Tiểu luận Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo hộ lao động trong ngành xây dựng

Lao động là hoạt động quan trọng nhất tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân tố quyết định cho sự phát triển của hình thái xã hội và điều này không tách rời cách thức lao động an toàn và môi trường lao động trong lành. Chính vì vậy, pháp luật đã quy định quyền và nghĩa vụ của các mối quan hệ trong sản xuất, trong đó có quyền và trách nhiệm về an toàn - vệ sinh lao động nhằm bảo vệ con người, bảo vệ nguồn nhân lực - chủ thể, động lực mọi hoạt động xã hội.

pdf26 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 9013 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo hộ lao động trong ngành xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo hộ lao động trong ngành xây dựng. Giảng viên hƣớng dẫn : LÊ NGỌC HÀ Sinh viên thực hiên : PHẠM VŨ HẢI Lớp : K35ĐHXD1A 2 MỞ ĐẦU Lao động là hoạt động quan trọng nhất tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân tố quyết định cho sự phát triển của hình thái xã hội và điều này không tách rời cách thức lao động an toàn và môi trường lao động trong lành. Chính vì vậy, pháp luật đã quy định quyền và nghĩa vụ của các mối quan hệ trong sản xuất, trong đó có quyền và trách nhiệm về an toàn - vệ sinh lao động nhằm bảo vệ con người, bảo vệ nguồn nhân lực - chủ thể, động lực mọi hoạt động xã hội. Về mặt quốc tế, khách hàng ngày nay đòi hỏi sản phẩm không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn phải được sản xuất trong môi trường an toàn sức khoẻ và các quyền lợi xã hội vủa người lao động được đảm bảo. Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta xác định bảo hộ lao động là một chính sách lớn. Chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo các yêu cầu về an toàn - vệ sinh lao động là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội. Ở nước ta, công nghiệp là ngành kinh tế then chốt trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đây là ngành kinh tế có giá trị tổng sản lượng liên tục tăng và có đóng góp lớn cho GDP nước ta. Đặc biệt là trong những năm gần đây, ngành công nghiệp đã có những bước tiến vượt bậc. Sản xuất công nghiệp rất đa dạng, hơn nửa số doanh nghiệp có thiết bị cũ, điều kiện lao động còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sự cố cho người lao động. Trên thực tế, môi trường lao động trong ngành khá phức tạp và càng phức tạp hơn khi ngành công nghiệp đang cùng đất nước nước bước vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bởi vì cùng với quá trình đó, ngành có quy mô xây dựng và sản xuất ngày càng phát triển, sử dụng nhiều công nghệ mới, với máy móc vật tư rất đa dạng về chủng loại, nên các nhân tố có thể gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động ngày càng gia tăng. Mặc dù môi trường lao động ngành côngnghiệp đã được quan tâm cải thiện hơn trước nhưng vẫn có chỉ số ô nhiễm cao. Cho nên, việc thực hiện những biện pháp nhằm ngăn ngừa tai nạn lao 3 động, bệnh nghề nghiệp, bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho người lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp là một yêu cầu rất cấp thiết. Chính vì vậy, đề án sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp Xây dựng. Trong quá trình làm bài dù đã cố gắng hết sức nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót và sai lầm. Mong cô có ý kiến chỉnh sửa giúp em để có những giải pháp hoàn hảo hơn, góp phần cho đề tài được hay hơn. Em xin chân thành cám ơn cô! 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Bảo hộ lao động (BHLĐ) BHLĐ là nội dung chủ yếu của công tác An toàn - Vệ sinh lao động hoạt động đồng bọ trên các mặt luật pháp, tổ chức hành chính, kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Hoạt động bảo hộ lao động gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác của con người. Nó phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế, khoa học công nghệ và yêu cầu phát triển của mỗi nước. BHLĐ là một yêu cầu khách quan để bảo vệ người lao động, là yếu tố chủ yếu và năng động nhất của lực lượng sản suất xã hội. 1.1.2. Điều kiện lao động Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thong qua các công cụ và phương tiện lao động. Đối tượng lao động tai chỗ là việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. tình trạng tâm lý của người lao động tại chỗ làm việc cũng được coi là một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động, môi trường lao động là nơi mà ở đó on người trực tiếp là việc, tại đây thường xuyên xuất hiện các yếu tố. Có thể tiện nghi thuận lợi cho người lao động, song cũng có thể rất xấu, khắc nghiệt với con người mà người ta thường gọi là những yếu tố nguy hiểm có hại. Khi đánh giá điều kiện lao động chúng ta phải đi sâu, nghiên cứu, phân tích các yếu tố biểu hiện của điều kiện lao động xem có ảnh hưởng và tác động như thế nào đối với người lao động. Nghĩa là phân tích xem cụ thể công cụ, phương tiện lao động có thuận lợi hay khó khăn an toàn hay gây nguy hiểm như thế nào cho người lao động, quá trình công nghệ ở trình độ cao hay thấp, thô sơ hay hiện đại, môi trường có đảm bảo yêu cầu theo tiêu chuẩn của môi trường hay không. 1.1.3. Các yếu tố nguy hiểm có hại Trong điều kiện lao động cụ thể bao giờ cũng xuất hiện những yếu tố ảnh hưởng xấu, có hại và nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn lao động hoặc gây bệnh nghề 5 nghiệp. Các yếu tố đó gọi là các yếu tố nguy hiểm có hại, các yếu tố này phát sinh trong sản xuất rất đa dạng và nhiều loại có thể là các yếu tố sau: - Các yếu tố vật lý như: nhiệt độ, độ ẩm các bức xạ có hại, bụi tiếng ồn, rung động, ánh sáng. - Các yếu tố vi sinh vật như: các loại vi khuẩn, nấm mốc, các loại ký sinh trùng, các loại côn trùng, rắn, muỗi - Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian nhà xưởng, công trường chật hẹp, các yếu tố không thuận lợi về tâm sinh lý Để giảm bớt và loại trừ các yếu tố nguy hiểm có hại đối với con người thì phải xác định rõ nguồn gốc, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố từ đó cải thiện điều kiện là việc cho người lao động. 1.1.4. Tai nạn lao động Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động sản xuất do tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể thì gọi đó là nhiễm độc cấp tính hay gọi là tai nạn lao động. Tai nạn lao động được chia là 3 loại như sau: - Tai nạn lao động chết người: người bị tai nạn lao đông chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn, trên đường đi cấp cứu, trong thời gian điều trị. Trong xây dựng chết ngay tại chỗ chủ yếu do ngã dáo, sập đổ công trình và một số nguyên nhân khác. - Tai nạn lao động nặng: người bị tai nạn ít nhất một trong những chấn thương được quy định theo phụ lục số 1 của thông tư lien tịch số 03/1998/TTLT/BLĐTBXH- BYT-TLĐLĐVN ra ngày 26/3/1998. - Tai nạn lao động nhẹ: là những tai nạn lao động không thuộc loại tai nạn lao động chết người và nặng. Để đánh giá tình hình tai nạn lao động người ta sử dụng “hệ số tần suất tai nạn lao động K”. K = nx1000 N Trong đó: n : hệ số tai nạn lao động N : tổng số người lao động K : hệ số tần suất lao động chết người tính cho một đơn vị , một địa Phương, một nghành hoặc chung cả nước. 6 1.1.5. Bệnh nghề nghiệp Bệnh nghề nghiệp là phát sinh do điều kiện lao động có hại cho nghề nghiệp tác động đến người lao động. người lao động bị mắc một số bệnh đặc thù của ngành như nhiễm độc viêm phổi 1.2. Mục đích và ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động 1.2.1. Mục đích của bảo hộ lao động Mục tiêu của công tác bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về tổ chức hành chính, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất tạo nên một điều kiện lao động thích nghi thuận lợi và ngày càng được cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hạn chế ốm đau và giảm sức khỏe cũng như thiệt hại khác đối với người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất. tăng năng suất lao động. 1.2.2. Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động Công tác BHLĐ có những ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về mặt chính trị xã hội. BHLĐ là phạm trù của sản xuất, gắn liền với sán xuất nhằm bảo vệ yếu tố năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động. Công tác BHLĐ với quan điểm “con người là vô giá” luôn được đảng và nhà nước quan tâm, đặc biệt là ở thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Điều kiện là việc ngày càng được cải thiện, sức khỏe và tính mạng người lao động ngày càng được đảm bảo. điều đó không chỉ mang lại hạnh phúc cho bản thân người lao động và gia đình họ mà còn thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của xã hội ta, đồng thời mang một ý nghĩa nhân đạo sâu sắc . Hơn nữa khi điều kiện lao động được đảm bảo, người lao động được bảo vệ cả sức khỏe lẫn tính mạng họ sẽ yên tâm làm việc, là tăng năng suất lao động. đây chính là xuất phát điểm cho sự phát triển đất nước. Như vậy làm tốt công tác bảo hộ lao động là động lực cho đất nước ngày càng phát triển. Ngược lại khi công tác bảo hộ lao động không được quan tâm thực hiện tốt, người lao động luôn phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có nguy cơ xảy ra, sức khỏe cũng như tính mạng không được đảm bảo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lực lượng sản xuất, them vào đó là vân đề phai chi chả chi phí cho việc khắc phục hậu quả của tai nạn lao động chi phí khám chữa bệnh cho người lao động. Điều này sẽ có tác động rất lớn đến tiến trình phát triển của cơ sở nói riêng và đất nước nói chung. 7 1.3. Tính chất của công tác Bảo hộ lao động 1.3.1. Tính khoa học kỹ thuật của công tác bảo hộ lao động Từ mục tiêu của công tác BHLĐ là loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản suất cải thiện điều kiện làm việc ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để thực hiện được mục tiêu đó mọi hoạt động từ việc điều tra, khảo sát điều kiện là việc đến phân tích đánh giá các yếu tố nguy hiểm, độc hai và ảnh hưởng của chúng tới con người cho đến các giải pháp phòng người, xử lý khắc phục đều được thưc hiện trên cơ sở khoa học, là những hoạt động khoa học sử dụng những dụng cụ phương tiện khoa học do cán bộ khoa học thực hiện. Do vậy khoa học kỹ thuật là một mặt không thể thiếu, không thể tách rời, là yếu tố quan trọng hàng đầu cho sự thắng lợi của công tác bảo hộ lao động. 1.3.2 Tính pháp lý của công tác bảo hộ lao động Tính KHKT là yếu tố quan trọng quyết định sự thắng lợi của công tác BHLĐ, Để thực hiện mục tiêu đó các giải pháp KHKT phải được thể chế hóa thành những luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy định hướng dẫn để buộc mọi cấp quản lý, mọi tổ chức và cá nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh thực hiện một cách tốt nhất, đồng thời phải tiến hành thanh tra, kiểm tra một cách thường xuyên, khen thưởng và kỷ luật, xử phạt nghiêm minh, kịp thời nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế loại bỏ những mặt yếu kém còn tồn tại là cho công tác BHLĐ ngày càng phát triển được coi trọng và có hiệu quả thiết thực hơn. 1.3.3. Tính quần chúng của công tác bảo hộ lao động Tất cả mọi người từ người sử dụng lao động đến người lao động đều là đối tượng cần phải bảo vệ, đồng thời họ cũng là chủ thể tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác. Người lao động là người trực tiếp tham gia tiếp xúc với điều kiện lao động cho nên họ có thể phát hiện thấy những thiếu sót trong công tác bảo hộ lao động một cách chính xác nhất và có thể đưa ra những ý kiến xác thực nhất để xây dựng, bổ sung sửa đổi các biện pháp các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn. Để quần chúng hiểu và thực hiện tốt các biện pháp quy trình quy phạm, chế độ chính sách thì các nghành, các cấp phải phối hợp là tốt công tác tuyên truyền sâu rộng về nội dug, tính chất của công tác bảo hộ lao động. Đó là một yếu tố quan trọng cần 8 thiết nhằm thúc đẩy công tác BHLĐ được mở rộng và ngày càng thu được kết quả tốt hơn. 1.4. Nội dung của công tác Bảo hộ lao động 1.4.1. Nội dung về KHKT của bảo hộ lao động Khoa học kỹ thuật BHLĐ là lĩnh vực khoa học tổng hợp, liên ngành được hình thành và phát triển trên cơ sở kết hợp và sử dụng thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhau, từ khoa học tự nhiện, khoa học kỹ thuật chuyên ngành, đến các ngành khoa học kinh tế, xã hội học, a) Nội dung về kỹ thuật an toàn: Kỹ thuật an toàn là một hệ thống các biện pháp, phương pháp và phương tiện tổ chức kỹ thuật nhằm bảo vệ người lao động khỏi bị tác động bởi các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong sản suất. Đạt được điều đó, khoa học kỹ thuật an toàn phải đi sâu nghiên cứu, đánh giá tình trạng an toàn của các thiết bị và quá trình sản xuất, đề ra các yêu cầu an toàn, sử dụng các thiết bị và cơ cấu an toàn để bảo vệ con người khi tiếp xúc với các bộ phận nguy hiểm cuae máy móc, tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm nội dung an toàn buộc người lao động phải tuân theo khi làm việc. Nội dung KHKT an toàn nghiên cứu những vấn đề sau: - Kỹ thuật an toàn về điện: chế tạo, bố trí các dây truyền là việc, sản xuất, đưa ra các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm an toàn nghiên cứu bố trí máy móc thiết bị đường trong nhà máy, công trường là việc các thiết bị máy móc phải được nối đất bảo vệ trưc tiếp. - An toàn cơ khí: nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị tự động ngừng máy, cắt điện khi vi phạm những nguyên tắc an toàn, chế tạo các thiết bị cơ cấu an toàn che chắn để bảo vệ người lao động. - An toàn thiết bị áp lực, thiết bị nâng: Nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn quy định chỉ dẫn nội quy an toàn cho từng thiết bị quy trình công nghệ để người lao động tuân theo khi làm việc, áp dụng thành tựu mới của tự động hóa để thay thế thao tác, cách ly người lao động ra khỏi những nơi nguy hiểm. b) Nội dung về kỹ thuật vệ sinh: Vệ sinh lao động là môn khoa học nghiên cứu ảnh hưởng những yếu tố có hại trong lao động sản xuất đối với sức khỏe người lao động, các biện pháp nhằm cải thiện 9 điều kiện lao động, nâng cao khả năng lao động và phòng ngừa các bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong điều kiện sản xuất. - Tiếng ồn trong sản xuất; tiếng ồn không chỉ tác động lên cơ quan thính giác dẫn đến bệnh nghề nghiệp, mà còn tác động lên hệ thần kinh và các chức năng khác của con người. - Rung độn trong sản xuất: Khi cường độ rung lớn, tác động lâu dài sẽ dẫn đến sự thay đổi hoạt động của tim, gây rối loạn dinh dưỡng và có thể gây đau xương, khớp. - An toàn bức xạ: ngày nay trong sản xuất, bức xạ đang được sử dụng rất nhiều như: thăm dò khuyết tật của kim loại, kiểm tra mối hàn để đảm bảo tính an toàn cho con người trong sản xuất, khoa học kỹ thuật vệ sinh đã nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp về an toàn bức xạ giảm thiểu tác hại của chúng lên cơ thể con người ngăn chặn bện nghề nghiệp c) Khoa học về phương tiện bảo vệ cá nhân: Đây là ngành khoa học nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những phương tiện bảo vệ cá nhân hoặc tập thể người lao động để sử dụng trong sản xuất nhằm hạn chế ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại, khi các biên pháp về kỹ thuật vệ sinh, kỹ thuật an toàn không thể loại trừ được. d) Công tác phòng chống cháy nổ (PCCN): PCCN Là tập hợp các biện pháp tổ chức, kỹ thuật nhằm ngăn ngừa không cho cháy nổ xảy ra, trên cơ sở phân tích các nguyên nhân và điều kiện gây cháy nổ để tìm ra các biện pháp phòng ngừa thích hợp, trong phạm vi doanh nghiệp thì nguyên nhân gây cháy nổ thường do các yếu tố mất an toàn hoặc không đảm bảo vệ sinh gây ra đó là nguy cơ mà người lao động cần được bảo hộ trong sản suất hơn nữa bộ máy tổ chức quản lý BHLĐ trong doanh nghiệp sẽ đảm nhận nhận nhiệm vụ chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy 1.4.2. Xây dựng và thực hiện Pháp lệnh, Chế độ, Thể chế về BHLĐ Tháng 8/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh đầu tiên số 195L về BHLĐ trong đó có các điều 133, 140 nêu rõ: “Các xí nghiệp phải có đủ phương tiện đảm bảo an toàn và giữ gìn sức khỏe cho công nhân: những nơi là việc phải rộng rãi, thoáng khí và có ánh sáng mặt trời”. 10 Ngày 18/12/1964, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 181/CP ban hành điều lệ tạm thời về BHLĐ. Tháng 9/1991, Nhà nước thông qua và công bố ban hành Pháp lệnh về BHLĐ bắt đầu có hiệu lực ngày 01/01/1992. Liên bộ BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN ban hành Thông tư liên bộ số 17/TT-LB ra ngày 26/12/1998 hướng dẫn thực hiện pháp lệnh BHLĐ. Ngày 01/0/1995, Nhà nước đã ban hành Bộ Luật Lao động trong đó có 9 chương gồm 16 điều về AT-VSLĐ. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Thông tư số 07/TT-TLĐ ra ngày 06/02/1995 hướng dẫn triển khai các điều các Bộ Luật Lao động và Nghị định Chính phủ về ATLĐ-VSLĐ. Ngoài ra còn có các văn bản liên quan đến BHLĐ như: Luật công đoàn 1990, Nghị định 133/HĐBT ngày 20/04/1991, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989, Luật Bảo vệ môi trường 1993. 1.4.3. Nội dung về giáo quần chúng dục, vận động lam tốt công tác BHLĐ Công tác BHLĐ liên quan đến tất cả mọi người, từ người lao động cho tới người sử dụng lao động, mọi cố gắng trở nên vô nghĩa nếu không được mọi người ủng hộ. Công tác BHLĐ chỉ được thực hiện tốt và phổ biến sâu rộng khi người lao động vừa là đối tượng vừa là chủ thể của các hoạt động BHLĐ, nhận thức đầy đủ và tự giác thực hiện các luật lệ chế độ quy định về bảo hộ lao động, do vậy tuyên truyền giáo dục vận động quần chúng là nội dung không thể thiếu được của công tác BHLĐ. 11 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH XÂY DỰNG 2.1. Tình hình tai nạn lao động trong cả nƣớc 2.1.1. Tình hình chung Theo báo cáo từ Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH), năm 2012, số vụ tai nạn lao động và số nạn nhân được thống kê đều tăng so với năm 2011. Cụ thể, năm 2012 đã xảy ra 6.777 vụ tai nạn lao động làm 606 người chết, 6.361 người bị thương. Như vậy, số vụ tai nạn lao động tăng 881 vụ, số nạn nhân tăng 813 người, số vụ có người chết tăng 48 vụ, số người chết tăng 32 người, số người bị thương nặng tăng 156. Thiệt hại do tai nạn lao động gây ra trong năm 2012 là 82,6 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 11 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động lên tới hơn 85.600 ngày. Có 10 địa phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động chết người, dẫn đầu là TPHCM, Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng và Bình Thuận. Trong đó, ngành nghề để xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng nhất vẫn là lao động giản đơn trong ngành khai thác mỏ, xây dựng, thợ gia công kim loại, thợ cơ khí. Cũng theo thông kế, nguyên nhân hàng đầu để xảy ra những vụ tai nạn đó là do người sử dụng lao động không huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động và người lao động vi phạm các quy trình, biện pháp về an toàn lao động. Theo ông Hà Tất Thắng, cùng với tình hình tai nạn lao động gia tăng, tình trạng “trốn” báo cáo về tai nạn lao động đã ở mức báo động, lên tới gần 95% doanh nghiệp, tỷ lệ đó tương ứng với khoảng 19.300 doanh nghiệp, chủ yếu là nhỏ và vừa. Ngày 26/2, Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB&XH) đã phát động Tuần lễ quốc gia an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ lần thứ 15. Tuần lễ sẽ diễn ra từ ngày 17 - 23/3 tại tỉnh Bắc Giang, với chủ đề “Tăng cường văn hóa An toàn lao động và các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cháy nổ tại nơi làm việc”. 12 2.1.2. Tình hình tai nạn lao động trong xây dựng Tình hình tai nạn lao động nói chung và tai nạn lao động trong ngành xây dựng nói riêng những năm qua diễn ra rất phức tạp, số vụ tai nạn ngày càng gia tăng trong đó tai nạn lao động nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng làm chết người cũng tăng nhanh. Theo công bố của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2009 số vụ tai nạn lao động trong ngành xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất so với các lĩnh vực sản xuất khác, chiếm 51,11% trên tổng số vụ tai nạn lao động chết người. Sở dĩ như vậy vì điều kiện lao động trong xây dựng có đặc thù riêng như địa điểm làm việc luôn thay đổi; Phần lớn công việc phải thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng của khí hậu thời tiết xấu; Nhiều công việc nặng nhọc phải thi công ở những vị trí không thuận lợi, có nhiều yếu tố nguy hiểm, có