Tiểu luận Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lý luận và thực tiễn là một trong những vấn đề cơ bản của khoa học mácxít nói chung và của nhận thức luận mácxít nói riêng. Hồ Chí Minh coi lý luận và thực tiễn có mối liên hệ khăng khít với nhau, không thể tách rời. Nó tác động lẫn nhau, chuyển hoá cho nhau. Trong mối liên hệ này, thực tiễn có tác động quyết định và lý luận, đến lượt nó, lại phản ánh vào thực tiễn. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, lý luận chính là những kinh nghiệm rút ra từ thực tế (thực tiễn) trong mọi hoạt động của con người và xã hội. Còn thực tiễn lại cũng là toàn bộ những hoạt động của con người để tạo ra những điều kiện cần thiết cho đời sống xã hội. Quan điểm này của Hồ Chí Minh được phát triển trên cơ sở quan điểm lý luận của C.Mác cho rằng, thực tiễn, trước hết, là hoạt động vật chất, là sản xuất, vì đời sống của xã hội, sự sống của con người do sản xuất quyết định. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đều có chung một nhận định là một trong những nhân tố quan trọng nhất hợp thành thực tiễn là hoạt động cách mạng của những giai cấp, những tập đoàn xã hội nhằm xoá bỏ chế độ xã hội già cỗi, bóc lột, thay thế bằng chế độ xã hội mới, tiến bộ hơn, phát triển hơn. Hồ Chí Minh nói: "Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính. Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế"(1). Người còn nói: "Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách"(2). Người kết luận: "Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận"(3). Ph.Ăngghen có lần nói rằng, mọi cái, xét cho cùng, đều quy công cho sản xuất. Như vậy, rõ ràng, lý luận được đẻ ra trên nền tảng của thực tiễn, là kết quả khoa học của sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn của hoạt động đời sống xã hội. Không có thực tiễn, không có lý luận khoa học. Thực tiễn phong phú sẽ làm cho lý luận phong phú. Thực tiễn không phong phú, lý luận cũng không thể phong phú. Như vậy, lý luận và thực tiễn bổ sung cho nhau, làm phong phú lẫn nhau. Thực tiễn đề ra những vấn đề yêu cầu lý luận phải giải đáp. Cho nên không có thứ luận khoa học nào mà "tự nặn ra". Chỉ có lý luận nào gắn chặt với thực tiễn, phục vụ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm, kiểm tra, thì lý luận đó mới đích thực là lý luận, mới bắt rễ sâu trong đời sống. Quan điểm của Hồ Chí Minh là mọi lý luận, xét cho cùng, đều quy về thực tiễn. Một nhà khoa học viết một công trình có "độ nhuyễn" giữa lý luận và thực tiễn, có tính khả thi, cũng là biết kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Trái lại, một công trình nghiên cứu toàn lý luận, không liên hệ gì đến thực tiễn, không đếm xỉa gì đến thực tiễn, công trình ấy cũng chỉ đạt yêu cầu một nửa.

doc30 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 10396 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một trong những tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Khoa lý luận chính trị Tiểu luận : Tên đề tài : Sinh viên thực hiện : Giáo viên hướng dẫn : Phạm Thị Mai Duyên Mục lục : Mở đầu : Lí do chọn đề tài :Có rất nhiều lí do chọn đề tài tư tưởng Hồ Chí Minh đáng quan tâm và được nhắc lại rất nhiều trong rất nhiều tài liệu .Xong một vấn đề không được nhắc đến nhiều nhưng rất đáng được quan tâm dó là công nghệ tuyên truyền và giáo dục .Đảng và nhà nước ta đã khẳng định giáo dục là quốc sách .Là một sinh viên trường đại học bkhn em cũng rất quan tâm đến dề tài này không chỉ bởi vậy đây là vấn đề rất cần thiết và dáng thảo luận . mang tính chất ra sao Đối tượng nguyên cứu , nhiệm vụ nguyên cứu , phương pháp nguyên cứu Ý nghĩa thực tiễn Kết cấu đề tài (bao nhiêu tiết , chương) Nội dung : Chương 1. 1.1 Tiểu tiết 1.1.1 Kết luận : khăng định ý nghĩa của đề tài Danh mục tài liệu tham khảo Thống nhất giữa lý luận và  thực tiễn là một trong những tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh:  Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nói và làm đi liền với nhau là một trong những tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây vừa là nội dung hành động, vừa là phương pháp nghiên cứu theo quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh.  Lý luận và thực tiễn là một trong những vấn đề cơ bản của khoa học mácxít nói chung và của nhận thức luận mácxít nói riêng. Hồ Chí Minh coi lý luận và thực tiễn có mối liên hệ khăng khít với nhau, không thể tách rời. Nó tác động lẫn nhau, chuyển hoá cho nhau. Trong mối liên hệ này, thực tiễn có tác động quyết định và lý luận, đến lượt nó, lại phản ánh vào thực tiễn. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, lý luận chính là những kinh nghiệm rút ra từ thực tế (thực tiễn) trong mọi hoạt động của con người và xã hội. Còn thực tiễn lại cũng là toàn bộ những hoạt động của con người để tạo ra những điều kiện cần thiết cho đời sống xã hội. Quan điểm này của Hồ Chí Minh được phát triển trên cơ sở  quan điểm lý luận của C.Mác cho rằng, thực tiễn, trước hết, là hoạt động vật chất, là sản xuất, vì đời sống của xã hội, sự sống của con người do sản xuất quyết định. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đều có chung một nhận định là một trong những nhân tố quan trọng nhất hợp thành thực tiễn là hoạt động cách mạng của những giai cấp, những tập đoàn xã hội nhằm xoá bỏ chế độ xã hội già cỗi, bóc lột, thay thế bằng chế độ xã hội mới, tiến bộ hơn, phát triển hơn. Hồ Chí Minh nói: "Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính. Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế"(1). Người còn nói: "Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách"(2). Người kết luận: "Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận"(3). Ph.Ăngghen có lần nói rằng, mọi cái, xét cho cùng, đều quy công cho sản xuất. Như vậy, rõ ràng, lý luận được đẻ ra trên nền tảng của thực tiễn, là kết quả khoa học của sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn của hoạt động đời sống xã hội. Không có thực tiễn, không có lý luận khoa học. Thực tiễn phong phú sẽ làm cho lý luận phong phú. Thực tiễn không phong phú, lý luận cũng không thể phong phú. Như vậy, lý luận và thực tiễn bổ sung cho nhau, làm phong phú lẫn nhau. Thực tiễn đề ra những vấn đề yêu cầu lý luận phải giải đáp. Cho nên không có thứ luận khoa học nào mà "tự nặn ra". Chỉ có lý luận nào gắn chặt với thực tiễn, phục vụ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm, kiểm tra, thì lý luận đó mới đích thực là lý luận, mới bắt rễ sâu trong đời sống. Quan điểm của Hồ Chí Minh là mọi lý luận, xét cho cùng, đều quy về thực tiễn. Một nhà khoa học viết một công trình có "độ nhuyễn" giữa lý luận và thực tiễn, có tính khả thi, cũng là biết kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Trái lại, một công trình nghiên cứu toàn lý luận, không liên hệ gì đến thực tiễn, không đếm xỉa gì đến thực tiễn, công trình ấy cũng chỉ đạt yêu cầu một nửa.  Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng, trong công tác của cán bộ chúng ta có nhiều ưu điểm, những cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm. Một trong những khuyết  điểm là lý luận suông. Người kể có lần Người đi công tác trên Việt Bắc, dọc đường nghỉ chân, Người gặp một cán bộ tên là L đi tập huấn chính trị về. Nhân tiện, Người hỏi về tình hình địa phương nơi cán bộ L công tác: "Mùa màng năm nay thế nào?". L trả lời: "Việc đó tôi đã động viên nhân dân rồi". Người hỏi: "Rồi sao nữa?". L nói: "Công việc xem chừng khá". Người lại hỏi tiếp: "Rồi sao nữa?". L trả lời: "Chắc là có tiến bộ". Người lại hỏi: "Nói tóm lại là đã cấy được mấy mẫu?". L nói: "ở vùng chúng tôi, cày cấy hiện nay chưa đâu ra đâu cả". Trước những câu trả lời vu vơ, sáo rỗng như vậy, Người kết luận: "Trong Đảng ta, có một số người như thế. Chỉ biết nói là nói, nói giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác. Nhưng một việc gì thiết thực cũng không làm được. Những người như thế cũng không dùng vào việc thực tế"(4). Theo Người, những khuyết điểm đó đều là "chứng bệnh". Trong các "chứng bệnh", có bệnh có thể chữa được ngay, nhưng cũng có bệnh "nan y", phải chữa cả đời. Người còn cho rằng, mỗi "chứng bệnh" phát sinh do nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân của bệnh chủ quan là: "Kém lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông"(5). Theo Người, liều thuốc hiệu nghiệm nhất để chữa căn bệnh này, chính là "Phê bình và tự phê bình". Người nói: "Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ mạnh khoẻ vô cùng"(6).  Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nói và làm:  Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nói và làm đi liền với nhau vào trong cuộc sống hôm nay, trước hết, chúng ta phải nghĩ ngay đến vấn đề đưa cuộc sống vào trong nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước và đưa nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước vào trong cuộc sống. Đây chính là hai mặt của một vấn đề, có mối liên hệ khăng khít với nhau. Nó là sự khởi nguồn của mọi vấn đề kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nói và làm đi liền với nhau. Muốn xây dựng một nghị quyết, chính sách tốt, cần thực hiện những công đoạn sau đây: (1) Phải tiến hành điều tra xã hội học về vấn đề sẽ phản ánh vào trong nghị quyết, chính sách cho thật tỷ mỷ, chu đáo. (2) Phải nắm bắt nhanh nhạy đời sống xã hội, chỉ đúng những mặt tích cực, những mặt tiêu cực để có biện pháp khắc phục. (3) Phải lấy ý kiến những người biết về lĩnh vực đó. (4) Những người soạn thảo nghị quyết, chính sách có khả năng xử lý thông tin. (5) Có khả năng dự báo tốt. Dự báo gần đúng những hiện tượng, sự kiện xảy ra và quá trình có thể hay tất nhiên sẽ xảy ra, nhờ vào việc nắm bắt nhanh nhạy thực tiễn đời sống xã hội. (6) Nghị quyết, chính sách được thảo ra phải có những giải pháp cụ thể, thiết thực.    (Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Ảnh: Quỳnh Anh) Sau khi có nghị quyết, chính sách rồi, vấn đề đặt ra trước hết là phải đưa được nghị quyết, chính sách vào trong cuộc sống xã hội, mà chúng ta thường nói là việc tổ chức thực hiện nghị quyết và vận dụng chính sách. Nhìn lại, thấy rằng, nghị quyết, chính sách rất nhiều, nhưng đưa nó vào trong cuộc sống lại chưa được bao nhiêu. Trong thực tế, có những công dân vi phạm pháp luật là do họ chưa hề được biết luật đó nói gì. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải có một hệ thống tổ chức từ trên xuống về phổ biến, tuyên truyền nghị quyết, luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tại một số nước, sau khi ban hành luật và chính sách, nhà nước đó bỏ một khoản tiền ra in luật, chính sách, phát không cho từng gia đình và buộc người chủ gia đình phải có trách nhiệm phổ biến, học tập luật, chính sách đó cho cả gia đình đó để quán triệt, thực hiện. Dần dần, những cuốn sách luật, chính sách đó đầy ắp trong các gia đình, hình thành "tủ sách gia đình". Có những bà mẹ thường xuyên mang luật của nhà nước đó ra giải thích cho con, cháu nghe. Kết quả là con, cháu của gia đình đó không bị phạm pháp. Đó là cách đưa các văn bản pháp quy vào cuộc sống có hiệu quả nhất. Phỏ biến nghị quyết, luật, chính sách trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong các cuộc họp cũng rất quan trọng, nhưng cái quan trọng, thiết thực nhất là các gia đình trong cộng đồng xã hội phải nắm vững nghị quyết, luật, chính sách. Gia đình là tế bào của xã hội, một hình thức có tính chất lịch sử của tổ chức đời sống chung của loài người, giữa nam giới và nữ giới. Hình thức gia đình đều do những sự thay đổi của chế độ kinh tế - xã hội, do tính chất của các quan hệ xã hội nói chung quyết định. Vì vậy, vai trò của gia đình trong xã hội là rất quan trọng.  Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy chúng ta là muốn  đưa được nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước vào trong cuộc sống xã hội có hiệu quả nhất, thì phải biết kết hợp giữa chính sách chung với sự chỉ đạo riêng và phải có sự liên hợp giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo. Người nói rằng, bất kể việc gì, nếu không có chính sách chung, kêu gọi chung,, thì không thể động viên được toàn thể nhân dân. Song, nếu người lãnh đạo chỉ làm chung, làm khắp cả một lúc, mà không trực tiếp nhằm vào một nơi nào đó, thực hành cho kỳ được, rồi lấy kinh nghiệm nơi đó mà chỉ đạo những nơi khác, thì không thể biết chính sách của mình đúng hay sai và cũng không thể làm cho nội dung của chính sách đó đầy đủ, thiết thực. Người nêu thí dụ, như việc thực hiện nghị quyết, chính sách trong một cơ quan, đơn vị, ngoài những chương trình, kế hoạch chung, mỗi cơ quan, đơn vị đó phải chọn ra một vài bộ phận trong cơ quan, đơn vị có tính chất tiêu biểu trong việc vận dụng, nghị quyết, chính sách để nhân điển hình học tập chung trong toàn cơ quan, đơn vị. Đồng thời, phải chọn ra được một số người tiêu biểu để nêu tấm gương học tập chung. Trong một tổ chức, cần phải có một số người hăng hái làm trung kiến. Người lãnh đạo phải biết động viên anh em vừa làm, vừa rút kinh nghiệm nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc vận dụng nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước vào trong cuộc sống hằng ngày. Với Người, mọi cái đều phải rất thiết thực.  Chủ tịch Hồ Chí Minh nói rằng, đề cao vai trò  của tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách cũng là một giải pháp để thực hiện nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước. Người đặt vấn đề vì sao cần phải có tập thể lãnh đạo? Vì lẽ, một người cho dù tài giỏi mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉ xem xét được một hoặc một số mặt của một vấn đề, sự việc. Vì vậy, cần phải có nhiều người. Nhiều người thì nhiều kinh nghiệm. Người thì thấy rõ mặt này, người thì thấy rõ mặt kia của vấn đề, sự việc đó. Người nói: "ý nghĩa của tập thể lãnh đạo rất giản đơn, chân lý của nó rất rõ rệt. Tục ngữ có câu: "Khôn bầy hơn khôn độc" là nghĩa đó"(7).  Vì sao cần phải có cá nhân phụ trách? Chủ  tịch Hồ Chí Minh giải thích rằng, nếu không có cá nhân phụ trách, thì sẽ sinh ra cái tệ người này ỷ lại cho người kia, người kia ỷ lại cho người nọ, kết quả là không ai thi hành. Như thế thì việc gì cũng không xong. Người nói: "Tục ngữ có câu: "Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa" là như thế"(8). "Vì lẽ đó, cho nên lãnh đạo cần phải tập thể, mà phụ trách cần phải cá nhân"(9). Người quan niệm lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đi đến tệ bao biện, độc đoán, chủ quan, sẽ dẫn đến hỏng việc. Phụ trách không do cá nhân, sẽ dẫn đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ, cũng sẽ dẫn đến hỏng việc. Vì lẽ đó, cho nên tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách phải luôn luôn đi đôi với nhau. Người kết luận: "Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung"(10).  Trong công tác ngoại giao, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần căn dặn là phải biết kết hợp giữa lý luận ngoại giao với thực tiễn ngoại giao, thể hiện là phải biết cách tổ chức thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác ngoại giao. Phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vấn đề dân tộc và vấn đề thời đại, giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên mặt trận ngoại giao. Ngày 31-5-1946, trước khi lên đường sang Pháp để thương lượng với Chính phủ Pháp giải quyết vấn đề độc lập, tự do cho nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với cụ Huỳnh Thúc Kháng, quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam): "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" (nghĩa là: Lấy cái không thay đổi để ứng phó với muôn sự thay đổi). Cái không thay đổi là lý luận, nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cái thay đổi là thực tiễn, thể hiện, thể hiện ở tài ứng phó linh hoạt của cán bộ ngoại giao trên chính trường quốc tế. Trong tác phẩm "Những năm tháng không thể nào quên" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, kể rằng, có lần Bắc Hồ nói với Đại tướng về công tác kết hợp đấu tranh giữa quân sự và ngoại giao: "Thực lực như cái chiêng, ngoại giao như cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn". Vậy đó!  Trong hoàn cảnh hội nhập quốc tế, trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế, công tác ngoại giao là cần phải nắm vững đặc điểm của Việt Nam, đồng thời phải nắm chắc luật lệ quốc tế. "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực(11). Đó là sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, thể hiện sự kết hợp giữa độc lập, tự chủ của Việt Nam với hội nhập quốc tế trong tình hình hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Trịnh Doãn Chính Tạp chí Triết học    04:59' PM - Thứ tư, 18/10/2006    Thông tin liên quan: Nhớ về Bác, giữa bộn bề cuộc sống hôm nay 16/11/2010 Những suy nghĩ khi đọc tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của chủ tịch Hồ Chí Minh 23/10/2010 Một số vấn đề về quản lý và những thách thức trong nền giáo dục Việt Nam* 01/07/2010 Những tù nhân của lợi ích trước mắt 23/06/2010 Ông giáo ở Hà Tây và giấc mơ học thật, dạy thật 17/06/2010 Albert Einstein bàn về giáo dục 13/07/2010 Nền giáo dục khai phóng là gì? 08/05/2010 Chân phanh và chân ga 11/03/2010 Triết lý giáo dục trong những cuốn sách kinh điển 11/03/2010 Học tập quan điểm nhân dân, quan điểm quần chúng của Hồ Chủ Tịch 13/05/2009 Cả cuộc đời vì nước vì dân 12/05/2009 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên 09/05/2009 Chất trí tuệ của nhân nghĩa Hồ Chí Minh 01/05/2009 Tầm nhìn 30/04/2009 Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử dân tộc 03/04/2009 xem tất cả...   Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" ở nước ta, tư tưởng đó của Người càng có ý nghĩa thiết thực. Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động, thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, vừa "hồng" vừa "chuyên", có tri thức, lý tưởng, đạo đức sức khoẻ, thẩm mỹ... Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là thành qủa của sự chắt lọc tinh tế tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, vừa mang đậm hơi thở của cuộc sống. Do vậy, ở Hồ Chí Minh, lý luận giáo dục và thực tiễn giáo dục có sự thống nhất hữu cơ, không tách rời nhau. Đúng như Nghị quyết UNESCO đánh giá: "Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”. Có thể nói, tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là sự kế thừa, tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo và phê phán từ các tiền đề: Một là, chủ nghĩa yêu nước, truyền thống văn hoá, giáo dục và tinh thần nhân ái Việt Nam, Hai là, triết lý giáo dục phương Đông, đặc biệt là triết lý nhân sinh của Nho, Phật, Lão và Ba là, những tư tưởng tiến bộ thời kỳ cận đại. Nhưng tiền đề quan trọng nhất, cái tạo nên sự phát triển về chất trong tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác - Lênin. Trên cơ sở đó và cùng với quá trình hoạt động thực tiễn cách mạng sinh động, phong phú của mình, Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm hết sức sâu sắc và mới mẻ về vai trò, mục đích, nội đung và phương pháp giáo dục. Về vai trò và mục đích của giáo dục. Theo Hồ Chí Minh, giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới. Người nói: "Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên". Không những thế, giáo dục còn góp phần đắc lực vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Người kêu gọi: "Quốc dân Việt Nam! Muốn giữ vững nền độc lập, Muốn làm cho dân mạnh nước giàu, Mọi người Việt Nam... phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ". Từ thực trạng nền giáo dục dưới sự đô hộ của thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã vạch trần và lên án chính sách giáo dục của thực dân Pháp là làm cho "ngu dân dễ trị". Bằng ngòi bút với lời lẽ sắc bén, Người đã chỉ rõ bộ mặt thực của cái gọi là "khai hoá văn minh" của thực dân Pháp: những người đến trường được "đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp", những người không đến trường thì bị đầu độc bằng các thói hư, tật xấu như rượu chè, cờ bạc, thuốc phiện. Do vậy, theo Người, để khẳng định chính mình, mỗi người phải thẳng thắn đấu tranh với cái lỗi thời, lạc hậu và các tệ nạn xã hội. Người viết: "Phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại như: Thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ. Và cần xây dựng tư tưởng dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân". Thật vậy, ngay từ những năm đầu bước vào đời, khi tham gia giảng dạy ở trường Dục Thanh, Phan Thiết, tại đây, bên cạnh việc truyền bá những kiến thức về văn hoá, Hồ Chí Minh còn đặc biệt chú trọng đến việc truyền thụ tinh thần, truyền thống yêu nước thương nòi của dân tộc. Nhưng mục đích cao cả của Hồ Chí Minh - mục đích mà Người nguyện suốt đời phấn đấu - là mong cho dân tộc, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Bởi, đối với Người, "Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Suốt đời, Hồ Chí Minh mong muốn xây dựng một xã hội mới về chất, cao hơn hẳn xã hội cũ - xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản Chủ nghĩa. Và để xây dụng chủ nghĩa xã hội, theo Người, "trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Đào tạo con người xã hội chủ nghĩa không có con đường nào khác ngoài giáo dục tri thức khoa học và lý tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa. Đó là nền giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện, vừa “hồng” vừa "chuyên" trong thời đại mới. Và như vậy, "con người xã hội chủ nghĩa", con người toàn diện, "nhất định phải có học thức. Cần phải học văn hoá, chính trị, kỹ thuật. Cần phải học lý luận Mác - Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến việc luyện "tài", rèn "đức" cho cán bộ. Bởi, theo Người, "có tài mà không có đức, ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người". Đạo đức trong quan niệm của
Luận văn liên quan