảy ở các sông ngòi là 313 km3. Song nếu tính cả lượng nước chảy vào nước ta qua sông Hồng (50 km3/năm) và sông Cửu Long (550 km3/năm) thì tổng lượng nước chảy sẽ gấp đôi. Tuy nhiên, lượng nước chảy này lại tập trung tới trên 80% vào mùa mưa nên thường gây ra úng lụt ở các tỉnh đồng bằng và khu vực miền Trung. Ngược lại, trong mùa khô, các dòng sông thường ít nước gây nên tình trạng thiếu nước tưới trong nông nghiệp. Về nguồn nước ngầm, mặc dù đã được khai thác và sử dụng từ lâu song cho đến nay, việc điều tra, thăm dò cũng như quy hoạch sử dụng vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, do tình trạng nước mặt bị ô nhiễm nhiều (đặc biệt là khu vực công nghiệp và đô thị) nên nguồn nước ngầm chắc chắn sẽ được sử dụng nhiều hơn. Tài nguyên nước mặt một số vùng lãnh thổ Việt Nam được phân bố trên lãnh thổ theo 7 vùng kinh tế nông nghiệp: 1, Vùng đồi núi Bắc Bộ: Gồm toàn vùng đồi núi từ vĩ tuyến 21 trở ra. Diện tích của vùng 98,2 nghìn km2 với dân số 8 triệu. Vùng này bao gồm các kiểu cấu trúc cán cân nước của kiểu cảnh quan từ rừng nửa rụng lá, rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi cao tới rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Đặc điểm chung của các kiểu cảnh quan này là sự có mặt của mùa khô hanh và ẩm. Vùng kinh tế Bắc Bộ có tài nguyên nước phong phú. Lượng dòng chảy toàn phần 948 mm, lượng nước ngầm 354 mm, lượng trữ ẩm 1124mm, chúng tương ứng với khối lượng nước. Dòng chảy sông ngòi 93 tỷ m3 dòng chảy ngầm 35 tỷ m3 và nước trong đất 120 tỷ m3 . Do sự tập trung của lũ, dòng chảy mặt đạt 594 mm ứng với 58 tỷ m3 nước. Mức đảm bảo nước sông ngòi và nước ngầm tính theo đầu người là 11,6 nghìn m3 và 4,4 nghìn m3 trong năm. Trong địa hình đồi núi chia cắt, phát triển công nghiệp có tưới ở đây bị hạn chế. Vì vậy lượng nước trong đất có ý nghĩa lớn và vai trò của lớp phủ thực vật với tư cách điều tiết nước trong đất đóng vai trò quan trọng đồi với canh tác không tưới nước trong mùa khô. Đố với vùng này việc tổ chức xen kẽ trong không gian các cây trồng nông nghiệp và lâm nghiệp như những dải rừng vừa phòng hộ và vừa khai thác là hết sức tối ưu. Vùng này thuộc khu vực nuôi dưỡng các sông đồng bằng. Trong vùng này đã xây dựng một hồ chứa lớn như Thác Bà trên sông Chảy với dung tích 3,6 tỷ m3 nước. Những hồ chứa này tạo ra những nguồn thuỷ điện quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. 2, Vùng đồng bằng Bắc Bộ: Với diện tích 17,4 nghìn km2 và dân số 11,8 triệu người, một vùng đông dân nhất Việt Nam. Diện tích trồng lúa chiếm tới 43% diện tích, bằng 751 nghìn ha, song nguồn nước địa phương không lớn. Lớp dòng chảy sông ngòi địa phương 762 mm, dòng chảy ngầm vào sông 354 mm, dòng chảy trong đất 1179 mm, tương ứng khối lượng năm 13 tỷ m3 , 3 tỷ m3 và 20 tỷ m3 , tính theo đầu người, mỗi người dân 1000 m3 dòng chảy sông và 250 m3 nước ngầm vào sông. Để tiến hành hai vụ lúa trên tích 751,000 ha, riêng mùa khô cần tới 9,6 tỷ m3 nước chủ yếu là nước ngầm trong sông. Song nước ngầm trong sông địa phương chỉ có 3 tỷ m3 , còn lại 6,6 tỷ m3 nước phải lấy từ nguồn nước ngầm ngoại lai, mà chúng ta có 40 tỷ m3 . Giữa lúc khô hạn, số nước ngoại lai không chỉ cần cho tưới mà cho nước sinh hoạt, công nghiệp các loại nhiệt điện và chống xâm nhập mặn do thuỷ triều. Ngược lại về mùa lũ, lưới sông đồng bằng phải tiêu trên 75 tỷ m3 dòng chảy mặt ngoại lai trước khi đi qua Thủ đô Hà Nội, do đó trong trường hợp nguy hiểm phải tháo nước qua đập Đáy làm tràn ngập phần phía đông của đồng bằng. 3, Vùng kinh tế thứ 3 nằm giữa 210 và 150 vĩ bắc (Bắc Trung Bộ): Với diện tích 52.000 km2 và dân số 7,4 triều người. Diện tích đất nông nhiệp không cao. Song vùng này chiếm hạng 2 về độ giàu nước. Lớp dòng 132 chảy sông bằng 1338 mm, dòng ngầm 424 mm, lượng trữ ẩm 1206 mm ứng với khối lượng 69 tỷ m3 , 22 tỷ m3 và 63 tỷ m3 . Mức bảo đảm được tính theo đầu người, dòng chảy sông là 9,3 nghìn m3 và 3 nghìn m3 dòng chảy ngầm. Đứng về mặt sinh thái cây trồng, vùng này có mùa khô ngắn và các cấu trúc các thành phần cán cân nước theo kiểu cảnh quan rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới. Nhưng mức độ tập trung của dòng chảy mặt cao với 914 mm, 47 tỷ m3 - 63% dòng chảy toàn phần nói lên sự đe doạ của nạn lụt. Có điều kiện thuận lợi là lũ ở đây tuy mạnh nhưng ngắn, do đó ngập ít khi kéo dài. 4, Vùng kinh tế thứ 4 (Duyên hải Nam Trung Bộ): Là vùng thuận lợi về tài nguyên nước với mức độ đảm bảo nước theo đầu người 11,8 nghìn m3 dòng chảy sông và 3,3 nghìn m3 dòng chảy ngầm. Về khối lượng nước các loại gồm 68 tỷ m3 dòng chảy sông, 19 tỷ m3 dòng chảy ngầm và 40 tỷ m3 nước trong đất ứng với các lớp dòng chảy 1524 mm, 424 mm và 900 mm. Vùng này bao gồm nhiều đồng bằng nhỏ ngăn bởi các dãy núi đâm ngang. Hầu hết đất đai canh tác trên các thềm phù sa cổ hiện đại. Do địa hình trên nước tốt và đất đai có thành phần cơ giới nhẹ nên hễ nắng là hạn, hễ mưa là lụt. Vùng này rất cần các hồ chứa nhỏ để điều tiết và cũng rất thuận lợi cho sự phát triển các loại này. Đây là vùng đầu tiên ở nước ta đã nhận được nước chuyển từ các hệ thống sông Đồng Nai về đồng bằng duyên hải thông qua hệ thống thuỷ điện Đa Nhim. Trên một khoảng đồng bằng không rộng, sự phối hợp của núi hùng vĩ và đồng lúa xanh êm đềm, những hồ không sâu, nước trong hoà với màu xanh của biển đã làm cho vùng này có vẻ đẹp khó tả. 5, Vùng kinh tế thứ 5 nằm trên cao nguyên sườn tây Trường Sơn (Tây Nguyên): Cấu trúc của các thành phần cán cân nước giống với vùng kinh tế thứ nhất. Lớp dòng chảy sông ngòi 902 mm, nước ngầm 345 mm và nước trong đất 1502 mm. Do mật độ dân thấp nên nước tính tính theo đầu người rất cao 35,2 nghìn m3 dòng chảy sông ngòi và 13,4 nghìn m3 dòng chảy ngầm. Đây là vùng đầu nguồn của các sông đổ vào Mê Kông. Bắt nguồn từ những núi cao rồi đổ về cao nguyên chế độ dòng chảy sông phức tạp, nhiều khi trái pha với dòng chảy địa phương khi về đến hạ lưu. Điều đó sẽ là cho việc điều tiết rất phức tạp, đặc biệt đối với tưới, cần phải nắm vững chế độ nước các sông trước khi đặt các dự án tưới. Thuỷ lợi nhỏ ở đây rất thích hợp và hiều quả kinh tế cao, thí dụ như: đập thuỷ điện Đa Nhim về đồng bằng Phan Rang vẫn chưa được sử dụng một cách hợp lý, một phần vì đất ở đây kém phì nhiêu, và lao động sống còn quá ít. Vùng kinh tế này là vùng độc nhất của nước ta có địa hình cao nguyên bằng phẳng, trên đó phủ lớp bazan có tuổi khác nhau. Song sự có mặt của mùa khô rõ rệt và phân hoá rất phức tạp tuỳ thuộc vào hướng sơn văn và độ cao. Vì vậy tiềm năng của đất đai chỉ trở thành hiện thực khi điều kiện mùa khô được điều tiết bởi khả năng thấm nước và giữ nước của địa hình và đất. Một điều đáng lưu ý ở đây là ở những nơi có đất bazan trẻ thường là nơi có mạng lưới sông phát triển yếu, địa hình kèm chia cắt và do đó vấn đề điều tiết bằng hồ chứa lớn kém hữu hiệu. Theo dự án của sông Mê Kông và của miền, vùng này có thể xây dựng 34 công trình thuỷ lợi, thuỷ điện tối ưu về mặt kinh tế kỹ thuật. Theo những số liệu tính ra: Tây Nguyên hàng năm có 50 tỷ m3 nước sông ngòi trong đó dòng chảy mặt 31 tỷ m3 và 19 tỷ m3 dòng chảy ngầm. Số 34 công trình hồ chứa lớn có thể điều tiết được 23 tỷ m3 nước, còn lại 8 tỷ m3 nước có thể còn có thể điều tiết bằng các hồ chứa nhỏ. Các công trình lớn có thể tưới 307400 ha và cho 3679 megawat điện. Như vậy diện tích được tưới chỉ bằng 1/20 diện tích của vùng trong khi vùng được tưới thuận lợi chưa phải là vùng đất màu mỡ, các vùng đất bazan lại thiếu nguồn. Hướng phát triển các vùng chính là xây dựng các hồ chứa nhỏ kết hợp với thuỷ điện nhỏ dâng nước, xây dựng quy trình trồng trọt theo hướng nông lâm kết hợp với các biện pháp tổ chức cây trồng nhằm giữ ẩm chống bốc hơi và các hiện tượng khô hạn cực đoan. 6, Vùng kinh tế thứ 6 (Đông Nam Bộ): Là vùng tương đối nghèo nước, hàng năm thu nhận 12 tỷ m3 dòng chảy 133 sông ngòi (479 mm) 6 tỷ m3 dòng chảy ngầm (242 mm) và 43 tỷ m3 nước trong đất (1845 mm). Sự ưu thế của địa hình thềm cổ, nhiều nơi phủ lớp bazan dày với độ chia cắt yếu tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển cao su, càfê, cây ăn quả. Để thoả mãn được 646 nghìn ha đất nông nghiệp hiện có cần 9 tỷ m3 nước với lượng tưới 14.000 m3 /ha. Lượng nước yêu cầu cao như vậy cho thấy không thể phát triển các cây công nhiệp nếu không đặt vấn đề điều tiết và bảo vệ nguồn nước. Hiện nay trong vùng đang xây dựng công trình Dầu Tiếng trên sông Bé và Trị An trên sông Đồng Nai. Hướng phát triển của vùng này giống như vùng 5. 7, Vùng kinh tế thức 7 (Đồng bằng sông Cửu Long): Là đồng bằng sông Mê Kông. Đó là vùng có tiềm năng nông nghiệp lớn, chiếm tới 50% đất nông nghiệp cả nước. Hiện nay trên 2,5 triệu ha còn trồng một vụ trong mùa mưa. Nguồn nước sông ngòi địa phương chỉ có 9 tỷ m3 trong đó co 2 tỷ m3 nước ngầm. Trong khi đó lượng nước ngoại lai đi vào 99,4 tỷ m3 nước sông ngòi và 33,4 tỷ m3 nước ngầm. Để đảm bảo cung cấp nước cho 2,5 triệu ha trong mùa khô cần tới 35 tỷ m3 nước, trong khi đó nước sông MêKông chỉ có thể lấy được 10 tỷ m3 nghĩa là 1/3 của lượng nước ngầm cho nhu cầu, bởi vì nếu lấy hơn sẽ xảy ra tai hoạ xâm nhập mặn của thuỷ triều và chất lượng nước do thải sẽ có nguy cơ bị đe doạ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM NƯỚC Thực trạng ô nhiễm nước hiện nay của thế giới và Việt Nam: Thực trạng ô nhiễm nước hiện nay của thế giới: Hiện nay đường thủy và sông ngòi nói chung ở châu Âu đều nhiễm độc, nhất là từ các hợp chất hữu cơ chứa clo. Nguyên nhân là dọc hai bên bờ sông có nhiều nhà máy, xí nghiệp hóa chất, như ở sông Ranh chẳng hạn. Ở Hà Lan người ta đã phát hiện ra loại nông dược độc hại và những chất vi ô nhiễm (Micropolluant) trong nước uống bắt nguồn từ sông Ranh Ô nhiễm nước uống do nitrat (NO3-) từ nông nghiệp là một vấn đề nghiêm trọng. Nông nghiệp hiên đại ngày nay sử dụng quá nhiều phân hóa học (nhất là phân đạm). Khoảng chừng 20 năm qua, lượng NO3- đã khuyếch tán trong đất và gây ô nhiễm nước, ngày càng nhiều nguồn nước có lượng NO3- quá mức quy định. Song điều nguy hiểm hơn nữa là ở vùng nông thôn thường có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá cao. Tại các nguồn nước ở các khu công nghiệp thì nồng độ các chất có hại vượt quá liều lượng cho phép bao gồm các chất hữu cơ, vô cơ khó bị phân giải trong tự nhiên. Chúng có thể nổi trên mặt nước, lơ lửng hoặc lắng sâu dưới đáy và tan trong nước. Ở các đô thị của các nước đang phát triển thì 95% cống rãnh không được xử lý nước thải và đã xả ra các cánh đồng lân cận. Thụy Sỹ là nước du lịch và vô cùng sạch sẽ. Song các con sông suối ngoài biên giới Thụy Sỹ thì lại là nguồn nước bị ô nhiễm hoàn toàn. Sông “Danuyp xanh” không còn là một hình ảnh thơ mộng, hiện nay với chiều dài 100 km từ Cremxo đến biên giới Slovakia, thực chất đã trở thành vùng nước chết về phương diện sinh học. Ở Hoa Kỳ, hàng năm ngành nông nghiệp đã sử dụng khoảng 400 nghìn kg thủy ngân trong các loại thuốc bảo vệ thực vật. Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều bị ô nhiễm nước ở các mức độ khác nhau. Thực trạng ô nhiễm nước hiện nay của Việt Nam: Một phần nước ngầm ở vùng đồng bằng Bắc bộ và đặc biệt ở đồng bằng Nam bộ bị nhiễm mặn và nhiễm phèn. Tài nguyên nước của Việt Nam phong phú, nhưng nguồn nước thực sự có thể sử dụng, đảm bảo chất lượng còn hạn chế. Hiện nay mới chỉ khoảng 20 -40 % gia đình Việt Nam đủ nước dùng theo tiêu chuẩn nước sạch. Hiện tượng suy giảm chất lượng nước bề mặt đang lan rộng ra nhiều nơi do ô nhiễm của các chất thải từ các khu công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, các khu đông dân cư, sự xói mòn rửa trôi trên bề mặt các lưu vực sông suối. Riêng thành phố Hà Nội hiện nay tổng lượng nước thải trong một ngày đêm từ 300 nghìn đến 400 nghìn m3, trong đó nước thải sinh hoạt là 1800 -2000 m3/ngày đêm, nhưng mới chỉ thu gom được khoảng 850 m3, phần còn lại được xả vào các khu đất ven hồ, kênh mương gây ô nhiễm nặng cho nguồn nước. Các chỉ số BOD5, COD trong nước thải vào sông hồ vượt chỉ tiêu cho phép hàng trăm lần. Các ion NH4+, NO3-, NO2- cũng vượt chỉ tiêu cho phép hàng chục lần. Các loại nước thải này vẫn chưa được xử lý trước khi xả vào nguồn nước sạch. Sự bùng nổ công nghiệp đã thải vào môi trường nhiều chất gây ô nhiễm, đã đang và sẽ gây tổn hại sức khỏe con người, các thủy sinh vật, ô nhiễm không khí, nguồn nước và đất trồng trọt. Các chất thải này có loại không bị phân hủy và rất độc hại như các kim loại nặng, các hóa chất, các chất hữu cơ tổng hợp chưa được phân loại và xử lý. Tất cả đều gom đem chôn không đúng kỹ thuật, nên đã gây ô nhiễm nặng. Hình 6.4. Ô nhiễm nước ở các khu đô thị Nước ngầm do khai thác quá mức, vượt khả năng tự nạp lại, làm suy thoái về lượng và chất của nước. Dung lượng nước trong các giếng giảm dần, có giếng mới chỉ khải thác chưa được 10 năm mà mức nước trong giếng đã hạ thấp hàng chục mét. Hậu quả này sẽ dần tới sự xâm nhập của nước mặn, nước thải sinh hoạt, công nghiệp, thậm chí gây ra lún đất. Tại Hà Nội, phân tích 660 mẫu nước lấy tại 106 giếng khoan đang khai thác cho thấy nước đã có biểu hiện nhiễm bẩn NH4+ và NO2. TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẢN BIỆN Câu 1: Tài nguyên nước của việt nam có phong phú và có chịu ảnh hưởng từ tài nguyên nước quốc tế không? nếu có thì ảnh hưởng như thế nào? Tài nguyên nước của việt nam có phong phú và có chịu ảnh hưởng từ quốc tế Ví dụ như ảnh hưởng từ các nước lân cận: Việc khai thác, sử dụng nước tại các quốc gia ở thượng nguồn các sông đã có tác động lớn đến Việt Nam. Gần đây, ở thượng nguồn các sông Đà, sông Thao, sông Lô phần lưu vực thuộc Trung Quốc, việc xây dựng nhiều hồ chứa thủy điện (7 hồ chứa trên thượng nguồn sông Đà, 8 hồ chứa trên sông Lô - sông Gâm và một số hồ chứa lớn ở sông Thao) đã gây những biến động phi tự nhiên, làm suy giảm, cạn kiệt nguồn nước, ảnh hưởng bất lợi tới nguồn nước chảy về Việt Nam. Tình hình tương tự cũng đang diễn ra trên dòng chính sông Mêkông, gây những quan ngại lớn cho các nước ở hạ du. Câu 2: Các vấn đề môi trường liên quan đến tài nguyên nước gồm những gì? Nước phân bố không đều trên bề mặt trái đất. Lượng mưa ở sa mạc dưới 100mm/năm, trong khi ở nhiều vùng nhiệt đới (ẤN ĐỘ) CÓ THỂ ÐẠT 5000MM/NĂM. Do vậy, có nơi thiếu nước, hạn hán, trong khi nhiều vùng mưa lụt thường xuyên. Nhiều nước Trung Ðông phải xây dựng nhà máy để cất nước ngọt hoặc mua nước ngọt từ quốc gia khác. Các biến đổi khí hậu do con người gây ra đang làm trầm trọng thêm sự phân bố không đều tài nguyên nước trên trái đất. Con người ngày càng khai thác và sử dụng nhiều hơn tài nguyên nước. Lượng nước ngầm khai thác trên thế giới năm 1990 gấp 30 lần năm 1960 dẫn đến nguy cơ suy giảm trữ lượng nước sạch, gây ra các thay đổi lớn về cân bằng nước. Nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động của con người. Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, nước biển bởi các tác nhân như NO3, P, thuốc trừ sâu và hoá chất, kim loại nặng, các chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh v.v. Do vậy, vấn đề đảm bảo nguồn nước sạch cho dân cư các vùng trên thế giới đang là nhiệm vụ hàng đầu của các tổ chức môi trường thế giới. Trong khoảng từ năm 1980 - 1990, thế giới đã chi cho chương trình cung cấp nước sạch khoảng 300 tỷ USD, đảm bảo cung cấp cho 79% dân cư đô thị, 41% dân cư nông thôn. Các tác nhân gây ô nhiễm nước có thể chia ra làm nhiều loại: Kim loại nặng (As, Pb, Cr, Sb, cd, Hg, Mo, Al, Cu, Zn, Fe, Al, Mn...), anion (CN-, F-, NO3, Cl-, SO4), một số hoá chất độc (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, Dioxin), các sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, ký sinh trùng). Kim loại nặng tích luỹ theo chuỗi thức ăn trong cơ thể con người khi đạt liều lượng nhất định sẽ gây bệnh. Một số kim loại có khả năng gây ung thư như Cr, Cd, Pb, Ni. Một số anion có độc tính cao điển hình là xyanua (CN-). Ngộ độc sắn là do sắn chứa nhiều ion gốc xyanua. Ion (F-) khi có nồng độ cao gây độc, nhưng ở nồng độ thấp làm hỏng men răng. Nitrat (NO-3) có thể chuyển thành (NO-2) kích động bệnh methoglobin và hình thành hợp chất nitrozamen có khả năng tạo thành bệnh ung thư. Các ion (Cl-) và (SO2-4) không độc nhưng nồng độ cao gây bệnh ung thư. Các nhóm hợp chất phenon hoặc ancaloit độc với người và gia súc. Câu 3: Chiến lược bảo vệ tài nguyên nước là gì? việt nam đã định hình cơ chế ra sao? Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác sử dụng nước, xả nước thải, bảo vệ số lượng nước, chất lượng nước; kiểm soát chặt các hoạt động phòng, chống ô nhiễm suy thoái, cạn kiệt các nguồn nước ngay từ khi triển khai đầu tư các dự án phát triển. Tập trung triển khai các biện pháp, công cụ kinh tế theo quy định của Luật để từng bước ngăn chặn, tiến tới hạn chế dần tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả, nhất là thực hiện việc thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Triển khai thực hiện các đề án kiểm kê tài nguyên nước, kiểm kê hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước theo Kế hoạch quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước đến 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục kiện toàn, củng cố và tăng cường bộ máy quản lý tài nguyên nước ở các cấp, nhất là cấp Sở và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; hình thành tổ chức lưu vực sông và xây dựng cơ chế điều phối, giám sát trong hoạt động quản lý tài nguyên nước ở các lưu vực sông để bảo đảm sự phối hợp đồng bộ của các Bộ, ngành, địa phương trong giải quyết những vấn đề chung trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống tác hại do nước gây ra trên các lưu vực sông. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và tác động của việc sử dụng nước phía thượng lưu các nguồn nước liên quốc gia. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước, đặc biệt cần xây dựng cơ chế quản lý, khai thác, sử dụng nguồn nước và cơ chế chia sẻ thông tin phục vụ quản lý nguồn nước liên quốc gia. Nâng cao năng lực quản lý ở các cấp, cả năng lực chuyên