Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước
(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư)
cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt
FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư
lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong
những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty m ẹ" và các
tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"
25 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9167 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời mở đầu 4
I. . Khái quát về vốn đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài (FDI) 5
1. Khái niệm
2 Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 5
3. Lợi ích của thu hút FDI 7
4. Các hình thức FDI
II. Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
1. Năm thành tựu nổi bật của 20 năm FDI tại Việt Nam 11
2. Tác động tích cực của việc gia nhập WTO tới việc thu hút
FDI vào Việt Nam 12
.3. Việt Nam - điểm đầu tư hấp dẫn 15
4. Một số tồn tại trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 18
vào Việt Nam
5. Thực trạng giải ngân vốn FDI 22
III. Giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
vào Việt Nam 25
Kết luận 26
4
LỜI MỞ ĐẦU
Bất kì một đất nước nào muốn thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đều
cần phải có vốn, vốn là chìa khóa, là điều kiện hàng đầu để thực hiện công
nghiệp hóa - hiện đại hóa. Song vốn được tạo ra từ đâu và bằng cách nào là
phụ thuộc rất lớn vào chính sách của từng nước. Thông thường vốn được huy
động từ 2 nguồn: vốn trong nước và vốn ngoài nước. Trong đó FDI có vai trò
to lớn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển kinh tế, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, nâng cao
mức sống cho người dân. Ch ính vì đ ều này mà FDI ng ày càng trở nên quan
trọng trong hoàn cảnh nước ta hiện nay. Đây cũng chính là lý do khiến chúng
em chọn đề tài : “Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại FDI tại Việt Nam “
Nhóm PM gồm Bùi Thị Hà My
Nguyễn Thị Thanh Phương
A3 – K46_ TCQTB
5
I. Khái quát về vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI)
1. Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước
(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư)
cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt
FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư
lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong
những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các
tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"
2. Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước
Helpman và Sibert, Richard S. Eckaus cho rằng có sự khác nhau về năng suất
cận biên của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận
biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn.
Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi
khan hiếm nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
Chu kỳ sản phẩm
Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới đầu được phát minh và sản
xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tại
nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường nội
địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm
nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài. Khi
nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hoà, nhu
6
cầu xuất khẩu lại xuất hiện. Hiện tuợng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn
đến sự hình thành FDI.
Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một phẩm đạt tới giai đoạn
chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm
này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên
cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới
quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển
sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn.
Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia
Stephen H. Hymes (1960, công bố năm 1976), John H. Dunning (1981),
Rugman A. A. (1987) và một số người khác cho rằng các công ty đa quốc gia
có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho phép công ty vượt
qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài nên họ sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài. Khi chọn địa điểm đầu tư, những công ty đa quốc gia sẽ chọn nơi
nào có các điều kiện (lao động, đất đai,chính trị) cho phép họ phát huy các lợi
thế đặc thù nói trên.
Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại
song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do
Nhật Bản có thặng du thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại
trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp
vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu
Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư
trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và
châu Âu.
Khai thác chuyên gia và công nghệ
7
Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát
triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước
tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ,
các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng
các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy.
Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác
cũng có chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc công ty đa quốc gia quốc tịch
Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công ty
đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược để
Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hay việc TCL
(Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson
Electroincs, việc National Offshore Oil Corporation (Trung Quốc) trong
ngành khai thác dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như vậy.
Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên
Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào
những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này.
FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự
3. Lợi ích của thu hút FDI
Bổ sung cho nguồn vốn trong nước
Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi
một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu
vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài,
trong đó có vốn FDI.
Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
8
Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động
được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ
và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ
các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí
quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua
nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các
công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất
nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước.
Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư
của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan
hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động
khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới
sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu.
Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được
chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn
nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương
được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong
nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút
FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ
năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các
nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng
nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
9
Nguồn thu ngân sách lớn
Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do
các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan
trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford
chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006.
4. Các hình thức FDI
Phân theo bản chất đầu tư
Đầu tư phương tiện hoạt động
Đầu tư phương tiện hoạt động là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư
mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư.
Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào.
Mua lại và sáp nhập
Mua lại và sáp nhập là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có
vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có
thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh
nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn
tới tăng khối lượng đầu tư vào.
Phân theo tính chất dòng vốn
Vốn chứng khoán
Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do
một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia
vào các quyết định quản lý của công ty.
Vốn tái đầu tư
Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh
do anh trong quá khứ để đầu tư thêm.
Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ
10
Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có
thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của
nhau.
Phân theo động cơ của nhà đầu tư
Vốn tìm kiếm tài nguyên
Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi
dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng
giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này
còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận
(như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí
tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các
nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.
Vốn tìm kiếm hiệu quả
Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước
tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất
như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản
xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v...
Vốn tìm kiếm thị trường
Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị
đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận
dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu
vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường
khu vực và toàn cầu
11
II. Thực trạng thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
1. Năm thành tựu nổi bật của 20 năm FDI tại Việt Nam
Ngày 24/1/2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức hội thảo "20 năm đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam" nhằm nhìn nhận lại những kết quả đã đạt được và
rút ra những bài học cũng như định hướng cho giai đoạn phát triển mới.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) thời gian qua đạt được 5 thành tựu nổi bật.
Thứ nhất, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, góp
phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội.
Tính từ năm 1988 đến nay, Việt Nam đã thu hút 9.500 dự án đầu tư nước
ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD. Đặc biệt, năm 2007 thu hút
đầu tư nước ngoài vượt ngưỡng hơn 20 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm
2006, chiếm trên 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua.
Hình thức đầu tư
Số dự
án
Vốn đầu tư Vốn điều lệ
Đầu tư thực
hiện
100% vốn nước
ngoài
6223 44,866,635,414 18,411,831,460 12,519,392,237
Liên doanh 1570 22,307,793,372 8,511,428,929 11,573,461,672
Hợp đồng hợp tác
KD
217 4,494,300,995 4,043,638,166 6,351,274,259
Công ty cổ phần 43 652,155,947 323,030,611 370,761,085
Hợp đồng
BOT,BT,BTO
4 440,125,000 147,530,000 71,800,000
Công ty Mẹ - Con 1 98,008,000 82,958,000 73,738,000
Tổng số 8,058 72,859,018,728 31,520,417,166 30,960,427,253
12
Thứ hai, quá trình thu hút đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực vào thành
công của công cuộc đổi mới trong 21 năm qua. Hiện khu vực kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 16% GDP, đóng góp vào ngân sách Nhà
nước vượt 1,5 tỷ USD trong năm 2007; đồng thời thu hút 1,2 triệu lao động
trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp.
Thứ ba, đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Về
cơ cấu, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 37% giá trị
sản xuất công nghiệp của cả nước. Về cơ cấu vùng, đầu tư nước ngoài tập
trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm đã góp phần làm cho các vùng
này thực sự là vùng kinh tế động lực để lôi kéo sự phát triển chung và các
vùng phụ cận .
Thứ tư, đầu tư nước ngoài là cầu nối quan trọng giữa kinh tế Việt Nam với
nền kinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch và tạo điều kiện
quan trọng để Việt Nam hội nhập ngày càng chủ động và sâu hơn vào đời
sống kinh tế thế giới.
Thứ năm, đầu tư nước ngoài có tác động đến kinh tế trong nước, thúc đẩy các
doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức quản trị
doanh nghiệp cũng như phương thức kinh doanh; đồng thời nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế.
2. Tác động tích cực của việc gia nhập WTO tới việc thu hút FDI vào Việt
Nam
Việc Việt Nam ra nhập FDI và hiệu ứng từ gia nhập WTO đã đẩy làn sóng
FDI vào Việt Nam lên cao, thế nhưng Việt Nam còn có một tiềm năng lớn để
thu hút FDI ở mức độ cao hơn nhiều. Điều này đã được minh chứng trong
13
khảo sát triển vọng đầu tư thế giới của UNCTAD 2007-2009, trong đó Việt
Nam được xếp thứ 6 trong số nền kinh tế hấp dẫn nhất để đưa FDI vào.
Tiềm năng này có thể trở thành hiện thực nếu Việt Nam tiếp tục có những
khuôn khổ và chính sách thích hợp trong thu hút FDI. Có nhiều biểu hiện cho
thấy rằng Việt Nam hiện đang đi theo hướng đó với việc nghiêm túc thực hiện
các cam kết gia nhập WTO.
Năm 2007, tính chung cả cấp mới và tăng vốn, thu hút nguồn vốn FDI đạt
20,3 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006, gần bằng tổng mức FDI trong
20 năm qua, kể từ khi có Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987 đến nay.
Nổi bật trong thu hút nguồn vốn FDI năm 2007 là các dự án đầu tư đã tập
trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài để
phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như các dự án công
nghệ cao, khu đô thị mới, hiện đại... Điều này phù hợp với định hướng thu hút
FDI của Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010.
Sau một năm trở thành thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã đạt
được những thành tựu lớn về KTXH, đã và đang tạo ra môi trường kinh
doanh thuận lợi, những cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư trong và ngoài
nước. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức WTO cũng đã và đang
mở ra những cơ hội mới trong thu hút FDI.
Trước hết, việc gia nhập WTO đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt
Nam tham gia thị trường xuất khẩu hàng hóa quốc tế một cách bình đẳng, góp
phần khắc phục trở ngại về thị trường mà lâu nay các doanh nghiệp Việt Nam,
kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường gặp phải. Điều đó đã tạo
điều kiện thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Việt
Nam để xuất khẩu ra thế giới.
Thứ 2, Việt Nam cam kết mở cửa 11/12 ngành dịch vụ, gồm 110 phân ngành
theo quy định của WTO, trong đó có một số ngành quan trọng như: dịch vụ
14
viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, vận tải, bảo hộ sở hữu trí
tuệ... Điều này đã tạo điều kiện thu hút FDI vào lĩnh vực kinh doanh dịch vụ
tại Việt Nam và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư
lâu dài ở Việt Nam.
Thứ ba, việc gia nhập WTO cũng đòi hỏi Việt Nam tiếp tục xây dựng môi
trường pháp lý hoàn chỉnh và minh bạch hơn. Việt Nam đã cam kết kể từ khi
gia nhập WTO sẽ tuân thủ toàn bộ các hiệp định quan trọng của WTO liên
quan đến chính sách tài chính, tiền tệ, doanh nghiệp nhà nước, quyền kinh
doanh, trợ cấp, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs), tuân
thủ nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO (trừ một số ngoại lệ), loại bỏ
toàn bộ các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu, bãi bỏ chế độ hai giá, bãi
bỏ áp dụng tỉ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài... Điều này (được thể hiện trong Luật Đầu tư và Luật Doanh
nghiệp mới cùng các văn bản hướng dẫn) sẽ thúc đẩy mở cửa các ngành kinh
tế và tăng tính hấp dẫn của Việt Nam đối với đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, việc gia nhập WTO tạo điều kiện thúc đẩy nâng cao hiệu quả và sức
cạnh tranh của nền kinh tế của doanh nghiệp và của sản phẩm Việt Nam.
Đồng thời, việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO cũng tạo thêm
lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Có thể khẳng định rằng, việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của
WTO tiếp tục có tác động lớn làm cho dòng vốn FDI tăng cao trong năm
2007 và sẽ tiếp tục tăng trưởng. Bên cạnh sự tăng lên mạnh mẽ về số lượng
dự án đầu tư nước ngoài cũng như về vốn đăng ký mới, các dự án đầu tư mới
trong thời gian tới sẽ hướng dần đến những ngành, lĩnh vực công nghệ cao,
công nghệ nguồn, gia tăng xuất khẩu, tạo việc làm, các dự án sản xuất các sản
phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh, các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng.
15
Hiện Chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị các điều kiện thuận lợi nhất cho việc
thu hút ở mức cao nhất và sử dụng có hiệu quả nhất dòng vốn FDI đang tăng
mạnh tại Việt Nam, trong đó có việc thực hiện có hiệu quả và đúng lộ trình
các cam kết song phương và đa phương trong quá trình hội nhập quốc tế; tiếp
tục hoàn thiện cơ chế thị trường, cải cách thủ tục hành chính, hệ thống tài
chính, ngân hàng; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khắc phục các yếu kém
về kết cấu hạ tầng và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ."
Năm 2007, số lượng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam là
1.445 dự án, tăng gấp đôi so với năm 2006. Tổng số tiền đầu tư (bao gồm cả
các khoản đầu tư mới, đầu tư mở rộng) là 20,3 tỷ USD, đây là con số lớn nhất
cho tới nay. Những con số này cho thấy sự lớn mạnh ngạc nhiên của đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2007. Thế nhưng khó có thể chỉ dựa vào
sự gia tăng một cách đột ngột này để đánh giá và phán đoán được những công
lao và khuyết điểm chỉ sau một năm gia nhập WTO.
Trong tương lai gần, nếu xác định được những lợi nhuận trong việc gia nhập
WTO, các nhà đầu tư sẽ cảm thấy an toàn để thực hiện các hoạt động đầu tư
và sẽ cân nhắc xúc tiến đầu tư vào Việt Nam. Điều này chắc chắn sẽ mang lại
nhiều lợi nhuận cho Việt Nam.
Trong suốt quá trình gia nhập WTO, Việt Nam đã nỗ lực rất lớn để đàm phán
với các nước thành viên của WTO và cải thiện hệ thống pháp lý phù hợp với
tiêu chuẩn quốc tế được thiết lập bởi WTO như Luật Đầu tư, Luật Doanh
nghiệp...
.3. Việt Nam - điểm đầu tư hấp dẫn
Năm 2006, khoảng 50 nền kinh tế thế giới đã đầu tư hơn 20 tỉ USD vào Việt
Nam. FDI đã tăng mạnh, gấp đôi so với giai đoạn vừa qua chỉ trong vòng 1
năm. Trong số 50 nền kinh tế đầu tư vào Việt Nam thì Hàn Quốc là quốc gia
16
đứng đầu về FDI tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 13 tỉ USD với 1837 dự
án tính đến tháng 12/2007. Chỉ riêng trong năm 2007, Hàn Quốc đã đăng ký
4,4 tỉ USD tăng 1,5 lần so với 2006 và giữ vị trí FDI hàng đầu tại Việt Na