Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – công nghệ; sự bung ra của nền kinh tế thị trường thì ở nước ta báo chí nói chung, truyền hình nói riêng đã và đang có những bước tiến mạnh mẽ, tạo ra những đột phá trong công cuộc đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng.
Đài truyền hình Việt Nam là đài truyền hình quốc gia, được độc quyền phát sóng trong nước và có kênh phát qua vệ tinh đi quốc tế. Đài gồm nhiều kênh khác nhau với những nhiệm vụ then chốt khác nhau như: VTV1 – Kênh thông tin tổng hợp với nội dung thông tin về mọi mặt của đời sống như chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội; VTV2 – Kênh khoa giáo; VTV3 – Kênh thể thao, giải trí và thông tin kinh tế; VTV4 – Kênh cho người Việt Nam tại nước ngoài v.v Với nội dung phong phú, đa dạng và hình thức hấp dẫn, Đài truyền hình Việt Nam càng ngày càng chiếm được sự quan tâm của đông đảo công chúng nhất là giới trẻ.
Trong số rất nhiều các chương trình phát sóng khác nhau của Đài, chúng ta không thể không kể đến chương trình Thời sự 19h00 được phát trên kênh VTV1 và VTV3 hàng ngày. Chương trình Thời sự 19h00 của đài truyền hình Việt Nam là một trong số những chương trình tổng hợp tin tức diễn ra trong ngày chính xác nhất, ngắn gọn nhất, đem đến cho công chúng cái nhìn tổng thể nhất về thời sự trong nước cũng như quốc tế. Chương tình Thời sự 19h00 luôn luôn đổi mới mình để đáp ứng nhu cầu thông tin đa chiều của công chúng. Tuy không còn xa lạ với đông đảo công chúng nhưng trên thực tế hiện nay liệu chương trình này đã thực sự thu hút nhiều sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường, những chủ nhân cận kề trong tương lai của đất nước hay chưa? Và rằng, họ tiếp cận với chương trình, quan tâm chương trình ở mức độ ra sao?
Xuất phát từ yêu cầu bức thiết đó, chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Thực trạng tiếp cận chương trình “Thời sự 19h00” trên Đài truyền hình Việt Nam của sinh viên tại địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu. Với mong muốn phản ánh đúng thực trạng tiếp cận chương trình đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiếp cận chương trình “Thời sự 19h00” của sinh viên trên địa bàn Huyện hiện nay.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3257 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng tiếp cận chương trình “thời sự” 19h00 trên đài truyền hình Việt Nam của sinh viên tại địa bàn huyện từ liêm, thành phố hà nội hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM 2:
Bùi Hương Giang
Nguyễn Duy Khánh
Lê Thị Bích Liên
Trần Thị Mai Liên
Đoàn Văn Tuấn
Đề tài:
THỰC TRẠNG TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH “THỜI SỰ” 19h00
TRÊN ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM CỦA SINH VIÊN TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – công nghệ; sự bung ra của nền kinh tế thị trường thì ở nước ta báo chí nói chung, truyền hình nói riêng đã và đang có những bước tiến mạnh mẽ, tạo ra những đột phá trong công cuộc đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng.
Đài truyền hình Việt Nam là đài truyền hình quốc gia, được độc quyền phát sóng trong nước và có kênh phát qua vệ tinh đi quốc tế. Đài gồm nhiều kênh khác nhau với những nhiệm vụ then chốt khác nhau như: VTV1 – Kênh thông tin tổng hợp với nội dung thông tin về mọi mặt của đời sống như chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội; VTV2 – Kênh khoa giáo; VTV3 – Kênh thể thao, giải trí và thông tin kinh tế; VTV4 – Kênh cho người Việt Nam tại nước ngoài v.v… Với nội dung phong phú, đa dạng và hình thức hấp dẫn, Đài truyền hình Việt Nam càng ngày càng chiếm được sự quan tâm của đông đảo công chúng nhất là giới trẻ.
Trong số rất nhiều các chương trình phát sóng khác nhau của Đài, chúng ta không thể không kể đến chương trình Thời sự 19h00 được phát trên kênh VTV1 và VTV3 hàng ngày. Chương trình Thời sự 19h00 của đài truyền hình Việt Nam là một trong số những chương trình tổng hợp tin tức diễn ra trong ngày chính xác nhất, ngắn gọn nhất, đem đến cho công chúng cái nhìn tổng thể nhất về thời sự trong nước cũng như quốc tế. Chương tình Thời sự 19h00 luôn luôn đổi mới mình để đáp ứng nhu cầu thông tin đa chiều của công chúng. Tuy không còn xa lạ với đông đảo công chúng nhưng trên thực tế hiện nay liệu chương trình này đã thực sự thu hút nhiều sinh viên đang ngồi trên ghế giảng đường, những chủ nhân cận kề trong tương lai của đất nước hay chưa? Và rằng, họ tiếp cận với chương trình, quan tâm chương trình ở mức độ ra sao?
Xuất phát từ yêu cầu bức thiết đó, chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Thực trạng tiếp cận chương trình “Thời sự 19h00” trên Đài truyền hình Việt Nam của sinh viên tại địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu. Với mong muốn phản ánh đúng thực trạng tiếp cận chương trình đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiếp cận chương trình “Thời sự 19h00” của sinh viên trên địa bàn Huyện hiện nay.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài triển khai nghiên cứu với ba mục đích sau:
Một là, nhằm tìm hiểu thực trạng tiếp cận chương trình “Thời sự 19h00” trên Đài truyền hình Việt Nam của sinh viên tại địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay.
Hai là, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng tiếp cận chương trình “Thời sự 19h00” trên Đài truyền hình Việt Nam của sinh viên tại địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay.
Ba là, đề tài đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận chương trình “Thời sự 19h00” Đài truyền hình Việt Nam của sinh viên tại địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích, đề tài có nhiệm vụ:
Làm rõ cơ sở lý luận về báo chí nói chung, truyền hình nói riêng và khách thể nghiên cứu đồng thời đưa ra những lý luận thực tiễn về sự cần thiết của chương tình Thời sự 19h00 Đài truyền hình Việt Nam.
Nghiên cứu thực trạng cũng như những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận chương trình “Thời sự 19h00” trên Đài truyền hình Việt Nam của sinh viên tại địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận chương trình “Thời sự 19h00” trên Đài truyền hình Việt Nam của sinh viên tại địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay.
Xác định về đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng tiếp cận chương trình “Thời sự 19h00” trên Đài truyền hình Việt Nam của sinh viên tại địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là sinh viên (văn bằng 1) của 3 trường: Đại học Công nghiệp Hà Nội, Cao đẳng Công nghiệp in Hà Nội, Trung cấp Dược Hà Nội.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Huyện Từ Liêm
- Thời gian: Từ 1/12 đến 31/12/2013
Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp cụ thể:
- Phương pháp quan sát, phân tích và tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Anket.
4.2. Phương pháp chọn mẫu:
Áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
Kế hoạch triển khai trên thực tế
5.1. Nhân sự
Nhóm gồm 5 thành viên:
- Trần Thị Mai Liên: Trưởng nhóm
- Bùi Hương Giang: Ủy viên
- Nguyễn Duy Khánh: Ủy Viên
- Lê Thị Bích Liên: Ủy viên
- Đoàn văn Tuấn: Ủy viên
5.2. Tài chính
Dự kiến chi đề tài: 5.000.000 đồng.
Bảng tổng hợp và kế hoạch thực hiện
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
THỜI GIAN THỰC HIỆN
SẢN PHẨM
Soạn thảo và hoàn chỉnh bảng hỏi
3 ngày
Bản câu hỏi dự thảo
Điều tra thử và chỉnh sửa bảng hỏi
2 ngày
Bản câu hỏi hoàn chỉnh
Điều tra chính thức:
Phát 300 phiếu điều tra, 100phiếu/trường do 5 thành viên cùng làm tại 3 địa điểm
10 ngày
Thu thập khoảng 290 phiếu điều tra xã hội học.
Thu thập, làm sạch và xử lý số liệu
5 ngày
Có được số liệu thống kê qua khảo sát.
Báo cáo phân tích chung và viết đề tài
10 ngày
Báo cáo phân tích số liệu, hoàn thiện đề tài.
TỔNG CỘNG
30 NGÀY
HOÀN THÀNH ĐỀ TÀI
Thuận lợi và khó khăn khi triển khai
Dự tính những thuận lợi và khó khăn khi triển khai nghiên cứu đề tài:
6.1. Thuận lợi khi triển khai nghiên cứu
- Địa bàn nằm trong tại thành phố Hà Nội nên thuận lợi cho việc đi lại nghiên cứu cho các thành viên.
- Các thành viên am hiểu địa bàn và văn hóa, phong tục.
- Vật chất: các thành viên đều có phương tiện di chuyển cơ động, laptop…và địa điểm họp nhóm.
- Trong nhóm có thành viên hiện đang sinh sống trên địa bàn Huyện, từng công tác tại Ban Tuyên giáo Huyện.
6.2. Khó khăn khi triển khai nghiên cứu
- Tài chính còn hạn hẹp.
- Các thành viên vừa đi làm vừa tham gia nghiên cứu nên gặp nhiều khó khăn về thời gian.
7.Kết cấu đề tài
8. Đính kèm bảng hỏi
PHIẾU ĐIỀU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
Thưa Anh/Chị!
Bản tin Thời sự 19h00 của Đài Truyền hình Việt Nam đã trở thành món ăn tinh thần quen thuộc của đông đảo công chúng Việt. Mọi thông tin chính trị - văn hóa – xã hội trong và ngoài nước đều được Thời sự 19h00 đề cập với cái nhìn đa chiều. Nhằm nắm bắt được thực trạng và nâng cao hiệu quả tiếp cận chương trình “Thời sự 19h00” của công chúng trẻ tuổi, hiện nay chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng tiếp cận chương trình “Thời sự 19h00” trên Đài truyền hình Việt Nam của sinh viên tại địa bàn huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội hiện nay”.
Để đề tài có được những số liệu thực tế, mong Anh/ Chị vui lòng cung cấp cho chúng tôi một số thông tin bằng cách khoanh tròn vào con số trước ý kiến hoặc viết vào những dòng đã định sẵn trong bảng hỏi .
Chân thành cảm ơn sự cộng tác Anh/ Chị!
Thông tin chung
Giới tính: 1. Nam 2. Nữ
Tuổi (ghi năm sinh): …………
Trình độ học vấn:
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sinh viên trường: …………………………………………….
Sinh viên năm thứ (1, 2, 3, 4, 5): …………………………....
Hiện tại anh/ chị đang:
Ở cùng gia đình
Ở cùng gia đình người thân, người quen
Ở trọ
Thông tin riêng
Câu 1: Anh/ Chị có biết chương trình thời sự lúc 19h00 của Đài truyền hình Việt Nam hay không?
1. Có 2. Không
Câu 2: Anh/ Chị có thường xuyên xem chương trình Thời sự lúc 19h00 trên sóng VTV hay không? (Nếu chọn phương án 5 thì trả lời câu 3; nếu chọn phương án 1, 2, 3, hoặc 4 thì không trả lời câu 3)
1. Hàng ngày 2. 4 lần/tuần
3. 2 lần/tuần 4. 2 lần/ tháng
5. Không bao giờ
Câu 3: Tại sao Anh/ Chị “Không bao giờ” theo dõi chương trình thời sự 19h00 của Đài truyền hình Việt Nam?
Không có tivi, internet,..để theo dõi
Không có thời gian để theo dõi vào lúc đó
Chương trình không cập nhật về nội dung, hấp dẫn về hình thức
Chương tình không có gì liên quan đến nhu cầu bản thân
Ý kiến khác (ghi rõ): …………………………………………………………
Câu 4: Anh/ Chị xem chương trình Thời sự 19h00 trên sóng VTV của Đài truyền hình Việt Nam chủ động hay thụ động?
Chủ động
2. Thụ động
Câu 5: Anh/ Chị thường theo dõi chương trình Thời sự lúc 19h00 của Đài truyền hình Việt Nam thông qua:
Tivi 2. Mạng internet
3. Khác (ghi rõ):…………………………………………………………………
Câu 6: Chương trình thời sự 19h00 của Đài truyền hình Việt Nam thường có thời lượng là bao nhiêu?
1. 60-65 phút 3. 40-45 phút
2. 80-90 phút 4. 30-35 phút
Câu 7: Ý kiến của Anh/ Chị về thời lượng phát sóng của chương trình:
Quá ngắn 2. Ngắn
3.Vừa đủ, hợp lý 4. Dài
5. Quá dài
Câu 8: Ý kiến của Anh/ Chị về khung phát sóng chương trình Thời sự 19h?
Rất hợp lý
Không hợp lý
Ý kiến khác (ghi rõ): …………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Câu 9: Trong thời gian phát sóng Bản tin Thời sự 19h00 của Đài truyền hình Việt Nam có quảng cáo ở giữa chương trình như các chương trình khác hay không?
1. Có 2. Không
Câu 10: Theo Anh/ Chị, có nên lồng ghép các chương trình quảng cáo vào Bản tin Thời sự hay không? Tại sao?
CÓ/ KHÔNG
LÝ DO
Có
Để thư giãn và giải trí
Để kéo dài chương trình Thời sự
Sau quảng cáo có thể lấy lại sự tập trung
Không
Làm phân tán sự tập trung
Thời lượng chương trình sẽ bị kéo dài, mất thời gian.
Khác (ghi rõ): ………………….. …………………………………...
Câu 11: Anh/ Chị đánh giá như thế nào về chất lượng các chuyên mục trong Bản tin Thời sự 19h00?
CHUYÊN MỤC
MỨC ĐỘ
Đa dạng, hấp dẫn
Bình thường
Nhàm chán
Ý kiến khác
(ghi rõ)
Điểm tin chính
1
2
3
4
………………………
Tin tức chính trị trong nước
1
2
3
4
………………..……….
Tin tức Kinh tế - Văn hóa - Xã hội trong nước
1
2
3
4
……………….………..
Thời sự quốc tế
1
2
3
4
………………………...
Dự báo thời tiết
1
2
3
4
………………………...
Thể thao 24/7
1
2
3
4
………………………...
Câu 12: Mức độ hứng thú theo dõi các chương mục trên của Anh/ Chị là (đánh số thứ tự từ 1 đến hết theo chiều giảm dần độ hứng thú):
Điểm tin chính
Tin tức chính trị trong nước
Tin tức Kinh tế - Văn hóa - Xã hội trong nước
Thời sự quốc tế
Dự báo thời tiết
Thể thao 24/7
Câu 13: Format chương trình Thời sự 19h00 hiện nay của Đài truyền hình Việt Nam theo Anh/ Chị đã hợp lý hay chưa?
Hợp lý
Chưa Hợp lý.
(Nên (ghi rõ): ………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………….)
Câu 13: Lượng thông tin tổng hợp trong Bản tin Thời sự 19h00 đáp ứng nhu cầu thông tin của Anh/ Chị ở mức độ nào?
Rất đầy đủ 2. Đầy đủ
Tương đối đầy đủ 4. Quá ít
Câu 14: Anh/ Chị đánh giá như thế nào về sự cập nhật của các thông tin trong chương trình?
Không cập nhật
Có cập nhật nhưng còn chậm so với các loại hình báo chí khác
Tin tức cập nhật nhanh nhạy
Ý kiến khác (ghi rõ):……………………………………………………….....
Câu 15: Theo Anh/ Chị, mức độ chính xác của thông tin trong chương trình Thời sự 19h00 của Đài truyền hình Việt Nam là:
Hoàn toàn chính xác 2. Chính xác
3. Đa số là chính xác 4. Đa số là sai lệch
Hoàn toàn sai lệch
Câu 16: Anh/ Chị thích người dẫn chương trình nào của Thời sự 19h00? (Chọn tối đa 2 phương án)
1. Quang Minh 3. Diệp Anh
2. Hoài Anh 4. Vân Anh
Câu 17: Lý do Anh/ Chị thích những người dẫn chương trình trên? (Chọn tối đa 3 phương án)
Dẫn lưu loát, rõ ràng, dễ nghe
Giọng dẫn truyền cảm
Gương mặt khả ái
Tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát
Hài hước, dí dỏm
Câu 18: Khi Biên tập viên dẫn chương trình gặp sự cố như: nói nhịu, nói lắp, vấp… Anh/ Chị cảm thấy:
Khó chịu
Bình thường, thông cảm được
Khác (ghi rõ): ………………………………………………………………...
Câu 19: Anh/ Chị đã từng bắt gặp chương trình Thời sự 19h00 của Đài truyền hình Việt Nam phát sóng muộn (sau 19h00) hay chưa? (Nếu chọn phương án 2 hoặc 3 vui lòng trả lời tiếp câu 20).
Chưa từng
Rất ít
Thường xuyên
Câu 20: Anh/ Chị sẽ làm gì khi thấy chương trình bị phát muộn so với khung giờ?
Tiếp tục xem kênh đó và chờ chương trình phát sóng
Chuyển kênh khác sau đó quay lại kênh đó để theo dõi Thời sự
Chuyển kênh khác và không quay trở lại kênh phát Thời sự nữa
Tắt thiết bị theo dõi chương trình và làm việc khác
Ý kiến khác (ghi rõ): ………………………………………………………
Câu 21: Anh/ Chị có góp ý gì với Ban Biên tập chương trình để phục vụ tốt hơn nhu cầu thông tin của mình?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Xin chân thành cảm ơn!