Tiểu luận Thực trạng sử dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Quá trình tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức. Sau gần một thập niên duy trì nền kinh tế bao cấp, Việt Nam đang nỗ lực để bắt kịp trình độ phát triển chung của thế giới và đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ trong lĩnh vực kinh tế. Trong xu hướng hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam luôn thể hiện sự chủ động, linh hoạt trong hoạt động giao lưu thương mại với nước ngoài. Sau khi gia nhập ASEAN vào năm 1995 và AFTA vào năm 1996, Việt Nam đã trở thành thành viên của APEC năm 1998. Ngày 7 tháng 11 năm 2006, sau quá trình đàm phán kéo dài và căng thẳng, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việt Nam luôn khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia tích cực vào hoạt động xuất nhập khẩu. Chính phủ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để thúc đẩu quá trình sản xuất hàng hóa phục vụ cho mục đích xuất khẩu, mang tính cạnh tranh cao, phát triển việc xuất khẩu các dịch vụ thương mại. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị hiện đại, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhằm phát triển hoạt động sản xuất trong nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế cũng như ngoại thương phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên gắn liền với sự phát triển đó là nhiều khó khăn, thách thức mà Việt Nam phải vượt qua. Cần phải thực hiện sửa đổi, ban hành văn bản pháp luật phù hợp với xu thế mới cũng như tăng cường hiểu biết pháp luật của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh của họ. Một điều phải thừa nhận rằng các tổ chức tín dụng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những dịch vụ thanh toán đa dạng, góp phần phát triển hoạt động giao dịch giữa các công ty Việt Nam và nước ngoài. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thanh toán trong hợp đồng ngoại thương, các bên ký kết hợp đồng luôn chọn lựa phương thức thanh toán thích hợp nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp phát sinh tranh chấp.

doc26 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5616 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng sử dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Mở đầu 4 Chương I: Vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 5 1.1 Khái niệm chung về hoạt động thanh toán quốc tế 5 1.1.1 Khái niệm và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế 5 1.1.1.1 Khái niệm về hoạt động thanh toán quốc tế 5 1.1.1.2 Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế 5 1.1.2 Các phương thức trong thanh toán quốc tế 7 1.1.2.1 Phương thức chuyển tiền 7 1.1.2.2 Phương thức nhờ thu (collection of payment) 7 1.1.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ 8 1.2 Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ 8 1.2.1 Khái niệm chung về phương thức tín dụng chứng từ 8 1.2.1.1 Một số khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ 8 1.2.1.2 Cơ sở pháp lý……………………………...................................................9 1.2.1.3 Các bên tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. 10 1.2.1.4 Qui trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ 11 1.2.2 Nội dung cơ bản của thư tín dụng 12 1.2.2.1 Khái niệm về thư tín dụng 12 1.2.2.2 Vai trò của thư tín dụng 13 1.2.2.3 Những nội dung chủ yếu của thư tín dụng (L/C) 13 1.2.3 Các loại thư tín dụng 16 1.2.3.1 Chia theo tính chất có thể hủy ngang 16 1.2.3.2 Chia theo tính chất của L/C 16 1.2.3.3 Chia theo thời hạn thanh toán của L/C…………………………………...17 1.2.4 Lợi ích với các bên tham gia thực hiện phương thức tín dụng chứng từ 17 1.2.4.1 Đối với người nhập khẩu 17 1.2.4.2 Đối với người xuất khẩu, người bán 17 1.2.4.3 Đối với ngân hàng 17 Chương II: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 18 2.1 Khái quát chung về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam …………………...…...18 2.2 Thực trạng thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB)………………………………..………………......19 2.2.1 Thị phần thanh toán xuất khẩu qua NH Ngoại thương Việt Nam...................19 Tỷ trọng của phương thức tín dụng chứng từ và các phương thức khác…....................................................................................................................20 Tình hình các thị trường VCB tham gia thanh toán xuất khẩu bằng L/C………..21 2.2.4 Tình hình khách hàng trong nước tham gia thanh toán tiền hàng xuất khẩu bằng L/C qua VCB…………………………………………………………...……...………...22 2.2.5 Những thuận lợi và khó khăn VCB gặp phải trong thanh toán tiền hàng bằng L/C.....................................................................................................................................22 2.2.5.1 Những mặt đã đạt được trong hoạt động thanh toán tiền hàng XK bằng phương thức TDCT 23 2.2.5.2 Những mặt chưa đạt được trong hoạt động thanh toán tiền hàng XK bằng phương thức TDCT 23 Chương III : Giải pháp phát triển thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 25 3.1 Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện hoạt đông thanh toán XK 25 3.2 Một số giải pháp 25 3.2.1 Đổi mới hoàn thiện chính sách khách hàng phù hợp với điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay 25 3.2.2 Phát triển và nâng cao mạng lưới chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương. 26 3.2.3 Tăng cường tổ chức đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên…………………………………………………………………………………..26 3.2.4 Nâng cấp, đổi mới công nghệ ngân hàng và ứng dụng các công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả thanh toán 27 MỞ ĐẦU Quá trình tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức. Sau gần một thập niên duy trì nền kinh tế bao cấp, Việt Nam đang nỗ lực để bắt kịp trình độ phát triển chung của thế giới và đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ trong lĩnh vực kinh tế. Trong xu hướng hội nhập quốc tế, nền kinh tế Việt Nam luôn thể hiện sự chủ động, linh hoạt trong hoạt động giao lưu thương mại với nước ngoài. Sau khi gia nhập ASEAN vào năm 1995 và AFTA vào năm 1996, Việt Nam đã trở thành thành viên của APEC năm 1998. Ngày 7 tháng 11 năm 2006, sau quá trình đàm phán kéo dài và căng thẳng, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việt Nam luôn khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia tích cực vào hoạt động xuất nhập khẩu. Chính phủ áp dụng mọi biện pháp cần thiết để thúc đẩu quá trình sản xuất hàng hóa phục vụ cho mục đích xuất khẩu, mang tính cạnh tranh cao, phát triển việc xuất khẩu các dịch vụ thương mại. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị hiện đại, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến nhằm phát triển hoạt động sản xuất trong nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế cũng như ngoại thương phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên gắn liền với sự phát triển đó là nhiều khó khăn, thách thức mà Việt Nam phải vượt qua. Cần phải thực hiện sửa đổi, ban hành văn bản pháp luật phù hợp với xu thế mới cũng như tăng cường hiểu biết pháp luật của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh của họ. Một điều phải thừa nhận rằng các tổ chức tín dụng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những dịch vụ thanh toán đa dạng, góp phần phát triển hoạt động giao dịch giữa các công ty Việt Nam và nước ngoài. Nhận thức được tầm quan trọng của việc thanh toán trong hợp đồng ngoại thương, các bên ký kết hợp đồng luôn chọn lựa phương thức thanh toán thích hợp nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp phát sinh tranh chấp. Hiện nay, có nhiều phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế như nhờ thu, chuyển tiền, tín dụng chứng từ, v.v… Trong số đó, tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất. Khoảng 11-15% giao dịch thương mại quốc tế sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, với tổng trị giá hàng năm là một nghìn tỷ đô la Mỹ. CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ Khái niệm và vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế Khái niệm về hoạt động thanh toán quốc tế Khái niệm: Hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT) là hoạt động thanh toán giữa các chủ thể cư trú và không cư trú – có phạm vi quốc tế. Đặc điểm: Liên quan đến các chủ thể kinh tế của các quốc gia khác nhau Liên quan đến ngoại tê, các phương thức chuyển đồi, tỷ giá… Tiềm ẩn rủi ro cao và hậu quả rủi ro thường rất lớn Tuân thủ các điều kiện cụ thể Thanh toán quốc tế rất đa dạng, song có thể phân chia thành 2 loại: Thanh toán quốc tế có tính chất mậu dịch: là khoản thanh toán để phục vụ cho việc luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa các nước. Thanh toán quốc tế phi mậu dịch: là khoản thanh toán không liên quan đến sự vận động của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mà nó góp phần thực hiện các mối quan hệ phi mậu dịch giữa các nước. Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế (TTQT) là cơ sở quan trọng để hình thành và phát triển quan hệ tài chính quốc tế, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và chu chuyển tiền tệ. Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và thương mại quốc tế ngày càng phát triển, TTQT đã trở thành một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của các NHTM. Hoạt động TTQT của NHTM là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương. Thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong hoạt động TTQT, NHTM đã đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế, cho khách hàng và cho bản thân các ngân hàng. Đối với nền kinh tế: Hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích lũy trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp giữa sức mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế. trong bối cảnh hiện nay khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò hoạt động của TTQT ngày càng được khẳng định. TTQT là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân. TTQT là khâu quan trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. TTQT góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy hanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến hoạt động lưu thông hàng hóa tiền tệ giữa người mua, người bán diễn ra trôi chảy, an toàn hơn. TTQT làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. Bên cạnh đó, hoạt động TTQT làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam. Đối với khách hàng: Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động TTQT của các NHTM giúp quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí. Trong quá trình thực hiện thanh toán, nếu khách hàng không có đủ khả năng tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ chiết khấu bộ chứng từ. Qua việc thực hiện thanh toán, ngân hàng còn có thể giám sát được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để có những tư vấn cho khách hàng và điều chỉnh chiến lược khách hàng. Đối với bản thân ngân hàng: TTQT là một loại nghiệp vụ liên quan dến tài sản ngoại bảng của ngân hàng. Hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường. Hoạt động TTQT không chỉ là một hoạt động đơn thuần mà còn là hoạt động hỗ trợ bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Hoạt động TTQT được thực hiện tốt sẽ mở rộng cho hoạt động tín dụng XNK, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các hoạt động ngân hàng quốc tế khác Hoạt động TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể thu được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ TTQT với các ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán. TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động TTQT được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng quy mô và mạng lưới ngân hàng. Hoạt động TTQT cũng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoại của ngân hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng. Tóm lại, có thể khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động TTQT của NHTM đối với khách hàng, nền kinh tế và bản thân ngân hàng. Các phương thức trong thanh toán quốc tế Phương thức chuyển tiền (REMITTANCE) Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó người trả tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích tiền từ Tài khoản để trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định trong một khoảng thời gian nhất định. Các bên tham gia phương thức này gồm có: Người chuyển tiền: là người mua, nhà nhập khẩu, người nhận cung ứng dịch vụ… Ngân hàng chuyển tiền: là ngân hàng phục vụ người chuyển tiền. Ngân hàng trả tiền: thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền, chịu trách nhiệm trả tiền trực tiếp cho người thụ hưởng. Người thụ hưởng: là nhà xuất khẩu, người bán, nhà cung ứng dịch vụ… Có 2 hình thức chuyển tiền: Chuyển tiền thư (M/T – mail transfer) Chuyển tiền điện (T/T – telegraphic transfer) Phương thức nhờ thu (collection of payment) Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, lập ủy thác thu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thu hộ một số tiền nhất định ở người xuất khẩu. Các bên tham gia phương thức này gồm có: Người ủy thác thu: là người bán, nhà xuất khẩu, nhà cung ứng dịch vụ… Ngân hàng nhờ thu: là ngân hàng nơi người ủy thác mở tài khoản. Ngân hàng thu hộ: là ngân hàng người trả tiền mở tài khoản, thường là đại lý hay chi nhanh của ngân hàng nhờ thu. Ngân hàng xuất trình (chỉ xuất hiện khi người trả tiền không có tài khoản tại ngân hàng thu hộ). Người thụ trái: là người mua, nhà nhập khẩu, người nhận cung ứng dịch vụ… Các phương thức nhờ thu gồm: Nhờ thu phiếu trơn (clean collection) Nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection) Phương thức tín dụng chứng từ Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng phát hành một bức thư gọi là L/C cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ 3 khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong L/C. Nhìn chung, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán an toàn nhất cho cả doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu và cả ngân hàng. Đồng thời, đây cũng là phương thức thanh toán phức tạp nhất, đòi hỏi các bên tham gia phải am hiểu về thanh toán quốc tế nói chung và về nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng. Tuy nhiên, đây cũng không phải là phương thức thanh toán tuyệt đối an toàn nên các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như ngân hàng cần phải thận trọng. THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Khái niệm chung về phương thức tín dụng chứng từ Một số khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ Theo giáo sư Dominique Legeais, khoa Luật, trường Đại học René Descartes (Paris V), phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người thụ hưởng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình tại ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều khoản trong thư tín dụng. Điều 2 trong UCP 500 của Phòng Thương Mại Quốc Tế đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh hơn, theo đó, tín dụng chứng từ là : Bất cứ thỏa thuận được gọi hoặc miêu tả như thế nào, theo đó ngân hàng (ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và chỉ thị của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) hoặc đại diện cho chính bản thân mình : Thanh toán cho, hoặc theo lệnh của người thứ ba (người thụ hưởng) hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu do người thụ hưởng ký phát Ủy quyền cho ngân hàng khác thanh toán, chấp nhận và thanh toán hối phiếu Cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ quy định trong thư tín dụng, với điều kiện chúng phù hợp với tất cả điều khoản và điều kiện của thư tín dụng. Cơ sở pháp lý Các bên tham gia phương thức tín dụng chứng từ thường căn cứ vào các văn bản pháp lý để thực hiện cho đúng, đảm bảo hiệu quả và an toàn cho hoạt động thanh toán quốc tế. Các văn bản pháp lý thường gặp là: UCP: Đây là quy tắc thống nhất về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ do Phòng Thương mại quốc tế ban hành lần đầu tiên năm 1933. Để ngày càng phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế, cho đến nay, UCP đã 6 lần sửa đổi. Hiện nay UCP đã được sử dụng ở 180 nước trên thế giới. Các bên tham gia có thể lựa chọn một trong các bản UCP, tuy nhiên chỉ có bản tiếng Anh mới có giá trị pháp lý. UCP 500 là văn bản hiện hành, ngoài các quy định cụ thể trong UCP 500, các bên tham gia có thể thoả thuận thêm các điều khoản cụ thể khi cần nhưng phải ghi vào L/C. URR: Đây là quy tắc thống nhất về bồi hoàn chuyển tiền giữa các ngân hàng do Phòng Thương mại quốc tế ICC ban hành vào tháng 12/1996 trên tinh thần cụ thể hoá điều 19 của UCP 500. URR 525 được áp dụng trong trường hợp L/C quy định thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tại ngân hàng thanh toán, ngân hàng xác nhận, ngân hàng chiết khấu…Nếu người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ hợp lý, sau khi thanh toán các ngân hàng này yêu cầu ngân hàng mở L/C bồi hoàn tiền hoặc ngân hàng mở L/C có thể chỉ thị về việc đòi tiền ở một ngân hàng khác - gọi là ngân hàng hoàn tiền. eUCP: Nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng rộng rãi của thương mại điện tử, kỹ thuật sử lý chứng từ điện tử trong tín dụng chứng từ, Phòng Thương mại quốc tế đã phát hành văn bản bổ sung eUCP. Đây không phải là văn bản sửa đổi UCP mà là phụ bản của UCP, nó mang tính bổ sung chứ không thay thế hoàn toàn UCP, được sử dụng trong trường hợp L/C quy định xuất trình điện tử và kể cả chứng từ truyền thống bằng văn bản, góp phần hoàn thiện hơn dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ thông tin. Ngoài các văn bản pháp lý trên, các bên tham gia có thể áp dụng các văn bản pháp lý hiện hành khác. Các bên tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant): Là người nhập khẩu hàng hóa , người mua… Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu , cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu .Là ngân hàng thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận lựa chọn và được qui định trong hợp đồng , nếu chưa có sự qui định trước . người nhập khẩu có quyền lựa chọn. Người thụ hưởng (Beneficiary): là người xuất khẩu hàng hóa , hoặc băt cứ người nào khác mà người xuất khẩu chỉ định. Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng ở nước người xuất khẩu. Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng Ngân hàng mở thư tín dụng bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp Ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh toán . Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là một Ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu. Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing Bank) : Thanh toán cho Ngân hàng đòi tiền trong trường hợp L/C có chỉ định. Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): Thương lượng chiết khấu bộ chứng từ. Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): Xuất trình bộ chứng từ đến ngân hàng được chỉ định trong L/C. Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Được ngân hàng phát hành chỉ định làm một công việc cụ thể nào đó, thường là thương lượng chiết khấu hoặc thanh toán bộ chứng từ. Ngân hàng đòi tiền (Claiming Bank): đòi tiền bộ chứng từ theo sự ủy quyền của các bên thụ hưởng. Quyền lợi và nghĩa vụ của một số ngân hàng: Ngân hàng phát hành : Thông báo nội dung thư tín dụng cùng với bản gốc của thư tín dụng cho người xuất khẩu . Việc gửi và thông báo thư tín dụng phải thông qua một Ngân hàng đại lý của Ngân hàng mở L/C ở nước người xuất khẩu . Không loại trừ ngân hàng này gửi trực tiếp bản gốc L/C cho người xuất khẩu. Sửa đổi bổ sung những yêu cầu của người xin mở thư tín dụng , của người xuất khẩu đối với thư tín dụng đã được mở nếu có sự đồng ý của họ. Kiểm tra chứng từ thanh toán của người xuất khẩu gửi đến. Ngân hàng được miễn trách nhiệm trong trường hợp Ngân hàng này rơi vào các bất khả kháng như : chiến tranh , đình công , nổi loạn , lụt lội , hỏa hoạn , động đất … Nếu như tính dụng hết hạn giữa lúc đó . Ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm thanh toán những bộ chứng từ gửi đến vào dịp đó , trừ khi đã có những quy đinh dự phòng. Mọi hậu quả sinh ra do lỗi của mình , Ngân hàng mở thư tín dụng phải chịu trách nhiệm . Ngân hàng được hưởng một khoản thủ tục phí mở thư tín dụng từ 0.125% đến 0.5% giá trị của thư tín dụng. Ngân hàng thông báo thư tín dụng: Khi nhận được điện thông báo thư tín dụng của Ngân hàng mở thư tín dụng , Ngân hàng này sẽ chuyển toàn bộ nội dung thư tín dụng đã nhận được từ người xuất khẩu
Luận văn liên quan