Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với ba mặt giáp biển, có trên ba nghìn cây số bờ biển,
vùng biển rộng trên 1 triệu km
2
. Đồng thời, nước ta ở vào vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, quanh năm khí hậu ấm áp vô cùng thuận lợi cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.
Bởi vậy, chúng ta có được nguồn tài nguyên sinh vật biển nhiệt đới đa dạng cả về số
lượng và giàu về hàm lượng. Các nghiên cứu đã xác định được danh mục 11.000 loài
sinh vật biển Việt Nam, bao gồm cả động vật và thực vật.
Bên cạnh tiềm năng về kinh tế, tiềm năng về nguồn tài nguyên biển sử dụng trong ydược học cũng rất dồi dào. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện nhiều hợp chất quý từ sinh vật
biển có giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều tác dụng làm đẹp, làm thuốc, đặc biệt là các chất
có tác dụng chống ung thư, chất kháng khuẩn, các chất điều tiết sinh sản, chống viêm,
chữa huyết áp. Tuy nhiên, những nguồn lợi này vẫn chưa thực sự được chú ý nghiên
cứu, khai thác hiệu quả để đưa vào sử dụng; hoặc lại bị khai thác quá mức, không có quy
hoạch tốt dẫn đến suy kiệt dần.
Trong giới hạn một tiểu luận, tôi xin được tập trung vào 2 nội dung chính gồm có
I. Thực vật biển dùng trong y- dược:
1. Tảo Spirulina ( Tảo xoắn)
2. Rong câu chỉ vàng
II. Động vật biển dùng trong y- dược:
1. Cá ngựa.
2. Hải sâm.
15 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 4164 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tài nguyên sinh vật biển sử dụng làm thuốc, mỹ phẩm, TPCN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.Đề tài 8: Tiềm năng sinh vật biển làm thuốc, mỹ phẩm, TPCN
HVTH: Phạm Trần Thu Hà- CH20- MHV: 1511014 Page 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN VÀ
ỨNG DỤNG DƯỢC LIỆU
ĐỀ TÀI SỐ 8
TÀI NGUYÊN SINH VẬT BIỂN SỬ DỤNG LÀM
THUỐC, MỸ PHẨM, TPCN
Hà nội, 12/ 2015
HVTH: PHẠM TRẦN THU HÀ
MHV: 1511014
LỚP: CH 20
.Đề tài 8: Tiềm năng sinh vật biển làm thuốc, mỹ phẩm, TPCN
HVTH: Phạm Trần Thu Hà- CH20- MHV: 1511014 Page 2
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................................... 3
NỘI DUNG .......................................................................................................................... 3
PHẦN I: THỰC VẬT BIỂN DÙNG TRONG Y- DƯỢC .............................................. 3
1. Tảo Spirulina (tảo xoắn) ............................................................................................. 3
1.1. Tên khoa học ................................................................................................. 3
1.2. Đặc trưng hình thái ........................................................................................ 4
1.3. Thành phần dinh dưỡng ................................................................................. 4
1.4. Tác dụng ........................................................................................................ 5
1.5. Kỹ thuật nuôi trồng........................................................................................ 5
1.6. Thu hoạch ...................................................................................................... 6
1.7. Tiềm năng trong y- dược ............................................................................... 6
1.8. Nuôi trồng và phát triển Spirulina tại Việt nam ............................................ 6
2. Rong câu chỉ vàng ...................................................................................................... 6
2.1. Tên khoa học ................................................................................................. 6
2.2. Phân bố .......................................................................................................... 7
2.3. Nuôi rong câu chỉ vàng thương phẩm ........................................................... 7
2.4. Thu hoạch và chế biến ................................................................................... 8
2.5. Công dụng ..................................................................................................... 8
2.6. Nuôi trồng rong câu chỉ vàng tại Việt nam ................................................... 9
PHẦN II: ĐỘNG VẬT BIỂN DÙNG TRONG Y- DƯỢC .......................................... 10
1. Cá ngựa ..................................................................................................................... 10
1.1. Tên khoa học ............................................................................................... 10
1.2. Bộ phận dùng ............................................................................................... 10
1.3. Nuôi cá ngựa thương phẩm ......................................................................... 10
1.4. Thu hoạch và chế biến ................................................................................. 11
1.5. Công dụng ................................................................................................... 11
1.6. Nuôi cá ngựa tại Việt nam ........................................................................... 11
.Đề tài 8: Tiềm năng sinh vật biển làm thuốc, mỹ phẩm, TPCN
HVTH: Phạm Trần Thu Hà- CH20- MHV: 1511014 Page 3
2. Hải sâm ..................................................................................................................... 11
2.1. Tên khoa học ............................................................................................... 11
2.2. Phân bố ........................................................................................................ 11
2.3. Thành phần dinh dưỡng ............................................................................... 12
2.4. Công dụng ................................................................................................... 12
2.5. Khai thác hải sâm tại Việt nam ................................................................... 12
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 14
.Đề tài 8: Tiềm năng sinh vật biển làm thuốc, mỹ phẩm, TPCN
HVTH: Phạm Trần Thu Hà- CH20- MHV: 1511014 Page 4
LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi với ba mặt giáp biển, có trên ba nghìn cây số bờ biển,
vùng biển rộng trên 1 triệu km2. Đồng thời, nước ta ở vào vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, quanh năm khí hậu ấm áp vô cùng thuận lợi cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.
Bởi vậy, chúng ta có được nguồn tài nguyên sinh vật biển nhiệt đới đa dạng cả về số
lượng và giàu về hàm lượng. Các nghiên cứu đã xác định được danh mục 11.000 loài
sinh vật biển Việt Nam, bao gồm cả động vật và thực vật.
Bên cạnh tiềm năng về kinh tế, tiềm năng về nguồn tài nguyên biển sử dụng trong y-
dược học cũng rất dồi dào. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện nhiều hợp chất quý từ sinh vật
biển có giá trị dinh dưỡng cao, có nhiều tác dụng làm đẹp, làm thuốc, đặc biệt là các chất
có tác dụng chống ung thư, chất kháng khuẩn, các chất điều tiết sinh sản, chống viêm,
chữa huyết áp... Tuy nhiên, những nguồn lợi này vẫn chưa thực sự được chú ý nghiên
cứu, khai thác hiệu quả để đưa vào sử dụng; hoặc lại bị khai thác quá mức, không có quy
hoạch tốt dẫn đến suy kiệt dần.
Trong giới hạn một tiểu luận, tôi xin được tập trung vào 2 nội dung chính gồm có
I. Thực vật biển dùng trong y- dược:
1. Tảo Spirulina ( Tảo xoắn)
2. Rong câu chỉ vàng
II. Động vật biển dùng trong y- dược:
1. Cá ngựa.
2. Hải sâm.
.Đề tài 8: Tiềm năng sinh vật biển làm thuốc, mỹ phẩm, TPCN
HVTH: Phạm Trần Thu Hà- CH20- MHV: 1511014 Page 5
Phần I: THỰC VẬT BIỂN DÙNG TRONG Y- DƯỢC
1. Tảo Spirulina ( Tảo xoắn):
Hình 1: Tảo Spirulina quan sát dưới kính hiển vi
1.1. Tên khoa học: Arthrospira platensis, thuộc bộ Oscilatoriales, họ
Cyanobacteria.
1.2. Đặc trưng hình thái [1]:
- Tế bào không có thể sắc tố, sắc tố phân bố ở phần ngoài nguyên sinh chất, gọi
là khu sắc tố.
- Thân tảo có màu xanh lục, dạng sợi, xoắn theo hình trôn ốc, không có vách cắt
ngang.
- Chiều ngang tảo 4-5 µm, chiều dài 400- 600 µm.
1.3. Thành phần dinh dưỡng [2] :
“Tảo Spirulina là thức ăn tốt nhất cho con người trong tương lai”- Tuyên bố
của Liên Hiệp Quốc trong hội nghị Lương Thực Thế Giới ( 1974).
- Hàm lượng protein trong Spirulina thuộc vào loại cao nhất trong các thực
phẩm hiện nay, 56%-77% trọng lượng khô.
- Hàm lượng vitamin rất cao. Cứ 1 kg tảo xoắn Spirulina chứa 55 mg vitamin
B1, 40 mg vitamin B2, 3 mg vitamin B6, 2 mg vitamin B12, 113 mg vitamin
PP, 190 mg vitamin E, 4.000 mg caroten trong đó β-Caroten khoảng 1700 mg,
0,5 mg axít folic, inosit khoảng 500-1.000 mg
.Đề tài 8: Tiềm năng sinh vật biển làm thuốc, mỹ phẩm, TPCN
HVTH: Phạm Trần Thu Hà- CH20- MHV: 1511014 Page 6
- Phần lớn chất béo trong Spirulina là axít béo không no, trong đó axít linoleic
13.784 mg/kg, γ-linoleic 11.980 mg/kg. Đây là điều hiếm thấy trong các thực
phẩm tự nhiên khác.
- Hàm lượng khoáng chất có thể thay đổi theo điều kiện nuôi trồng, thông
thường sắt là 580–646 mg/kg, Mn là 23–25 mg/kg, Selen là 0,4 mg/kg, Ca, K,
Photpho đều khoảng là 1.000-3.000 mg/kg hoặc cao hơn
- Hàm lượng cacbon hydrat khoảng 16,5%, hiện nay đã có những thông tin dùng
glucoza chiết xuất từ tảo Spirulina để tiến hành những nghiên cứu chống ung
thư .
1.4. Tác dụng [2]:
- Phòng tránh bệnh thiếu máu do thiếu dinh dưỡng.
- Chống oxi hóa, làm chậm sự lão hóa của tế bào, hỗ trợ điều trị các bệnh thường
gặp ở người già như thiếu máu, xốp xương.
- Ngăn ngừa các bệnh các bệnh thời đại như béo phì, tim mạch, tiểu đường,
huyết áp cao, ung thư
- Làm đẹp da, giảm các vết nhăn, nám. Hỗ trợ giảm cân.
- Tăng cường thị lực.
- Tăng sức đề kháng, tăng sức dẻo dai trong vận động
1.5. Nuôi trồng:[1]
- Tảo Spirulina nhạy cảm với ánh sáng. Cường độ ánh sáng khi nuôi trong ống
nghiệm mặt nghiêng 2000-3000 lux, bình nuôi thủy tinh đặt trong nhà 3000-
5000 lux, nuôi ở diện tích lớn 10000-30000 lux, thì sinh trưởng tốt.
- Nguồn đạm chế dung dịch nuôi tảo Spirulina, lấy ure là hiệu quả tốt nhất, sau
đó đến muối nitrat.
- Quy trình công nghệ nuôi tảo Spirulina có 5 cấp: nuôi cấy giống tảo trong
thạch agar nuôi trong bình tam giác chịu nhiệt nuôi trong bình thủy
tinh lớn nuôi trong bể gạch xây trong nhà nuôi trong ao, bể ximang
ngoài trời.
- Mỗi ống nghiệm bằng thạch có thể cấy giống 2000 ml dung dịch, qua 10-15
ngày có thể đạt tới mật độ cao.
- Dùng giống dung dịch cấy giống tiếp, tỷ lệ giữa lượng dung dịch giống và
dung dịch nuôi mới 1:5 ( nuôi trong bình thủy tinh) và 1:10- 1:20 (nuôi trong
ao nuôi) là phù hợp.
- Nuôi trong diện tích ao lớn, độ sâu ao nuôi thường là 40-50 cm, độ sâu nước
thường là 25-30 cm ( do tảo thường nổi lên mặt). Độ sâu của nước nuôi tốt
.Đề tài 8: Tiềm năng sinh vật biển làm thuốc, mỹ phẩm, TPCN
HVTH: Phạm Trần Thu Hà- CH20- MHV: 1511014 Page 7
nhất là bao nhiêu còn phải kết hợp các mặt về nhiệt độ, độ chiếu sáng, sục
khí rồi tổng hợp lại mà định.
1.6. Thu hoạch: [1]
- Sản lượng tảo Spirulina lấy bột khô trong diện tích 1 ml để biểu thị. Sản lượng
ao nuôi mỗi ngày là 8-15 g/ m2 , sản lượng thấp mỗi ngày được 7-12g/ m2. Khi
tảo màu xanh lục là có thể thu hoạch.
- Ao nuôi tảo Spirulina nói chung dùng phương pháp nuôi bón liên tục, không
thu hoạch hoàn toàn, tảo còn lưu lại làm giống, tiếp tục nuôi tiếp.
- Phương pháp thường làm nông độ tảo tập trung lại bằng phương pháp lọc có
trọng lực, lọc ngang có lực ép, phương pháp kết tủa ly tâm
1.7. Tiềm năng trong y- dược học:
- Dễ nuôi trồng, khả năng sinh trưởng phát triển rất nhanh, sản lượng cao ( theo
cấp số nhân).
- Tảo Spirulina có giá trị dinh dưỡng cao, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị
nhiều bệnh tật, được sử dụng rộng rãi để làm đẹp, tăng cường và duy trì sức
khỏe.
1.8. Nuôi trồng và phát triển Spirulina tại Việt Nam:
- Tảo spirulina được giáo sư Ripley D.Fox đưa vào Việt Nam vào năm 1985.
- Hiện nay đã có những cơ sở nuôi tảo tại VN như Vĩnh Hảo (Bình Thuận) ,
Châu Cát (Thuận Hải), Suối Nghệ (Đồng Nai). Năm 2008, công ty Cổ Phần
Tảo Vĩnh Hảo chính thức sản xuất tảo ở quy mô công nghiệp, diện tích nuôi
trồng được mở rộng trên 12,000 m2. Năm 2013, sản lượng của riêng một đơn
vị trong tỉnh là Công ty Cổ Phần tảo Vĩnh Hảo đã đạt gần 17 tấn.
- Thương hiệu tảo Spirulina Việt Nam đang từng bước khắng định được vị trí
trên thị trường với chất lượng và giá cả hợp lý so với các sản phẩm nhập ngoại.
Ví dụ: Tảo Spirulina của công ty cổ phần Vĩnh Hảo, của Viện khoa học và
công nghệ Việt nam
2. Rong câu chỉ vàng:
2.1. Tên khoa học: Gracilaria asiatica Chang et Xia (tên khoa học cũ
là Gracilaria verrucosa (Huds. Papenf). Họ Rong câu Gracilariaceae.
.Đề tài 8: Tiềm năng sinh vật biển làm thuốc, mỹ phẩm, TPCN
HVTH: Phạm Trần Thu Hà- CH20- MHV: 1511014 Page 8
Hình 2: Rong câu chỉ vàng
2.2. Phân bố:
- Sống ở môi trường nước lợ, có biên độ dao động nhiệt độ khá rộng ( 13- 350C),
nhiệt độ tối ưu 20- 250C, độ mặn 15- 20%, pH 7-8.
- Rong câu chỉ vàng sống ở nơi ít sóng gió, dòng chảy thông suốt, địa thế bằng
phẳng, chất nước dinh dưỡng, thường bám vào vật bám như vỏ ốc, vỏ nghêu,
mảnh san hô, sạn đá để sống. [1]
2.3. Nuôi rong câu chỉ vàng thương phẩm: [1]
2.3.1. Điều kiện bãi nuôi trồng:
- Địa thế bằng phẳng, ở bãi triều rộng rãi, khi nước triều rút còn chứa nước hoặc
đầm phá sau khi triều vẫn còn nước sâu 2m trở lên.
- Thịch hợp ở chất đáy tương đối cứng. Bãi có chất đáy là cát hoặc bùn mềm là
tương đối kém.
- Ở khu biển có nguồn nước ngọt nhất định chảy vào, tỉ trọng nước biển là
1,015- 1,025, nguồn muối dinh dưỡng tương đối cao.
- Chất nước trong, độ trong tương đối lớn.
- Dòng triều chảy thông suốt, sóng gió nhỏ.
- Mùa hè nhiệt độ nước không lên quá 350C.
2.3.2. Phương pháp nuôi trồng:
a. Phương pháp phát tán giống nuôi ở vùng triều:
- Rải đều cây non dài 5-6 cm trên bãi để nuôi trồng. Rải mỗi luống cách nhau
30-40 cm, sắp thành ruộng rong.
- Sau 2-3 tháng quản lý, cây tảo có thể dài 1m, là có thể thu hoạch.
.Đề tài 8: Tiềm năng sinh vật biển làm thuốc, mỹ phẩm, TPCN
HVTH: Phạm Trần Thu Hà- CH20- MHV: 1511014 Page 9
- Phương pháp nuôi trồng bằng lưới vinylong dài 8m, ngang 1m, có đóng cọc gỗ
cố định cỡ mắt lưới 15cm x 15cm, ở gút lưới có kẹp 1 cây non, ở một đầu lưới
có buộc 1 đoạn ống tre dài độ 1,2 m để làm phao, ở giữa có buộc 2 khúc làm
cho lưới có thể mở ra, khi triều lên lưới nổi, khi triều xuống lưới nằm trên bãi
triều, rong có thể ngâm mình trong nước chứa lại ở bãi, không bị tổn hại vì khô
nước.
- Với phương pháp này, mỗi mầu (667m2) thu được 150 kg rong khô.
b. Kẹp giống nuôi bè ở biển cạn:
- Nuôi rong ở vũng dưới triều, bè dài 20m, rộng 2m, 2 đầu có buộc 1 phao tre
nổi lớn ( dài 2,2 m, đường kính 20 cm, 2 bên có buộc 2 dây nổi dài 28m). Dây
nổi dùng sợi nylong 60x3 đánh thành, 2 đầu dây buộc vào 1 bè hoặc 1 trụ gỗ cố
định trên biển. Ở giữa dây, cách nhau một cự li vừa phải buộc 1 đoạn tre nhỏ
dài 2,2m, làm cho 2 dây nối giữ cân bằng song song ở trên phao tre và đoạn tre
nhỏ cứ cách nhau 14 cm, buộc 1 dây giống dài 20m. Dây giống dùng sợi
nylong 14x3 đánh thành.
- Kẹp giống cách nhau 10 cm 1 cây. Mỗi bè móc được 15 dây, mỗi dây kẹp 200
cây giống, tổng cộng 3000 cây. Số lượng cây giống kẹp ở 5 bè là 15.000 cây.
- Dùng phương pháp này mỗi mầu (667 m2) có thể thu hoạch 200 kg rong khô.
c. Phương pháp nuôi trồng ở đầm:
- Trong đầm cắm 1 số sào tre, giữ cho rong khỏi trôi vào một bên. Cần giữ nước
sâu trên 30 cm, có bón phân định kỳ mỗi mẫu , bón đam 200 g cho hiệu quả rất
tốt.
- Nước trong đầm mấy ngày thay 1 lần và kịp thời trừ rong tạp, giữ chất nước
sạch sẽ.
- Sau khi thả giống 1 tháng có thể thu hoạch lần thứ nhất, đồng thời giữ lại số
giống nhất định, để tiếp tục sinh trưởng và thu hoạch đầu mùa đông. ( khi nhiệt
độ hạ quá thấp, dưới 80C, rong ngừng sinh trưởng, không thu hoạch nữa)
- Có thể nuôi ghép tôm, cua trong đầm, mỗi mẫu có thể thu được rong câu 500
kg, cá 300 kg, cua 100 kg.
- Phương pháp này cho sản lượng cao, cao nhất đạt đến 5 tấn rong khô.
2.4. Thu hoạch và chế biến: [1]
2.4.1. Thu hoạch:
- Nuôi nhân tạo 3-5 tháng cây rong dài đến 1 m là có thể thu hoạch. Vào tháng
2-3 thu hoạch và tiến hành nuôi vụ 2. Hiện nay chỉ bằng phương pháp thủ công
để thu hoạch.
.Đề tài 8: Tiềm năng sinh vật biển làm thuốc, mỹ phẩm, TPCN
HVTH: Phạm Trần Thu Hà- CH20- MHV: 1511014 Page 10
- Rong thu hoạch xong rửa sạch bùn đất, loại trừ các tạp rong rồi có thể phơi
khô. Tỉ lệ tươi và khô là 10:1.
2.4.2. Chế biến thành agar- agar:
- Dùng rong câu chỉ vàng chế biến thành agar- agar, mỗi 100 g có thể chiết xuất
30 g keo agar- agar, tỉ lệ xuất keo là 30%.
- Quy trình công nghiệp: Nguyên liệu được xử lý ngâm xút rửa sạch
làm trắng nấu agar lọc sạch ép sợi. Sau đó:
Cách 1: làm lạnh li tâm thoát nước xay bột đóng bao.
Cách 2: đóng bao ép nát chà thô khô sợi không đóng bao.
2.5. Công dụng:
- Cung cấp nguyên liệu sản xuất agar- agar ( trên 20% trọng lượng khô) [2]
- Làm thực phẩm, nguyên liệu trong y tế ( làm thuốc nhuận tràng, vỏ thuốc nang,
tá dược thuốc viên, môi trường nuôi cấy vi sinh vật...)
2.6. Nuôi trồng rong câu chỉ vàng tại Việt nam:
- Rong phân bố dọc bờ biển nước ta từ Quảng Ninh tới Kiên Giang, nhưng gặp
nhiều ở Quảng Bình. Thanh Hoá, Nam Hà, Hải Phòng và Quảng Ninh.
- Công ty Cổ phần Thương mại Duy mai:
Thành lập năm 1992, là doanh nghiệp sản xuất agar- agar với gần 25 năm kinh
nghiệm, đã tạo được thương hiệu trên thị trường trong nước.
Năm 2014 công ty nâng cấp nhà máy sản xuất với dây chuyền công nghệ hiện
đại, được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm ISO 22000:
2005. Nâng cao công suất nhà máy lên 30 tấn Agar - Agar/ Tháng.
Xưởng sản xuất chiết suất Agar Agar Duy Mai được xây dựng trên diện tích
10.000 mét vuông tại Khu công nghiệp Cành Hầu - Phường Lãm Hà, Quận
Kiến An, Hải Phòng.
Khu vực sơ chế rong rộng 2 Hecta tại xã Quốc Tuấn, Quận An Dương, Hải
Phòng. Tại đây rong được rửa sạch, phơi – sấy khô, lưu kho rồi chuyển đến
nhà máy chiết suất.
Duy Mai đầu tư cấp vốn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng chăm sóc rong cho
nhiều chủ đầm tại các tỉnh thành trên cả nước Hải phòng,T hái bình, Thanh
hóa, Ninh bình, Phú yên.., đảm bảo bao tiêu đầu ra cho nông dân, ổn định thu
nhập.
Công ty cung cấp các sản phẩm từ Agar-Agar cho chế biến thực phẩm và làm
môi trường nuôi cấy vi sinh.
.Đề tài 8: Tiềm năng sinh vật biển làm thuốc, mỹ phẩm, TPCN
HVTH: Phạm Trần Thu Hà- CH20- MHV: 1511014 Page 11
Phần II: ĐỘNG VẬT BIỂN TRONG Y- DƯỢC
1. Cá ngựa:
1.1. Tên khoa học: Cá ngựa là cá biển thuộc chi Hippocampus và
họ Syngnathidae, bao gồm cả cá chìa vôi.
Hình 3: Cá ngựa
1.2. Bộ phận dùng: toàn con bỏ nội tạng.
1.3. Nuôi cá ngựa thương phẩm: [1]
1.3.1. Trại nuôi và ao nuôi:
- Trại nuôi: nơi có nước triều lưu thông, sóng gió ít, độ muối 9-33%, không bị ô
nhiễm.
- Ao nuôi: có thể nuôi trong nhà hoặc ngoài trời (có che bớt ánh sáng), phần nửa
dưới bể nuôi sơn đen nhạt hoặc màu xám đậm. Mỗi bể nuôi có diện tích 5-
20m2, độ sâu 0,8-1,2 m.
1.3.2. Phương pháp nuôi:
- Đem cá ngựa con có chiều dài thân nhỏ hơn 10cm, nuôi thành cá thương phẩm.
- Mật độ nuôi thả cá ngựa con 80-100 cá thể/m3 nước nuôi.
- Thức ăn chủ yếu là động vật chân mái chèo (đoan túc, tôm tấm, tôm móc).
Ngày cho ăn 2-3 lần, buổi sáng cho ăn nhiều, buổi chiều cho ăn ít hơn.
.Đề tài 8: Tiềm năng sinh vật biển làm thuốc, mỹ phẩm, TPCN
HVTH: Phạm Trần Thu Hà- CH20- MHV: 1511014 Page 12
- Trong thời gian nuôi, dọn bể thường xuyên, để giữ nước trong sạch, độ trong
khống chế ở 35 cm. Nhiệt độ không được dưới 130C (nhiệt độ nước để qua
đông phải khống chế ở 16-180C).
1.4. Thu hoạch và bảo quản:[1]
- Cá ngựa trưởng thành độ 1 tuổi trở lên, tỉ lệ phơi khô tương đối cao, đạt trên
30%. Chọn cá trước khi qua đông hoặc trong mùa sinh sản, cỡ trên 1 năm để
tiến hành thu hoạch.
- Quy trình công nghệ chế biến: dùng nước ngọt rửa qua, rửa sạch màng da, vất
bỏ nội tạng, phơi khô cho đuôi cá cong lên, bó lại thành từng đôi một, cho vào
bảo quản ( thêm chất chống ẩm), là sản phẩm có thể làm thuốc.
1.5. Công dụng: theo Y học cổ truyền[1]
- Cá ngựa có vị ngọt, hơi mặn, tính ấm, tác dụng bổ thận, tráng dương, điều khí,
hoạt huyết, tiêu viêm thối nhiệt, khử đờm, sáng mắt
- Chủ trị thận suy dương, ho, đau bụng, ù tai, buồn phiền mất ngủ, bị thương
chảy máu, khó đẻBệnh ung thư vú cũng trị liệu có hiệu quả.
- Cách dùng phổ biến: cá ngựa ngâm rượu chung với các vị thuốc như dâm
dương hoắc, câu kỷ tử, cẩu tích, thiên niên kiện, để làm thuốc bổ tăng lực.
1.6. Nuôi cá ngựa tại Việt Nam:
Từ năm 1990, cá ngựa được Viện hải dương học Nha trang nghiên cứu và từng
bước hoàn thiện quy trình sản xuất và nuôi trồng thương phẩm, có khả năng
phát triển ra cộng đồng.
2. Hải sâm:
2.1. Tên khoa học: Stichopus sp.
2.2. Phân bố: ở nước ta, hải sâm
có nhiều ở
- Vùng biển Khánh Hòa (Hòn
Khói, Hòn Đôi, Hòn Tai, Hòn
Rùa, Hòn Tre, Hòn Miễu)
- Đảo Trường Sa, Phú Quốc,
Côn Đảo, Thổ Chu
Hình 4: Hải sâm
.Đề tài 8: Tiềm năng sinh vật biển làm thuốc, mỹ phẩm, TPCN
HVTH: Phạm Trần Thu Hà- CH20- MHV: 1511014 Page 13
2.3. Thành phần dinh dưỡng: [3