PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài:
Nếu loại ngôn ngữ mang màu sắc văn hóa của từng vùng miền khác nhau trên đất
nước gọi là “ngôn ngữ địa phương”, loại ngôn ngữ mang tính chuyên nghiệp dùng
trong các ngành nghề gọi là “thuật ngữ”, thì loại ngôn ngữ ra đời và phát triển theo
trào lưu internet gọi là “ngôn ngữ chat”.2
Ngôn ngữ chat là loại ngôn ngữ mà giới trẻ sáng tạo ra khi tham gia vào mạng
internet và mạng điện thoại di động. Ngôn ngữ chat phát triển theo trào lưu mạng
và ngày càng lan rộng khi lượng người sử dụng internet (chiếm 42% cả nước năm
2011) và điện thoại di động (chiếm 60% cả nước năm 2011) ngày càng tăng. Đây
là loại ngôn ngữ được sáng tạo, biến đổi liên tục và xâm nhập vào cả đời sống xã
hội với rất nhiều lí do: cá tính, tiết kiệm thời gian, v. v.
64 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 10001 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng ngôn ngữ chat, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Tiểu luận
THỰC TRẠNG NGÔN NGỮ CHAT
Allen Walker
GIỚI THIỆU
Tiểu luận này thực hiện bởi nhóm sinh viên đại học Kinh tế - Luật TP.HCM vào năm
2011 cho môn học "Phương pháp Nghiên cứu khoa học".
Tiểu luận dành ra 3 trang giới thiệu phương pháp tốc ký Chữ Việt Nhanh trong mục
"Hình thức viết tắt theo quy luật chung" (trang 18—20).
Chi tiết thêm về tiểu luận:
Đề tài Nghiên cứu khoa học: Việc sử dụng ngôn ngữ chat trong một bộ phận teen ở thành
phố HCM.
Giảng viên hướng dẫn: PGS – TS Phạm Đình Nghiệm.
Sinh viên tham gia đề tài:
1. Nguyễn Thị Thu Thảo (Allen Walker) – K1040203042.
2. Hoàng Thị Hường – K1040202633.
3. Nguyễn Thị Minh Hằng – K1040202554.
4. Trần Thị Nương – K104020287
(KHOA KINH TẾ - LUẬT, Ngành kinh tế đối ngoại, Lớp K10402B)
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài:
Nếu loại ngôn ngữ mang màu sắc văn hóa của từng vùng miền khác nhau trên đất
nước gọi là “ngôn ngữ địa phương”, loại ngôn ngữ mang tính chuyên nghiệp dùng
trong các ngành nghề gọi là “thuật ngữ”, thì loại ngôn ngữ ra đời và phát triển theo
trào lưu internet gọi là “ngôn ngữ chat”.
2
Ngôn ngữ chat là loại ngôn ngữ mà giới trẻ sáng tạo ra khi tham gia vào mạng
internet và mạng điện thoại di động. Ngôn ngữ chat phát triển theo trào lưu mạng
và ngày càng lan rộng khi lượng người sử dụng internet (chiếm 42% cả nước năm
2011) và điện thoại di động (chiếm 60% cả nước năm 2011) ngày càng tăng. Đây
là loại ngôn ngữ được sáng tạo, biến đổi liên tục và xâm nhập vào cả đời sống xã
hội với rất nhiều lí do: cá tính, tiết kiệm thời gian, v. v.
Nhưng dù xuất hiện với lí do gì đi nữa, ngôn ngữ chat cũng gây ra nhiều cuộc
tranh cãi ngay từ lúc ra đời, điều mà chưa loại ngôn ngữ nào trước đó làm được.
Tất cả các cuộc tranh cãi đó đều xoay quanh tính tích cực và tiêu cực của ngôn
ngữ chat đối với tiếng Việt truyền thống và xã hội.
Nói về sự ảnh hưởng của ngôn ngữ chat, hầu như hàng năm đều có các bài báo,
những cuộc nghiên cứu khoa học xoay vần với nan đề: Liệu ngôn ngữ chat là trò
chơi mật mã đáng lo ngại của giới trẻ hay là một phát triển tích cực của tiếng Việt
truyền thống? Nan đề ấy càng được đẩy lên đỉnh điểm của cuộc tranh cãi khi GS.
TS Nguyễn Đức Dân đề nghị đưa ngôn ngữ chat vào từ điển Tiếng Việt. Điều này
chứng tỏ cùng với sự phát triển không ngừng của ngôn ngữ chat, thái độ của xã
hội đối với ngôn ngữ chat cũng đã thay đổi, trở nên cởi mở và dễ cảm thông hơn.
Tuy vậy, việc thay đổi thái độ và cách nhìn nhận như thế có thật sự đúng đắn? Nên
chấp nhận ngôn ngữ chat ở mức độ nào là đủ? Ngôn ngữ chat có thể giành được
một chỗ đứng trong tiếng Việt hay không?
Để làm rõ tất cả những vấn đề trên, chúng tôi xin được góp một số ý kiến của
mình qua đề tài “Việc sử dụng ngôn ngữ chat trong một bộ phận teen ở TP. Hồ
Chí Minh”
2. Mục đích nghiên cứu:
Cung cấp cái nhìn khách quan về tác dụng, ảnh hưởng của ngôn ngữ chat tới
tiếng Việt và xã hội.
Vạch ra được mức độ chấp nhận ngôn ngữ chat cần có đối với nhà trường và
xã hội. v. v.
3
Dự đoán được xu hướng phát triển của ngôn ngữ chat trong tương lai gần:
được đưa vào từ điển tiếng Việt hay không? Được mở rộng hay gạt bỏ phần
nào?...
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu sự hình thành và các loại hinh ngôn ngữ chat hiện hành.
Ngiên cứu thực trạng sử dụng ngôn ngữ chat của một bộ phận teen TP. Hồ Chí
Minh cùng cách nhìn nhận của nhà trường, xã hội đối với ngôn ngữ chat.
Làm rõ những mặt tích cực và tiêu cực của ngôn ngữ chat
Đề ra những giải pháp để phát triển ngôn ngữ chat một cách đúng đắn.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: Việc sử dụng ngôn ngữ chat của một bộ phận teen TP. Hồ Chí
Minh
Khách thể: một số bạn tuổi teen ở TP. Hồ Chí Minh
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: một số trường THPT và Đại Học ở TP. Hồ Chí Minh
Thời gian: từ tháng 10/2011 đến tháng 11/2011
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp khảo sát điều tra bằng các mẫu phỏng vấn trắc nghiệm cho các
bạn tuổi teen ở một số trường THPT và Đại học.
Phương pháp nghiên cứu tổng hợp tài liệu: sử dụng chương trình SPSS để phân
tích tài liệu về thực trạng sử dụng ngôn ngữ chat của một bộ phận teen trong
quá trình phỏng vấn điều tra, rút ra những điểm mới về việc sử dụng ngôn ngữ
chat và cái nhìn của xã hội đối với ngôn ngữ chat. Từ đó rút ra những đặc điểm
của ngôn ngữ chat và phân tích được ảnh hưởng của nó đến môi trường xung
quanh, suy luận ra phương pháp để phát triển ngôn ngữ chat một cách đúng
đắn.
4
6. Phân công công việc:
STT ên c ng iệc
ên ngư i
h i gi n hi phí
1 h n đề t i
Hằng Hường
Thảo Nương
22/0 /2011 đến
23/09/2011
không
2 ập đề cương ơ Hường 24/09/2011 không
3
iên tập h n ch nh
đề cương
Thảo
2 /0 /2011 đến
29/09/2011
30000đ
4 t i iệu thứ c p Hường Nương
30/0 /2011 đến
7/10/2011
không
5 ập u c u h i Hường Nương
/10/2011 đến
12/10/2011
không
6 Điều t
Hường Thảo
Nương
Ngày 13/10/2011
trường ĐH kinh tế- luật
Ngày 1 /10/2011
đến1 /10/2011 Trường
cấp 2
Ngày 1 /10/2011
Trường cấp 3
Phô tô
1000 tờ
khảo sát
200000đ
7 ố iệu Thảo Nương
Ngày 1 /10/2011 đến
25/10/2011
không
9 i t đề t i
Thảo Hường
Nương Hằng
3/11/2011 đến
5/12/2011
không
5
10
iên tập h n ch nh
đề t i
Hường
Nương Thảo
/12/2011đến
14/12/2011
120000đ
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Ngôn ngữ chat là đề tài nóng hổi không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới.
Nói về ngôn ngữ chat, có vẻ như các cường quốc Âu Mĩ như Mĩ, Anh hay Nga có
cái nhìn khoan dung hơn so với các nước châu Á như Việt Nam và Trung Quốc.
Họ coi đây là một hiện tượng hiển nhiên của xã hội khi lưu hành mạng internet và
trên thực tế, không ít các từ điển nổi tiếng như từ điển Oford đã đem ngôn ngữ
chat “ôm vào lòng”. Thêm vào đó, công trình nghiên cứu ở Mĩ được đăng tải trên
tạp chí American Speech, số mùa xuân 2008, dưới tiêu đề “Linguistic Ruin? LOL!
Instant Messaging and Teen Language” (tạm dịch: Phá hỏng ngôn ngữ? Ha ha!
Nhắn tin nhanh và ngôn ngữ tuổi Teen) đã có những kết luận ủng hộ cho ngôn ngữ
chat
1
: “Tin nhắn IM không hề phá hỏng khả năng ngôn ngữ của thế hệ trẻ, mà
là một mở rộng mới cho sự phục hưng ngôn ngữ.”
Ngay cả tổng thống Nga Dmitry Medvedev khi trả lời đài phát thanh “Mayak”
cũng cho rằng ngôn ngữ chat nên được đối xử một cách bình tĩnh và chân thành:
“Lúc đầu nó có vẻ lạ, nhưng sau đó bạn nhận ra rằng nó là một phần của môi
trường rõ ràng rằng đây là một mật mã mới bằng lời nói mà không thể bỏ qua.
Tôi tin rằng ngôn ngữ internet cần được đối xử một cách bình tĩnh, chân thành
chúng tôi hiểu rằng ngôn ngữ luôn phát triển không ngừng, và tôi chắc chắn rằng
một số từ vựng internet bằng cách này hay cách khác đã trở thành nhu cầu hằng
ngày của chúng ta.” 2
1
(American Speech, Vol.
83, No. 1, Spring 2008 doi 10.1215/00031283-2008-001, page 27)
2
tổng thống Nga trả lời phỏng vấn đài phát
thanh Mayak về việc dùng ngôn ngữ chat để văng tục trên internet, tháng 5-2011
6
Trái lại với các nước Âu Mĩ, các nước châu Á như Việt Nam và Trung Quốc lại tỏ
ra thận trọng hơn khi đối mặt với ngôn ngữ chat.
Tại Trung Quốc có rất nhiều luận điểm trái chiều về ngôn ngữ chat, trong khi giáo
sư tiếng Trung Lí Như Long cho rằng : “Ngôn ngữ internet đối với Hán ngữ là một
loại ô nhiễm” 3 thì cũng có những ý kiến bảo vệ ngôn ngữ chat như giáo sư ngôn
ngữ Vương Tân Minh đã giải thích: “Trong quá trình phát triển ngôn ngữ sẽ xuất
hiện một ít từ ngữ mới, một số bộ phận có sức hút sẽ được giữ lại và một số bộ
phận sẽ bị đào thải, một trong số các từ ngữ mới xuất hiện trong ngôn ngữ internet
sẽ trở thành từ mới của Hán ngữKhông cần quá ngạc nhiên trước sự xuất hiện
của ngôn ngữ internet” 4, giáo sư Thang Cát Phu của học viện Văn Học Thiên Tân
cũng cho cho rằng : “Khoan dung đối với ngôn ngữ internet còn quan trọng hơn là
bóp chết nó” 5.
Riêng ở Việt Nam, hướng đi của các nghiên cứu về ngôn ngữ chat lại chia làm 3
trường phái chính: một là “phản đối”, hai là “chấp nhận, bàng quan” và ba là
“chấp nhận, dẫn dắt”.
a. Phản đối:
Phản đối là trường phái đầu tiên xuất hiện khi Việt Nam đối mặt với sự bùng
nổ đột biến ngôn ngữ chat. Các bài báo đầu tiên viết về ngôn ngữ chat xuất
hiện năm 200 với những đầu đề như “Loạn ngôn ngữ chat” (báo Ngôi Sao),
“Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (báo của Quốc Học Huế)Hầu hết các
ý kiến lúc bấy giờ đều cho rằng ngôn ngữ chat là mối nguy hại làm mất sự
trong sáng của tiếng Việt. Đến năm 200 -2006, những ý kiến phản đối về ngôn
ngữ chat bắt đầu lan rộng và bùng nổ với một loạt bài báo như “Hãy gìn giữ
tiếng Việt” (báo Mực Tím), “Khi học trò lạm dụng ngôn ngữ chat” (Báo Người
3
Trích báo Tân Hoa Xã, trang web Giáo Dục Trung Quốc Moe.gov.cn – “Ngôn ngữ
internet ảnh hưởng xấu tới Hán ngữ” 202.205.177.9/edoas/website18/09/info14909.htm
4
,
5
Trích news.sina.com.cn - “Ngôn ngữ internet phá vỡ văn tự truyền thống: mấy nhà
vui mừng mấy nhà sầu” news sina com cn/o/200 -10-28/10394063963s.shtml
7
lao động), “Khổ nạn ngôn từ biến tấu của teen” (báo Đời sống và Pháp luật),
“Lậm ngôn ngữ @” (báo Thanh niên)
Năm 200 khi nói về vấn đề này, PGS-TS Ngôn ngữ học Đặng Ngọc Lệ, Chủ
tịch Hội Ngôn ngữ học TP. HCM đã nói rằng: “Hiện nay có một vài tờ báo khá
lạm dụng thuật ngữ tin học, cho như thế là phù hợp với tuổi học trò. Điều đó
hoàn toàn sai, bởi nó làm lu mờ tiếng Việt vốn độc đáo và giàu biểu cảm; làm
hỏng chữ viết, tạo ra tiền lệ không nên có đối với lứa tuổi học sinh. Do sự tiến
bộ của công nghệ thông tin mà những thuật ngữ tin học có thể dùng khi giao
tiếp đơn giản, nhưng nếu dùng vào văn viết là hoàn toàn sai. Nếu cứ để học
sinh “lậm” vào cách giao tiếp theo kiểu như thế ngay ở chốn học đường, chắc
chắn sẽ ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt!” 6
Quả thật sự ra đời và thay đổi chóng mặt của ngôn ngữ chat lúc bấy giờ đã gây
sự bàng hoàng và khó chấp nhận đối với thế hệ cũ, Tiến sĩ ngôn ngữ học
Hoàng Anh - Học viện Báo chí Tuyên truyền cho rằng: “Hiện tượng nói và viết
tiếng Việt tùy tiện, bừa bãi trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là ngôn ngữ trên
mạng đang diễn ra phổ biến, khiến nhiều bậc phụ huynh phải lên tiếng. Sử
dụng ngôn ngữ tuỳ tiện, cẩu thả. Việc lạm dụng ngôn ngữ tiếng lóng của giới
trẻ hiện nay là một điều rất nguy hiểm. Điều đáng nói là thứ ngôn ngữ này
đang trở thành trào lưu mạnh mẽ đến nỗi nếu học sinh nào không sử dụng nó
thì lập tức bị coi là lỗi thời, không sành điệu. Khi thứ tiếng “lai căng” này được
đưa vào các ngôn ngữ chính thức như một thói quen vô thức của giới trẻ sẽ dẫn
đến sự lệch chuẩn, mất phông văn hoá” 7.
Hiện nay vẫn có rất nhiều ý kiến phản đối ngôn ngữ chat, mà một bộ phận
đông đảo trong đó là các nhà văn, các giáo viên dạy văn, cô Hoàng Thị Thu
Hiền, giáo viên văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, cũng cho rằng
nhiều học sinh ngày nay dùng ngôn ngữ vô thưởng vô phạt, thiếu ý thức.
6
Báo người lao động online “Lậm ngôn ngữ @”
7
Báo Đời sống và pháp luật “Khổ nạn ngôn từ biến tấu của teen”
8
Những em học lực không giỏi thường sử dụng thứ ngôn ngữ này. Ngoài ra,
tiếng Anh cũng đã xâm nhập sâu vào thói quen sử dụng từ ngữ của học sinh. Ví
dụ, trong khi thuyết trình về văn học dân gian, đến cuối bài, các em viết “thank
you” (cảm ơn), hay thậm chí quen miệng nói “ok” với cả giáo viên. 8
Lo lắng về vấn đề này, Thạc sĩ Hoàng Trung Sơn đã chia sẻ: “Bản thân tiếng
Việt rất giàu đẹp, phong phú nên việc sử dụng ngôn ngữ @ sẽ gây khó chịu
cho người khác, điều này phần nào ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng
Việt, đặc biệt khi viết các văn bản chính thống.” 9
Trường phái phản đối luôn tồn tại suốt quá trình hình thành và phát triển của
ngôn ngữ chat. Trong trường phái này sảm tạp những ý kiến khách quan và phi
khách quan, lý tính và phi lý tính, khoa học và phi khoa học. Những ý kiến
phản đối có thể bắt nguồn từ định kiến xấu về mạng internet, hoặc cũng có thể
bắt nguồn từ lý luận: “Ngôn ngữ được sáng tạo để giao tiếp và hiếu biết lẫn
nhau, ngôn ngữ chat khó hiểu và quá xa lạ, nó đã vi phạm quy luật cơ bản của
ngôn ngữ” Dù bắt nguồn như thế nào, các ý kiến trong trường phái phản đổi
này đã dần thu hẹp lại trong thời gian gần đây bởi sự chèn ép của hai trường
phái mới xuất hiện là “chấp nhận, bàng quan” và “chấp nhận, dẫn dắt”.
b. Chấp nhận, bàng quan:
Cùng với sự lớn mạnh đột biến không thể ngăn cản của ngôn ngữ chat trong
những năm gần đây, các giáo sư tiến sĩ đã vào cuộc và tiến sâu vào nghiên cứu
“mổ xẻ” ngôn ngữ chat. Giáo sư Nguyễn Văn Khang đã khẳng địng rằng ngôn
ngữ chat không thể xóa bỏ được, bởi “khi nào còn tồn tại cư dân mạng, còn tồn
tại nhóm xã hội của giới trẻ, thì còn ngôn ngữ đó. Quy luật phát triển là xã hội
luôn vận động, ngôn ngữ cũng vậy, có cái sẽ được tiếp nhận, nhưng có cái sẽ bị
đào thải.” 10
8
Báo Người lao động online “Nguy cơ quên tiếng Việt”
9
Báo người lao động online “Lậm ngôn ngữ @”
10
www.benhhoc.com “Bình luận về ngôn ngữ tiếng Việt”
9
Đồng ý với suy nghĩ trên cũng có nhiều giáo sư, tiến sĩ và nhà văn danh tiếng
như:
- PGS. TS ngôn ngữ học Phạm Văn Tình, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa
thư cũng nói: “Đây là một hiện tượng ngôn ngữ mới xuất hiện vài năm trở lại
đây và có xu hướng ngày càng rộ lên. Thực chất đây chỉ là cách nói vui đùa,
tếu táo, sử dụng ngôn ngữ với cách biến âm, ghép âm cho có vần điệu. Những
cách nói này mang ý nghĩa giải trí nhiều hơn, tuy nhiên không phải là không có
những câu cũng có ý nghĩa nhận thức cuộc sống. Có thể nói lối nói vui nhộn
này là một hình thức để các bạn trẻ khẳng định mình, đồng thời cũng là cách để
giải tỏa áp lực học hành, những stress trong cuộc sống, nên hoàn toàn có thể
chia sẻ và thông cảm được.” 11
- PGS. TS. Hoàng Anh Thi (khoa Ngôn ngữ học, đại học KHXH và Nhân văn
Hà Nội) cho rằng không có qui định cấm sử dụng ngôn ngữ chat trong giao
tiếp cá nhân, hãy để nó diễn ra tự nhiên. 12
- Nhà văn Văn Giá, chủ nhiệm khoa Viết văn, Đại học Văn hóa Hà Nội, cho
rằng, sự vận động của đời sống ngôn ngữ trong giao tiếp có thời gian đóng
băng nhưng cũng có thời gian nở rộ: “Phải thừa nhận rằng cách sử dụng ngôn
ngữ thông minh, linh hoạt, và năng động của các em làm cho ngôn ngữ không
bị đóng băng cằn cỗi mà trở nên sinh động hơn Chúng ta không nên quá lo
lắng mà hãy có cái nhìn bình tĩnh. Những lối nói vui vui, vô hại có thể sẽ tồn
tại, còn những cái không tốt, không hay chắc chắn sẽ bị cuộc sống tự thanh lọc,
không còn đất sống” 7
Tất cả những ý kiến trên đều cho rằng nên nhận ngôn ngữ chat một cách khách
quan và bình tĩnh, họ không hoàn toàn ủng hộ ngôn ngữ chat, nhưng cũng
không phản đối, bởi bản thân tiếng Việt có sức sống nội tại rất lớn và mãnh
liệt, qua thời gian, tự nó đã biết chắt lọc những tinh hoa của các ngôn ngữ khác
11
Báo giáo dục Việt Nam “Chẳng nên cản giới trẻ nói ‘hồn nhiên như cô tiên’”
12
News.go.vn “Hãy để ngôn ngữ chat diễn ra tự nhiên”
10
(theo cô Hoàng Thị Thu Hiền, Báo Người lao động online: “Nguy cơ quên
tiếng Việt”).
Tóm lại, những cái nhìn trong trường phái “chấp nhận, bàng quan” chỉ là một
nhân chứng ghi nhận lại sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ chat như một loại
hình ngôn ngữ mới của tiếng Việt hiện đại.
c. Chấp nhận, dẫn dắt:
Tìm hiểu sâu và có những cách nhìn khách quan về ngôn ngữ chat, nhiều nhà
nghiên cứu không chỉ dừng lại ở mức bàng quan mà sẵn sàng bước vào môi
trường ngôn ngữ chat và tìm tòi con đường dẫn dắt để giới trẻ dùng ngôn ngữ
chat đúng đắn.
“Hiện nay, nếu cứ bắt học sinh phải theo nếp nghĩ cổ truyền của người lớn thì
rất khó. Phải chấp nhận những biến đổi của các em. Vấn đề cần thiết là phải
giáo dục cho các em nên và không nên sử dụng ngôn ngữ @ trong hoàn cảnh
nào” - cô Phùng Thị Nguyệt Thu nói (trích Báo Người lao động online: “Nguy
cơ quên tiếng Việt”).
Có cùng suy nghĩ như trên, Tiến sĩ Trần Hoàng cho biết, hiện nay nhà trường,
báo chí, xã hội cũng đã bước vào “sân chơi ngôn ngữ chat”. Chị Nguyệt Ánh
(nhân viên công ti Ibasic Việt Nam) tiếp lời: “Thầy cô đóng vai trò rất quan
trọng, định hướng cho teen cách tôn trọng và yêu tiếng Việt. Hãy xem ngôn
ngữ chat đơn thuần chỉ là một trò chơi với từ ngữ thôi”.13
PGS-TS Đặng Ngọc Lệ, Phó Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học VN, Chủ tịch Hội
Ngôn ngữ học TPHCM, cũng cho rằng: “Việc giới trẻ sử dụng ngôn ngữ @
không ảnh hưởng nhiều đến ngôn ngữ tiếng Việt nhưng có thể ảnh hưởng đến
lối sống của lớp trẻ. Do vậy, nhà trường cùng với gia đình cần có sự giáo dục,
nhắc nhở đối với giới trẻ khi chúng sử dụng ngôn ngữ thiếu chuẩn mực không
13
Báo Mực Tím online “Giải mã ngôn ngữ teen”
11
đúng nơi, đúng lúc.” (trích Báo Người lao động online: “Nguy cơ quên
tiếng Việt”).
Bàn về việc này, báo Mực Tím cũng từng mở một bàn tròn đối thoại nóng giữa
các bạn teen và 2 vị khách mời: Tiến sĩ Trần Hoàng (Giảng viên khoa Ngôn
ngữ học, ĐH Sư phạm TP. HCM) và nhà văn trẻ Lưu Quang Minh để giải mã
câu hỏi: “Sử dụng ngôn ngữ chat ở đâu, trong hoàn cảnh nào?”
Ngoài những ý kiến trên, nhiều bài báo cũng xuất hiện để trả lời cầu hỏi trong
bàn tròn Mực Tím như”Ngôn ngữ chat và sự trong sáng tiếng Việt” (báo Hà
Nội mới), “Ngôn ngữ thời @: Nên chấp nhận đến đâu?” (báo SGTT)v. v.
Theo thời gian, trường phái “chấp nhận, dẫn dắt” đang ngày càng lớn mạnh,
điển hình là sự xuất hiện của lời đề nghị “Đưa ngôn ngữ chat vào từ điển” của
GS. TS Nguyễn Đức Dân cùng quyết định “bổ sung 4 kí tự F, J, W, Z vào
bảng chữ cái tiếng Việt” của Bộ GD-ĐT.
Như vậy, hầu hết những người trong trường phái “chấp nhận, dẫn dắt” luôn
tràn đầy nhiệt huyết trong việc giải mật mã ngôn ngữ chat, hòa mình với tuổi
teen. Họ cho rằng ngôn ngữ là hiện tượng xã hội không ngừng phát triển, chấp
nhận và tìm hiểu sự biến hóa và phát triển của ngôn ngữ chat không chỉ thể
hiện sự tôn trọng quy luật phát triển của ngôn ngữ mà còn tôn vinh hình ảnh
của một tiếng Việt giàu đẹp đầy sức sống, một dân tộc Việt Nam bao dung
cùng tự tin, đồng thời thông qua đó, đánh thức tình yêu với tiếng Việt, khơi
gợi tinh thần bảo về ngôn ngữ dân tộc của giới trẻ.
8. C u t úc đề tài:
Đề tài được chia thành 3 phần chính:
........................................................................................................ Phần
mở đầu: bao gồm lý do nghiên cứu đề tài, mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ
12
nghiên cứu, đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu, tổng quan tình hình nghiên cứu.
........................................................................................................ Phần
nội dung gồm 3 chương:
............................................................................................... Chươn
g I: Lý thuyết chung về ngôn ngữ chat của teen
............................................................................................... Chươn
g II: Thực trạng sử dụng ngôn ngữ chat của teen
............................................................................................... Chươn
g III: Các tác động của ngôn ngữ chat của teen &phương hướng điều
chỉnh ngôn ngữ chat của teen
........................................................................................................ Phần
kết luận
........................................................................................................ Phụ
lục
........................................................................................................ Tài
liệu tham khảo
hương I: Lý thuy t chung về ngôn ngữ chat của teen
1. Các khái niệ cơ ản:
Tuổi teen: Trong tiếng Anh, có một số tổ hợp được sử dụng rộng rãi: teenage dùng để chỉ
các thanh thiếu niên có độ tuổi từ 13 đến 1914.
Lí do thứ nhất là các từ chỉ tuổi này đều có vĩ tố teen: thirteen (13), fourteen (14),
fifteen (15), sixteen (16), seventeen (17), eighteen (18), nineteen (19).