Qua số liệu thống kê:
Độ tuổi từ 51-60 tuổi: Có 6 người chiếm 17%. Đây là số giảng viên có tuổi
đời cao và tuổi nghề tương ứng cao, được đào tạo chuyên sâu, phần lớn
trong số này hiện đang giữ vị trí chủ chốt lãnh đạo chuyên môn ở Trường
và ở các khoa. Là lực lượng giảng viên đầu đàn, giảng viên chính của
trường. Tuy nhiên số lư ợng giảng viên này đã sắp nghỉ hưu nên cần có lớp
kế cận kịp thời.
Độ tuổi 41 -50 tuổi: Đây là lực lượng nòng cốt vì được đào tạo đạt chuẩn và
trên chu ẩn quy định, độ tuổi có kỹ năng nghề nghiệp tốt, chuyên môn
nghiệp vụ được đánh giá khá cao. Đây là đội ngũ tương lai sẽ thay th ế đội
ngũ giảng viên từ 51-60 tuổi nên đối với đội ngũ này cần phải đư ợc phân
loại, đánh giá kỹ lưỡng về trình độ chuyên môn và đạo đức.
Độ tuổi 31-40 tuổi: Với 16 cán bộ giảng viên chiếm gần 50%, là lực lượng
giảng viên chủ đạo tại trường.
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3894 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tâm lý giáo dục học đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Quý Nhà trường đã tạo điều kiện học tập cho chúng tôi để chúng tôi được
tiếp cận với môn học này.
Quý Khoa đã cung cấp giáo trình và các tài liệu tham khảo để chúng tôi có
cơ sở thực hiện tiểu luận này.
Ths. Nguyễn Tuyết Ánh đã hướng dẫn và góp ý để chúng tôi có thể hoàn
thành tiểu luận này.
Nhóm phản biện đã đọc và giúp chúng tôi phát hiện những thiếu sót để
hoàn thiện tiểu luận.
MỤC LỤC
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA GIẢNG VIÊN GIÀ VÀ
GIẢNG VIÊN TRẺ ................................................................................................. 1
1.2. Giảng viên trẻ ............................................................................................ 4
1.3. Ưu- khuyết điểm của người giảng viên trẻ- giảng viên già ......................... 6
2. MỐI QUAN HỆ GIẢNG VIÊN TRẺ- GIẢNG VIÊN GIÀ ............................... 7
2.1. Tích cực ..................................................................................................... 7
2.2. Tiêu cực ..................................................................................................... 7
2.1.1 Mâu thuẫn về quan niệm sống ............................................................. 7
2.1.2 Mâu thuẫn về phương pháp giảng dạy ................................................. 8
2.1.3 Mâu thuẫn về cách ứng xử ................................................................... 8
3. HƯỚNG KHẮC PHỤC .................................................................................... 9
3.1. Đối với giảng viên già cần: ........................................................................ 9
3.2. Đối với giảng viên trẻ cần: ......................................................................... 9
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Cơ cấu tuổi đời giảng viên tại Trường cán bộ thanh tra quý I, 2013 ......... 1
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu tuổi đời giảng viên tại Trường cán bộ thanh tra quý I, 2013 ..... 1
Bảng 1.2: Cơ cấu tuổi nghề giảng viên tại Trường cán bộ thanh tra quý I, 2013 ...... 2
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu tuổi nghề giảng viên tại Trường cán bộ thanh tra quý I, 2013 .. 2
Tâm lý giáo dục học đại học GVHD: ThS. Lê Tuyết Ánh
Nhóm 4 Trang 1
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA GIẢNG VIÊN GIÀ VÀ
GIẢNG VIÊN TRẺ
Bảng 1.1: Cơ cấu tuổi đời giảng viên tại Trường cán bộ thanh tra quý I, 2013
Tổng
số GV
< 30 tuổi 31-40 tuổi 41-50 tuổi 51-60 tuổi
SL TL SL TL SL TL SL TL
35 8 22.9% 16 45.7% 5 14.4% 6 17%
(Nguồn: Theo thống kê của Trường cán bộ thanh tra)
Biểu đồ 1.1: Cơ cấu tuổi đời giảng viên tại Trường cán bộ thanh tra quý I, 2013
Qua số liệu thống kê:
Độ tuổi từ 51-60 tuổi: Có 6 người chiếm 17%. Đây là số giảng viên có tuổi
đời cao và tuổi nghề tương ứng cao, được đào tạo chuyên sâu, phần lớn
trong số này hiện đang giữ vị trí chủ chốt lãnh đạo chuyên môn ở Trường
và ở các khoa. Là lực lượng giảng viên đầu đàn, giảng viên chính của
trường. Tuy nhiên số lượng giảng viên này đã sắp nghỉ hưu nên cần có lớp
kế cận kịp thời.
Độ tuổi 41-50 tuổi: Đây là lực lượng nòng cốt vì được đào tạo đạt chuẩn và
trên chuẩn quy định, độ tuổi có kỹ năng nghề nghiệp tốt, chuyên môn
nghiệp vụ được đánh giá khá cao. Đây là đội ngũ tương lai sẽ thay thế đội
ngũ giảng viên từ 51-60 tuổi nên đối với đội ngũ này cần phải được phân
loại, đánh giá kỹ lưỡng về trình độ chuyên môn và đạo đức.
Độ tuổi 31-40 tuổi: Với 16 cán bộ giảng viên chiếm gần 50%, là lực lượng
giảng viên chủ đạo tại trường.
< 30 tuổi
41 - 50 tuổi
31- 40 tuổi
51 - 60 tuổi
22.9 % 17 %
14.4 %
45.7 %
Tâm lý giáo dục học đại học GVHD: ThS. Lê Tuyết Ánh
Nhóm 4 Trang 2
Độ tuổi dưới 30: Có 8 người chiếm tỷ lệ 22,9%, lực lượng này không nhiều
nhưng hết sức quan trọng trong đội ngũ chung của nhà trường, với sức trẻ
và lòng nhiệt tình, khả năng thích ứng nhanh.
Bảng 1.2: Cơ cấu tuổi nghề giảng viên tại Trường cán bộ thanh tra quý I, 2013
Tổng
số GV
< 5 năm 5-10 năm 11-20 năm 21-40 năm
SL TL SL TL SL TL SL TL
35 4 14.3% 12 34.3% 8 24% 10 27.4%
(Nguồn: Theo thống kê của Trường cán bộ thanh tra)
Biểu đồ 1.2: Cơ cấu tuổi nghề giảng viên tại Trường cán bộ thanh tra quý I, 2013
Qua số liệu thống kê:
Tuổi nghề < 5 năm: có 5 trên 35 giảng viên, chiếm 14.5%, là những giảng
viên mới vào nghề, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, kinh nghiệm giao
tiếp giữa Thầy–Trò, giữa bản thân với lãnh đạo và đồng nghiệp chưa nhiều,
cần học hỏi nhiều từ những người đi trước. Tìm tòi, nghiên cứu khoa học,
chuyên ngành để nâng cao trình độ chuyên môn.
Tuổi nghề 5-10 năm: có 12 người và chiếm số lượng đông nhất 34.3%, là
lực lượng nòng cốt. Kinh nghiệm giảng dạy khá tốt, ứng xử tốt trong nhiều
mối quan hệ ở trường. Trình độ chuyên môn đạt được khá vững chắc.
Tuổi nghề 11-20 năm: chiếm 24% nhưng là lớp giảng viên có nhiều kinh
nghiệm để lớp giảng viên trẻ học hỏi.
< 5 năm
11 – 20 năm
5 – 10 năm
21 – 40 năm
14.3 %
27.4 %
24 %
34.3 %
Tâm lý giáo dục học đại học GVHD: ThS. Lê Tuyết Ánh
Nhóm 4 Trang 3
Tuổi nghề 21-40 năm: đây là số giảng viên có chuyên môn rất sâu, kinh
nghiệm giảng dạy tốt nhưng cũng có nhiều mâu thuẫn về suy nghĩ, đánh giá
so với giảng viên trẻ.
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10. Quốc hội ban
hành Luật người cao tuổi. Theo Chương I, Điều 2 – Người cao tuổi hay người già
là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, nói đến giảng viên già hay trẻ không thể dựa vào tuổi đời mà cần
suy xét trên 3 phương diện:
Tuổi nghề.
Trình độ chuyên môn.
Kinh nghiệm giảng dạy.
1.1. Giảng viên già
Một giảng viên có tuổi nghề cao thì không nhiều thì ít người giảng viên
đó cũng đã đúc kết cho mình những kinh nghiệm trong giảng dạy, trong trình
độ chuyên môn, trong ứng xử về quan hệ Thầy – Trò, quan hệ đồng nghiệp,
quan hệ lãnh đạo, … Một yếu tố quan trọng khi xét giảng viên là trình độ
chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy, được gọi là giảng viên già khi trình
độ chuyên môn sâu, trình độ nghiệp vụ cao, có nhiều kinh nghiệm trong
giảng dạy, kinh nghiệm ứng xử trong các quan hệ ở môi trường giáo dục để
có được những điều đó chắc hẳn họ phải có tuổi nghề cao.
Một số trường hợp khi đánh giá một giảng viên già:
Nhắc đến tuổi nghề giảng viên cao chúng ta luôn hình tượng về một
người thầy có tuổi đã già nhưng chưa hẳn một người thầy lớn tuổi thì
tuổi nghề đã nhiều khi người thầy đó bắt đầu vào nghề muộn. Vì vậy
tuổi nghề và tuổi đời không đồng thời. Tuổi nghề cao hay thấp quan
trọng hơn khi nhận định giảng viên già hay trẻ. Do đó, cùng là 2 giảng
viên có tuổi đời 60 nhưng có tuổi nghề chỉ 5 năm thì không thể gọi là
giảng viên già so với người kia lại có tuổi đời 15 năm.
Một giảng viên có tuổi nghề cao, ứng xử khéo léo trong tất cả các mối
quan hệ thầy – Trò, đồng nghiệp, lãnh đạo, có nhiều kinh nghiệm
trong giảng dạy, truyền đạt thông tin tốt cho người học nhưng thầy lại
Tâm lý giáo dục học đại học GVHD: ThS. Lê Tuyết Ánh
Nhóm 4 Trang 4
không cập nhật kiến thức mới, không chủ động nghiên cứu, đào sâu
kiến thức chuyên môn, đi theo rãnh mòn mà không chịu tiếp thu cái
mới, cái hay để thay đổi trong giảng dạy.
Những trường hợp trên không thể nhận định đó là một giảng viên già.
Hiện nay một bộ phận nhà giáo có tư tưởng an phận thủ thường, không có ý
chí tiến thủ, hoặc lên đến học hàm, học vị giáo sư, tiến sĩ thì bỏ quên nghiên
cứu khoa học, 10 năm chẳng có một đóng góp gì cho chuyên môn, học thuật
của mình cho dù họ có lớn tuổi thì họ có xứng đáng để gọi là giảng viên già?
Giảng viên già là nền tảng vững chắc để xây dựng nên những thế hệ giảng
viên trẻ, những công dân xứng đáng cho xã hội vì vậy giảng viên già là
“gương” để thế hệ trẻ noi theo. Do đó, giảng viên già phải xứng đáng là
“gương” sáng thật sự.
Chân dung một người Thầy già ngày xưa được Vũ Đình Liên phác họa
thành công trong hình ảnh Ông Đồ già nhưng ngày nay thì giảng viên già hay
tổng quan hơn là Thầy già là một người Thầy có trình độ chuyên môn sâu,
học vấn cao, có kinh nghiệm giảng dạy và kinh nghiệm ứng xử quan hệ trong
nhà trường tốt, có tuổi nghề cao. Đó là một con người gắn với mẫu mực,
phẩm giá và tri thức.
1.2. Giảng viên trẻ
Giảng viên trẻ là đội ngũ kế cận, đội ngũ giảng viên tương lai của một
trường Đại học, Cao đẳng, là những người mới vào nghề, đang trong độ tuổi
thanh niên tràn đầy nhiệt huyết, tinh thần nghề nghiệp. Giảng viên trẻ làm
việc ở trường Đại học phải đáp ứng yêu cầu đòi hỏi cao hơn so với các nhà
giáo ở bậc học khác không chỉ do môi trường, hay đối tượng dạy học mà còn
do yêu cầu tự thân người giảng viên phải có khả năng độc lập nghiên cứu
khoa học và ứng dụng khoa học vào giảng dạy. Xong, xung quanh các vấn đề
như: năng lực, nhu cầu, thái độ của họ với công tác nghiên cứu khoa học
(NCKH) và giảng dạy hay một phần do cơ chế, chính sách đãi ngộ, khen
thưởng, lương bổng… còn nhiều điều chưa thỏa đáng.
Đội ngũ giảng viên trẻ luôn được xã hội đặt kỳ vọng lớn. Với giảng viên
già thì giảng viên trẻ ngày nay có điều kiện học tập tốt hơn (được lựa chọn
ngành nghề yêu thích, lựa chọn địa chỉ đào tạo mong muốn trong hay ngoài
Tâm lý giáo dục học đại học GVHD: ThS. Lê Tuyết Ánh
Nhóm 4 Trang 5
nước…). Giảng viên trẻ có nhiều thầy giỏi đào tạo, hướng dẫn, có nhiều tài
liệu sách vở tham khảo đa dạng, phong phú (thư viện, mạng internet, các đề
tài nghiên cứu trước…). Ngoài ra giảng viên trẻ hiện nay luôn được lãnh đạo
tại các trường Đại học tạo điều kiện cho đi học một cách bài bản, được hỗ trợ
kinh phí học tập hay học bổng du học thạc sĩ, tiến sĩ....
Nhưng soi mình vào thực tế để thấy có một bộ phận giảng viên trẻ chỉ
xem trường mình, khoa mình như chỗ trú chân, có cơ hội là họ ra ngoài ngay.
Nhiều giảng viên trẻ sau khi lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ là rời trường luôn, thậm
chí nhiều người còn quay lại bảo môi trường đại học làm cho họ “cùn” đi
trong chuyên môn, không phát triển được năng lực. Vậy là những giảng viên
trẻ trong tương lai bạn nghĩ gì? Có nên chăng chạy theo giá trị vật chất mà
lấy môi trường giáo dục ra làm bàn đạp thăng tiến? Là những giảng viên trẻ
có lòng yêu nghề, mục đích chọn nghề đúng và sống hết mình vì mục đích đã
chọn để vào nghề thì chẳng ai làm như vậy.
Dù quan niệm về giảng viên già hay giảng viên trẻ thế nào thì ở thời nào
họ cũng được gọi là “Thầy” – một danh xưng tôn kính. Nếu định nghĩa về
một nhà giáo thì hãy xem mỗi nhà giáo như một bình điện ắc quy được xạc
đầy. Tuy nhiên, những ai không biết cách tự xạc điện cho mình thường
xuyên thì cái ắc quy ấy sẽ hết điện và vô tác dụng. Đã là nhà giáo, thì ở thế
hệ nào cũng phải luôn luôn học tập nâng cao trình độ. Điều này cũng có
nghĩa là những nhà giáo được tôn trọng bằng phẩm chất và tri thức của họ.
Tâm lý giáo dục học đại học GVHD: ThS. Lê Tuyết Ánh
Nhóm 4 Trang 6
1.3. Ưu- khuyết điểm của người giảng viên trẻ- giảng viên già
GIẢNG VIÊN GIÀ GIẢNG VIÊN TRẺ
ƯU ĐIỂM Cẩn thận, ngăn nắp, làm việc gì
cũng kỹ lưỡng.
Kiến thức sâu rộng.
Điềm đạm, chu đáo trong giải
quyết vấn đề.
Bề dày kinh nghiệm.
Chú trọng vào giảng dạy.
Chú trọng vào những điều mà
một người được giáo dục nên
biết.
Chuyển tải những kiến thức đã
được thiết lập vững chắc.
Coi trong việc học tập vì mục
đích của việc học tập.
Giáo dục Đại học trong sự tách
biệt với giáo dục phổ thông.
Chú trọng vào học tập trong
một ngành, lĩnh vực.
Nhiệt tình, năng động,
ưa thích đổi mới.
Tìm tòi, sôi nổi, dễ tính
làm việc hiệu quả cao
nhưng không được kỹ
lưỡng.
Sẵn sàng tìm ra những
phương pháp mới để áp
dụng vào việc giảng dạy.
Trong nghiên cứu họ ưa
thích việc đưa ra những
tư tưởng mới, thoáng,
tìm ra lối đi riêng.
Thích giao lưu học hỏi
tìm kiếm trao đổi tri
thức cũng như quan
điểm.
HẠN CHẾ Chậm rãi khó thích nghi với sự
thay đổi, khó tiếp thu khoa học
công nghệ.
Khó tính, không thích ồn ào.
Giảng dạy theo phương pháp
truyền thống, không muốn thay
đổi phương pháp của mình.
Theo lối mòn nhất định, không
muốn tiếp nhận cũng như thay
đổi quan điểm.
Tư tưởng, quan niệm theo lối
cũ.
Nhìn nhận, giải quyết
vấn đề không kỹ lưỡng.
Kiến thức chuyên môn
còn hạn chế.
Thiếu kinh nghiệm thực
hiện công trình nghiên
cứu khoa học.
Chưa có sự chủ động
trong việc thực hiện một
công trình nghiên cứu
khoa học từ đầu đến
cuối.
Tâm lý giáo dục học đại học GVHD: ThS. Lê Tuyết Ánh
Nhóm 4 Trang 7
2. MỐI QUAN HỆ GIẢNG VIÊN TRẺ- GIẢNG VIÊN GIÀ
2.1. Tích cực
Kinh nghiệm chuyên môn được rèn luyện trong nhiều năm giảng dạy và
sự mẫu mực từ trải nghiệm cuộc sống tạo nên uy tín của người giảng
viên già, từ đó họ có được sự kính trọng của đồng nghiệp và sinh viên là
tấm gương cho người trẻ noi theo.
Bằng uy tín, và sự đóng góp giảng viên già sẽ là những người lãnh đạo,
người đứng đầu tốt điều khiển hoạt động của cơ quan hay tổ chức.
Giảng viên trẻ mang trong mình nhiệt huyết, tinh thần ham học hỏi
nghiên cứu cao tạo ra trong công việc sự năng động và trẻ trung.
Thế mạnh của các giảng viên trẻ là tập trung nghiên cứu khoa học để
thay đổi chính họ và thay đổi sự phát triển của tổ chức.
Giảng viên trẻ sẽ là nguồn lực hỗ trợ về các công nghệ mới, hay nói cách
khác thế mạnh của họ là làm chủ công nghệ hiện đại. Sự tiếp thu nhanh
chóng của những người trẻ là thế mạnh trong việc tiếp nhận công nghệ
hay những dự án mới từ bên ngoài.
2.2. Tiêu cực
2.1.1 Mâu thuẫn về quan niệm sống
Do được sinh ra và trải qua những thời kỳ khác nhau, nên lối sống của
hai lớp thế hệ này sẽ có những khác nhau nhất định.
Đất nước chúng ta chỉ mới giải phóng được 38 năm, và trải qua thời
kỳ đổi mới 27 năm nên đa phần những GV già là những người đã trải qua
thời kỳ chiến tranh và bao cấp của đất nước. Họ sống trong thời kỳ gian
khổ và khó khăn, nên những quan niệm về giá trị đồng tiền, chi phí cho
cuộc sống của họ khác với lớp trẻ là những người được sống trong thời
bình, được sống trong thời kỳ đất nước đang đi lên. Những giảng viên già
thường chắt chiu, để dành cho con cháu đời sau, ngược lại lớp trẻ thường
có suy nghĩ thoáng hơn về cuộc sống khi mà họ được sinh ra trong thời
điểm kinh tế phát triển hơn, cơm áo gạo tiền không phải là vấn đề thường
trực.
Sự khác nhau về cách suy nghĩ, cách ăn mặc hay cách giải quyết 1 vấn
đề cùng nhau sẽ tạo ra những mâu thuẫn trong công việc cũng như cuộc
Tâm lý giáo dục học đại học GVHD: ThS. Lê Tuyết Ánh
Nhóm 4 Trang 8
sống thường ngày mà không chỉ xuất hiện ở môi trường sư phạm. Lấy ví
dụ việc quyết định trang phục khi đứng lớp cũng sẽ phát sinh những mâu
thuẫn, giảng viên già thường thích trang phục truyền thống áo dài Việt
Nam với sự kín đáo thì thay vào đó giảng viên trẻ thường thích mặc vest,
âu phục với sự hiện đại khi đứng lớp. Đồng phục khoa là phổ biến tại các
trường học hiện nay, đồng phục khoa thể hiện bản sắc, đặc trưng của một
khoa, được mặc trong những dịp lễ đặc biệt, nhưng việc lựa chọn kiểu
dáng, màu sắc để sao cho phù hợp với tất cả mọi người cũng dễ dẫn đến
những mâu thuẫn bởi tư tưởng khác nhau của hai thế hệ.
2.1.2 Mâu thuẫn về phương pháp giảng dạy
Với sự phát triển và tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tốc độ phát triển
công nghệ thông tin ngày càng nhanh. Những giảng viên già do vấn đề
tuổi tác, suy nghĩ theo lối mòn hay họ cần sự ổn định trong phương pháp
dẫn đến họ sẽ cập nhật không kịp với sự phát triển như vũ bão hiện nay
của công nghệ hiện đại. Ngược lại những người trẻ sẽ muốn ứng dụng
những phương pháp mới, công nghệ mới vào công việc dù rằng họ biết có
thể thất bại nhưng với họ thời gian tiếp theo sẽ là cơ hội cho họ làm lại từ
đầu. Với 2 luồng quan điểm khác nhau như vậy sẽ tạo nên mâu thuẫn giữa
hai thế hệ trong việc cải cách phương pháp và áp dụng công nghệ mới vào
giảng dạy, nghiên cứu.
2.1.3 Mâu thuẫn về cách ứng xử
Với những trải nghiệm cuộc sống, hiểu biết và kinh nghiệm giảng dạy
nên giảng viên già thường nhìn nhận con người, cuộc sống, xã hội với cái
nhìn chín chắn, thận trọng và có phần nào đó hà khắc. Họ thường nghĩ
mình già dặn kinh nghiệm, khôn ngoan mà lớp trẻ dưới mắt họ còn thiếu
kinh nghiệm với suy nghĩ “trứng không thể nào khôn hơn vịt”. Trong khi
giảng viên trẻ thì trẻ đầy nhiệt huyết, tự tin, hăng say và có 1 chút bốc
đồng tự ái. Từ đó dẫn đến mâu thuẫn trong việc đưa ra các quyết định
chung.
Với một chương trình, hoạt động, công trình nghiên cứu mang tính tập
thể, một ý tưởng táo bạo và một ý tưởng dựa trên kinh nghiệm, lối mòn sẽ
Tâm lý giáo dục học đại học GVHD: ThS. Lê Tuyết Ánh
Nhóm 4 Trang 9
dẫn đến những mâu thuẫn nhau do đó sẽ khó khăn trong việc lấy một ý
tưởng để giải quyết vấn đề đặt ra.
3. HƯỚNG KHẮC PHỤC
3.1. Đối với giảng viên già cần:
Trao đổi với giảng viên trẻ về các phương pháp giảng dạy mới. Từ đó
giảng viên già chuyển dần từ phương pháp giảng dạy kiểu cũ (đọc chép)
sang các phương pháp mới như làm việc theo nhóm, giảng dạy bằng
Powerpoint, thực hành nhiều hơn lý thuyết…
Tham gia các buổi hội thảo, các đề tài nghiên cứu khoa học cùng với
giảng viên trẻ để làm mới bài giảng, bổ sung kiến thức mới cho sinh
viên.
Chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, sự hiểu tâm lý sinh viên cũng khi đứng
lớp với các giáo viên trẻ.
3.2. Đối với giảng viên trẻ cần:
Mời những giảng viên già tham gia cùng với mình trong các buổi hội
thảo khoa học, hội thảo ngành.
Mời các giảng viên có kinh nghiệm tham gia dự giờ lên lớp của mình,
sau đó lắng nghe ý kiến đóng góp của giảng viên lớn tuổi và trao đổi lại
những ý tưởng mới của mình. Từ đó tạo bầu không khí làm việc hiệu quả
hơn.
Luôn luôn tôn trọng lắng nghe học hỏi kinh nghiệm từ những giảng viên
già, trao đổi những kiến thức mới, tạo bầu không khí làm việc hiệu quả.
Tổ chức các buổi giao lưu chia sẻ kinh nghiệm giữa các giảng viên lớn
tuổi và giảng viên trẻ.
Những người giảng viên già họ có bề dày kinh nghiệm cả về tuổi đời lẫn
tuổi nghề, họ là những cây đa, cây đề về chuyên môn mà các giảng viên
trẻ nên lấy đó để làm điểm tựa, để học hỏi, lắng nghe, tiếp thu những lời
khuyên có ích để vận dụng cho sự nghiệp giảng dạy của mình.