Trong thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện thành công việc cải cách kinh tế,
bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể, trong đó chính sách tiền tệ đóng vai trò
quan trọng trong việc điều tiết lượng tiền lưu thông, phục vụ cho tăng trưởng kinh tế,
kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền và giảm thất nghiệp.
Tuy nhiên sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đòi hỏi việc điều chỉnh chính sách
tài chính tiền tệ cũng phải có những thay đổi thích ứng, việc dùng những công cụ gián
tiếp, nhất là công cụ NVTTM, thay cho các công cụ trực tiếp đã trở nên hết sức cần
thiết.
NVTTM tại Việt Nam hiện nay đang hoạt động đơn điệu, buồn tẻ, chưa phát huy
được đầy đủ vai trò là công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ trong việc tác động đến
lượng tiền tệ trong lưu thông, điều tiết luồng vốn khả dụng trong nền kinh tế. Do vậy
việc nghiên cứu về mặt lý luận thực tiễn để phát triển NVTTM ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay là một yêu cầu hết sức bức thiết. Qua đó, góp phần nâng cao vai trò và
hiệu quả của chính sách tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện hội nhập
toàn diện về ngân hàng, phù hợp với thông lệ quốc tế.
38 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thị trường mở Việt Nam thực trạng và xu hướng phát triển trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Ñeà taøi:
THỊ TRƯỜNG MỞ VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG
PHÁT TRIỂN TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY
GVHD: PGS.TS: NGUYỄN ĐĂNG DỜN
Lớp: NHĐ2, K16
Nhóm 3:
Vũ Mạnh Tư
Hà Thị Anh Đào
Nguyễn Thị Thu Hương
Lê Ngọc Hân
Phạm Kim Thông
Bùi Thị Hạnh
Lê Thị Quỳnh Trang
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Năm 2008
TIỂU LUẬN MÔN HỌC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
CÁC TỪ VIẾT TẮT
NVTTM : Nghiệp vụ thị trường mở
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
TTM : Thị trường mở
NHTW : Ngân hàng trung ương
TCTD : Tổ chức tín dụng
Trang i
TIỂU LUẬN MÔN HỌC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ, CÔNG CỤ GIÁN TIẾP QUAN
TRỌNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ .............................................................................. 2
1.1 Khái niệm: ...................................................................................................................... 2
1.2 Hàng hóa giao dich trên TTM:..................................................................................... 2
1.3 Chủ thể giao dịch trên TTM ......................................................................................... 4
1.4 Hình thức hoạt động của N VTTM............................................................................... 5
1.5 Cơ chế tác động của NVTTM: ..................................................................................... 7
1.6 Điều kiện hoạt động của N VTTM ............................................................................... 8
1.7 Ưu điểm của công cụ N VTTM .................................................................................. 10
1.8 Mối quan hệ giữa NVTTM với các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ ...... 10
1.9 Kinh nghiệm của các nước trong việc tổ chức và vận hành TTM......................... 12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ Ở
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA ........................................................................... 15
2.1 Tình hình kinh tế vĩ mô............................................................................................... 15
2.2 Cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động của N VTTM............................................... 17
2.3 Tình hình huy động vốn qua các năm ....................................................................... 18
2.4 Các thành viên tham gia N VTTM : ............................................................................ 22
2.5 Đánh giá hoạt động của NVTTM trong thời gian qua ............................................ 23
CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
ĐẾN NĂM 2010 .................................................................................................................... 26
3.1 Các giải pháp về tạo môi trường hoạt động cho NVTTM:..................................... 26
3.2 Các giải pháp về vận hành NVTTM: ........................................................................ 29
3.3 Các giải pháp hỗ trợ cho NVTTM :............................................................................ 33
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................................ 35
Trang ii
TIỂU LUẬN MÔN HỌC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Lời nói đầu
LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện thành công việc cải cách kinh tế,
bước đầu đã đạt được những kết quả đáng kể, trong đó chính sách tiền tệ đóng vai trò
quan trọng trong việc điều tiết lượng tiền lưu thông, phục vụ cho tăng trưởng kinh tế,
kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền và giảm thất nghiệp.
Tuy nhiên sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đòi hỏi việc điều chỉnh chính sách
tài chính tiền tệ cũng phải có những thay đổi thích ứng, việc dùng những công cụ gián
tiếp, nhất là công cụ NVTTM, thay cho các công cụ trực tiếp đã trở nên hết sức cần
thiết.
NVTTM tại Việt Nam hiện nay đang hoạt động đơn điệu, buồn tẻ, chưa phát huy
được đầy đủ vai trò là công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ trong việc tác động đến
lượng tiền tệ trong lưu thông, điều tiết luồng vốn khả dụng trong nền kinh tế. Do vậy
việc nghiên cứu về mặt lý luận thực tiễn để phát triển NVTTM ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay là một yêu cầu hết sức bức thiết. Qua đó, góp phần nâng cao vai trò và
hiệu quả của chính sách tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện hội nhập
toàn diện về ngân hàng, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ về mặt lý luận cơ chế hoạt động và vai trò của NVTTM trong việc
điều hành chính sách tiền tệ Quốc gia.
Thực trạng hoạt động của TTM trong thời gian qua ở Việt Nam, qua đó, đánh giá
những thành tựu và tồn tại cần khắc phục.
Đưa ra các giải pháp để phát triển nghiệp vụ này cho phù hợp với các bước cải
cách chính sách tiền tệ và hệ thống ngân hàng trong giai đoạn mới.
Phương thức nghiên cứu
Đề tài dùng phương pháp biện chứng, lý thuyết hệ thống kết hợp với việc dùng
số liệu minh họa, so sánh, đối chiếu để đánh giá và đưa ra các kiến nghị hợp lý.
.
Trang 1
TIỂU LUẬN MÔN HỌC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
CHƯƠNG I
NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ, CÔNG CỤ GIÁN TIẾP
CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1.1 Khái niệm:
Luật NHNN do Chủ tịch nước ký sắc lệnh công bố thì: “NVTTM là nghiệp vụ
mua, bán các giấy tờ có giá do NHNN thực hiện thông qua thị trường tiền tệ điều hành
chính sách tiền tệ Quốc gia.
NHNN thực hiện NVTTM thông qua việc mua, bán tín phiếu kho bạc, chứng chỉ
tiền gửi, tín phiếu NHNN và các loại giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ để thực
hiện chính sách tiền tệ Quốc gia”.
1.2 Hàng hóa giao dịch trên TTM:
Bao gồm các loại chứng khoán nợ sau đây:
Tín phiếu kho bạc:
Tín phiếu kho bạc là giấy nhận nợ do Chính phủ phát hành để bù đắp thiếu hụt
tạm thời trong năm tài chính. Thời hạn tín phiếu là dưới 12 tháng. Đây là công cụ chủ
yếu của NVTTM vì các lý do sau:
Tín phiếu kho bạc có tính an toàn và thanh khoản cao.
Được phát hành định kỳ với khối lượng lớn vì có thể đáp ứng được nhu
cầu can thiệp của NHTW vào cung tiền trong nền kinh tế với liều lượng
khác nhau.
Tín phiếu NHTW:
Tín phiếu NHTW là giấy nhận nợ do NHTW phát hành để chi trả các khoản nợ
ngắn hạn của NHTW. Thời hạn tín phiếu thường là ngắn hạn và được phát hành
thường xuyên để tạo hàng hóa cho TTM .
Trái phiếu Chính phủ:
Trái phiếu Chính phủ là chứng khoán nợ dài hạn được Nhà nước phát hành nhằm
bù đắp thiếu hụt ngân sách.
Mặc dù là dài hạn nhưng trái phiếu Chính phủ được sử dụng phổ biến trong
NVTTM bởi tính an toàn và ổn định của nó
Trái phiếu địa phương:
Trang 2
TIỂU LUẬN MÔN HỌC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Tương tự như trái phiếu Chính phủ nhưng trái phiếu địa phương khác về mục
đích phát hành, thời hạn và các điều kiện ưu đãi.
Thường do các chính quyền địa phương lớn phát hành để tài trợ cho những công
trình ở địa phương.
Loại chứng khoán này được các nhà đầu tư và công chúng ưa chuộng. NHTM
thường dùng để tái chiết khấu tại NHTW.
Chứng chỉ tiền gửi:
Chứng chỉ tiền gửi là giấy nhận nợ do ngân hàng hay các định chế tài chính phi
ngân hàng phát hành, xác nhận khách hàng đã gửi một lượng tiền nhất định vào ngân
hàng hay các định chế tài chính trên trong một thời gian và lãi suất định trước.
Thời hạn của chứng chỉ tiền gửi thường là ngắn hạn.
Đây cũng là một loại công cụ chủ yếu của NVTTM vì nó cung cấp một hình thức
huy động vốn chủ động cho ngân hàng.
Thương phiếu:
Thương phiếu hay còn gọi là kỳ phiếu thương mại: Là phiếu nợ xuất phát từ việc
mua bán trả chậm hoặc tượng trưng cho một quyền sở hữu trên số hàng ký gởi. Nói
cách khác thương phiếu là một loại giấy nhận nợ đặc biệt mà người giữ nó có quyền
đòi trả tiền khi đến hạn.
Thương phiếu chủ yếu bao gồm: Hối phiếu và lệnh phiếu.
Hối phiếu: Là phiếu ghi nợ do người bán hàng ký phát trao cho người
mua hàng trả chậm, yêu cầu người này phải trả một số tiền nhất định cho
người thụ hưởng được quy định trong hối phiếu.
Lệnh phiếu: Là phiếu nhận nợ do người mua hàng trả chậm ký phát trao
cho người bán hàng, trong đó, cam kết trả một số tiền nhất định khi đến
hạn cho người thụ hưởng.
Các hợp đồng mua lại:
Đây là những món vay ngắn hạn, trong đó tín phiếu kho bạc được dùng làm vật
đảm bảo cho tài sản có mà người cho vay nhận được nếu người đi vay không thanh
toán được nợ.
Phần lớn các hợp đồng mua lại là do người kinh doanh thực hiện qua đêm. Người
kinh doanh ngân hàng và phi ngân hàng thường vay để tài trợ cho vốn ngắn hạn của
họ. Các hợp đồng mua lại có thể là hàng hóa trên TTM tương tự như các giấy nhận nợ
khác.
Trang 3
TIỂU LUẬN MÔN HỌC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1.3 Chủ thể giao dịch trên TTM
Ngân hàng trung ương
NHTW tham gia TTM với tư cách là người chỉ đạo thị trường thông qua việc
mua, bán các chứng từ có giá, nhằm cung cấp cho hệ thống ngân hàng lượng vốn khả
dụng phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
Vai trò chỉ đạo của NHTW trên TTM được thể hiện ở các mặt sau:
Trên cơ sở chính sách tiền tệ đã được hoạch định trước, NHTW sẽ chọn
công cụ cần thiết để thực hiện, trong đó có công cụ NVTTM .
NHTW chủ động tổ chức và vận hành TTM, quyết định loại hàng hóa
giao dịch, số lượng, lãi suất, các nghiệp vụ giao dịch hàng ngày hay định
kỳ theo tín hiệu thị trường, phù hợp với những mục tiêu của chính sách
tiền tệ.
Nếu không có NHTW tham gia thì khối lượng tiền tệ sẽ không thay đổi
(Một NHTM bán chứng khoán cho các NHTM khác chỉ là sự di chuyển
chứng khoán và đằng sau đó là sự di chuyển ngược lại của một phần
lượng dự trữ dư thừa, không ảnh hưởng đến tổng lượng tiền tệ trong xã
hội..
Như vậy, NHTW tham gia TTM là để can thiệp vào quá trình tạo tiền thông qua
các NVTTM , từ đó NHTW sẽ quản lý được khối tiền tiền, kiểm soát và điều tiết hoạt
động tín dụng của các TCTD.
Kho bạc Nhà nước
Kho bạc Nhà nước là người cung ứng hàng hóa cho TTM, bao gồm: Các tín
phiếu, trái phiếu kho bạc có mức độ an toàn cao, thuận tiện trong trao đổi, dễ thanh
toán để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên của Chính phủ. Đồng thời kho bạc Nhà
nước còn kết hợp với NHTW trong các nghiệp vụ mua bán trên TTM.
Ngân hàng thương mại
Đây là đối tác quan trọng của NHTW trong NVTTM. Các NHTM tham gia thị
trường nhằm mục đích dùng khoản dự trữ ngân quỹ để kinh doanh kiếm lãi, đồng thời
qua đó thực hiện nghiệp vụ môi giới và kinh doanh chứng khoán.
Là một trung gian tài chính, có mạng lưới hoạt động rộng khắp trong nền kinh tế.
Do đó sự thay đổi trong dự trữ của hệ thống ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến lượng vốn
huy động và cho vay, do đó ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế theo
mục tiêu của NHTW.
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng
Trang 4
TIỂU LUẬN MÔN HỌC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Bao gồm công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ đầu tư và các định chế tài
chính khác. Các tổ chức này thường nắm giữ khối lượng các chứng khoán lớn và
thường xuyên hay đổi cơ cấu danh mục đầu tư nhằm đạt mức sinh lời cao nhất và rủi
ro thấp nhất cho lượng vốn đầu tư. Do đó họ tham gia vào NVTTM và cũng là một đối
tác quan trọng của NHTW.
Các doanh nghiệp lớn
Các doanh nghiệp lớn có thể trực tiếp thực hiện hoặc qua các công ty môi giới
hay thông qua các NHTM để mua bán các loại chứng khoán như: tín phiếu kho bạc,
trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu,… Khi thiếu vốn họ cần bán các loại
chứng khoán trên đổi ra tiền mặt, trang trải cho quá trình kinh doanh, hoặc đơn giản họ
bán chỉ để kiếm lời. Đến lúc thừa vốn họ lại mua nếu thấy có lợi.
Hộ gia đình
Hộ gia đình có thể tham gia vào NVTTM để đầu tư kiếm lời, phòng ngừa rủi ro.
Tuy nhiên sự tham gia của các đối tác này rất hạn chế, lưu lượng không nhiều lại thiếu
tập trung nên các điều kiện giao dịch không thuận tiện, thông thường họ giao dịch qua
các công ty chứng khoán hoặc các NHTM.
Các công ty chứng khoán
Các công ty chứng khoán là các nhà giao dịch chuyên nghiệp, họ tham gia vào
NVTTM với tư cách là người trung gian trong việc mua bán chứng khoán giữa NHTW
với các đối tác khác như: NHTM, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, doanh nghiệp
hoặc hộ gia đình. Qua đó họ hưởng chênh lệch giá, đồng thời họ cũng tham gia TTM
để kinh doanh quỹ chứng khoán của chính họ.
1.4 Hình thức hoạt động của NVTTM
1.4.1 Các nghiệp vụ giao dịch trên TTM:
NHTW thường sử dụng 2 nghiệp vụ giao dịch trên TTM là:
Giao dịch mua bán đứt hay còn gọi là các giao dịch không hoàn lại.
Các giao dịch này bao gồm các nghiệp vụ mua bán chứng khoán của NHTW theo
phương thức mua bán đứt trên cơ sở giá thị trường, không có một hình thức hoặc điều
kiện ràng buộc nào chung quanh việc mua bán. Người mua chứng khoán của NHTW
không nhất thiết phải bán lại nó mà bán cho ai hay giữ lại là quyền của họ. Phương
thức giao dịch này làm chuyển hẳn quyền sở hữu đối với các chứng khoán giao dịch.
Vì vậy nó ảnh hưởng dài hạn đối với dự trữ của hệ thống ngân hàng.
Giao dịch mua bán với thỏa thuận mua lại hay còn gọi là giao dịch có kỳ hạn
hay giao dịch có hoàn lại
Trang 5
TIỂU LUẬN MÔN HỌC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Phương thức này được thực hiện trên các hợp đồng mua lại được ký kết. Nghĩa là
NHTW mua bán chứng khoán từ người môi giới trên thị trường và hai bên thỏa thuận
sẽ bán, mua lại chứng khoán vào một ngày trong tương lai.
Đây là hình thức phổ biến nhất mà các công ty kinh doanh chứng khoán và các
công ty tài chính vẫn thường thực hiện giao dịch với NHTW mỗi khi cần tiền mặt đột
xuất cho các hoạt động kinh doanh của mình.
Hợp đồng mua bán lại trong giao dịch này là những hợp đồng mua lại cực ngắn,
thường là qua đêm. Tuy nhiên cũng có khi dài hơn 2, 3 ngày…
Giao dịch theo hình thức này thực chất là 1 khoản cho vay có đảm bảo bằng
chứng khoán có tính thị trường cao. Sự chênh lệch giữa giá bán chứng khoán và giá
mua lại là lãi suất của khoản vay.
1.4.2 Các hình thức đấu thầu trên TTM:
Có hai loại đấu thầu: Đấu thầu khối lượng và đấu thầu lãi suất. Chọn và hình
thức nào tùy thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
Đấu thầu khối lượng:
Khi muốn tác động trực tiếp vào lãi suất thì chọn đấu thầu khối lượng. Khi đó lãi
suất do NHNN chọn trước, các đối tác đăng ký khối lượng dự thầu. Vì vậy khối lượng
trúng thầu là con số mà NHNN khó dự đoán chính xác.
Việc phân phối thầu được tiến hành như sau:
NHTW niêm yết trước mức lãi suất, các đối tác tham gia đấu thầu đăng
ký số tiền đặt thầu trên cơ sở chấp nhận mức lãi suất cho trước đó.
Toàn bộ số tiền đặt thầu được cộng lại với nhau.
Nếu tổng số tiền đặt thầu nhỏ hơn số lượng được phân phối trong đợt thì
toàn bộ các đơn đặt thầu đều được phân phối.
Nếu tổng số tiền đặt thầu lớn hơn số lượng được phân phối trong đợt thì
các đơn đặt thầu sẽ được phân phối theo công thức
Ti = K . ai
với K = A / ai ( i = 1,n)
Trong đó: Ti: Số lượng trúng thầu của tổ chức i
K: Tỷ lệ phần trăm (%) phân phối thầu
A: Số lượng thầu được phân phối trong đợt
n: Số các tổ chức tham gia dự thầu
Trang 6
TIỂU LUẬN MÔN HỌC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
ai: Số lượng đặt thầu của tổ chức i
ai: Tổng số lượng đặt thầu của các tổ chức
Đấu thầu lãi suất
Khi mục tiêu của chính sách tiền tệ là điều tiết khối lượng tiền cho trước thì thực
hiện đấu thầu lãi suất. Lúc đó lãi suất được thả nổi theo cung cầu thị trường. Lãi suất
trúng thầu sẽ được xác định tại điểm đạt được khối lượng tiền cần bơm vào hoặc rút ra
khỏi nền kinh tế.
Việc phân phối thầu được tiến hành như sau:
Các tổ chức tham gia đấu thầu đăng ký số tiền đặt thầu ứng với mỗi mức
lãi suất do chính mình chọn.
Đối với đấu thầu NHTW mua chứng khoán (Cung ứng thêm vốn khả
dụng cho NHTM).
Các số lượng đặt thầu được sắp xếp theo thứ tự và được phân phối theo các
mức lãi suất từ cao xuống thấp, nghĩa là số lượng đặt thầu với lãi suất cao sẽ được ưu
tiên phân phối trước cho đến khi số lượng phối được sử dụng hết.
Tại mức lãi suất thấp nhất được chấp nhận, nếu số lượng đăng ký dự thầu lớn
hơn số lượng được phân phối thì sẽ phân phối theo công thức:
Ti (rm) = K (rm) . ai (rm)
Với K(rm) = A - a (rs) / ai (rm)
( s = 1, m-1)
Trong đó:
Ti (rm) : Số lượng trúng thầu được phân phối cho tổ chức i tại mức lãi
suất rm
K (rm) : Tỷ lệ (%) phân phối thầu tại mức lãi suất rm
Ai (rm) : Số lượng đặt thầu của tổ chức i tại mức lãi suất rm
A : Số lượng thầu được phân phối
a (rs) : Tổng số tiền đặt thầu ứng với mức lãi suất rs của tất cả các tổ
chức.
ai (rm) : Tổng số lượng đặt thầu của các tổ chức i ở mức lãi suất rm
Đối với đấu thầu NHTW mua chứng khoán, thu hút dự trữ về thì quy
trình diễn ra ngược lại.
1.5 Cơ chế tác động của NVTTM:
Tác động đến cơ số tiền trong nền kinh tế
Trang 7
TIỂU LUẬN MÔN HỌC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
Khi NHTW bán chứng khoán Chính phủ thì mọi tầng lớp dân chúng và NHTM
đều mua, có thể mua bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và khi việc mua bán được thực
hiện xong thì trong dân cư mất đi một lượng tiền mặt, trong NHTM mất đi một lượng
dự trữ tương ứng tại NHTW. Từ đó NHTM phải thu hẹp khả năng cung ứng tín dụng
cho nền kinh tế, làm giảm cung tiền tệ.
Ngược lại, khi NHTW mua các chứng khoán Nhà nước đến hạn thanh toán,
NHTW phải trả một lượng tiền mặt tương ứng cho công chúng, hoặc phải chuyển
khoản tăng khối lượng dự trữ của NHTM. Do đó tăng khả năng cung ứng tín dụng cho
nền kinh tế, làm tăng cung tiền.
Tác động đến lãi suất
Việc mua bán chứng khoán Chính phủ sẽ làm ảnh hưởng ngay đến cung, cầu loại
chứng khoán đó trên thị trường, do đó tác động đến giá cả và lãi suất của nó. Nếu đó là
loại chứng khoán chiếm tỷ trọng lớn trong giao dịch trên thị trường tài chính thì sự
thay đổi lãi suất của nó sẽ tác động trở lại lãi suất thị trường, do đó ảnh hưởng đến
khối tiền trong nền kinh tế.
Khi NHTW bán chứng khoán ra TTM sẽ làm tăng cung chứng khoán, trong
điều kiện các yếu tố khác không đổi, giá chứng khoán sẽ hạ, do đó lãi suất chứng
khoán tăng lên, từ đó buộc các NHTM phải tăng lãi suất ngân hàng lên để tránh tình
trạng công chúng rút tiền ra khỏi ngân hàng đem đầu tư vào chứng khoán. Lãi suất
tăng làm hạn chế khả năng vay vốn của các doanh nghiệp, nghĩa là gián tiếp thắt chặt
thêm khối tiền tệ.
Ngược lại, khi NHTW mua chứng khoán sẽ làm tăng cầu về chứng khoán, nếu
các yếu tố khác không đổi, giá chứng khoán sẽ tăng, dẫn đến lãi suất chứng khoán
giảm và đến lượt lãi suất ngân hàng giảm, kích thích các doanh nghiệp vay vốn, nghĩa
là một cách gia tăng khối lượng tiền.
1.6 Điều kiện hoạt động của NVTTM
NHTM hoạt động theo cơ chế thị trường, các chủ thể tham gia có rất nhiều mục
đích khác nhau. Do đó để thị trường này hoạt động an toàn, hiệu quả và đạt mục tiêu
cao nhất, đòi hỏi các nền kinh tế phải có các điều kiện sau đây:
Phát triển các loại chứng khoán nợ trên thị trường
Dần dần với đà tăng trưởng kinh tế, nhu cầu về vốn ngày càng gia tăng. Do đó
cần khuyến khích các chủ thể kinh tế phát hành chứng khoán nợ theo luật để huy động
vốn. Sự phát triển các loại chứng khoán nợ phản ảnh mức độ chứng chỉ hóa các hoạt
động huy động vốn của nền kinh tế. M ức độ chứng chỉ hóa càng cao thì sự hoạt động
Trang 8
TIỂU LUẬN MÔN HỌC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
của thị trường càng sôi động và nhu cầu mua bán các loại chứng khoán này trên thị
trường như một tất yếu.
Trong điều kiện đó hoạt động can thiệp của NHTW qua việc mua bán các chứng
khoán nợ là cần thiết và nó sẽ tác động lớn đến dự trữ và kết cấu t