I.Quá độ lên chủ nghĩa xã hôị
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì cải biến Cách mạng không ngừng, triệt để và toàn diện từ phương thức sản xuất này sang phương thức sản xuất khác.Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội la tất yếu khách quan với mọi nước đi lên chủ nghĩa xã hội.Tuy nhiên với các nước có nền kinh tế phát triển thì thời kỳ này diễn ra nhanh hơn so với những nước có nền kinh tế kém phát triển
II.Tính cấp thiết của đề tài:
Là môt tất yếu khách quan với mọi nuớc muốn đI lên CNXH đây là thời kỳ dài.Chính vì thế để không mắc những sai lầm trong quá trình đI lên CNXH chúng ta cần hiểu rõ lý luận Mac-Lênin và cần nghiên cứu co đuờng đI lên CNXH ở càc nuớc trên thế giới rút kinh nghiêm để áp dụng thực tế ở Việt Nam
36 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 16525 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và giải pháp con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Hiện nay, thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới vẫn nói chung đang tiếp diễn và con đường “phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa” tại các nước chủ nghĩa xã hội nói riêng cũng có cơ sở lịch sử, thực tiễn sâu xa, vững chắc, mang tính quy luật khách quan, tất yếu và hoàn toàn khả thi. Việt Nam trong xu thế chung của thế giới cũng đang tiến hành quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là quá trình lâu dài và cũng có nhiều khó khăn. Có nhiều tài liệu đã nghiên cứu về vấn đề này nhưng ở mỗi tài liệu thì mới đề cập đến một khía cạnh của con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ cung cấp cho ta thêm những thông tin quý báu về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước để bước đầu hình thành cho mình những tư duy kinh tế. Qua đú giúp ta hiểu được tình hình quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay những
Bố cục tiểu luận gồm ba phần chính như sau:
Phần A:Giời thiệu đề tài:
I.KháI niệm về hình thái kinh tế.
II.Tính cấp thiết của đề tài
III.Mục đích , ý nghĩa của viêc nghiên cứu đề tài
Phần B:Nội dung
I.Lý luận chung về quá độ lên chủ nghĩa xã hội
II.Thưc trạng quá độ lên chr nghĩa xã hội ở nước ta.
III.Giải pháp con đường quá độ lên chu nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Phần C:Kết luận
Phần A
Giới thiệu đề tài
I.Quá độ lên chủ nghĩa xã hôị
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì cải biến Cách mạng không ngừng, triệt để và toàn diện từ phương thức sản xuất này sang phương thức sản xuất khác.Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội la tất yếu khách quan với mọi nước đi lên chủ nghĩa xã hội.Tuy nhiên với các nước có nền kinh tế phát triển thì thời kỳ này diễn ra nhanh hơn so với những nước có nền kinh tế kém phát triển
II.Tính cấp thiết của đề tài:
Là môt tất yếu khách quan với mọi nuớc muốn đI lên CNXH đây là thời kỳ dài.Chính vì thế để không mắc những sai lầm trong quá trình đI lên CNXH chúng ta cần hiểu rõ lý luận Mac-Lênin và cần nghiên cứu co đuờng đI lên CNXH ở càc nuớc trên thế giới rút kinh nghiêm để áp dụng thực tế ở Việt Nam
Phần B
Nội dung
I. Lý luận chung về quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.
1.Khái niệm cơ bản về quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Muốn hiểu được rõ thế nào là quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) trước hết ta phải hiểu được thế nào là thời kì quá độ. Theo lý luận Mac- Lênin đã khẳng định muốn tiến từ một phương thức sản xuất thấp lên một phương thức sản xuất cao hơn cần bắt buộc phải trải qua thời kì quá độ. Mác đã khái quát về mặt lý luận và chỉ rõ: “ Thời kì quá độ là thời kì cải biến Cách mạng không ngừng, triệt để và toàn diện từ phương thức sản xuất này sang phương thức sản xuất khác. Trong thời kì quá độ xét cả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội đó là một thời kì có nhiều mâu thuẫn đặt ra đòi hỏi lý luận phải giải quyết triệt để”.
Từ khái niệm về thời kì quá độ ở trên ta có cơ sở để tìm hiểu về thời kì quá độ lên CNXH. Cũng trong di sản lý luận kinh điển Macxit thì quá độ lên CNXH là sự phát triển trực tiếp từ những luận chứng khoa học về tính tất yếu lịch sử của CNXH về vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Theo lý luận này thì “ Quá độ lên CNXH là sự chuyển tiếp quá độ bằng cách mạng để phủ định một trật tự xã hội cũ sang một trật tự xã hội mới với phương thức sản xuất mới, quan hệ sản xuất và chế độ sở hữu mới mang tính chất xã hội chủ nghĩa, với Nhà nước kiểu mới mà chủ thể quyền lực là giai cấp công nhân và nhân dân lao động”.
2. Tính tất yếu và các loại hình quá độ lên CNXH.
2.1.Tính tất yếu của quá độ lên CNXH.
C.Mac cho rằng thời kì này bao gồm những cơn đau đẻ kéo dài có nghĩa là tiến trình quá độ không dễ dàng, nhanh chóng và có thể phải trải qua nhiều khúc quanh; những quãng cách mới đi đến kết quả cuối cùng. Điều đó cũng được Lênin khẳng định rằng: Trong thời kì quá độ, sự nghiệp xây dựng CNXH có khi phải “ làm lại nhiều lần” mới xong và trong thực tế diễn biến của tiến trình quá độ trong gần 90 năm qua với những thất bại thăng trầm cũng đã chứng minh điều đó.
Theo V.I. Lênin tất yếu xảy ra quá độ lên CNXH là do đặc điểm ra đời phương thức sản xuất Cộng sản chủ nghĩa và cách mạng vô sản quy định, sự hình thành chế độ mới có thể ví như một cơn đau đẻ kéo dài do đó nó cần phải có thời gian, có những sự chuẩn bị và những tích luỹ vật chất cần thiết đủ cho nó lọt lòng và phát triển.
Thứ nhất: Cách mạng vô sản có điểm khác biệt căn bản so với Cách mạng tư sản. Đối với Cách mạng tư sản quan hệ sản xuất phong kiến và quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa đều dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất nên quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa có thể ra đời từ trong lòng xã hội phong kiến; nhiệm vụ của nó chỉ là giải quyết về mặt chính quyền Nhà nước làm kinh tế thị trường thích ứng với cơ sở hạ tầng của nó.
Thứ hai: Sự phát triển của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa là một thời kì lâu dài, không thể ngay một lúc có thể hoàn thiện được. Để phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động, xây dựng chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, xây dựng kiểu xã hội mới, cần phải có thời gian, hay tất yếu phải có thời kì quá độ lên CNXH.
Các loại hình quá độ lên CNXH.
Lý luận của chủ nghĩa Mac- Lênin chỉ rõ rằng con đường quá độ của các quốc gia để đi lên CNXH – giai đoạn đầu của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa thì ở mỗi quốc gia khác nhau. Nhưng C.Mac đã khái quát và chỉ ra hai loại hình quá độ đi lên CNXH.
Thứ nhất là quá độ phát triển tuần tự: Với loại hình này yêu cầu các quốc gia muốn đi lên CNXH phải trải qua tất cả các phương thức sản xuất từ thấp đến cao. Với loại hình quá độ này tuy nó diễn ra chậm chạp nhưng rất vững chắc bởi vì phương thức sản xuất trước là điều kiện tiên đề cho phương thức sản xuất sau.
Thứ hai là quá độ nhảy vọt hay bỏ qua: Lý luận của chủ nghĩa Mac – Lênin cũng khẳng định rằng các quốc gia có thể đi lên CNXH bằng việc bỏ qua một thậm chí vài bước trung gian để tiến đến phương thức cao hơn và phương thức CNXH. Để thực hiện con đường bỏ qua hay rút ngắn để đi lên CNXH thì lí luận của chủ nghĩa Mac cũng khẳng định các quốc gia phải tạo ra các điều kiện tiền đề cả bên trong và bên ngoài.
Điều kiện tiền đề bên trong đó là phải có một đảng của giai cấp vô sản đứng ra lãnh đạo và đảng phải liên minh được với các tầng lớp lao động.
Điều kiện bên ngoài là có ít nhất một nước làm Cách mạng XHCN thành công giúp đỡ.
3.Quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
Ngay sau khi tiến hành thành công cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ và cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược kết thúc thắng lợi ở Miền Bắc, chính phủ công nông được dựng lên thì Đảng ta đã có chủ trương quá độ thẳng lên CNXH. Đó là tất yếu dựa trên cơ sở khả năng nhận thức và nhiệm vụ của thời kì quá độ.
3.1. Tính tất yếu của quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
Thời kì quá độ là thời kì lịch sử mà bất cứ một quốc gia nào đi lên CNXH cũng đều phải trải qua ngay cả đối với những nước có nền kinh tế phát triển. Con đường phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam mà chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lựa chọn là con đường phát triển rút ngắn theo phương thức quá độ gián tiếp. Đó là con đường phát triển tất yếu khách quan, hợp quy luật theo tiến trình phát triển lịch sử tự nhiên của Cách mạng Việt Nam vì:
Thứ nhất là do bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ: thế giới bước vào thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên CNXH. CNTB lúc đó là xã hội đã lỗi thời về mặt lịch sử, sớm hay muộn cũng phải được thay bằng hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa. CNTB không phải là tương lai của loài người, nó không vượt qua những mâu thuẫn mà mâu thuẫn cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; mâu thuẫn này càng ngày càng phát triển gay gắt và sâu sắc hơn; CNXH mà con người đang vươn tới là hình thái kinh tế xã hội cao hơn CNTB đó là xã hội vì sự nghiệp giải phóng con người, sự phát triển tự do và toàn diện của loài người. Chúng ta quá độ thẳng lên CNXH nghĩa là đi theo dòng chảy của thời đại nghĩa là đi theo quy luật tự nhiên của lịch sử.
Thứ hai là do sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc của Đảng. Ngay khi ra đời Đảng ta đã xác định con đường phát triển của dân tộc là quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ. Từ sau khi Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo đã thành công thì chúng ta đã cởi bỏ được hai vòng xích, đã thoát khỏi cảnh một cổ hai tròng, Đảng và Nhà nước thêm vững mạnh, nhân dân đã thêm niềm tin vào Đảng, quyết tâm đi theo Đảng. Thành quả của cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân cần được giữ vững, cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân phải được cải thiện, nâng cao nhiều so với những năm chiến đấu hy sinh. Có hàng loạt vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị cần được giải quyết cấp bách sau khi Cách mạng dân tộc dân chủ thành công. Nhưng điều đó không ngăn cản việc tiến lên CNXH; hơn nữa, việc giải quyết nó chỉ có thể bằng con đường xây dựng CNXH. Việc đưa miền Bắc tiến lên CNXH có ý nghĩa rất lớn lao trong những năm đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Chính điều đó được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh trong hội nghị cán bộ văn hoá ngày 30/10/1958 “ Miền Bắc tiến lên CNXH để làm cơ sở vững chắc cho việc đấu tranh thống nhất nước nhà. Muốn đấu tranh thống nhất nước nhà thắng lợi thì nhất định phải xây dựng miền Bắc tiến lên CNXH”. Trong thời đại ngày nay chỉ có độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mới đem lại nhiều lợi ích và hạnh phúc thực sự cho toàn thể nhân dân lao động.
Vì những lẽ đó, Đảng tất yếu lãnh đạo toàn thể nhân dân lao động tiến thẳng lên CNXH không trải qua giai đoạn phát triển TBCN.
3.2. Khả năng tiến hành quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
Với những điều kiện để quá độ thẳng lên CNXH mà chủ nghĩa Mac – Lênin đã chỉ ra, xét trong bối cảnh quốc tế và đất nước chúng ta có đủ khả năng để đi lên CNXH không qua giai đoạn phát triển TBCN bao gồm cả khả năng khách quan và khả năng chủ quan.
Về khả năng khách quan: Yếu tố khách quan quan trọng đầu tiên giúp chúng ta tiến lên CNXH là Liên Xô lúc đó đã tiến hành thành công cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa và sẵn sàng giúp đỡ chúng ta cả về vật chất và tinh thần. Sau đó hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã đã đưa ra cho chúng ta tấm gương khá sinh động về sự thành công và thất bại đã sâu sắc và chi tiếtđến mức có thể từ đó đưa ra những giải pháp điển hình cho sự lãnh đạo và thực hiện tiến trình cách mạng. Còn đến ngày nay, xu thế quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới đã đóng vai trò tích cực, không những làm cho quá độ bỏ qua CNTB là tất yếu mà còn đem lại điều kiện và khả năng khách quan cho sự quá độ này. Quá trình quốc tế hoá sản xuất, toàn cầu hoá với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã tạo khả năng cho những nước kém phát triển đi sau tiếp thu, vận dụng đưa vào nước mình lực lượng sản xuất hiện đại và kinh nghiệm của những nước đi trước cũng như tạo khả năng khách quan cho việc khắn phục khó khăn về nguồn vốn, kĩ thuật hiện đại. Điều kiện đó giúp chúng ta tranh thủ được cơ hội, tận dụng, khai thác, sử dụng có hiệu quả những thành tựu mà nhân loại đã đạt được để rút ngắn thời kì quá độ lên CNXH ở nước ta.
Về khả năng chủ quan: Mọi thành công của chúng ta đạt được phải kể đến yếu tố quan trọng bậc nhất là sự lãnh đạo của Đảng và liên minh công nông vững chắc. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac – Lênin luôn luôn nhấn mạnh vai trò của Đảng vô sản trong việc lãnh đạo cách mạng nói chung và trong việc thực hiện quá trình phát triển rút ngắn ở các nước tiền tư bản nói riêng thì ở Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam là một nhân tố có vai trò quyết định đối với việc đẩy nhanh sự phát triển đất nước .Và trong công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những kết quả khả quan như: đã củng cố và khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn. Sự lựa chọn con đường quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN của nước ta là phù hợp với sự lựa chọn của nhân dân ta. Các tầng lớp lao động công nhân, nông dân và trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng đã cùng nhau chiến đấu, hy sinh để giành lại độc lập dân tộc và cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Do đó họ sẵn sàng liên minh chặt chẽ với nhau và cùng với Đảng để vượt qua mọi khó khăn, xây dựng thành công CNXH.
Ngoài ra, khả năng và nguồn lực trong nước có thể đáp ứng được yêu cầu của thời kì quá độ lên CNXH. Chúng ta có lực lượng lao động dồi dào, chăm chỉ, khéo léo, dễ đào tạo, sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới. Tài nguyên thiên nhiên của nước ta cũng hết sức giàu có và phong phú tạo điều kiện hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước tạo tiền đề xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa
3.3. Nhận thức về quá độ lên CNXH bỏ qua CNTB ở Việt Nam.
Ngay từ khi thành lập Đảng ta đã khẳng định con đường tiến lên CNXH ở Việt Nam là “bỏ qua” CNTB. Nhưng cụm từ “bỏ qua” đã đưa ra những nhận thức khác nhau về quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
Từ thời kì đầu của quá độ đến trước đổi mới ( từ 1945 đến 1986) trong một thời gian dài nước ta có quan điểm đi lên CNXH bỏ qua CNTB là phủ nhận sạch trơn những gì CNTB có bao gồm cả quan điểm về kinh tế, chính trị cũng như các sản phẩm do nền kinh tế CNTB tạo ra. Trong thời kì đó Việt Nam đã đồng nhất giữa phát triển rút ngắn và phát triển ngắn lầm tưởng có thể đi nhanh, xây dựng nhanh chóng dễ dàng CNXH, sớm kết thúc thời kì quá độ, dễ dàng đạt tới mục tiêu của CNXH. Nhận thức này đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, Đảng ta đã phải thực hiện đổi mới vào năm 1986 cả về kinh tế và tư duy. Chúng ta chỉ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa vì nó đẻ ra chế độ bóc lột và bất bình đẳng trong xã hội. Về chính trị chúng ta bỏ qua sự thống trị của giai cấp tư sản và kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, về kinh tế chúng ta bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa còn chúng ta không thể bỏ qua nền kinh tế hàng hoá và các quan hệ kinh tế của sản xuất hàng hoá, sự rút ngắn phải được thông qua việc sử dụng biện pháp kế hoạch đồng thời với biện pháp thị trường có quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Muốn thực hiện “rút ngắn” thời kì quá độ chúng ta không được bỏ qua những thành tựu khoa học công nghệ mà chủ nghĩa tư bản đã mất hơn một thế kỉ để nghiên cứu tạo ra. Muốn phát triển kinh tế thị trường chúng ta phải để cho các quy luật khách quan hoạt động không thể chỉ sử dụng bàn tay hữu hình mà phải kết hợp cả hai bàn tay hữu hình và vô hình. Mặt khác nước ta xuất phát từ một nền kinh tế nhỏ lẻ nên chưa có được những kinh nghiệm của sản xuất lớn. Do đó, không nên bỏ qua những kinh nghiệm của tổ chức và sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa
Như vậy, bỏ qua CNTB không đồng nghĩa với việc chúng ta bỏ qua tất cả những yếu tố tồn tại trong xã hội tư bản và nền kinh tế tư bản. Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa nhưng tiếp thu, kế thừa thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học công nghệ để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Chúng ta “ bỏ qua” nhưng không thể làm nhanh chóng. Điều đó được Hồ Chí Minh khẳng định trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập “tiến lên CNXH không thể một sớm một chiều”, trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH và tại Đại hội Đảng VI Trường Chinh đã khẳng định rằng quá độ lên CNXH là một quá trình lịch sử tương đối dài, phải trải qua những chặng đường đầy khó khăn.
3.4. Những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam
Việt Nam đi lên CNXH từ một xuất phát điểm rất thấp lúc đó có tới 95% lao động là nông dân, tính nông nghiệp bao trùm toàn bộ nền kinh tế. Để hoàn thành được những mục tiêu của thời kì quá độ là mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì điều quan trọng là phải cải biến căn bản tình trạng kinh tế xã hội; phải xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học kĩ thuật tiên tiến. Muốn vậy, trong thời kì quá độ chúng ta phải thực hiện những nhiệm vụ kinh tế cơ bản sau.
Thứ nhất: Phải phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.Căn cứ vào thực lực kinh tế và bối cảnh kinh tế, hiện nay lực lượng sản xuất của nước ta có ba yếu tố lao động, tư liệu sản xuất và khoa học công nghệ. Để phát triển lực lượng sản xuất trong thời kì quá độ ở nước ta thì công việc đầu tiên là cần phải tập trung vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực với trình độ ngày càng cao. Để làm được điều đó thì phải tập trung phát triển chiến lược giáo dục đào tạo nguồn nhân lực. Nghị quyết Đại hội Đảng VIII đã khẳng định: “ giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” còn theo nghị quyết Đại hội Đảng IX thì “ Trong bối cảnh hiện nay để tránh nguy cơ tụt hậu, để ứng dụng nhanh thành tựu khoa học kĩ thuật của thế giới phải đào tạo đội ngũ công nhân, phải nâng cao chất lượng giáo dục”. Hiện nay, để giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu cần phải:
Đào tạo mới phải đáp ứng đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Phải tiến hành đào tạo lại lực lượng lao động hiện có cho phù hợp với những đòi hỏi hiện nay
Đào tạo nâng cao: Nhu cầu đào tạo nâng cao vô cùng lớn vì hiện nay chúng ta đi theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế nên phải có một trình độ khoa học của quốc tế.
Để từng bước tạo lập cơ sở vật chất kĩ thuật làm nền tảng cho phát triển kinh tế thời kì quá độ thì ở nước ta công nghiệp hoá, hiện đại hoá được xác định là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ diễn ra ở trong các trung tâm công nghiệp mà còn công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.
Muốn thực hiện tốt được nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì chúng ta phải phát triển được lực lượng sản xuất. Để phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta bên cạnh thực hiện chiến lược con người và tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá .Để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật hay tư liệu sản xuất Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến chiến lược phát triển khoa học công nghệ. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đặc biệt nhấn mạnh việc phát triển khoa học công nghệ phải tập trung vào những ngành kinh tế then chốt và mũi nhọn.
Phát triển khoa học công nghệ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn phải tập trung chế biến sản phẩm nông nghiệp ví dụ như trước đây ta xuất khẩu gạo với giá 35 – 40 USD/ tấn nhưng hiện nay do áp dụng khoa học công nghệ, chất lượng gạo xuất khẩu tăng lên do đó giá tăng lên từ 5 đến 7 USD/ tấn. Khoa học công nghệ phải tập chung vào những ngành kinh tế có sức cạnh tranh với khu vực và thế giới như dệt may, giày da… Những ngành đem lại lợi thế cho chúng ta.
Về chiến lược phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam được Đại hội Đảng IX khẳng định: Khoa học công nghệ cùng với giáo dục đào tạo trở thành quốc sách hàng đầu ở nước ta hiện nay.
Thứ hai: Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để phát triển nền kinh tế nước ta trong thời kì quá độ bên cạnh việc phát triển lực lượng sản xuất đòi hỏi cách mạng nước ta tiến hành đồng thời quá trình vừa xây dựng vừa hoàn thiện quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa trên cả ba mặt là quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong việc tổ chức quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong việc phân phối kết quả sản xuất
Việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất ở nước ta hiện nay được tiến hành dưới nhiều hình thức như: Sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hoá một bộ phận lớn doanh nghiệp Nhà nước để chuyển các doanh nghiệp từ một chủ sở hữu là Nhà nước sang doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu là các cổ đông và thực hiện giải quyết các vấn đề liên quan đến sở hữu đất đai, tài sản, của cải liên quan đến chủ thể trong nền kinh tế.
Việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất trên phương diện sản xuất quản lí ở nước ta được đặc biệt quan tâm đến việc hình thành các loại hình kinh tế, các tổ chức kinh doanh;