Tiểu luận Thị trường trái phiếu thực trạng thị trường trái phiếu tại Việt Nam

Mệnh giá (Par value): là giá trị danh nghĩa của trái ph iếu được in ngay trên tờ phiếu, đại diện cho số vốn gốc được hoàn trả cho trái chủ tại thời điểm đáo hạn. Ở Việt Nam, mệnh giá của trái phiếu được ấn định là 100.000đ và các mệnh giá khác là bội số của 100.000 đ. Mệnh giá của trái phiếu được xác định phụ thuộc vào số tiền huy động trong kỳ và số trái phiếu phát hành. MG = VHĐ/SPH MG: Mệnh giá trái phiếu VHĐ: Số vốn huy động SPH: Số trái phiếu phát hành 1.1.2.2. Tỷ suất lãi trái phiếu: là lãi suất danh nghĩa (Coupon interest Rates) của trái phiếu quy định mứ c lãi nhà đầu tư được hưởng hàng năm. Thông thường có 2 phương thứ c trả lãi là 6 tháng/lần và 1 năm/lần. Mỗi loại trái phiếu có ghi lãi suất của tổ chức phát hành cam kết sẽ thanh toán cho chủ sở hữu trái ph iếu một số tiền lãi vào một ngày xác định và có thể theo định kỳ. Trái phiếu phát hành với một tỷ lệ lãi suất danh nghĩa được xác định bởi các điều kiện thị trường tại thời điểm chào bán trái phiếu. Lãi suất thường được công bố theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá của tr ái phiếu. Tùy theo loại trái phiếu mà tỷ suất này là cố định hay thả nổi hoặc có thể bằng 0.

pdf31 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thị trường trái phiếu thực trạng thị trường trái phiếu tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU TẠI VIỆT NAM 2 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 1.1. TRÁI PHIẾU 1.1.1. Khái niệm Trái phiếu là một loại giấy nợ do Chính phủ hay doanh nghiệp phát hành để huy động vốn dài hạn còn gọi là chứng khoán nợ, có kỳ hạn nhất định, cuối kỳ phải trả lại vốn gốc cho trái chủ. Những thuật ngữ liên quan đến trái phi ếu: Tổ chức phát hành Issuer Tổ chức vay nợ Trái chủ Bondholder Nhà đầu tư/người nắm giữ trái phiếu Mệnh giá, nợ gốc Face value, p ar value, principal Giá trị mà bên phát hành cam kết hoàn trả khi đáo hạn; Giá trị làm cơ sở đế tính lãi coupon Lãi suất coupon Coupon rate Lãi suất mà tổ chức phát hành cam kết chi trả theo định kỳ Lãi coupon Coupon Lãi trả định kỳ tính bằng lãi suất coupon nhân với mệnh giá Ngày đáo hạn Maturity date Ngày hoàn trả vốn gốc sau cùng Kỳ hạn Term to maturity Thời gian từ khi phát hành cho đến khi trái phiếu đáo hạn Giá (trị) trái phiếu Bond price (value) Giá trị hiện t ại (PV) của trái phiếu Lợi suất đến khi đáo hạn Yield to M aturity (YTM ) Suất sinh lợi nội tại (IRR) nếu mua trái phiếu bây giờ và giữ cho tới khi đáo hạn 1.1.2. Những đặc điểm của trái phiếu 1.1.2.1. Mệnh giá (Par value): là giá trị danh nghĩa của trái phiếu được in ngay trên t ờ phiếu, đại diện cho số vốn gốc được hoàn trả cho trái chủ tại thời điểm đáo hạn. Ở Việt Nam, mệnh giá của trái phiếu được ấn định là 100.000đ và các mệnh giá khác là bội số của 100.000 đ. Mệnh giá của trái phiếu được xác định phụ thuộc vào số tiền huy động trong kỳ và số trái phiếu phát hành. MG = VHĐ/SPH MG: Mệnh giá trái phiếu VHĐ: Số vốn huy động SPH: Số trái phiếu phát hành 1.1.2.2. Tỷ suất lãi trái phiếu: là lãi suất danh nghĩa (Coupon interest Rates) của trái phiếu quy định mức lãi nhà đầu tư được hưởng hàng năm. Thông thường có 2 phương thức trả lãi là 6 tháng/lần và 1 năm/lần. Mỗi loại trái phiếu có ghi lãi suất của t ổ chức phát hành cam kết sẽ thanh toán cho chủ sở hữu trái phiếu một số tiền lãi vào một ngày xác định và có thể theo định kỳ. Trái phiếu phát hành với một tỷ lệ lãi suất danh nghĩa được xác định bởi các điều kiện thị trường tại thời điểm chào bán trái phiếu. Lãi suất thường được công bố theo tỷ lệ phần trăm so với mệnh giá của trái phiếu. Tùy theo loại trái phiếu mà tỷ suất này là cố định hay thả nổi hoặc có thể bằng 0. 3 1.1.2.3. Giá mua: Giá mua trái phiếu là khoản tiền thực tế mà người mua bỏ ra để có được quyền sở hữu trái phiếu. Giá mua có thể bằng mệnh giá (Par value), có thể cao hơn mệnh giá (Premium) hoặc thấp hơn mệnh giá (Discount). Tuy nhiên, dù giá mua là loại giá nào thì tiền lãi luôn được xác định theo mệnh giá trái phiếu. Và đến ngày đáo hạn, người nắm giữ trái phiếu sẽ được trả lại vốn gốc bằng với mệnh giá trái phiếu. 1.1.2.4. Kỳ hạn: Thời hạn của trái phiếu là số năm mà theo đó người phát hành hứa hẹn đáp ứng những điều kiện của nghĩa vụ. Thời hạn của trái phiếu là ngày chấm dứt sự tồn tại của khoản nợ, người phát hành sẽ thu hồi trái phiếu bằng cách hoàn trả khoản vay gốc. 1.1.2.5. Quyền mua l ại: đối với các loại trái phiếu có điều khoản chuộc lại (Callable Bonds) cho phép tổ chức phát hành trái phiếu thu hồi trái phiếu và hoàn lại vốn gốc với mức giá dự kiến trước thời hạn thanh toán. Tổ chức phát hành sử dụng quyền này để bảo vệ họ không phải trả lãi suất cao hơn đối với số tiền mà họ vay. Tổ chức phát hành thu hồi trái phiếu khi tỷ lệ lãi suất trên thị trường thấp hơn lãi suất của trái phiếu của tổ chức phát hành đã phát hành trước đó và có thể phát hành trái phiếu mới với tỷ lệ lãi suất thấp hơn. 1.1.3. Phân loại trái phiếu 1.1.4.1. Căn cứ vào chủ thể phát hành - Trái phiếu Chính phủ (Government Bonds): do ngân sách chính quyền trung ương hay địa phương phát hành nhằm mục đích bù đắp các khoản chi đầu tư của ngân sách nhà nước, quản lý lạm phát, hoặc tài trợ cho các công trình, các dự án của nhà nước. + Trái phiếu chính quyền địa phương: - Trái phiếu doanh nghiệp: + Trái phiếu thu nhập (Income Bonds): + Trái phiếu có thế chấp (Mortgage Bonds): + Trái phiếu không có thế chấp (Debent ure): + Trái phiếu có thể chuy ển đổi (Convertible Bonds): + Trái phiếu có thể chuộc lại (Callable Bonds): + Trái phiếu có lãi suất ổn định (Straight Bonds): + Trái phiếu có lãi suất thả nổi (Floating Rate Bonds): + Trái phiếu chiết khấu (Zero Coupon Bonds): 1.1.4.2. Căn cứ vào định mức tín nhiệm/mức đảm bảo - Trái phiếu hạng đầu tư/TP hạng đầu cơ - Trái phiếu có đảm bảo bằng tài sản - Trái phiếu không có đảm bảo tài sản… 1.1.4.3. Căn cứ vào hình thức thanh toán - Trái phiếu không trả lãi định kỳ (trái phiếu Zero-coupon) - Trái phiếu trả lãi coupon định kỳ… 4 1.2. THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU 1.2.1. Khái niệm Thị trường trái phiếu là thị trường phát hành và lưu hành các loại trái phiếu do Chính phủ và các tổ chức kinh tế phát hành nhằm mục tiêu huy động vốn trung và dài hạn với phương thức có trả lãi và hoàn vốn trong một kỳ hạn nhất định cho chủ thể đầu tư. 1.2.2. Phân loại thị trường trái phiếu: Thị trường trái phiếu bao gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. 1.2.2.1. Thị trường sơ cấp Thị trường trái phiếu là thị trường thực hiện giao dịch, mua bán các loại trái phiếu do Chính phủ hoặc công ty phát hành. Thị trường thực hiện giao dịch, mua bán trái phiếu mới phát hành gọi là thị trường sơ cấp. Thị trường thực hiện giao dịch, mua bán trái phiếu đã phát hành gọi là thị trường thứ cấp. Mục đích của thị trường sơ cấp là phục vụ cho nhu cầu huy động vốn dài hạn cho Chính phủ hoặc công ty trong khi mục đích của thị trường thứ cấp là cung cấp khả năng t hanh khoản cho trái phiếu đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Mặc dù không trực t iếp huy động vốn dài hạn nhưng thị trường thứ cấp đóng vai trò rất quan trọng. Không có thị trường thứ cấp phát triển, thị trường sơ cấp khó thu hút được nhà đầu tư vì nhà đầu tư lo ngại không thể chuy ển đổi trái phiếu thành tiền mặt khi cần thiết. - Khái niệm: Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các trái phiếu mới phát hành. Trên thị trường này vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu mua các trái phiếu mới phát hành. - Mục đích của thị trường sơ cấp là phục vụ cho nhu cầu huy động vốn dài hạn cho Chính phủ hoặc công ty. - Đặc điểm: + Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà các trái phiếu đem lại vốn cho người phát hành. Là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành và đồng thời cũng tạo ra hàng hóa cho thị trường giao dịch. Trên bình diện toàn bộ nền kinh tế, thị trường sơ cấp làm tăng vốn đầu tư. + Những người bán trái phiếu trên thị trường sơ cấp được xác định thường là Kho bạc, N gân hàng Nhà nước, công ty phát hành, tập đoàn bảo lãnh phát hành... + Thị trường sơ cấp chỉ được tổ chức một lần cho một loại chứng khoán nhất định, trong thời gian hạn định. - Vai trò: + Trái phiếu hóa các nguồn vốn cần huy động, vốn của công ty được huy động qua việc phát hành chứng khoán + Thực hiện quá trình chu chuyển tài chính trực tiếp đưa các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời trong dân chúng vào đầu tư, chuy ển t iền sang dạng vốn dài hạn. 1.2.2.2. Thị trường thứ cấp - Khái niệm: Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các trái phiếu đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Là thị trường chuyển nhượng quyền sở hữu trái phiếu. Thị trường thứ cấp đảm bảo t ính thanh khoản cho các trái phiếu đã phát hành. 5 - Mục đích của thị trường t hứ cấp là cung cấp khả năng thanh khoản cho trái phiếu đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. - Đặc điểm: + Trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu được từ việc bán trái phiếu thuộc về các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh trái phiếu chứ không thuộc về nhà phát hành. Nói cách khác, các luồng vốn không chảy vào những người phát hành trái phiếu mà vận chuyển giữa những người đầu tư trái phiếu trên thị trường. Thị trường thứ cấp là một bộ phận quan trọng của thị trường trái phiếu, gắn bó chặt chẽ với thị trường sơ cấp. + Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ảnh nguyên tắc cạnh tranh tự do, giá trái phiếu trên thị trường thứ cấp do cung và cầu Quyết định. + Thị trường thứ cấp là một thị trường hoạt động liên tục, các nhà đầu tư có thể mua và bán các chứng khoán nhiều lần trên thị trường thứ cấp. 1.2.3. Mối liên hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp - Thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề cho sự hình thành và phát triển của thị trường thứ cấp vì đó là nơi cung cấp hàng hóa trái phiếu trên thị trường thứ cấp. Không có thị trường sơ cấp thì không thể có sự xuất hiện của thị trường thứ cấp. Thị trường thứ cấp là một loại thị trường đặc biệt, nó không thể ra đời chừng nào vẫn chưa có một thị trường sơ cấp rộng rãi, vững chắc với nhiều loại trái phiếu đa dạng, phong phú, hấp dẫn nhiều nhà đầu và công chúng đến bỏ vốn ra để đầu tư trái phiếu. - Ngược lại, thị trường thứ cấp đến lượt nó là động lực, là điều kiện cho sự phát triển của t hị trường sơ cấp, vì một khi trái phiếu đã được phát hành ra trên thị trường, nếu không có một thị trường thứ cấp để lưu hành, mua bán, trao đổi t ạo ra tính thanh khoản cho trái phiếu thì thật khó có thể thuyết phục nhà đầu tư bỏ t iền ra mua trái phiếu. - Chính việc mua bán giao dịch trái phiếu trên thị trường thứ cấp làm cho lưu động hóa vốn đầu tư, các nhà đầu tư có thể chuyển từ trái phiếu thành tiền mặt. - Vốn khả dụng thanh khoản cao của trái phiếu mà tính chất năng động của thị trường thứ cấp đã hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ tiền ra mua trái phiếu. Điều này chính là điều kiện cơ bản để các nhà phát hành trái phiếu có t hể bán được trái phiếu trên thị trường sơ cấp và huy động được nguồn vốn lớn theo nhu cầu. 1.3. VAI TRÒ CỦA TRÁI PHIẾU VÀ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU 1.3.1. Vai trò của trái phiếu - Đối với nền kinh tế Thị trường trái phiếu là kênh huy động vốn nhanh chóng và hiệu quả. Đây một bộ phận của thị trường vốn dài hạn, thực hiện chức năng của th ị trường tài chính là cung cấp nguồn vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế bằng khả năng huy động các nguồn vốn phân tán, t ạm thời nhàn rỗi trong toàn xã hội vào công cuộc đầu tư của nền kinh tế. - Đối với Chính phủ + Toàn bộ các khoản chi tiêu khổng lồ của quốc gia đều trông chờ vào các khoản thu của N SNN, nhưng NSNN luôn không đủ chi và luôn đứng trước nguy cơ thâm hụt nhất là với các quốc gia đang phát triển. Do đó, Chính phủ rất cần nguồn tài chính để giải quyết nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư và bù đắp thiếu hụt ngân sách quốc gia. Vì vậy 6 phát hành trái phiếu là kênh huy động vốn của Chính phủ nhằm thực hiện các mục t iêu chính trị, kinh tế và xã hội. + Trên trị trường chứng khoán, trái phiếu là một hàng hóa quan trọng, đặc biệt là trái phiếu Chính phủ với đặc tính ít rủi ro nhất đã trở thành hàng hóa chủ đạo trên thị trường, lãi suất giao dịch hàng ngày của trái phiếu Chính phủ góp phần hình thành lãi suất chuẩn trên thị trường. Trái phiếu do Chính phủ phát hành thu hút một khối lượng vốn tiền mặt trong lưu thông từ các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế và định chế tài chính trung gian. Vốn này được đưa vào sử dụng cho đầu tư phát triển, tạo ra của cải hàng hóa cho xã hội. N hờ vậy mà cân đối tiền hàng được điều chỉnh tích cực, tăng tốc độ vòng quay vốn, giảm áp lực cầu t iền mặt của nền kinh tế, ổn định môi trường tiền tệ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính trong nước. Thêm vào đó, NHTW phát hành các loại trái phiếu ngắn hạn để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở. Mục đích là góp phần thực hiện chính sách tài chính quốc gia, khắc phục tình hình lạm phát, đảm bảo được khối lượng tiền tệ trong lưu thông một cách hợp lý. + Thị trường trái phiếu thường có quy mô lớn và độ sâu nên thường hỗ trợ tốt hơn nhu cầu vốn đầu tư dài hạn trong nền kinh tế, góp phần tạo ra một cấu trúc thị trường vốn vững chắc mà nó dựa trên cơ sở cân đối giữa thị trường vay nợ ngân hàng, thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu trong tương lai. Thị trường trái phiếu góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững, ổn định của thị trường vốn. + Huy động vốn qua việc phát hành trái phiếu sẽ làm giảm sự tập trung vào hệ thống ngân hàng. Đặc b iệt là thị trường trái phiếu công ty vừa có thể huy động được nguồn vốn dồi dào từ xã hội vừa góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế xã hội. Gánh nặng và rủi ro cho vay của các ngân hàng đước san sẻ cho các nhà đầu tư trái phiếu trên thị trường, nhờ đó việc tài trợ dài hạn cho các dự án có rủi ro cao có thể thực hiện được và giúp giảm chi phí vốn cho nền kinh tế. + Ngoài ra, đối với Chính phủ, một trong những chức năng nhiệm vụ quan trọng là vừa quản lý vĩ mô nền kinh tế vừa đảm bảo vai trò của người trọng tài tạo môi trường bình đẳng, thuận lợi cho toàn bộ nền kinh tế phát triển bền vững. Thông qua phát hành trái phiếu và đầu tư vào trái phiếu Chính phủ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của việc phân phối và tái phân phối nguồn lực tài chính, định hướng hoạt động đầu tư trong nền kinh tế. - Đối với tổ chức kinh tế phát hành: Mọi doanh nghiệp đều có nhu cầu lớn về vốn để vận hành và phát triển. Đối với doanh nghiệp, thường có ba cách để huy động vốn: vay ngân hàng, phát hành trái phiếu và phát hành cổ phiếu. Đối với từng phương thức huy động vốn đều có những thế mạnh riêng, tùy theo tình hình cụ thể của nền kinh tế và đặc thù của mỗi doanh nghiệp, để từ đó doanh nghiệp đưa ra Quyết định phương thức tài trợ vốn tối ưu nhất. Các doanh nghiệp ở VN thường huy động bằng cách vay ngân hàng hoặc phát hành cổ phiếu hơn là phát hành trái phiếu. Tuy nhiên việc phát hành trái phiếu có một số ưu điểm sau: + Thứ nhất, phát hành trái phiếu đảm bảo cho doanh nghiệp được sử dụng một nguồn vốn ổn định và dài hạn, trong khi vay ngân hàng thường là ngắn hạn. Mặc dù trong một số dự án đặc biệt, ngân hàng thương mại cũng có thể cho doanh nghiệp vay với thời hạn dài hơn, nhưng với các dự án lớn ngân hàng lại bị giới hạn đầu tư. Cụ thể, khi doanh nghiệp tài trợ vốn bằng phát hành trái phiếu không bị hạn chế về quy mô miễn là doanh nghiệp có phương án sử dụng số vốn huy động một cách hợp lý, có tính khả thi và có khả năng hoàn trà lãi và gốc cho những người cho vay. Trái lại, phương thức vay 7 ngân hàng, số vốn tối đa doanh nghiệp được vay lại phụ thuộc vào vốn tự có của ngân hàng cho vay, nếu số vốn doanh nghiệp cần huy động quá lớn, việc cho vay phải được tiến hành qua phương thức đồng tài trợ phức t ạp hơn nhiều. Mặt khác, doanh nghiệp phát hành trái phiếu còn có ưu điểm về thời hạn vay hơn các khoản vay ngân hàng, các doanh nghiệp hoàn toàn tự do trong việc xác định thời hạn vay. Nếu các doanh nghiệp chú tâm đến kênh huy động vốn này thì về lâu dài đã góp phần tạo cho các doanh nghiệp trong nước đủ sức cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài trong tương lai về quy mô vốn hoạt động. + Thứ hai, trong trường hợp doanh nghiệp cần vốn nhưng lại ngại phát hành cổ phiếu rộng rãi vì sợ phát hành thêm cổ phiếu sẽ làm pha loãng quyền sở hữu trong doanh nghiệp, hoặc doanh nghiệp có dự án tốt, nhưng không muốn phát hành cổ phiếu, vì không muốn lợi nhuận của mình bị chia đều cho các nhà đầu tư khi phải trả cổ tức cao theo hiệu quả kinh doanh...thì phát hành trái phiếu là một giải pháp tối ưu. Vì thế, doanh nghiệp không bị thao túng mà lợi tức chia sẻ cũng chỉ hạn chế trong phạm vi lãi suất trái phiếu khi phát hành. Ngoài ra, trái phiếu là công cụ huy động vốn có thời hạn nên trách nhiệm của doanh nghiệp đối với trái chủ sẽ kết thúc khi trái phiếu đáo hạn, trong khi doanh nghiệp phải có trách nhiệm đối với cổ đông nắm giữ cổ phiếu trong suốt thời gian nó tồn tại. + Thứ ba, chi phí sử dụng vốn khi phát hành trái phiếu thấp hơn phát hành cổ phiếu, do đặc điểm của trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu. Việc đầu tư vào cổ phiếu có mức độ rủi ro cao hơn so với đầu tư vào trái phiếu, do đó mức bù rủi ro mà nhà đầu tư đòi hỏi đối với trái phiếu thấp hơn cổ phiếu. Công ty phát hành trái phiếu trả lãi cho trái chủ không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, trong khi đó công ty chỉ trả cổ tức cho cổ đông khi kinh doanh có lãi. Hơn nữa, trong trường hợp công ty giải thể hoặc bị phá sản thì trái chủ được ưu t iên trả nợ trước rồi mới đến các cổ đông. Chính vì thế, nhà đầu tư luôn đánh giá mức độ rủi ro của trái phiếu thấp hơn cổ phiếu và tương ứng họ đưa ra mức bù rủi ro đối với trái phiếu t hấp hơn đối với cổ phiếu. Để tham gia thị trường trái phiếu với tư cách là nhà phát hành,các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về độ tin cậy đối với nhà đầu tư như quy mô hoạt động, hệ thống kế toán, kiểm toán, định mức tín nhiệm...Điều này đặc biệt quan trong và không thể thiếu khi doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu ra công chúng một cách rộng rái và niêm yết trái phiếu của mình trên SGD chứng khoán. Trái phiếu của doanh nghiệp phát hành càng chất lượng thì càng thu hút được nhiều nhà đầu tư và ngược lại. Chính những yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn củng cố bộ mày tổ chức và quản lý, nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, nâng cao mức độ tín nhiệm đối với những người đầu tư. Đây cũng có thể coi là một tác động mang tính gián tiếp của thị trường trái phiếu đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. - Đối với nhà đầu tư: + Thị trường trái phiếu góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm tài chính, cung cấp cho các nhà đầu tư ngày càng nhiều lựa chọn để đa dạng hóa danh mục đầu tư phù hơp với những khẩu vị rủi ro khác nhau. Trái phiếu Chính phủ với độ an toàn cao nhưng lãi suất không hấp dẫn bằng trái phiếu công ty. Bên cạnh đó, đầu tư vào cổ phiếu sẽ đem lại cho nhà đầu tư tỷ suất lợi nhuận cao hơn tương ứng với mức rủi ro cao hơn. Thị trường trái phiếu với các loại trái phiếu và kỳ hạn khác nhau tạo thêm cho nhà đầu tư lựa chọn phương án đầu tư phù hợp. 8 + Đối với nhà đầu tư, trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu. Trái phiếu luôn có một thời hạn nhất định và khi đáo hạn trái chủ nhận lại vốn góp ban đầu của mình. Thu nhập chủ yếu của trái phiếu là tiền lãi, đây là khoản thu cố định. Khi đầu tư vào trái phiếu công ty, trái chủ nhận tiền lãi không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, đặc điểm này không giống với cổ đông chỉ nhận được cổ tức khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Đây là dạng đầu tư phù hợp với các nhà đầu tư có khẩu vị đầu tư không thích mạo hiểm. 1.3.2. Rủi ro của trái phiếu Trên thị trường chứng khoán, trái phiếu được đánh giá là loại hàng hóa ít rủi ro nhất. Tuy nhiên, đầu tư vào trái phiếu vẫn có rủi ro. Sau đây là một số rủi ro điển hình có thể xảy ra: - Rủi ro lãi suất: - Rủi ro tái đầu tư: - Rủi ro thanh toán: - Rủi ro lạm phát: - Rủi ro tỷ giá hối đoái: - Rủi ro thanh khoản: 1.4. PHƯƠN G PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU 1.4.1. Giá trái phiếu Việc định giá trái phiếu giúp cho doanh nghiệp và nhà đầu t u tính toán được giá trị nội t ại của trái phiếu ở thời điểm mua bán. Giá trị này ở thời điểm hiện tại còn được gọi là hiện giá trái phiếu tính theo phương pháp chiết khấu dòng tiền phát sinh ra từ trái phiếu tương lai. Hiện giá trái phiếu là tổng hiện giá của các khoản phải thu nhập từ trái phiếu trong tương lai, bao gồm số tiền lãi (C) được trả hàng năm, và vốn gốc (F) được trả một lần khi đáo hạn. (SGK) 1.4.1.1. Đối với loại trái phiếu trả lãi định kỳ 01 năm/lần: Trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi là loại trái phiếu có xác định thời hạn đáo hạn và lãi suất được hưởng qua từng thời hạn nhất định. Khi mua loại trái phiếu này nhà đầu tư được hưởng lãi định kỳ, thường là hàng năm, theo lãi suất công bố (coupon rat e) trên mệnh giá trái phiếu và được thu hồi lại vốn gốc bằng mệnh giá khi trái
Luận văn liên quan