W.Petty là một trong những người sáng lập ra học thuyết kinh tếtrường
phái cổ điển ởAnh . Ông vừa là một đại địa chủvừa là một nhà công nghiệp , là
cha đẻ của khoa học thống kê , viết nhiều tác phẩm như “Số học chính trị
“(1662) , “Bàn vềtiền tệ“(1682) .
Lý thuyết vềtiền lương của W.Petty được xây dựng trên cơsởlý thuyết
giá trị-lao động.Ông coi lao động là hàng hoá, tiền lương là giá cảtựnhiên của
lao động . Ông đặt nhiệm vụxác định mức tiện lương . Theo ông , giới hạn cao
nhất của tiền lươnglà mức tưliệu sinh hoạt tối thiểu đểnuôi sống người công
nhân . Nếu lương cao thì công nhân thích uống rượu , lười lao động ; còn lương
thấp thì công nhân tích cực lao động và gắn với nhà tưbản hơn . W.Petty là
người đầu tiên đặt nền móng cho lý thuyết “qui luật sắt vềtiền lương”
44 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7690 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng tiền lương tiền thưởng với vấn đề kích thích lao động trong các doanh nghiệp hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2
----------
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài: “THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG TIỀN
THƯỞNG VỚI VẤN ĐỀ KÍCH THÍCH LAO
ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
HIỆN NAY.”
3
4
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: MỘT SỐ HỌC THUYẾT LÍ LUẬN VỀ TIỀN CễNG. ................. 6
1.William Petty (1632-1687) ...................................................................... 6
2. CỎC HỌC THUYẾT KINH TẾ TRỌNG NỤNG ................................... 6
3. Adam Smith (1723-1790) ....................................................................... 7
4. David Ricardo (1772-1823) .................................................................... 8
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN CÔNG - THU NHẬP VÀ
VIỆC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG. ..................................... 10
1. Khái niệm tiền lương: ........................................................................... 10
2. Các hình thức cơ bản của tiền lương: .................................................... 10
3. Xu hướng hạ thấp tiền lương thực tế trong chủ nghĩa tư bản: ............... 11
4. Bản chất bóc lột của nhà tư bản . .......................................................... 12
5. Tại sao nhà tư bản buộc phải chú trọng đến nhân cách sáng tạo của người
lao động làm thuê ? .................................................................................. 14
6. Các hình thức bóc lột của nhà tư bản .................................................... 15
7. Hiện tượng tiền lương trong chủ nghĩa tư bản....................................... 15
8. Các hình thức tiền lương và phân tích các hình thức tiền lương ............ 15
9. Tính quy luật của sự vận động tiền lương trong chủ nghĩa tư bản. ........ 16
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG TIỀN THƯỞNG VỚI VẤN ĐỀ
KÍCH THÍCH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY. ... 18
I.Tình hình thực hiện tiền lương tiền thưởng trong các doanh nghiệp: ...... 18
5
II.Đánh giá về tiền lương ,tiền thưởng trong các doanh nghiệp hiện nay. . 24
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TIỀN LƯƠNG, TIỀN
THƯỞNG. ....................................................................................................... 39
1.Giải pháp trong đó có các doanh nghiệp. ............................................... 39
2.Kiến nghị có giải pháp để có nhà nước: ................................................. 40
3.Kiến nghị và giải pháp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: ............................................................. 41
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 43
Tài liệu tham khảo ............................................................................................ 44
6
CHƯƠNG I:
MỘT SỐ HỌC THUYẾT LÍ LUẬN VỀ TIỀN CÔNG.
1.William Petty (1632-1687)
W.Petty là một trong những người sáng lập ra học thuyết kinh tế trường
phái cổ điển ở Anh . Ông vừa là một đại địa chủ vừa là một nhà công nghiệp , là
cha đẻ của khoa học thống kê , viết nhiều tác phẩm như “Số học chính trị
“(1662) , “Bàn về tiền tệ “(1682) .
Lý thuyết về tiền lương của W.Petty được xây dựng trên cơ sở lý thuyết
giá trị-lao động.Ông coi lao động là hàng hoá, tiền lương là giá cả tự nhiên của
lao động . Ông đặt nhiệm vụ xác định mức tiện lương . Theo ông , giới hạn cao
nhất của tiền lươnglà mức tư liệu sinh hoạt tối thiểu để nuôi sống người công
nhân . Nếu lương cao thì công nhân thích uống rượu , lười lao động ; còn lương
thấp thì công nhân tích cực lao động và gắn với nhà tư bản hơn . W.Petty là
người đầu tiên đặt nền móng cho lý thuyết “qui luật sắt về tiền lương”
Lý thuyết mức lương tối thiểu phản ánh trình độ phát triển ban đầu của
CNTB .Lúc này sản xuất chưa phát triển . Để buốc công nhân làm việc , giai cấp
tư sản phải dựa vào nhà nước để duy trì mức lương thấp . Tuy nhiên , từ lý luận
đó ta thấy công nhân chỉ đước nhận từ sản phẩm lao động của mình những tư
liều sinh hoạt tối thiểu do họ tạo ra , phần còn lại bị nhà tư bản chiếm đoạt . Đó
là mầm mống phân tích sự bóc lột .
2. Các học thuyết kinh tế trọng nông
Ủng hộ quan điểm “qui luật sắt về tiền lương” A.R.J.Turgot , một bộ
trưởng tài chính Pháp , cho rằng tiền lương của công nhân phải thu hẹp ở mức tư
liệu sinh hoạt tối thiểu. Nguyên nhân là do cung lao động luôn lớn hơn cầu về
lao động . Vì vậy công nhân cạnh tranh với nhau để có việc làm , nhà tư bản có
điều kiện để trả lương ở mức tối thiểu . Vì trả lương ở mức tối thiểu nên sản
phẩm lao động của công nhân nông nghiệp bằng tổng của tiền lương và sản
phẩm thuần tuý . Ở đây , tiền lương công nhân là thu nhập theo lao động ,còn
sản phẩm thuần tuý là thu nhập của nhà tư bản , gọi là lợi nhuận .
7
3. Adam Smith (1723-1790)
A.Smith là người đã mở ra giai đoạn phát triển mới của các học thuyết
kinh tế , ông cũng là tác giả của tác phẩm nổi tiếng “ Nghiên cứu về bản chất và
nguyên nhân sự giàu có của các dân tộc “ (1776)
Việc phân tích tiền lương của A.Smith có nhiều điều quý giá . Theo ông ,
khi làm việc bằng tư liệu sản xuất và ruộng đất của mình , người sản xuất nhận
được toàn vẹn lao động của họ . Song , khi sở hữu TBCN xuất hiện , người công
nhân trở thành lao động làm thuê , thì tiền lương của họ không cọn phải là toàn
bộ giá trị sản phẩm lao động sản phẩm lao động của họ sản xuất nữa , mà chỉ là
một bộ phận trong đó . Cơ sơ tiền lương là giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để
nuôi sống người công nhân và con cái anh ta để được tiếp tục đưa ra thay thế
trên thị trường lao động . Ông nghiên cứu mức bình thường của tiền lương và
chỉ ra giới hạn tối thiểu của nó . Theo ông , nếu tiền lương thấp hơn mức tối
thiểu này , là thảm hoạ cho sự tồn tại của dân tộc .
A.Smith chỉ ra các nhân tố làm ảnh hưởng tới tiền lương .Trước hết ông
cho rằng tiền lương phụ thuộc trình độ phát triển kinh tế và phản ánh trình độ
phát triển kinh tế mỗi nước . Tiền lương thấp hơn mức tối thiểu chỉ có ở những
nước đang diễn ra sự suy thoái về kinh tế . Chẳng hạn , ở Ấn Độ lúc bấy giờ tiền
lương thấp hơn mức tối thiểu , ở Trung Quốc lúc bấy giờ tiền lương chỉ cao hơn
mức tối thiểu không đáng kể , vì vậy kinh tế những nước này đang bị đình trệ
.Còn ở các nước mà ở đó nền kinh tế phát triển mạnh thì ở đó tiền lương cao hơn
mức tối thiểu . Phần lớn hơn này do mức tiêu dùng , truyền thống văn hoá , tập
quán dân tộc … quy định . Do đó, ông cho rằng công đoàn không có tác dụng
trong việc đấu tranh đòi tăng tiền lương .
Một đặc điểm khác trong lý thuyết tiền lương của A.Smith là ông nghiên
cứu tiền lương trong cơ chế thị trường tự do . Theo ông , có một cơ chế chi phối
sự hoạt động của tiền lương hoạt động như sau :
Tăng tiền lương dẫn đến tăng tỉ số sinh : tăng cung lao động , tăng cạnh
tranh giữa công nhân để bán lao động . Giảm tiền lương dẫn đến giảm tỉ số sinh ,
8
giảm cung lao động , tăng cạnh tranh giữa các nhà tư bản để mua lao động nên
làm cho tiền lương tăng lên .
A.Smith là người ủng hộ trả tiền lương cao . Theo ông , tiền lương cao sẽ
tạo khả năng tăng trưởng kinh tế và mức tiền lương cao tương đối là nhân tố
kích thích công nhân tăng năng suất lao động . Điều đó tạo ra điều kiện tăng tích
luỹ tư bản và tăng nhu cầu về lao động. Ông phê phán quan điểm cho rằng tiền
lương cao làm cho công nhân lười biếng và không khuyến khích lao động . Ông
vạch rõ rằng , nhà tư bản không sợ gì việc trả lương cao cho công nhân , vì cơ
chế của thị trường lao động sẽ điều chỉnh mức tiền lương thích ứng .
Tuy nhiên trong lý thuyết tiền lương của A.Smith cũng như các nhà kinh
tế học tư sản trước và sau đều cho rằng tiền lương là giá cả của lao động .
4. David Ricardo (1772-1823)
D.Ricardo nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực như toán học , hoá học ,lý học
, là một trong những người sáng lập ra ngành địa chất , tuy vậy sở trường của
ông là kinh tế chính trị học . Ông là tác giả của các tác phẩm nổi tiếng như
“Những nguyên lý cơ bản của chính sách kinh tế và thuế khoá “ , “Những
nguyên lý của kinh tế chính trị học “
Về tiền lương , D.Ricardo coi lao động là hàng hoá . Tiền lương hay giá
cả thị trường của lao động được xác đính trên cơ sơ giá cả tự nhiên và xoay
quanh nó . Giá cả tự nhiên của hàng hoá lao động là giá trị những tư liệu sinh
hoạt nuôi sống người công nhân và gia đình anh ta . Ông đã chỉ ra cấu thành tư
liệu sinh hoạt cho người công nhân phụ thuộc yếu tố lịch sử , truyền thống dân
tộc , song ông lại chủ trương những tư liệu sinh hoạt đó chỉ ở mức tối thiểu . Nói
một cách khác ông ủng hộ “lý thuyết quy luật sắt về tiền lương “
Ông giải thích rằng , tiền lương phải ở mức tối thiểu , đó là quy luật
chung tự nhiên cho mọi xã hội . Chỉ trong điều kiện đặc biệt thuận lợi , khả năng
tăng năng lực sản xuất mới vượt khả năng tăng dân số . Khi đó , cơ chế điều tiết
tự phát sẽ hoạt động . Điều đó sẽ kìm hãm tốc độ tăng dân số . Ông ủng hộ việc
nhà nước không can thiệp vào hoạt động của thị trường lao động , phê phán sự
9
giúp đỡ đối với người nghèo , vì theo ông làm như vậy sẽ ngăn cản hoạt động
của tự nhiên .
10
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN CÔNG - THU NHẬP VÀ VIỆC TẠO
ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.
1. Khái niệm tiền lương:
Tiền lương chính là giá cả của hàng hoá SLĐ, là sự trả công cho thời gian
lao động cần thiết của công nhân.
2. Các hình thức cơ bản của tiền lương:
Nhìn bề ngoài, dường như toàn bộ lao động mà công nhân đã hao phí
được nhà tư bản trả công đầy đủ, xã hội tư bản dường như là một xã hội công
bằng không ai bóc lột ai. Thực ra, tiền lương không phải là giá trị của lao động
hay gí cả của lao động.
Lao động tạo ra gí trị hàng hoá, nhưng bản thân nó không phải là hàng
hoá và không có giá trị. Cái mà nhà tư bản mua của công nhân không phải là lao
động mà là sức lao động, tiền lương không phải là giá trị hay giá cả của lao động
mà chính là giá trị của hàng hóa sức lao động. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa,
tiền lương được trả dưới hai hình thức: tiền lương tính theo thời gian và tiền
lương tính theo sản phẩm.
a. Tiền lương tính theo thời gian là hình thức tiền lương mà số lượng của
nó tỷ lệ thuận với thời gian làm việc của người lao động ở những công việc
không tính được bằng sản phẩm. Thời gian làm việc có thể tính theo giờ, ngày,
tuần, tháng.. nhưng thường tính bằng đơn giá giờ. Với hình thức này khi trả
lương theo ngày, tuần, tháng, …nhà tư bản có thể kéo dài ngày lao động, tăng
cường độ lao động, nhà tư bản có thể linh hoạt áp dụng lượng giờ khi có ít việc
làm, lượng ngày tuần, tháng khi có nhiều việc làm khi kỹ thuật thủ công và thời
nay khi chuyển sang tự động hoá, lương theo thời gian là chủ yếu.
11
b. Tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức tiền lương mà số lượng của
nó tỷ lệ thuật với số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra. Đơn giá để tính
lượng là số lượng và chất lượng sản phẩm.
Với hình thức này: chủ tư bản tiết kiệm chi phí trả lương cho hệ thống bộ
máy đốc công. Người công nhân vì lợi ích của mình mà cải tiến kỹ thuật, tăng
cường độ lao động, nâng cao tay nghề làm cho năng suất lao động tăng, khi năng
suất lao động tăng ở từng người thì người đó có lợi nhưng khi mọi người đề
ganh đua đưa năng suất đó lên là năng suất lao động trung bình của công nhân
càng làm nhiều thì tiền lương càng ít đi.
Khi kỹ thuật cơ khí thì lương theo sản phẩm là chủ yếu. Trong thực tế tiền
lương trong chủ nghĩa tư bản thường thấp hơn giá trị sức lao động mặc dù nhà tư
bản vẫn có tính toán cho người công nhân tiền lương tính theo thời gian và tiền
lương tính theo sản phẩm, giá trị sức lao động của người công nhân bỏ lao động
nhằm tạo ra sản phẩm lớn nhưng tiền lương thường thấp hơn. Tiền lương được
sử dụng để sản xuất và tái sản xuất sức lao động do đó tiền lương danh nghĩa
phải được chuyển hoá thành tiền lương thực tế.
3. Xu hướng hạ thấp tiền lương thực tế trong chủ nghĩa tư bản:
a. Tiền lương danh nghĩa: là số tiền mà người công nhân nhận được sau
khi đã làm việc cho chủ tư bản. Nó không nói lên sức mua của số tiền ấy.
b. Tiền lương thực tế: là tiền lương biểu hiện bằng số lượng tư liệu sinh
hoạt. Nó vạch rõ số lượng và chất lượngtư liệu sinh hoạt mà người công nhân có
thể mua sắm được bằng số tiền nhận được.
Dưới chế độ tư bản, tiền lương thực tế có khuynh hướng ngày càng hạ
thấp.
Chúng ta biết rằng tiền lương là giá cả của sức lao động. Giá cả của sức
lao động thường là thấp hơn giá trị của nó. Ngày nay, trước cảnh thất nghiệp đầy
rẫy, giai câp tư bản càng có điều kiện để dìm giá cả sức lao động xuống mức rất
thấp. Tiền lương thực tế càng ngày càng không đảm bảo nổi toàn bộ chi tiêu của
12
gia đình công nhân. ở Pháp, theo các bác sĩ chuẩn đoán thì 45% các trường hợp
chết chóc của những người già trên 65 tuổi là do "thiếu ăn" . Điều đó có nghĩa
là: ngay giữa thế kỷ 20 này, ở một nước văn minh như nước Pháp, gần một nửa
các cụ già bị chết vì đói khát. Tình hình ấy nói lên mức tiền lương thực tế của
công nhân thấp đến mức nào.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã làm cho tiền lương ở nhiều nước như
Tây - Đức, Nhật, Pháp sụt xuống rất nhiều. Sau chiến tranh, do đấu tranh lâu
dài, giai cấp công nhân có đạt được một số thắng lợi nào đó, nhưng nhìn chung
tiền lương thực tế vẫn chưa đạt tới mức trước chiến tranh. Chẳng hạn ở Pháp,
tiền lương giờ của công nhân luyện kim Pari chỉ còn bằng 50%, của công nhân
điện khí chỉ còn bằng 57% so với mức trước chiến tranh. Nếu năm 1937 , người
công nhân Pháp phải làm việc 40 giờ 1 tuần, thì năm 1957 , anh phải làm việc
50 giờ, có khi 60 hoặc 70h 1 tuần mới nhận được một số tiền lương có sức mua
như cũ , sức mua của tiền lương giờ của công nhân Pháp tháng 7/1960 còn giảm
đi 6,5% so với tháng 7/1957.
Theo các thống kê của Mỹ thì có 5 triệu nhi đồng Mỹ không được đi học,
nghĩa là 1/5 số nhi đồng đến tuổi đi học mà phải chịu mù chữ.
Cũng theo số liệu do các nhà chức trách công bố ở Mỹ, Anh, Pháp, Tây -
Đức, ý thì 60 năm lại đây, mức tiêu dùng bình quân đầu người ở những nước đó
về thực phẩm chủ yếu , dày dép và quần áo đều giảm sút so với trước, nghãi là
giảm sút so với thế kỷ thứ 19. Tất nhiên mức tiêu dùng bình quân đầu người của
dân cư nói đây chưa phải là mức tiêu dùng bình quân đầu người của những
người vô sản.
Qua những tài liệu trên, ta thấy mức tiền lương thực tế của những người
lao động ở các nước tư bản bị hạ thấp như thế nào.
4. Bản chất bóc lột của nhà tư bản .
Trong quá trình sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa, bằng lao động cụ thể
của mình, công nhân sử dụng những tư liệu sản xuất và chuyển giá trị của
13
chúng vào hàng hoá và bằng lao động trìu tượng công nhân tạo ra giá trị mới lớn
hơn giá trị sức lao động phần lớn đó là giá trị thặng dư.
Trong quá trình sản xuất, bằng lao động cụ thể, công nhân sử dụng máy
móc để chuyển một kg bông thành một kg sợi, bằng lao động trìu tượng, công
nhân tạo ra giá trị mới nhập vào sợi. Giả định ngày làm việc của công nhân có
thể kéo dài 5 giờ đến 10 giờ, mà chỉ trong 5 giờ công nhân đã chuyển xong 1kg
bông thành 1kg sợi, thì giá trị 1kg sợi được tính là:
-Giá trị 1kg bông chuyển vào : 20.000đơn vị
- Hao mòn máy móc : 3000đơn vị
- Giá trị mới tạo ra (trong 5 giờ lao động)
Bằng giá trị sức lao động : 5000đơn vị
Tổng cộng : 28.000đơn vị
Nếu quá trình lao động ngừng ở đây thì nhà tư bản chẳng thu được một tý
giá trị thặng dư nào, nhưng nhà tư bản đã mua sức lao động, trong 1 ngày với 10
giờ chứ không phải 5 giờ. Trong 5 giờ lao động tiếp theo, nhà tư bản không phải
trả công nữa mà chỉ cần đưa thêm 20.000đơn vị để mua 1kg bông và 3000đơn vị
hao mòn máy móc, nhưng sẽ có thêm 1kg sợi. Tổng số tiền nhà tư bản chi ra để
có được 2 kg sợi sẽ là:
Tiền mua bông : 20.000 x 2 = 40.000đơn vị
Hao mòn máy móc (máy chạy 10 giờ) : 3000 x2= 6000 đơn vị
Tiền công nhân sản xuất cả ngày
(trong 10 giờ, nhưng vẫn tính theo giá trị sức lao động) = 5000đơn vị
Tổng cộng : 51.000 đơn vị
Giá trị sợi nhà tư bản thu được : 2 x 28.000 = 56.000 đơn vị
Như vậy nhà tư bản thu được lượng giá trị thặng dư:
56.000 - 51.000 = 5000 đơn vị
Từ ví dụ trên ta thấy mặc dù nhà tư bản thuê công nhân, trả lương đủ giá
trị sức lao động thì công nhân vẫn bị bóc lột phần dôi ra đó là giá trị mới do lao
động của người công nhân tạo ra ngoài giá trị sức lao động, là kết quả lao động
14
không công của công nhân cho nhà tư bản. Cmác viết " Bí quyết của sự tăng
thêm giá trị của tư bản quy lại là ở chỗ tư bản chi phối được một số lượng lao
động không công nhất định của người khác". Bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư
bản là ở đó.
Sở dĩ nhà tư bản chi phối được số lao động không công ấy vì nhà tư bản là
người chiếm hữu tư liệu sản xuất.
Do điều kiện này mà nền sản xuất trở thành nền sản xuất TBCN chế độ
người bóc lột người chỉ tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định. Trong
xã hội tư bản hiện nay, mặc dù có những biến đổi nhất định trong hình thức sở
hữu, quản lý và phân phối, nhưng sự thống trị của chế độ chiếm hữu tư nhân tư
b
fản chủ nghĩa vẫn tồn tại nguyên vẹn. Nhà nước tư sản hiện đại, tuy có
tăng cường hoạt động điều tiết, can thiệp vào đời sống kinh tế và xã hội, nhưng
về cơ bản đó vẫn là bộ máy sống kinh tế và xã hội, những về cơ bản vẫn là bộ
máy thống trị của giai cấp tư sản.
Do sự phát triển lịch sử văn minh và do đấu tranh giai cấp của công nhân
mà một bộ phận không nhỏ của công nhân ở các nước tư bản phát triển có mức
sống tương đối sung túc, nhưng về cơ bản, họ vẫn phải bán sức lao động và vẫn
bị nhà tư sản bóc lột giá trị thặng dư, ngày nay sự tiến bộ của khoa học và công
nghẹ đã đưa đến sự biến đổi sâu sắc các yếu tố sản xuất và banr thân quá trình
sản xuất làm cho việc sản xuất giá trị thặng dư có những đặc điểm mới.
Do máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến được sử dụng rộng rãi nên khối
lượng giá trị thặng dư được tái tạo ra chủ yếu do tăng năng suất lao động, máy
móc hiện đại nên chi phí lao động quá khứ trong một đơn vị sản phẩm cùng
giảm xuống một cách tuyệt đối.
5. Tại sao nhà tư bản buộc phải chú trọng đến nhân cách sáng tạo của người
lao động làm thuê ?
Ngày nay cơ cấu lao động xã hội ở các nước tư bản công nghiệp phát triển
có sự biến đổi lớn. Do chuyển sang cơ sở công nghệ mới, phát triển sản xuất
15
theo chiều sâu, lao động phức tạp tăng lên và thay thế lao động giản đơn. Để có
lợi cho mình các nhà tư bản buộc phải chú trọng đến nhân cách sáng tạo của
người lao động làm thuê, Điều đó nói lên rằng lao động trí óc, lao động có trình
độ kỹ thuật ngày càng cao có vai trò quyết định trong việc sản xuất giá trị thặng
dư và chính tầng lớp công nhân này có sức sống tương đối sung túc, họ cũng
đem lại tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên cho các nhà tư bản.
6. Các hình thức bóc lột của nhà tư bản
Sự bóc lột của các nước tư bản phát triển ngày càng mở rộng ra phạm vi
quốc tế dưới nhiều hình thức.
Xuất khẩu tư bản và hàng hoá, trao đổi không ngang giá..sự bòn rút siêu lợi
nhuận từ các nước kém phát triển mà các nước TBCN hiện đại giành được trong
mấy chục năm qua đã tăng lên gấp nhiều lần. Sự cách biệt giữa những nước giàu
và những nước nghèo ngày càng tăng và đang trở thành một mâu thuẫn nổi bật
trong thời đại hiện nay. Sự bòn rút chất xám sự huỷ hoại môi sinh và phá huỷ
những cội rễ đời sống văn hoá xã hội mà các nước tư bản phát triển gây ra cho
các nước lạc hậu, chậm phát triển.
7. Hiện tượng tiền lương trong chủ nghĩa tư bản
Hiện tượng tiền lương trong CNTB thường thấp hơn giá trị sức lao động,
trước tiên ta phải hiểu rằng tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá
sức lao động, là giá cả của hàng hoá sức lao động.
Nhưng trong xã hội tư bản, tiền lương lại thể hiện ra như là giá cả của lao
động. Vì nhà tư bản trả tiền công cho công nhân sau khi công nhân đã hao phí
sức lao động để sản xuất ra hàng hoá, tiền công được trả theo thời gian lao động
hoặc theo số lượng trả th