Tiểu luận Thiết kế hình học và cảnh quan đường

Chứng minh nguyên tắc: Cảnh quan hạ tầng giao thông là cơ sở quyết định giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng và ngược lại, giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng được cảnh quan hạ tầng giao thông tô điểm; - Theo các nhà địa lý, cảnh quan là một bộ phận của bề mặt trái đất, có những đặc điểm riêng về địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, động thực vật.và phong cảnh là những cảnh thiên nhiên bày ra trước mắt. Cảnh quan đồng nghĩa với thuật ngữ "tổng thể lãnh thổ tự nhiên" là phần lãnh thổ được phân chia một cách ước lệ bằng các ranh giới thẳng đứng theo nguyên tắc đồng nhất tương đối, và các ranh giới nằm ngang theo nguyên tắc mất dần vùng ảnh hưởng ra vùng bao quanh của nhân tố trong tổng thể; - Theo các nhà kiến trúc: cảnh quan, phong cảnh là thuật ngữ từ tiếng Pháp, chỉ một không gian hạn chế, mở ra những điểm nhất định. Đó là những phần thiên nhiên và nhân tạo mang đến cho con người những cảm xúc và tâm trạng khác nhau. Còn cảnh quan là thuật ngữ tiếng Đức chỉ một tổ hợp phong cảnh có thể khác nhau, nhưng tạo nên một biểu tượng thống nhất về cảnh chung của địa phương. Như vậy về mặt không gian phong cảnh nhỏ hơn cảnh quan. - Cảnh quan, phong cảnh đều là không gian chứa đựng vật thể nhân tạo, thiên nhiên và những hiện tượng xảy ra trong quá trình tác động giữa chúng với nhau và giữa chúng với bên ngoài. Có nhiều kiểu cảnh quan khác nhau: Cảnh quan đô thị; Cảnh quan làng bản; Cảnh quan đồng ruộng. - Cảnh quan nhân tạo là cảnh quan được hình thành do hệ quả của quá trình tác động của con người làm biến dạng cảnh quan thiên nhiên; - Cảnh quan thiên nhiên bị biến đổi do quá trình hoạt động kinh tế của con người đem đến sự biến đổi về động thực vật, chế độ nước, phá vỡ mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa các yêu tố đã được hình thành trong cảnh quan, đồng thời làm xuất hiện các yếu tố mới trong cảnh quan như hệ thống đường giao thông, nhà máy.nghĩa là hình thành cảnh quan mới - cảnh quan nhân tạo Như vậy cảnh quan hạ tầng giao thông là cảnh quan nhân tạo, là không gian chứa đựng các công trình giao thông (cầu, đường, hầm.) do con người tạo nên, phong cảnh thiên nhiên và những tác động giữa các yêu tố công trình và phong cảnh thiên nhiên, môi trường.

doc5 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3122 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thiết kế hình học và cảnh quan đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN MÔN HỌC Thiết kế hình học và cảnh quan đường Chứng minh nguyên tắc: Cảnh quan hạ tầng giao thông là cơ sở quyết định giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng và ngược lại, giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng được cảnh quan hạ tầng giao thông tô điểm; - Theo các nhà địa lý, cảnh quan là một bộ phận của bề mặt trái đất, có những đặc điểm riêng về địa hình, khí hậu, thủy văn, đất đai, động thực vật...và phong cảnh là những cảnh thiên nhiên bày ra trước mắt. Cảnh quan đồng nghĩa với thuật ngữ "tổng thể lãnh thổ tự nhiên" là phần lãnh thổ được phân chia một cách ước lệ bằng các ranh giới thẳng đứng theo nguyên tắc đồng nhất tương đối, và các ranh giới nằm ngang theo nguyên tắc mất dần vùng ảnh hưởng ra vùng bao quanh của nhân tố trong tổng thể; - Theo các nhà kiến trúc: cảnh quan, phong cảnh là thuật ngữ từ tiếng Pháp, chỉ một không gian hạn chế, mở ra những điểm nhất định. Đó là những phần thiên nhiên và nhân tạo mang đến cho con người những cảm xúc và tâm trạng khác nhau. Còn cảnh quan là thuật ngữ tiếng Đức chỉ một tổ hợp phong cảnh có thể khác nhau, nhưng tạo nên một biểu tượng thống nhất về cảnh chung của địa phương. Như vậy về mặt không gian phong cảnh nhỏ hơn cảnh quan. - Cảnh quan, phong cảnh đều là không gian chứa đựng vật thể nhân tạo, thiên nhiên và những hiện tượng xảy ra trong quá trình tác động giữa chúng với nhau và giữa chúng với bên ngoài. Có nhiều kiểu cảnh quan khác nhau: Cảnh quan đô thị; Cảnh quan làng bản; Cảnh quan đồng ruộng... - Cảnh quan nhân tạo là cảnh quan được hình thành do hệ quả của quá trình tác động của con người làm biến dạng cảnh quan thiên nhiên; - Cảnh quan thiên nhiên bị biến đổi do quá trình hoạt động kinh tế của con người đem đến sự biến đổi về động thực vật, chế độ nước, phá vỡ mối quan hệ và tác động tương hỗ giữa các yêu tố đã được hình thành trong cảnh quan, đồng thời làm xuất hiện các yếu tố mới trong cảnh quan như hệ thống đường giao thông, nhà máy...nghĩa là hình thành cảnh quan mới - cảnh quan nhân tạo Như vậy cảnh quan hạ tầng giao thông là cảnh quan nhân tạo, là không gian chứa đựng các công trình giao thông (cầu, đường, hầm...) do con người tạo nên, phong cảnh thiên nhiên và những tác động giữa các yêu tố công trình và phong cảnh thiên nhiên, môi trường. Công trình giao thông đường bộ có đặc điểm trải dài trên các vùng miền nên nó chứa đựng toàn bộ các yếu tố của cảnh quan nhân tạo, các dạng cảnh quan khác nhau và các đặc trưng của nó. - Kiến trúc cảnh quan: Kiến trúc cảnh quan là một dạng hoạt động của con người nhằm đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ, điềm hòa , cần bằng giữa công trình và thiên nhiên. Mục tiêu nhằm tạo lập một môi trường bền vững ví dụ: Thiết kế đường có xét đến môi trường là một phần của thiết kế cảnh quan. Đánh giá tác động môi trường là yêu cầu bắt buộc trong xây dựng công trình đường bộ. Kiến trúc cảnh quan đối với giao thông phải được yêu cầu: giữ gìn bảo tồn, tái tạo, tôn tạo nhân giá trị của thiên nhiên, của danh lam thắng cảnh, các bìa động thực vật..., phải cân bằng sinh thái, tổ chức môi trường nghỉ ngơi bảo vệ sức khỏe cộng đồng; Các thành phần của kiến trúc cảnh quan như sau: - Quy hoạch cảnh quan là một thuật ngữ chuyên ngành chỉ việc tổ chức không gian chức năng trên một phạm vi rộng, mà trong đó chứa đựng các mối quan hệ tương hỗ của các thành phần chức năng, hình khối của thiên nhiên và nhân tạo. - Đối tượng của quy hoạch cảnh quan rất rộng từ phạm vi vùng, miền của một nước, tỉnh, liên huyện cho tới điểm dân cư. - Nghiên cứu quy hoạch tổng mặt bằng nhằm tạo dựng và giải quyết mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân tạo ở phạm vi vĩ mô mà thực chất là giữa không gian trống và không gian xây dựng hướng tới thỏa mãn các nhu cầu phát triển của con người về công năng, thẩm mỹ và môi sinh. - Quy hoạch cảnh quan nghiên cứu mức độ tác động tương hỗ giữa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo. Từ đó quy hoạch tổng mặt bằng đưa ra những dự báo về việc khai thác cảnh quan hiện có và sự phát triển của cảnh quan thiên nhiên (bao gồm do tự nhiên và con người tạo ra); - Quy hoạch cảnh quan có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề chung về việc hình thành môi trường trên phạm vi vùng miền điểm dân cư, còn thiết kế cảnh quan là tạo lập một cách chi tiết môi trường bao quanh con người bằng việc tổ hợp các thành phần thiên nhiên, tạo hình và các chi tiết hoàn thiện kỹ thuật (theo sơ đồ sau): Sơ đồ: Các giai đoạn quy hoạch và thiết kế cảnh quan chủ yếu - Cảnh quan hạ tầng giao thông là cơ sở quyết định giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng và ngược lại giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng được cảnh quan hạ tầng giao thông tô điểm: Như đã nói ở trên công trình giao thông có đặc điểm trải dài qua khắp các vùng miền nên nó chứa đựng đầy đủ các yếu tố, các dạng của cảnh quan như: Cảnh quan đô thị, cảnh quan làng mạc, cảnh quan đồng ruộng, cảnh quan miền núi, cảnh quan vùng biển; chính vì vậy cảnh quan hạ tầng giao thông là nhân tố quyết định trong giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng. Cảnh quan kiến trúc hạ tầng giao thông có quá trình hình thành và phát triển gắn bó mật thiết với quy hoạch tổng mặt bằng trong việc phá bỏ hay giữ lại cảnh quan, cải tạo hay thiết lập cảnh quan mới phù hợp với cấu trúc không gian. Đôi khi việc xác lập bố cục hệ thống kiến trúc cảnh quan mới lại là tiền đề nảy sinh ý đồ quy hoạch, góp phần tô điểm, mang lại cái riêng cho kiến trúc; Đối với cảnh quan hạ tầng giao thông đô thị, việc cải tạo cảnh quan trong quá trình hình thành đô thị thời kỳ trung đại gắn liền với hệ thống hạ tầng giao thông, việc xây dựng các đô thị cạnh mặt nước, cạnh sông để thuận tiện cho việc đi lại, giao thương. - Ngày nay khi tiến hành quy hoạch tổng mặt bằng không gian đô thị, khi thiết kế cảnh quan thì hạ tầng giao thông là yếu tố được quan tâm hằng đầu và đảm bảo những nguyên tắc: Quy hoạch cảnh quan hạ tầng giao thông phải tương ứng với quy hoạch tổng mặt bằng, quy hoạch cảnh quan hạ tầng giao thông làm cơ sở để hình thành giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng. Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng lại xác định phương pháp cải tạo và sử dụng cảnh quan thiên nhiên. Cảnh quan hạ tầng giao thông có mối liên hệ chặt trẽ với hệ thống cảnh quan trong quy hoạch tổng mặt bằng, tạo nên một hệ thống cảnh quan liên tục và thống nhất trên cơ sở tổ chức mạng lưới phục vụ hoàn chỉnh, bảo vệ môi trường; Khi tiến hành quy hoạch tổng mặt bằng đô thị đầu tiên người kiến trúc sư phải xác định các vùng chức năng, hướng các tuyến giao thông chính, các giải pháp cục bộ không gian kiến trúc đô thị (không gian đường phố, không gian sân - quảng trường); Khi tiến hành thiết lập cảnh quan một tuyến đường, một cây cầu người kỹ sư phải nghiên cứu xem xét nhiều khía cạnh tổng mặt bằng để đặt con đường vào đó. Đối với từng loại địa hình đồi núi, đồng bằng, trung du, địa hình cao, địa hình thấp có giải pháp phương án tuyến cụ thể, bảo đảm không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên mà phải làm tôn thêm vẻ đẹp hoặc khắc phục những khiếm khuyết của địa hình, tạo cảm giác thoải mái cho người tham gia giao thông từ đó cũng là nhân tố làm giảm tai nạn giao thông; Song song với việc tạo cảnh quan hạ tầng giao thông đẹp cũng phải bảo đảm không làm ô nhiễm môi trường như: chống ồn, chống bụi, chống độc hại, bảo vệ nguồn nước, nguồn không khí và an toàn giao thông; - Việc thiết kế, xây dựng cảnh quan hạ tầng giao thông phù hợp sẽ góp phần tô điểm cho tổng mặt bằng. Nếu tuyến đường là một không gian hài hòa, đều đặn phù hợp với cảnh quan môi trường xung quanh đồng thời lợi dụng cảnh quan để tô điểm cho đường từ đó tạo được cho người lái xe những chú ý cần thiết và nhận rõ về tuyến đường. Một tuyến đường nếu thiết kế cảnh quan không tốt, không phù hợp với tổng mặt bằng (bị bóp méo, gẫy khúc) gây cho người lái xe phán đoán sai về điều kiện xe chạy Cảnh quan của một con đường được thể hiện ở hai yếu tố đó là sự hài hòa bên trong và sự hài hòa với tổng mặt bằng: Sự hài hòa bên trong là sự hài hòa nội tại của bản thân con đường khi nó lên, xuống dốc hoặc chuyển hướng và mái dốc ta luy có quan hệ thế nào với tim đường, người thiết kế phải phối hợp các yếu tố bình đồ, trắc dọc, trắc ngang; Sự hài hòa bên ngoài mô tả sự phối hợp giữa đường và môi trường bên ngoài. Kết quả của sự hài hòa bên ngoài là con đường và môi trường tạo nên mọt vẻ đẹp kiến trúc cảnh quan trên nguyên tắc tôn trọng môi trường hơn là phá vỡ nó;