Tiểu luận Tài trợ mua ô tô ở Trung Quốc

Sau 15 năm đàm phán, Trung Quốc chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương m ại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 12 năm 2001. Trong suốt quá trình đàm phán, Trung Quốc đã dần dần thông thoáng hơn trong các chính sách thương mại và đầu tư, và xem việc gia nhập chính thức này như một biểu tượng lớn. Hơn hết, việc trở thành thành viên của WTO cho thấy đây là lời cam kết của Trung Quốc về việc thiết lập những luật lệ rõ ràng, không phân biệt đối xử trong hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước. Ví dụ như luật bảo hộ bản quyền và thương hiệu của Trung Quốc có hiệu lực vào tháng 10 năm 2001 theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều công ty đã thiết lập chiến lược từ những năm 1990 dựa trên giả định rằng Trung Quốc sẽ gia nhập WTO và hiện nay họ đã sẵn sàng thực hiện những kế hoạch đó. Trung Quốc không sẵn lòng trong cải cách về chính trị nhưng đã thực hiện những thay đổi đáng kể trong cam kết về cải cách cấu trúc kinh tế. Sự sửa đổi trong hiến pháp năm 1999 đã hợp pháp hóa nguồn vốn tư hữu và cho phép những công ty tư nhân có quyền hợp pháp như các công ty nhà nước theo sự phát triển của cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp tư nhân chiếm 40% GDP và giải quyết việc làm cho 30% lao động ở Trung Quốc. Bộ phận này tạo nhiều công ăn việc làm mới, chiếm khoảng 38% toàn bộ lượng việc làm chính thức của Trung Quốc và 56% trong số đó là các công việc ở khu vực thành thị. Trong khi đó một số viên chức nhà nước lại rơi vào tình trạng thất nghiệp. Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh nhất trong vòng 10 năm qua với GDP thực hằng năm tăng trung bình 10,8%. Trong khi trung bình GDP trên đầu người dưới 1000$, người dân ở thành thị (như ở Thượng Hải và Quảng Đông) có thu nhập trên 3000$ (đánh dấu việc tiêu dùng có chiều hướng gia tăng một cách đáng kể). Các hộ gia đình ở thành thị có đủ khả năng có tivi màu (96% có tivi màu), điện thoại bàn (76%), điện thoại di động (28%). Một cuộc sống có chất lựơng như vậy cũng dần dần được mở rộng ra các vùng nông thôn. Hơn nữa, người tiêu dùng trẻ ở thành thị đang có xu hướng thay đổi quan điểm mua sắm. Họ chấp nhận thanh toán giao d ịch bằng thẻ tín dụng.

pdf11 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tài trợ mua ô tô ở Trung Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 0 - Tiểu luận Tài trợ mua ô tô ở Trung Quốc - 1 - “Tại Trung Quốc, việc tài trợ mua ô tô cũng giống như sự hợp nhất của Nam và Bắc Triều Tiên. Tất cả mọi người muốn điều đó xảy ra. Nhưng trước khi nó xảy ra, cần phải xét đến các nguy cơ tiềm ẩn.” Mike Dunne, automotive news 2000 Trung Quốc và WTO Sau 15 năm đàm phán, Trung Quốc chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 12 năm 2001. Trong suốt quá trình đàm phán, Trung Quốc đã dần dần thông thoáng hơn trong các chính sách thương mại và đầu tư, và xem việc gia nhập chính thức này như một biểu tượng lớn. Hơn hết, việc trở thành thành viên của WTO cho thấy đây là lời cam kết của Trung Quốc về việc thiết lập những luật lệ rõ ràng, không phân biệt đối xử trong hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước. Ví dụ như luật bảo hộ bản quyền và thương hiệu của Trung Quốc có hiệu lực vào tháng 10 năm 2001 theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều công ty đã thiết lập chiến lược từ những năm 1990 dựa trên giả định rằng Trung Quốc sẽ gia nhập WTO và hiện nay họ đã sẵn sàng thực hiện những kế hoạch đó. Trung Quốc không sẵn lòng trong cải cách về chính trị nhưng đã thực hiện những thay đổi đáng kể trong cam kết về cải cách cấu trúc kinh tế. Sự sửa đổi trong hiến pháp năm 1999 đã hợp pháp hóa nguồn vốn tư hữu và cho phép những công ty tư nhân có quyền hợp pháp như các công ty nhà nước theo sự phát triển của cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp tư nhân chiếm 40% GDP và giải quyết việc làm cho 30% lao động ở Trung Quốc. Bộ phận này tạo nhiều công ăn việc làm mới, chiếm khoảng 38% toàn bộ lượng việc làm chính thức của Trung Quốc và 56% trong số đó là các công việc ở khu vực thành thị. Trong khi đó một số viên chức nhà nước lại rơi vào tình trạng thất nghiệp. Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh nhất trong vòng 10 năm qua với GDP thực hằng năm tăng trung bình 10,8%. Trong khi trung bình GDP trên đầu người dưới 1000$, người dân ở thành thị (như ở Thượng Hải và Quảng Đông) có thu nhập trên 3000$ (đánh dấu việc tiêu dùng có chiều hướng gia tăng một cách đáng kể). Các hộ gia đình ở thành thị có đủ khả năng có tivi màu (96% có tivi màu), điện thoại bàn (76%), điện thoại di động (28%). Một cuộc sống có chất lựơng như vậy cũng dần dần được mở rộng ra các vùng nông thôn. Hơn nữa, người tiêu dùng trẻ ở thành thị đang có xu hướng thay đổi quan điểm mua sắm. Họ chấp nhận thanh toán giao dịch bằng thẻ tín dụng. Trung Quốc tạo nên một kết quả ngoạn mục khi gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu trong cả lĩnh vực thương mại và đầu tư. Hoạt động thương mại của Trung Quốc với nước ngoài gấp 4 lần so với năm 1990 đạt 474 tỉ đô la, nhiều hơn 100 tỉ đô la so với Mỹ. (Năm 2001, Trung Quốc vẫn là quốc gia thâm hụt thương mại lớn nhất đối với Mỹ, khoảng 83 tỷ đô la). Trong khi việc gia giảm các rào cản thương mại đã giúp ít nhiều hơn cho việc mua bán hàng hóa nước ngoài ở Trung Quốc trong tương lai, thì với sự đổ xô của các công ty Mỹ và Châu Âu đến Trung Quốc sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, có thể làm cho nước này tiếp tục - 2 - thâm hụt cán cân thương mại với các quốc gia này. Tuy nhiên, đối với các nước Châu Á, Trung Quốc lâm vào tình trạng thâm hụt thương mại từ năm 2000 và sẽ là nguồn cầu lớn khi các thị trường được tự do hóa. Vào thập niên 90, Trung Quốc đã tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) nhiều hơn các nước khác trên thế giới, ngoại trừ Mỹ. Nguồn đầu tư này có lúc lên đến hơn 60 tỷ đô la Mỹ mỗi năm trong vòng 5 năm qua thì Trung Quốc đã chiếm 1 phần bằng các nước Châu Á còn lại (Hình 1). Vốn FDI được đổ vào những khu vực (trong 1 vùng hay 1 quốc gia) nơi có những lợi thế cạnh tranh – một ít được rót vào các khu vực có nguồn lao động dồi dào, một ít đầu tư vào các khu vực có trình độ công nghệ phát triển. Với việc dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư, Trung Quốc có thể trở thành trung tâm nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ trong khu vực. Các quốc gia khác như Nhật Bản sẽ phải tự thay đổi quan điểm nhằm tập trung vào các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển, thiết kế, phần mềm, và các sản phẩm sản xuất có tính chính xác cao. Hình 1 : Một nỗ lực có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế của Trung Quốc là việc giữ ổn định tiền tệ trong vòng 5 năm qua. Trong khi chính thức được xem là đồng tiền thả nổi có kiểm soát, đồng nhân dân tệ đã kiềm chế hiệu quả đồng đô la Mỹ. Điều này giúp Trung Quốc tránh được sự biến động thất thường của tiền tệ, thông thường rất khó tránh khỏi ở các thị trường mới nổi (đã từng làm khủng hoảng nền kinh tế các nước Mexico, Indonesia, Nga, Brazil, Aghentina). Tuy nhiên, do việc gia tăng nguồn dự trữ ngoại tệ, nguồn vốn tư bản chảy vào mạnh và các thặng dư hiện tại cũng như áp lực từ các nước châu Á (đặc biệt là Nhật Bản), đồng nhân dân tệ đã chịu một áp lực không nhỏ. Với việc tự do hóa hoạt động thương mại sau khi gia nhập WTO, việc tăng giá trị của đồng Nhân dân tệ (renminbi) sẽ làm xấu hơn nữa các cú shock đối với các doanh nghiệp trong nước khi phải cạnh tranh với các hàng hóa nhập khẩu hay các doanh nghiệp xuất khẩu khi phải cạnh tranh trong thị trường toàn cầu (thường là cạnh tranh về giá). Nhà cầm quyền Trung Quốc đã thừa nhận sự cần thiết của việc tự do hóa tài chính và tiền tệ nhưng những tác hại của việc tăng giá đồng tiền trong ngắn hạn - 3 - sẽ hầu như có thể giữ cho cơ chế tiền tệ không thay đổi. Điều này dẫn đến giảm rủi ro về tiền tệ cho các nhà đầu tư. Phải thừa nhận rằng các tập đoàn lớn trên thế giới sẽ được hưởng lợi từ các biện pháp tự do hóa đã được cam kết và thực hiện.(Bảng 1). Ví dụ, Hiệp Hội Điện Ảnh đã ước tính việc loại bỏ các rào cản trong việc phân phối phim sẽ thu về 80 triệu đô la lợi tức cộng thêm 120 triệu đô la từ việc mua bán hay cho thuê video và không còn bị ảnh hưởng của nạn sao chép tràn lan. Vài lĩnh vực như ngân hàng và bảo hiểm mong đợi sẽ có những thay đổi lớn khi thị trường mở cửa. Các công ty bảo hiểm nước ngoài hiện tại có thể hoạt động ra khỏi phạm vi 2 thành phố đã được quy định và mong muốn sẽ mở rộng hoạt động trên phạm vi cả nước vào năm 2005. Phần lớn quyền sở hữu trong các doanh nghiệp Trung Quốc là hợp lý. Đây là mấu chốt để chọn lựa, tìm kiếm các đối tác kinh doanh. Bảng 1 : Các cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO Năm 2001 : Sau khi trở thành thành viên, Trung quốc phải cho phép các Ngân hàng nước ngoài kinh doanh nội tệ tại các thành phố mới. Năm 2002 Trung Quốc sẽ bỏ rào cản cho các công ty luật nước ngoài họat động và về số văn phòng có thể mở cửa. Năm 2004 Các công ty nước ngoài được phép cung cấp các dịch vụ bảo hiểm sức khỏe và nhóm cho người dân Trung Quốc Năm 2005 Mỹ sẽ loại bỏ hạn ngạch dệt may Trung Quốc nhưng sẽ thông qua việc kiểm tra để tránh làn sóng nhập khẩu ồ ạt. Năm 2006 Trung quốc giảm thuế nhập khẩu ô tô từ 80% đến 100% hiện tại xuống còn 25% Năm 2007 Các công ty nước ngoài có thể nắm giữ 49% trong liên doanh về các lĩnh vực truyền thông. Nhiều mặt hàng nhập khẩu hiện nay không còn phải đối mặt với rào cản thuế quan (số còn lại sẽ bỏ thuế vào năm 2010) hoặc miễn hẳn thuế (rất nhiều hạn ngạch được loại bỏ trong quá trình hội nhập và một số khác sẽ được loại bỏ vào năm 2005), và khi quyền phân phối và kinh doanh sẽ được như mong đợi thì câu hỏi chính được đặt ra là sẽ thay đổi vào thời điểm nào. Phần lớn các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đều khá thực tế trong việc không mong chờ những thay đổi đáng kể ngay tức khắc và vì thế họ đều trang bị cho mình những kế hoạch lâu dài. Trong vài lĩnh vực, sự cạnh tranh đã nóng lên, đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng về việc ngày càng nhiều sự lựa chọn hơn và giá cả rẻ hơn. Sự chuyển đổi cần được xem xét trong bối cảnh thay đổi chính trị, một trong những thay đổi chậm ở nhiều quốc gia trong đó có Trung Quốc. Có nhiều ảnh hưởng bất lợi khi gia - 4 - nhập WTO được dự đoán về vấn đề sản lượng đầu ra và việc làm trong các lĩnh vực như nông nghiệp, dịch vụ tài chính và các ngành công nghiệp ít cạnh tranh nói chung do các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ. Ví dụ như việc làm trong ngành nông nghiệp sẽ giảm còn 11 triệu nhân công, và sự chia sẻ đáng kể trong số 1,7 triệu nhân công trong 4 ngân hàng nhà nước có nguy cơ xảy ra. Những điều này khiến cho chính phủ phải có những biện pháp cẩn trọng trong việc cho phép sự thay đổi trong môi trường hậu WTO. Hơn nữa bất cứ sự thay đổi sâu sắc nào cũng thường phải đối mặt với sự chống đối từ các chính quyền địa phương, những người bảo hộ cho những lợi ích của địa phương đó. Có một số ví dụ về những thách thức phải đối mặt khi thực hiện những giao ước WTO ở các vùng và các ngành công nghiệp. Các công ty muốn khai thác thị trường viễn thông di động lớn nhất thế giới được hứa hẹn cho phép chiếm 49% tiền đầu tư cho các doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên, các công ty nhận chờ đợi phê chuẩn của chính phủ từ 270 đến 310 ngày và với khoảng thời gian này thì bất cứ 1 đối tác nào cũng muốn nâng lên 70% của 1 tỷ nhân dân tệ. Nghĩa là số lượng thành viên liên doanh sẽ ít hơn mong đợi và đương nhiên nó trở thành công ty nhà nước một cách hợp lý. Tương tự, các ngân hàng cũng cùng cảnh ngộ. Theo thỏa thuận với WTO, các ngân hàng nước ngoài có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng bằng tiền nhân dân tệ cho các khách hàng là các công ty Trung Quốc vào năm 2004 và cho người tiêu dùng Trung Quốc năm 2007. Sự điều chỉnh mới này qui định mỗi ngân hàng nước ngoài chỉ được mở 1 chi nhánh mỗi năm, căn cứ vào đó thì nhiều ngân hàng phải bắt đầu từ vạch xuất phát (chỉ có 158 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tồn tại vào năm 2001) và cho thấy hàng chục nghìn chi nhánh được nắm giữ bởi những tổ chức trong nước (ví dụ ngân hàng Trung Quốc có 15,200 chi nhánh). Việc này đang làm các ngân hàng nước ngoài nản chí. Các chi nhánh nước ngoài buộc phải có 1 tỉ nhân dân tệ để phục vụ đa dạng các dich vụ, một con số được xem như là 1 sự phân biệt đối xử với những công ty hy vọng phát triển trong lĩnh vực này. Các mặt hàng xuất khẩu đã thấy đươc sự trì trệ trong vấn đề cấp giấy chứng nhận sản phẩm của họ khi bước vào thị trường Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực nhạy cảm như nông nghiệp. Mong rằng các tranh luận và các vấn đề được nêu ra sẽ được quan tâm đến trong thời gian tới, tuy có thể mất rất nhiều thời gian. Cũng giống như Mỹ và đối tác thương mại của họ (Liên minh Châu Âu và Canada) vẫn tồn tại các bất đồng trong cơ cấu tổ chức của WTO. Mức độ thử thách tùy thuộc vào quy mô rộng lớn của nền kinh tế của Trung Quốc và khả năng thu hút tính cạnh tranh khi là thành viên WTO. Mối quan tâm của các nhà chính trị là khoảng cách ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo (đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn) và cái giá cho việc cải cách nhà nước sẽ làm cho xã hội mất ổn định và ảnh hưởng tới tính hợp pháp của cấu trúc chính trị. Trung Quốc đã rất có sức hút thương mại với các nước phương tây từ 2000 năm qua. Làn sóng đầu tư gần đây nhất vào năm 1979 khi mà Trung Quốc mở cửa và lên đến đỉnh điểm là khi Trung Quốc trở thành thành viên thứ 143 cua WTO. Các công ty tiếp tục nghiên cứu lợi ích khi một phần cư dân Trung Quốc tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ của họ. - 5 - Sự phát triển của nền kinh tế của Trung Quốc chắc chắn sẽ lớn mạnh. Việc tăng cường đầu tư sẽ làm cho Trung Quốc trở thành nơi sản xuất sản phẩm cho thị trường thế giới vì các công ty toàn cầu sẽ đưa những thực tiễn làm việc tốt nhất vào thị trường mới nổi lớn nhất này. Đối với Mỹ, điều này làm họ mất đi 600,000 việc làm và làm tăng thiếu hụt thương mại với Trung Quốc và dẫn đến mối quan hệ giữa 2 cường quốc ngày càng căng thẳng. Đối với các tập đoàn, việc đầu tư lớn có ý nghĩa khi các nỗ lực ở Trung Quốc có thể mang lại được lợi nhuận, họ không kiếm lợi nhuận dựa trên vốn tư bản (các công ty đa quốc gia dự tính là 15%). Các công ty này thích đầu tư vào Trung Quốc để khai thác thị trường nội địa một cách tự do (chẳng hạn như có quyền điều khiển sự phân phối hay khả năng cung cấp tài chính) nhưng vẫn sẽ đối mặt với nhiều thử thách như trước khi gia nhập WTO. Họ sẽ không thể mở rộng sản phẩm và dịch vụ (trừ các thương hiệu nổi tiếng) nếu không có sự điều chỉnh các điều kiện trong thị trường nội địa. Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài đang có ưu thế trong lĩnh vực nước giải khát, phim ảnh, các dịch vụ cá nhân thì các công ty trong nước vẫn chiếm ưu thế về các mặt hàng như ti vi, máy giặt, tủ lạnh bất kể sự tồn tại của các công ty đa quốc gia về các mặt hàng này. Các công ty đa quốc gia có thể mang vào Trung Quốc các nghiên cứu của họ nhưng các hãng trong nước đã sao chép các nghiên cứu này và với những thuận lợi vốn có giúp họ có thể cạnh tranh hiệu quả. Trong khi một số công ty Trung quốc gặp khó khăn trên thị trường quốc tế do thiếu một số nhân tố thành công như thương hiệu toàn cầu, thì một số khác lại chiếm ưu thế trong lĩnh vực sản phẩm tiện nghi. Quingdao Haier- một nhà sản xuất các thiết bị chiếm 40% thị trường tủ lạnh nhỏ và đang có kế hoạch mở rộng sang thị trường Mỹ để mang lại hiệu quả hơn tại thị trường trong nước. Những thay đổi của thị trường ô tô tại Trung Quốc Cuộc chiến giữ giá của thị trường ô tô ở Trung Quốc bị phá vỡ vào những tháng đầu tiên của năm 2002 do người tiêu dùng trì hoãn việc mua xe trong năm 2001và các mặt hàng nhập khẩu sẽ được giảm thuế nhập khẩu theo thỏa thuận với WTO. Thuế nhập khẩu trong lĩnh vực ô tô được giảm nhiều nhất so với các lĩnh vực khác (từ 80% xuống 50% ở hiện tại và giảm xuống 25% vào năm 2006). Người tiêu dùng đã chờ đợi ô tô giá rẻ từ lâu và bây giờ điều đó đã thành hiện thực nhờ vào việc gia nhập WTO. Ví dụ, chiếc Buick có giá bán trước khi gia nhập WTO là 13.855 $ giảm xuống còn 12.040$ sau khi vào WTO, và có thể sẽ giảm nữa vì các nhà sản xuất nội địa sẽ giảm giá để cạnh tranh. Cuộc chiến bắt đầu vào ngày 12/01/2000, khi hãng xe Tianjin giảm giá chiếc xe hạng nhỏ Xiali xuống còn từ 9000 đến 23000 yuan (trước đó là 1.084$ đến 2.771$). Hơn 3600 chiếc đã được bán trong vòng 4 ngày sau khi giảm giá. Hãng Chang’an Suzuki, một liên doanh giữa Chang’an Motor và Suzuki Nhật Bản, đã giảm giá đến 20%. Cac nhà phân tích dự đoán rằng các ô tô nội địa có giá dưới 150.000 yuan (18.070$) sẽ phải giảm giá mặc dù các hãng như Shanghai GM Motor và Shanghai Volkswagen vẫn giữ giá và để người bán được hưởng hoa hồng. Thậm chí với việc giảm giá, những chiếc xe có thể so sánh được thì giá vẫn cách biệt so với Châu Âu. - 6 - Các nhà sản xuất ô tô ở Trung Quốc đang nổ lực hết mình trong việc cạnh tranh. Khi chính phủ Trung Quốc dần bỏ các quy định về mẫu xe thì các hãng GM, Honda, VW, Ford và Toyota có kế hoạch cho xuất xưởng các mẫu xe hướng đến chất lượng và giá cả hợp lý cho người tiêu dùng. Chẳng hạn như hãng Ford sẽ thực hiện hợp đồng sản xuất mẫu xe Ikon vào năm 2003, hiện tại sản xuất tại Ấn độ với giá dưới 12.000$. Với sự tự do này, các hãng xe có thể tập trung vào các mong muốn của người tiêu dùng hơn bao giờ hết. Cuối cùng, giá thấp và sự phong phú trong chọn lựa sẽ làm nền công nghiệp ô tô phát triển. Các chuyên gia dự đoán việc kinh doanh ô tô sẽ tăng lên 900.000 chiếc vào năm 2002 và đạt được 2 triệu chiếc vào năm 2005. Cần chú ý rằng vào năm 1999, dự tính đạt được vượt qua con số 2,75 triệu chiếc (nhưng thực tế chỉ đạt 565,000 chiếc). Cấu trúc thị trường hiện tại cho tài chính ô tô Trung Quốc Vào năm 2000, khoảng 600,000 chiếc ô tô được bán tại Trung Quốc và chỉ 16% trong đó được tài trợ, 2/3 trong số 16% đó là vốn vay ngân hàng dành cho công ty taxi (một kiểu B2B). Còn lại 25.000 chiếc đựơc tài trợ bởi các cá nhân và các công ty tư nhân. Hãy làm sự so sánh, GM và Ford đã cung cấp tài chính cũng vào khoảng đó cho bang Maryland vào năm 2000. Người mua ở Mỹ bỏ ra từ 65% đến 93% của toàn đơn vị. Trung Quốc hiện tại có thị trường tài chính ô tô rất nhỏ cho người tiêu dùng tín dụng nói chung vì nhiều lý do. Tài chính ô tô không được chính phủ cho phép vào trước năm 1998. Hiện tại chỉ có 4 ngân hàng nhà nước và 2 ngân hàng tư nhân được chính phủ ủy quyền cho vay với lãi suất do chính phủ quy định. Trong đó có ngân hàng “Bank of China” - ngân hàng lâu đời nhất Trung Quốc và ngân hàng “China Construction Bank”. Các ngân hàng này quy định rất khắc khe trong việc cho vay như : (1) Có tài sản kí quỹ khác ngoài ô tô (nhà hay tiền gửi ngân hàng) khoảng 100% hay 120% trên tổng số tiền vay. (2) Có người bảo đảm. (3) Chứng minh thu nhập và đóng thuế (không chỉ khắt khe, nhiều ngân hàng Trung Quốc còn dựa vào báo cáo về thu nhập và thuế để có sự đánh giá khả năng trả nợ vay). (4) Chứng nhận đăng kí kết hôn (5) Bảng đánh giá giá trị của chiếc xe. (6) Ngân hàng sẽ ủy nhiệm việc mua xe thông qua đại lý do họ phê chuẩn. Điều này làm cho khoảng 1/3 người muốn mua xe từ bỏ ý định. Với những yêu cầu khắc khe như thế nhưng kết quả ban đầu không có gì hứa hẹn : tỷ lệ vỡ nợ năm 1998 vào khoảng 10% đến 30%. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng vẫn chưa được phát triển cho lĩnh vực tài chính ô tô. Phần lớn các cơ quan điều tiết ô tô không cho phép các công ty giữ vật thế chấp hay các quyền lợi an - 7 - toàn đối với những chiếc ô tô đã qua đăng ký sử dụng dưới danh nghĩa cá nhân, cũng như không hề có các luật lệ hay quy tắc bảo vệ các công ty bảo hiểm khi đầu tư dưới hình thức cho vay hay bảo hiểm rủi ro khoản tiền cho vay. Các thủ tục thu hồi tài sản không được biên soạn thành luật. Ở những nơi có luật thì cục an ninh cộng đồng phải tác động đến việc thu hồi và quyết định giá trị thanh lí của phương tiện. Sự khác biệt về vùng, địa phương rất quan trọng. Trong khi nền công nghiệp vẫn còn trong giai đoạn mới phát triển, Thượng Hải đã phát triển về hệ thống tín dụng cũng như số lựơng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng. Cư dân thành thị ở phía đông đóng vai trò quan trọng trong quá trình thay đổi do sự giàu sang và những quan niệm mới hướng đến việc mua hàng bằng tín dụng. Sự quan tâm của nước ngoài vào thị trường tài chính ô tô được xác định là có tiềm năng dài hạn do việc gia nhập WTO mang lại : nhu cầu và hoạt động trong lĩnh vực tài chính ô tô. Trong khi những qui định của chính phủ tạo điều kiện gia nhập thị trường ở thời điểm trước tháng 1 năm 2002, thì việc thiết lập hoạt động vẫn còn nhiều thách thức. Ví dụ như qui định của chính phủ hướng đến việc ủy quyền cho vay đồng nhân dân tệ. Nhưng nguồn dự trữ nhân dân tệ thì khan hiếm và các ngân hàng nước ngoài không được dùng đến quỹ nhân dân tệ này. Hơn nữa các công ty nước ngoài có thể gặp phải sự cạnh tranh trong nước từ những cơ quan nhà nước đã tồn tại và mới thành lập cũng như là các tổ chức tư nhân. Ủy ban kế hoạch và phát triển quốc gia (SDPC) đã cho hay rằng Trung Quốc sẽ thành lập công ty tài chính ô tô đầu tiên vào đầu năm 2002. Yafei Auto Chain Geberal Store – với tỷ lệ vỡ chưa tới 2% và chiếm 90% thị trường – là một chuỗi đại lý ô tô được nhiều ưu đãi từ chính quyền Bắc Kinh và được hưởng sự hỗ trợ từ công ty bảo hiểm nhân thọ Trung Quốc. Ký hiệp ước với WTO sẽ làm cho thuế nhập khẩu ô tô trong khoảng 70% đến 80% giảm xuống còn trong khoảng 50% đến 60%. Năm 2002, những chiếc xe ô tô mui kín (sedan) có thể đạt 120.000 chiếc nếu mức thuế giảm còn 50%. Năm 2006, thuế giảm thêm 25% - đủ để đưa ô tô lên tầm trung của Trung Quốc. Những thay đổi được mong đợi của thị trường trong lĩnh vực tài chính ô tô ở Trung Quốc Các thông tin trên đều cho thấy tài chính ô tô ở thế kỷ 21 là việc kinh doanh sinh lợi cả ở cấp vi mô lẫn vĩ mô. Năm 1999, chỉ 1% tổng chi tiêu của Trung Quốc là lấy từ tiền vay tín dụng. Trong nỗ lực phát triển kinh tế, chính quyền Trung Quốc tuyên bố hướng đến tỷ lệ tiêu dùng tín dụng gần với các nước phương tây (trung bình từ 20% đến 25% tiêu dùng là tiền tín dụng). Trung bình thu nhập của hộ gia đình tại 35 thành phố lớn nhất Trung Quốc hơn 2172$ với GDP bình quân đầu người là 1100$, GDP tạ
Luận văn liên quan