Tiểu luận Thị trường phái sinh 2009

Sự tăng trưởng nhanh của công nghiệp phái sinh được quan sát qua một thời kỳ dài đã được kiểm chứng trong năm 2008. Phần này tóm tắt sự phát triển của cả thị trường phái sinh OTC và thị trường phái sinh tập trung và xem xét ảnh hưởng của thị trường phái sinh đến khủng hoảng tài chính.

pdf15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thị trường phái sinh 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH 2009 Tóm tắt Sự tăng trưởng nhanh của công nghiệp phái sinh được quan sát qua một thời kỳ dài đã được kiểm chứng trong năm 2008. Phần này tóm tắt sự phát triển của cả thị trường phái sinh OTC và thị trường phái sinh tập trung và xem xét ảnh hưởng của thị trường phái sinh đến khủng hoảng tài chính. Thị trường phái sinh OTC Giá trị đang lưu hành danh nghĩa của các hợp đồng phái sinh đă giảm gần 13% từ mức đỉnh 684 nghìn tỷ dollar trong tháng 6 xuống còn 592 nghìn tỷ dollar vào cuối năm 2008: sự sụt giảm giá trị đầu tiên kể từ khi BIS (Ngân hàng thanh toán quốc tế) bắt đầu thu thập số liệu vào năm 1998 ( Biểu đồ 1 ). Nhân tố chính dẫn đến sự sụt giảm này là sự di chuyển đến trung tâm thanh toán bù trừ của một số hợp đồng do lo ngại về những rủi ro hệ thống của thị trường phái sinh OTC. Ngoài ra, việc chủ động kết thúc các hợp đồng làm giảm tổng giá trị của các hợp đồng hoán đổi (bảo hiểm) nợ xấu (CDS). Tổng giá trị thị trường tăng hơn gấp đôi từ 16 nghìn tỷ dollar lên 34 nghìn tỷ dollar trong suốt năm 2008, là kết quả từ sự bất ổn của giá cả kết hợp với những rủi ro lớn hơn trong nhiều hợp đồng phái sinh (Bảng 1). Giá trị thị trường cao hơn đã được phản ánh trong một sự gia tăng trong tổng rủi ro tín dụng, tăng hơn một nửa đến 5 nghìn tỷ dollar. Các công cụ lãi suất vẫn là trụ cột chính, chiếm 71% trong tổng giá trị danh nghĩa. Thị trường phái sinh dựa trên các hợp đồng ngoại hối chiếm hơn 8%. Phần còn lại gồm có ngoại hối, CDS, hàng hóa và chứng khoán liên kết với thị trường phái sinh, tất cả đều giảm trong năm 2008. Euro và dollar Mỹ là hai đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trong thị trường phái sinh lãi suất tiền tệ đơn, lần lượt chiếm 37% và 35% trong năm 2008. Anh là trung tâm giao dịch phái sinh dẫn đầu thị trường phái sinh thế giới vào tháng tư năm 2007 với doanh số ổn định ở mức 43%. Mỹ chỉ là một thị trường lớn khác với 24% giao dịch. Thị trường phái sinh tập trung giá trị danh nghĩa đang lưu hành của thị trường phái sinh tập trung giảm gần 29% trong nửa cuối năm 2008 ( Biểu đồ 1), trong khi doanh số sụt giảm gần 47% trong 12 tháng đến quý 1 năm 2009 ( Biểu đồ 2). Giao dịch sôi nổi trong nửa đầu năm cho thấy là doanh số hàng năm giảm chỉ gần 3% trong năm 2008 ở mức 2,214 nghìn tỷ dollar, đã đang tăng gần khoảng 25% mỗi năm so với 4 năm trước đó. BIS nhận định là sự giảm sút giao dịch vào nửa sau của năm 2008 phản ánh một sự kết hợp của sự suy giảm đáng kể tính ưa thích rủi ro, sự kỳ vọng lãi suất thấp ổn định ở các thị trường then chốt và hoạt động quỹ rủi ro thấp hơn. Doanh số giảm chậm ở mức 3% trong quý đầu năm 2009, mặc dù qua cả năm 2009 doanh số có thể giảm 25% so với năm 2008. Các sở giao dịch dường như có sự thống nhất đáng kể trong những năm gần đây. Dựa trên giá trị giao dịch danh nghĩa, những nhóm sàn lớn nhất trên thế giới là CME Group, NYSE Euronext ( phần lớn dựa trên NYSE Liffe) và Eurex. Ba sàn giao dịch này chiếm hơn một nửa giá trị doanh số. London có một vai trò nổi bật trong thị trường phái sinh tập trung toàn cầu. NYSE Liffe là sàn giao dịch dẫn đầu trong giao dịch các hợp đồng lãi suất euro ngắn hạn: 98% doanh số của NYSE Liffe thực hiện ở sàn giao dịch London. Ít nhất 45% giao dịch của Eurex bắt nguồn từ Anh quốc từ năm 2003. Hơn 90% giao dịch quốc tế về các hợp đồng tương lai kim loại màu được thực hiện ở Sở giao dịch Kim loại London. ICE Futures Europe là sàn giao dịch điện tử quốc tế hàng đầu về các sản phẩm năng lượng. European Climate Exchange ( sàn giao dịch trao đổi hạn mức khí thải gây hiệu ứng nhà kính châu Âu), một phần của ICE Futures Europe, là sàn giao dịch “carbon” hàng đầu ở châu Âu đối với các giao dịch tương lai và quyền chọn. Thị trường phái sinh giải thích cho việc phần lớn thu nhập của khu vực ngân hàng ở Anh quốc có được từ thị trường phái sinh, giao dịch ngoại hối và các giao dịch chứng khoán khác, phối hợp mang lại tổng thu nhập 9.5 tỷ bảng Anh vào năm 2007 và dự đoán là 10 tỷ bảng Anh vào năm 2008. Thị trường phái sinh và khủng hoảng tài chính Trong khi có nhiều đánh giá khác nhau về vai trò của thị trường phái sinh OTC như là một nguyên nhân phụ gây ra khủng hoảng, những nỗ lực điều tiết thường xuyên sẽ tính đến việc giám sát các thị trường này chặt chẽ hơn nhiều, áp đặt toàn bộ các giao dịch phải báo cáo cho các nhà chức trách thường xuyên và sử dụng phổ biến trung tâm thanh toán bù trừ. Mặc dù các nhà chức trách đang tập trung vào các nghĩa vụ trả nợ có đảm bảo (CDOs) và trung tâm thanh toán bù trừ CDS, rõ ràng là ở cả châu Âu và Mỹ nói chung đều có xu hướng quản lý chặt chẽ hơn các thị trường OTC. Vấn đề tiềm ẩn đối với những người tham gia thị trường là liệu việc giám sát chặt chẽ hơn và áp lực tiêu chuẩn hóa các hợp đồng sẽ làm giảm sút tính đa dạng hóa sản phẩm và làm giảm khả năng của nhà đầu tư quản lý các rủi ro tiềm ẩn thường phức tạp và đa dạng của họ. Vị thế càng phức tạp hơn bởi các dấu hiệu mạnh mẽ ở Mỹ cho thấy rằng các hợp đồng OTC tiêu chuẩn hóa được yêu cầu thực hiện trên ( và không chỉ thông qua bù trừ) một sàn giao dịch hoặc bởi một hệ thống giao dịch theo quy định. Những biện pháp khác đang được xem xét bao gồm việc áp dụng những quy định về mức vốn cao hơn để bù đắp các giao dịch tự doanh của các ngân hàng và các định chế khác, đặc biệt đối với các sản phẩm có rủi ro cao và việc áp đặt các tỷ lệ đòn bẩy. Điều này có thể ảnh hưởng đến thanh khoản của thị trường đối với cả sàn OTC và sàn tập trung. Sự tập trung quá mức vào việc khuếch trương quy tắc “an toàn là trên hết” cũng có thể làm giảm tính đổi mới, cái mà luôn được đặt lên hàng đầu trong thị trường OTC và thị trường phái sinh nói chung. Mục tiêu của các nhà chức trách Mỹ là tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng các sản phẩm tập trung và tối thiểu các hợp đồng OTC. Trong khi các sàn giao dịch sẽ được lợi từ một thay đổi như vậy, một số sở giao dịch then chốt cho rằng thị trường phái sinh OTC không nên bị áp lực từ các trung tâm thanh toán bù trừ, nơi mà không được trang bị để đối phó với những rủi ro liên hợp. Các sở giao dịch cho rằng các bên tham gia thị trường nên có vai trò trong việc quyết định các sản phẩm OTC được tiêu chuẩn hóa đến mức độ nào. Bất kể kết quả cuối cùng như thế nào, xu thế điều chỉnh cần phải duy trì khả năng mở rộng của các sản phẩm phái sinh trên cả thị trường OTC và thị trường tập trung, như là những công cụ quản lý rủi ro thiết yếu. Thị trường phái sinh cũng lo ngại về bất kỳ những thay đổi nào gây bất lợi cho sàn giao dịch London, với vai trò là trung tâm giao dịch phái sinh hàng đầu thế giới, có liên quan đến những trung tâm khác. Thị trường phái sinh phi tập trung Dữ liệu về các thị trường phái sinh OTC toàn cầu được thu thập từ các số liệu thống kê biên soạn bởi Ngân hàng thanh toán quốc tế ( BIS): khảo sát các thành viên chính của thị trường 6 tháng một lần và khảo sát Ngân hàng Trung ương 3 năm một lần. Năm cuộc khảo sát đã được tiến hành, gần nhất là vào tháng tư năm 2007. I. Cuộc khảo sát các thành viên chính của thị trường hàng 6 tháng của BIS Quy mô Các chỉ số hoạt động trong thị trường OTC đã cho thấy các xu hướng khác nhau trong năm ngoái. Giá trị danh nghĩa giảm trong nửa cuối năm 2008, trong khi tổng giá trị thị trường và tổng rủi ro tín dụng đều tăng: Các thước đo được sử dụng trong khảo sát của BIS Giá trị danh nghĩa đang lưu hành cung cấp một thước đo về quy mô thị trường, và cũng có thể cung cấp một biểu trưng đại thể cho sự di chuyển tiềm năng của rủi ro về giá trong thị trường phái sinh. Chúng cũng có thể so sánh được với các thước đo quy mô thị trường trong các thị trường tiền tệ cơ sở có liên quan. Tổng giá trị thị trường cung cấp thông tin về quy mô của sự di chuyển gộp các rủi ro giá cả trong các thị trường phái sinh. Về bản chất nó đại diện cho chi phí thay thế tất cả các hợp đồng đang hiện hữu. Nó cung cấp một thước đo về quy mô của thị trường và một ý nghĩa kinh tế là dễ dàng có thể so sánh chéo giữa thị trường phái sinh và các sản phẩm. Tổng rủi ro tín dụng đại diện cho hiện giá của các hợp đồng mà có một giá trị thị trường dương sau khi xem xét các thỏa thuận song phương có hiệu lực pháp lý, nghĩa là nó đo lường rủi ro tín dụng thuần giữa các đối tác. Doanh thu dữ liệu thu thập trong cuộc khảo sát mỗi ba năm một lần cung cấp một thước đo về hoạt động của thị trường, và cũng có thể cung cấp một biểu trưng đại thể cho thanh khoản của thị trường. Doanh thu được mô tả như là tổng giá trị thuần của tất cả các giao dịch mới đã thực hiện trong tháng khảo sát, và được đo lường trong điều kiện giá trị danh nghĩa của các hợp đồng. - Giá trị danh nghĩa các hoạt động thanh toán bù trừ quy mô hơn đã góp phần làm cho giá trị danh nghĩa của thị trường phái sinh OTC giảm 13% từ 684 nghìn tỷ dollar vào tháng 6 xuống còn 592 nghìn tỷ dollar vào tháng 12 năm 2008 (Biểu đồ 1). Đây là lần đầu tiên có sự sụt giảm như vậy được ghi lại bởi BIS kể từ khi nó bắt đầu thu thập số liệu thống kê vào năm 1998. Giá trị danh nghĩa của thị trường phái sinh tập trung giảm gần 27% trong 6 tháng cuối năm 2008, và chỉ bằng một phần mười giá trị của thị trường phái sinh OTC vào cuối năm. - Tổng giá trị thị trường tăng hơn gấp đôi từ 15.8 nghìn tỷ dollar đến 33.9 nghìn tỷ dollar giữa cuối năm 2007 và năm 2008 (Biểu đồ 3). Đây là kết quả của sự bất ổn về giá cả kết hợp với rủi ro đang gia tăng trong nhiều hợp đồng phái sinh. - Tổng rủi ro tín dụng đã phản ánh sự gia tăng trong tổng giá trị thị trường, mặc dù sự gia tăng được ít hơn, tăng 53% từ 3,3 nghìn tỷ dollar đến 5 nghìn tỷ dollar. (Biểu đồ 3). Các công cụ rủi ro Lãi suất là các công cụ chính trên thị trường phái sinh OTC, chiếm khoảng 70% số hợp đồng trong những năm gần đây (Bảng 2). Tỷ trọng các hợp đồng phái sinh lấy cơ sở là các hợp đồng ngoại hối đã giảm từ 11,3% xuống còn 8,4% từ năm 2004. Giá cả suy giảm trong thị trường chứng khoán đã làm cho tỷ trọng các hợp đồng phái sinh chứng khoán thấp hơn so với hai năm về trước. Gần đây hơn, sự sụt giảm giá cả hàng hóa trong năm 2008 đã làm giảm tỷ trọng hợp đồng phái sinh hàng hóa xuống còn một nửa từ 1,4% còn 0,7%. Tỷ trọng CDS giảm từ 9,7% đến 7,1% (Biểu đồ 4) Kết cấu tiền tệ Euro và Dollar Mỹ là hai đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trong thị trường phái sinh lãi suất tiền tệ đơn, với tỷ trọng lần lượt là 37% và 35% trong năm 2008 (Bảng 3). Tiếp đó là Yen Nhật với tỷ trọng hơn 13% và Bảng Anh 7%. Krona Thụy Điển và Franc Thụy Sỹ mỗi đồng chỉ chiếm tỷ trọng hơn 1% và các đồng tiền còn lại là 5%. II. Cuộc khảo sát Ngân hàng Trung Ương kết hợp 3 năm một lần của BIS (tháng 4 năm 2007) Vị trí Giao dịch phái sinh OTC quốc tế được tập trung nhiều ở Anh và Mỹ (Bảng 4). Trong cuộc khảo sát tháng 4 năm 2007, tỷ trọng so với doanh thu toàn cầu của Anh và Mỹ duy trì ổn định lần lượt ở mức 43% và 24%. Xét trong thời kỳ dài hơn, tỷ trọng của Anh đã tăng từ 36% năm 2001, trong khi tỷ trọng của Mỹ đã gia tăng từ 18%. Thị phần của Đức đã rớt từ 13% năm 2001 còn 4% trong năm 2007 và của Pháp từ 10% đến 7%. Ai-len cho thấy sự tăng trưởng lớn nhất với thị phần của nó tăng từ ít hơn 1% trong cuộc điều tra lần trước đến hơn 3% trong năm 2007. Thị phần của Nhật cũng cận mức hơn 3%. Các đối tác Nét đặc trưng chính của sự tan vỡ đối tác trên toàn cầu là sự gia tăng thêm tỷ trọng của các định chế tài chính khác đến 44%, gần với mức 46% tỷ trọng của các nhà buôn. Tỷ trọng toàn cầu của các khách hàng phi tài chính cũng tiệm cận 10%. Sự phân chia giao dịch giữa các đối tác ở Anh đã gần ngang bằng với tỷ trọng toàn cầu năm 2007 hơn trước đó. Tính tập trung Thị trường phái sinh OTC ở Anh còn trở nên tập trung hơn giữa những năm 2004 và 2007, với thị phần của 10 định chế lớn nhất tăng từ 79% lên 81%. Năm 1995, thị phần của 10 định chế hàng đầu này ở khoảng 52%. Ờ Mỹ, một khu vực quan trọng khác, dữ liệu khảo sát đã chỉ ra rằng vào năm 2007, thị phần của 10 định chế tài chính lớn nhất thậm chí còn cao hơn ở Anh đến 90% về doanh số. III. Những sự phát triển khác trong thị trường phái sinh OTC Thanh toán bù trừ tập trung Những lo ngại về rủi ro hệ thống phát sinh từ một số hợp đồng phái sinh OTC đã tăng lên theo sau việc thắt chặt tín dụng. Những lo ngại này tập trung vào những ảnh hưởng tiềm tàng sau sự sụp đổ của Lehman Brothers đến các nhà môi giới khác; và những đe doạ tiềm ẩn từ một số lượng khổng lồ các chứng khoán độc hại. Kết quả là một số loại hợp đồng phái sinh OTC tiêu chuẩn hoá, bao gồm hợp đồng hoán đổi lãi suất, hàng hoá và CDS được thực hiện thanh toán bù trừ. Hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) Trong CDS, một bên cam kết trả cho bên kia một khoản phí cố định đổi lại một đảm bảo rằng nếu một khế ước vỡ nợ thì nó sẽ được mua lại. Việc thanh toán bù trừ và tất toán tự nguyện các hợp đồng làm giảm 39% giá trị danh nghĩa đang lưu hành của CDS từ 62 nghìn tỷ dollar vào cuối năm 2007 xuống còn 38 nghìn tỷ dollar vào cuối năm 2008, theo Hiệp hội về phái sinh và hoán đổi quốc tế (ISDA) (Biểu đồ 4). Mức suy giảm này lớn hơn khá nhiều mức giảm 28% theo dữ liệu của BIS, mặc dù trước đây hai số liệu này thay đổi gần như tương đương nhau. Chuỗi dữ liệu dài hơn của ISDA đã cho thấy rằng giá trị danh nghĩa của CDS đã tăng lên rất nhiều so với bốn năm trước từ dưới 4 nghìn tỷ đôla vào cuối năm 2003. Thị trường phái sinh ngành năng lượng Có hàng loạt các đối tượng tham gia giao dịch tích cực các công cụ tài chính liên quan đến ngành năng lượng, bao gồm các nhà sản xuất, chế biến ga, dầu và các khách hàng thuộc các ngành công nghiệp khác, các ngân hàng đầu tư và các quỹ bảo hiểm. Sau nhiều năm tăng trưởng mạnh của thị trường phái sinh OTC chủ yếu là các hợp đồng kỳ hạn gas và năng lượng, xu hướng phát triển đến cuối tháng 7 năm 2008 đã đa dạng hơn. Cuộc khảo sát hàng năm của FSA đối với các nhà môi giới trên thị trường năng lượng đã cho thấy số lượng năm 2008 ở thị trường gas Anh quốc và năng lượng châu Âu đã sút giảm lần lượt gần 23% và 41%, cả hai đều gấp đôi năm 2007 (Bảng 5). Hai thị trường này vẫn là lớn nhất về số lượng. Ngược lại, cả bốn thị trường còn lại đều cho thấy sự tăng trưởng giao dịch trong năm 2008, đặc biệt là thị trường khí đốt. Giá cả giao dịch đã tăng từ 50% đến 100% trên các thị trường được khảo sát. Điều này phù hợp với sự tăng mạnh trong giá cả hàng hóa toàn cầu trong thời gian khảo sát. Kết quả là giá trị danh nghĩa của 4 trong 6 thị trường - năng lượng Anh Quốc, gas Châu Âu, than đa và khí đốt – tăng hơn gấp đôi trong năm 2008. Giá trị danh nghĩa của các hợp đồng gas cũng tăng, gần 31% đến 176 tỷ bảng Anh, vì sự nhảy vọt của giá cả đã bù đắp sự sụt giảm 23% về số lượng. Trong thị trường năng lượng Châu Âu giá trị thị trường danh nghĩa giảm gần 9% vì một gia tăng 54% trong giá cả không đủ để bù đắp sự sụt giảm về số lượng. Giữa quý 2 và quý 3, nhiều thị trường khác nhau đã được giao dịch thông qua hệ thống giao dịch điện tử. Thị trường phái sinh ngành vận tải Một số các nhà môi giới lớn sử dụng các hợp đồng phái sinh vận tải để bảo hiểm hoặc tạo lập trạng thái đối với sự thay đổi giá cả vận tải trong tương lai. Theo đánh giá của Baltic Exchange, giá trị danh nghĩa của các giao dịch theo Các thỏa thuận vận tải kỳ hạn (FFAs) trong thị trường phái sinh OTC đã tăng từ 142 tỷ dollar trong năm 2007 đến 163 nghìn tỷ dollar trong năm 2008, mặc dù sự suy giảm quá mức của thị trường vận tải biển có thể làm cho thị trường này nhỏ hơn nhiều vào năm 2009 (Biểu đồ 5). Trước đây, thị trường mở rộng nhanh chóng từ 7 tỷ dollar trong năm 2002 đến 61 tỷ dollar trong năm 2006. Tăng cho đến khi có sự sụt giảm của thị trường vào mùa thu năm 2008, FFAs đã đang được sử dụng ngày càng nhiều bởi những người thuê tàu và những chủ tàu lớn hơn và các định chế tài chính như là các ngân hàng đầu tư. Thị trường hàng hóa khô, như ngũ cốc và than đá, chiếm 95% tổng giá trị các hợp đồng trong năm 2007 và năm 2008, các hàng hoá ướt, như dầu, chiếm 5% còn lại. Ưu thế cao hơn của hàng hóa khô là do trong thị trường khô chi phí vận chuyển hàng hóa cao hơn nhiều. THỊ TRƯỜNG PHÁI SINH TẬP TRUNG Các sàn giao dịch phái sinh quốc tế Giao dịch quốc tế trên các thị trường tập trung dễ dàng so sánh dựa vào số các hợp đồng đã giao dịch, mặc dù những so sánh này chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các quy mô hợp đồng được chọn theo những giao dịch riêng lẻ. Quy mô các hợp đồng nhỏ làm tăng số lượng các hợp đồng giao dịch, một đặc tính của thị trường Hàn Quốc, Mexico và Brazil, nơi mà các giao dịch bị chi phối bởi các nhà đầu tư cá nhân hơn là các nhà đầu tư tổ chức. Do đó so sánh dựa trên giá trị danh nghĩa của doanh thu sẽ cung cấp một chỉ số tương đối tốt hơn so với dựa trên quy mô của các giao dịch. Giá trị doanh thu Giá trị danh nghĩa đang lưu hành của các hợp đồng phái sinh trên thị trường tập trung giảm 29% trong 6 tháng cuối 2008 (Biểu đồ 1), trong khi giá trị doanh thu giảm xuống gần 47% trong 12 tháng đến quý 1 năm 2009 (Biểu đồ 2). Giao dịch sôi nổi vào nửa đầu năm 2008 dẫn đến kết quả là doanh thu hàng năm giảm chỉ gần 3% đến mức 2,213 nghìn tỷ dollar, đã đang tăng gần khoảng 25% mỗi năm so với bốn năm trước (Biểu đồ 6). BIS nhận định là sự giảm sút giao dịch vào nửa sau của năm 2008 phản ánh một sự kết hợp của sự suy giảm đáng kể tính ưa thích rủi ro, sự kỳ vọng lãi suất thấp ổn định ở các thị trường then chốt và hoạt động quỹ bảo hiểm rủi ro thấp hơn.. Sự suy giảm trong doanh thu bị chậm lại đến 3% giữa quý 4 năm 2008 và quý 1 2009 (Biểu đồ 2). Doanh thu của các hợp đồng phái sinh trên thị trường tập trung tập trung chủ yếu vào các thị trường ở Bắc Mỹ và Châu Âu, hai khu vực này chiếm hơn 90% giá trị giao dịch trong những năm gần đây. Theo dữ liệu của BIS, 53% giá trị doanh thu năm 2008 được thực hiện ở thị trường Bắc Mỹ, 39% ở Châu Âu, 7% ở châu Á Thái Bình Dương và 1% ở các khu vực khác trên thế giới (Biểu đồ 6). Thị phần của Châu Âu tăng lên từ mức 32% năm 2006, trong khi thị phần của Bắc Mỹ đã giảm từ mức 60%. Việc sáp nhập và mua lại trong những năm gần đây đã tạo ra một số tập đoàn trung tâm, mỗi tập đoàn này sở hữu nhiều các sàn giao dịch con. Tập đoàn lớn nhất là CME Group, bao gồm Chicago Mercantile Exchange, Chicago Board of Trade và New York Mercantile Exchange. NYSE Euronext, kết hợp với NYSE Liffe, là trung tâm lớn thứ hai về giá trị giao dịch, tiếp theo là Eurex (Biểu đồ 7). Hơn một nửa giá trị doanh thu trên các trung tâm tài chính tập trung chủ yếu vào 3 tập đoàn này. Số lượg hợp đồng giao dịch Số lượng các hợp đồng giao dịch thông qua sàn giao dịch phái sinh trên toàn thế giới đã tiếp tục tăng trong năm 2008 đến 17.8 tỷ hợp đồng. CME Group, với 3.3 tỷ số lượng hợp đồng, là sàn giao dịch lớn nhất dựa trên số lượng các hợp đồng (Bảng 6), tiếp theo là Eurex 3.2 tỷ hợp đồng, the Korea Futures Exchange 2.9 tỷ hợp đồng, và NYSE Euronext 1.7 tỷ hợp đồng. Nhìn vào các sàn giao dịch cơ sở khác của Anh, ICE Futures Europe chiếm ưu thế giao dịch trong các thị trường liên lục địa, đứng thứ 12 trong danh sách, trong khi London Metal Exchange đứng thứ 21. Căn cứ vào khu vực sàn giao dịch con, Mỹ chiếm 39% tổng số hợp đồng giao dịch trong năm 2008 tiếp theo là Hàn Quốc 16%, Đức 12% và Anh 6% (Bảng 7). Giao dịch điện tử Thị trường tài chính châu Âu đã được điện tử hóa từ cuối những năm 90, và giao dịch điện tử trên thị trường phái sinh Hoa Kỳ đã trở nên chiếm ưu thế. Trên CME Group, tỷ trọng giao dịch điện tử đã tăng từ 20% năm 2001 lên 83% vào năm 2008. Thị trường phái sinh tập trung tại Anh Có bốn thị trường phái sinh tập trung hoạt động tại Anh, tất cả đều đạt kỷ lục trong năm 2008 với số lượng hợp đồng giao dịch: NYSE Liffe Sau sự sát nhập cha đẻ của Liffe_ Euronext với NYSE, nó được đổi tên thành NYSE Liffe. Doanh thu của NYSE Liffe tăng 11% trong năm 2008 đạt 1.05 tỷ hợp đồng (Bảng 8). Giao dịch các hợp đồng lãi suất euro trong ngắn hạn mà