Tiểu luận Thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Việt Nam đang đi trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Những quy luật kinh tế khách quan và tất yếu đang từng giờ, từng phút điều chỉnh nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của từng khu vực, từng quốc gia và bản thân mỗi chúng ta. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàn cầu hoá nền kinh tế đang dần chứng tỏ là một quy luật của loài người tiến bộ. Để bắt kịp với quá trình này thì mỗi quốc gia phải liên tục có những cải cách nhằm làm phù hợp và thích nghi với môi trường bên ngoài. Trong công cuộc cải cách đó, cải cách về thuế luôn đươc các quốc gia chú trọng. Đối với Việt Nam trong thời gian tới sau khi Việt Nam được gia nhập WTO thì những biến đổi về cơ cấu thuế và nguồn thu ngân sách sẽ là một điều không thể tránh khỏi. Thuế là một vấn đề nhạy cảm ở khắp mọi nơi trên thế giới không riêng gì Việt Nam, thế nhưng tính trên dân số 82 triệu đa số người dân chỉ quen trả thuế gián thu qua tiêu sài mua hàng hoá, ít người phải đóng thuế lợi tức. Thuế là một trong những khoản thu ngân sách quan trọng nhất của nhà nước. Nộp thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của mội người dân và các tổ chức xã hội khác. Hiện nam, các Nhà nước thong qua việc thuế điều tiết một phần thu nhập của người giàu, nhằm góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo đang ngày một nới rộng. Thuế là khoản thu không hoàn trả trực tiếp của Ngân sách nhà nước. Hệ thống thuế hiện nay bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau, lập nên nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. Việt nam là một đất nước đang trên đà phát triển, trước bối cảnh mở cửa nền kinh tế hiện nay khoảng cách về thu nhập của người dân ngày càng rộng ra, Vì thế, thuế thu nhập cá nhân là điều đáng quan tâm không chỉ đối với Nhà nước mà còn đối với mỗi người dân. Việt nam mới ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, và nó vẫn đang là một vấn đề nóng được toàn xã hội quan tâm. Thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế trực thu có vai trò hết sức quan trọng. Nó đã ra đời tương đối sớm ở các nước phát triển và ngày nay thì phát triển rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự phát triển của nó đồng hành với sự phát triển của nền kinh tế và ngày càng khằng định được vai trò, chức năng là một nguồn thu quan trong trong ngân sách nhà nước và là công cụ góp phần đảm bảo công bằng xã hội một cách đắc lực. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và hoàn chỉnh pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân, đồng thời sớm xây dựng thành Luật thuế thu nhập cá nhân là một việc làm cần thiết từ bây giờ.

doc58 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 11830 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Lớp KI 03, 04 – K35 Tiểu luận: THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN CỦA NHÓM: Nguyễn Thị Hiểu – KI04 Thực hiện: Phần mở đầu và chương 1 Phạm Thị Minh Trang – KI04 Thực hiện: chương 2 Nại Thị Ngọc Diễm – KI04 Thực hiện: chương 3 Nguyễn Ngọc Tường Vi – KI03 Thực hiện: chương 4 Nguyễn Quang Minh Trân – KI04 Thực hiện: chương 5 và phần kết luận MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ THUẾ 6 CHƯƠNG II: KHÁI NIỆM THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 10 CHƯƠNG III: HỆ THỐNG QUẢN LÝ THUẾ TNCN Ở VIỆT NAM 18 CHƯƠNG IV: THỰC TRẠNG THUẾ TNCN Ở VIỆT NAM 27 CHƯƠNG V: KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ RA 45 KẾT LUẬN 57 PHẦN MỞ ĐẦU Việt Nam đang đi trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Những quy luật kinh tế khách quan và tất yếu đang từng giờ, từng phút điều chỉnh nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của từng khu vực, từng quốc gia và bản thân mỗi chúng ta. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàn cầu hoá nền kinh tế đang dần chứng tỏ là một quy luật của loài người tiến bộ. Để bắt kịp với quá trình này thì mỗi quốc gia phải liên tục có những cải cách nhằm làm phù hợp và thích nghi với môi trường bên ngoài. Trong công cuộc cải cách đó, cải cách về thuế luôn đươc các quốc gia chú trọng. Đối với Việt Nam trong thời gian tới sau khi Việt Nam được gia nhập WTO thì những biến đổi về cơ cấu thuế và nguồn thu ngân sách sẽ là một điều không thể tránh khỏi. Thuế là một vấn đề nhạy cảm ở khắp mọi nơi trên thế giới không riêng gì Việt Nam, thế nhưng tính trên dân số 82 triệu đa số người dân chỉ quen trả thuế gián thu qua tiêu sài mua hàng hoá, ít người phải đóng thuế lợi tức. Thuế là một trong những khoản thu ngân sách quan trọng nhất của nhà nước. Nộp thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của mội người dân và các tổ chức xã hội khác. Hiện nam, các Nhà nước thong qua việc thuế điều tiết một phần thu nhập của người giàu, nhằm góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo đang ngày một nới rộng. Thuế là khoản thu không hoàn trả trực tiếp của Ngân sách nhà nước. Hệ thống thuế hiện nay bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau, lập nên nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. Việt nam là một đất nước đang trên đà phát triển, trước bối cảnh mở cửa nền kinh tế hiện nay khoảng cách về thu nhập của người dân ngày càng rộng ra, Vì thế, thuế thu nhập cá nhân là điều đáng quan tâm không chỉ đối với Nhà nước mà còn đối với mỗi người dân. Việt nam mới ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, và nó vẫn đang là một vấn đề nóng được toàn xã hội quan tâm. Thuế thu nhập cá nhân là một sắc thuế trực thu có vai trò hết sức quan trọng. Nó đã ra đời tương đối sớm ở các nước phát triển và ngày nay thì phát triển rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Sự phát triển của nó đồng hành với sự phát triển của nền kinh tế và ngày càng khằng định được vai trò, chức năng là một nguồn thu quan trong trong ngân sách nhà nước và là công cụ góp phần đảm bảo công bằng xã hội một cách đắc lực. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và hoàn chỉnh pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân, đồng thời sớm xây dựng thành Luật thuế thu nhập cá nhân là một việc làm cần thiết từ bây giờ. Bởi vậy, mong muốn được tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về thuế, đặc biệt là về thuế thu nhập các nhân, nhóm em đã chọn đề tài: “ Thuế thu nhập cá nhân và thực trạng ở Việt Nam ”. CHƯƠNG I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ HỆ THỐNG THUẾ CỦA VIỆT NAM Khái niệm chung về thuế: Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về thuế, vì thế chúng ta vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về thuế. Một khái niệm về thuế được coi là hoàn hảo nhất được nêu trong cuốn “ economics” của hai nhà kinh tế học của Mỹ ( Makkollhell và Brury) như sau: “ thuế là một khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền hoặc chuyển bằng hàng hóa, dịch vụ của công ty và các hộ gia đình cho chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ không được nhận trực tiếp hàng hóa, dịch vụ nào cả, khoản nộp đó không phải là khoản tiền phạt mà tòa án phạt do hành vi vi phạm pháp luật. Các định nghĩa về thuế có thể khác nhau về cách hiểu nhưng nhìn chung trong các cách hiểu đấy thuế là nguồn thu và ngân sách nhà nước mang tính bắt buộc, gắn với quyền lực của nhà nước và người nộp thuế đóng góp bắt buộc theo luật thuế mà không được hoàn trả trực tiếp nhằm đáp ứng nhu chi tiêu của nhà nước. Hệ thống thuế của nước ta: Hệ thống thuế của nước ta bao gồm nhiều sắc thuế mà nhà nước swe dụng để tạo lập nguồn thu ngân sách nhà nước và thực hiện các mục tiêu nhất định trong quản lý nề kinh tế. Hệ thống thuế nước ta qua nhiều lần cải cách bằng nhiều văn bản luật thuế, pháp lệnh về áp dụng chung cho mọi thành viên trong cả nước. hệ thống của Việt Nam bao gồm: Thuế giá trị gia tăng Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế xuất khẩu, nhập khẩu Thuế nhà đất Thuế tài nguyên Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao Thuế môn bài Ngoài ra, còn có một số loại thuế khác có tính chất như thuê: lệ phí trước bạ, lệ phí chứng thư, lệ phí hải quan, phí giao thong, phí cầu phà, phí đường, phí bay qua bầu trơi… Phân loại thuế: Có hai cách phân biệt để phân loại thuế như sau Phân loại theo tính chất chuyển giao của thuế: - Thuế trực thu: là loại thuế huy động trực tiếp một phần thu nhập của người làm nghĩa vụ, người nộp thuế là người chịu thuế, không có sự chuyển giao gánh nặng cho người khác chịu. ở nước ta, thuế trực thu là các loại thuế như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất nông nghiệp. - Thuế gián thu: là loại thuế mà người nộp thuế gián tiếp nộp cho người tiêu dung, họ không phải là người chịu thuế. Ở đây có sự chuyển giao gánh nặng thuế từ người nộp thuế sang người tiêu dung thông qua cơ chế giá cả. Ở nước ta, đó là các loại thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu… Phân loại theo đối tượng đánh thuế: Thuế thu nhập như: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp… Thuế tài sản như: thuế sử dụng tài sản nhà nước( thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên...) thuế chuyển nhượng tài sản( thuế chuyển giao quyền sử dụng đất, thuế mua, bán các tài sản như nhà, xe cộ…) Thuế tiêu dung đánh vào hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường trong nước và xuất khẩu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu… Các yếu tố cấu thành một sắc thuế bao gồm: Tên gọi của thuế: bất kì một loại thuế nào cũng có tên gọi; tên gọi của thuế xác định nội dung kinh tế của thuế. Thông thường người ta dựa vào đối tượng đánh thuế để đặt tên cho một sắc thuế. Ví dụ: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng… Tên gọi của thuế cần ngắn gonk dễ hiểu, phản ánh được mục tiêu của thuế, từ dung mang tính phổ thông. Đối tượng nộp thuế: người nộp thuế được qui định rõ rang trong luật thuế. Đối tượng chịu thuế: là người phải gánh chịu khoản thuế, là người gánh chịu sau cùng khoản thuế phải nộp cho ngân sách nhà nước. Đối tượng đánh thuế: là các khách thể của luật thuế, là những thu nhập, tài sản, hàng hóa mà một luật thuế nhất định tác động vào. Đối tượng đánh thuế là mục tiêu tác động của thuế. Căn cứ tính thuế: là những yếu tố mà người thu thuế dựa để tính số tiền thuế phải nộp. các loại thuế khác nhau thì có cách tính khác nhau. Khi càn xem xét căn cứ tính thuế thì cần xem xét các yếu tố sau đây: + Thuế suất: là phần thuế phải nộp trên mỗi đơn vị của đói tượng đánh thuế. + Đợn vị tính thuế: là đơn vị được sử dụng làm phương tiện tính toán của đối tượng đánh thuế. + Giá tính thuế: là giá trị của đối tượng đánh thuế. + Miễn giảm thuế: qui định cho phép người nộp thuế không phải thực hiện nghĩa vụ nộp toàn bộ số tiền thuế mà người đó phải nộp cho nhà nươc( miễn thuế) hoặc chỉ nộp một phần số tiền thuế đó( giảm thuế). Miến giảm thuế chỉ là yếu tố ngoại lệ được qui định trong một số sắc thuế. + Thưởng phạt: thưởn là hình thức nhà nươc khuyến khích người có thành tích trong thực hiện các luật thuế. Phạt là hình thức kỉ luật đối với người vi phạm luật thuế. + Thủ tục thuế: đó là những qui định về giấy tờ và trình tự thu nộp mang tính chất hành chính để thi hành luật thuế( như thủ tục kê khai, tính thuế và nộp thuế). + Ngoài những yếu tố trên, trong luật thuế cũng bao giờ qui định rõ quyền hạn trách nhiệm của chính phủ, UBND các cấp, của bộ tài chính, cơ quan thuế ở tung ương và các địa phương, nghĩa vụ của người nộp thuế. Các tiêu thức xây dưng hệ thống thuế hiện đại: Tính công bằng( theo chiều dọc và chiều ngang) Tính hiệu quả( đối với công tác thuế và với nền kinh tế) Tính trung lập Tính rõ rang, minh bạch. Tính thân thiện. Tính ổn định. CHƯƠNG II: ĐỊNH NGHĨA VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Định nghĩa: Thuế thu nhập cá nhân đã được áp dụng từ lâu ở các nước phát triển, đối tượng nộp thuế này là mọi dân cư trong nước và người nước ngoài có thu nhập phát sinh ở nước sở tại không phân biệt nghề nghiệp và địa vị xã hội. Ðồng thời, tùy theo tính chất của các khoản thu nhập cá nhân, người ta chia thu nhập làm hai loại: thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên để tính thuế cho phù hợp. Lần đầu tiên ở Anh vào năm 1799 thuế thu nhập cá nhân được đưa vào thực hiện như một hình thức thu tạm thời nhằm mục đích trang trải cho cuộc chiến tranh chống Pháp và được chính thức áp dụng vào năm 1942. Sau đó nhiều nước tư bản phát triển khác cũng áp dụng thuế này như: ở Nhật năm 1887, Ðức 1899, Mỹ 1903, pháp 1916 và Liên Xô năm 1922. Đặc điểm: Thuế thu nhập cá nhân là lại thuế trực thu đánh vào thu nhập chính đáng của từng cá nhân. Do là thuế trực thu nên nó phản ánh sự đồng nhất giữa đối tượng nộp thuế theo luật và đối tượng chịu thuế theo ý nghĩa kinh tế. Người chịu thuế thu nhập cá nhân không có khả năng chuyển giao gánh nặng thuế khoá sang cho các đối tượng khác tại thời điểm đánh thuế. Thuế TNCN có diện đánh thuế rất rộng, thể hiện trên hai khía cạnh: một là đối tượng đánh thuế TNCN là toàn bộ các khoản thu nhập của cá nhân thuộc diện đánh thuế không phân biệt thu nhập đó có nguồn gốc phát sinh trong nước hay ở nước ngoài; hai là đối tượng phải kê khai nộp thuế TNCN là toàn bộ những người có thu nhập, bao gồm tất cả công dân của nước sở tại và những người nước ngoài cư trú thường xuyên hay không thường xuyên nhưng có số ngày có mặt, làm việc, có thu nhập theo mức độ quy định của pháp luật thuế TNCN. Thuế TNCN là một loại thuế thu nhập nhưng khác với thuế Thu nhập doanh nghiệp ở chỗ nó có tính tất yếu gắn với chính sách xã hội của mỗi quốc gia cho dù quốc gia đó có mục tiêu hoàn thiện chính sách thuế, xây dựng một chính sách thuế có tính trung lập không nhằm nhiều mục tiêu khác nhau. Thể hiện, nó luôn quy định loại trừ một số khoản thu nhập trước khi tính thuế TNCN như thu nhập mang tính trợ cấp xã hội, khoản chi cần thiết cho cuộc sống cá nhân, gia đình người nộp thuế, khoản chi mang tính nhân đạo xã hội Thuế TNCN có góc độ kỹ thuật tính thuế khá phức tạp bởi diện đánh thuế rộng, liên quan chặt chẽ với hoành cảnh cá nhân, chính sách xã hội cụ thể, có áp dụng phương pháp luỹ tiến. Có như vậy mới đảm bảo công bằng xã hội, người có thu nhập cao hơn thì trước và sau khi nộp thuế họ vẫn còn một khoản thu nhập cao hơn so với người có thu nhập thấp khi chưa nộp thuế Vai trò đối với thị trường Việt Nam: Lịch sử hình thành thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam: Ở miền Nam Việt Nam trước 1975, chính quyền Sài Gòn đã áp dụng thuế thu nhập cá nhân nhưng với tên gọi là thuế lợi tức lương bổng năm 1962 và sau đó được cải cách vào năm 1972. Ngày 27/12/1990, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (Income Tax on high - Income earner) và đã được ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Ðể cho phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, từ đó đến nay đã có 06 lần sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: lần thứ nhất vào ngày 10/3/1992, lần thứ hai vào ngày 1/6/1994, lần thứ ba vào ngày 6/2/1997, lần thứ 4 vào ngày 30/6/1999 và lần thứ năm vào ngày 13/6/2001( có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2001) và lần thứ 6 là pháp lệnh sửa đổi, bổ sung số 14/2004/PL-UBTVQH11 ban hàng năm 2004 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2004 đến nay). Hiện nay việc thực hiện các quy định của pháp lệnh số 14 này được hướng dẫn bởi thông tư 81/2004/TT-BTC và thông tư số 12/2005/TT-BTC. Để nâng cao hơn nữa tính chất quan trọng và phải có các biện pháp chế tài đủ mạnh để việc thực hiện thu thuế TNCN được đi vào ổn định, có hiệu quả, công bằng, tại kỳ họp Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật số 04/2007/QH12  - Luật thuế thu nhập cá nhân. Luật này sẽ có hiệu lực thi hành chính thức từ ngày 01/01/2009. Tại thời điểm người viết bài này thì chính phủ đang trình dự thảo nghị định quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập cá nhân. Sau khi có Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành thì sẽ có thể có các Thông tư của Bộ tài chính hướng dẫn chi tiết hơn. Các thông tư số 81 và 12 sẽ đồng thời hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2009. Do tại thời điểm viết bài này Luật thuế TNCN chưa có hiệu lực thi hành nên người viết chủ yếu dẫn chứng các quy định tại Pháp lệnh số 14, thông tư 81 và thông tư 12, các thay đổi được điều chỉnh từ ngày 01/01/2009. Vai trò của thuế thu nhập cá nhân trong xã hội: - Góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước: Sự giảm dần các loại thuế xuất nhập khẩu do yêu cầu tự do hóa thương mại nên thuế thu nhập cá nhân ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng cho ngân sách Nhà nước. Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, thu nhập bình quân đầu người của cá nhân ngày càng tăng từ đó thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Thực tế tỷ trọng thu thuế TNCN trong tổng thu ngân sách của nhiều quốc gia đã phản án,h tiến trình đó, tại các nước khối ASEAN: 5-10%, các nước phát triển có tỷ trọng 15-16% có nước đạt tới tỷ trọng 30- 40% như Anh, Mỹ. Tại Việt Nam, mới tiếp cận chính sách thu và còn phân tán ở nhiều sắc thuế nhưng cũng đã có kết quả tăng trưởng thu khá lớn trong những năm gần đây: năm 1991 thu theo chính sách thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là 62 tỷ, thì đến năm 2000 thu được 1.832 tỷ và đến năm 2005 số thu đã đạt 8.300 tỷ. Tuy vậy tỷ trọng thu cũng mới chỉ đạt khoảng 5% tổng thu ngân sách. - Góp phần thực hiện công bằng xã hội: Thông thường, thuế thu nhập cá nhân chỉ đánh vào thu nhập cao hơn mức khởi điểm thu nhập chịu thuế, không đánh thuế vào những cá nhân có thu nhập vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức cần thiết. Thêm vào đó khi thu nhập cá nhân tăng lên thì tỷ lệ thu thuế cũng tăng thêm. Ở nhiếu nước còn có quy định miễn, giảm thuế cho những cá nhân mang gánh nặng xã hội. Ở nước ta hiện nay, thu nhập của các tầng lớp nhân dân có sự chênh lệch nhau, số đông dân cư có thu nhập còn thấp, nhưng cũng có một số cá nhân có thu nhập khá cao, nhất là những cá nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong khu chế xuất hoặc có một số cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Mặc dù thuế thu nhập cá nhân chưa mang lại số thu lớn cho ngân sách Nhà nước, song xét trên phương diện công bằng xã hội và phương diện công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước thì thuế thu nhập cá nhân có vị trí cực kỳ quan trọng, do đó việc điều tiết thuế thu nhập đối với những người có thu nhập cao là cần thiết, đảm bảo thực hiện chính sách công bằng xã hội. Cách tính thuế: Theo luật thuế thu nhập cá nhân ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007. Căn cứ chương 2, chương 3 của luật này. Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân: Căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân là thu nhập chịu thuế và thuế suất được quy định tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và khả năng thu nhập, yêu cầu điều tiết trong từng điều kiện cụ thể. Thu nhập chịu thuế. + Thu nhập thường xuyên. Thu nhập thường xuyên chịu thuế là tổng thu nhập của từng cá nhân bình quân tháng trong năm nằm trong giới hạn phải nộp thuế do biểu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao quy định (đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam thu nhập bình quân tháng trong năm là trên 5.000.000 đồng; trên 8.000.000 đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài). Riêng đối với ca sỹ như diễn viên thanh nhạc biểu diễn các loại hình nghệ thuật ca-nhạc kịch, cải lương, tuồng, chèo, dân ca; nghệ sỹ xiếc, múa; cầu thủ bóng đá; vận động viên chuyên nghiệp có xác nhận của cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, được trừ 25% thu nhập khi xác định thu nhập chịu thuế Thu nhập thường xuyên chịu thuế được tính như sau: Công dân Việt Nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài, cá nhân khác định cư tại Việt Nam: lấy tổng thu nhập nhận được trong năm kể cả thu nhập phát sinh ở nước ngoài chia 12 tháng (theo năm dương lịch). Người nước ngoài được coi là cư trú tại Việt Nam nếu ở tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên: lấy tổng thu nhập nhận được trong năm bao gồm thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam chia cho 12 tháng. Người nước ngoài ở tại Việt Nam dưới 183 ngày thì được coi là không cứ trú ở Việt Nam, trong trường hợp này thu nhập thường xuyên chịu thuế là tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam trong thời gian đó. Thu nhập không thường xuyên.       Thu nhập không thường chịu thuế là số thu nhập của từng cá nhân trong từng lần phát sinh thu nhập nằm trong mức giới hạn phải nộp thuế thu nhập do biểu thuế quy định. Thuế suất. Ðối với thu nhập thường xuyên. Thuế thu nhập đối với thu nhập thường xuyên được áp dụng biểu thuế suất lũy tiến từng phần có phân biệt giữa người Việt Nam và người nước ngoài. Biểu thuế chia thành các nhóm sau: Ðối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam, thuế thu nhập theo biểu thuế lũy tiến từng phần như sau: ( Ðối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam, thuế thu nhập theo biểu thuế lũy tiến từng phần như sau: Bậc thuế  Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)  Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)  Thuế suất (%)   1  Đến 60  Đến 5  5   2  Trên 60 đến 120  Trên 5 đến 10  10   3  Trên 120 đến 216   Trên 10 đến 18  15   4  Trên 216 đến 384   Trên 18 đến 32  20   5  Trên 384 đến 624  Trên 32 đến 52  25   6  Trên 624 đến 960  Trên 52 đến 80  30   7  Trên 960  Trên 80  35   ( Ðối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài, thuế thu nhập theo biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:  Thu nhập tính thuế  Thuế suất (%)   a) Thu nhập từ đầu tư vốn  5   b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại  5   c) Thu nhập từ trúng thưởng  10   d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng  10   đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này  20     Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này  0,1   e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này  25   Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này  2   Riêng đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế thì áp dụng thuế suất thống nhất là 25 % trên tổng số thu nhập. ( Trường hợp công dân Việt Nam trong năm vừa có thời gian làm việc ở trong nước, vừa có thời gian làm việc ở nước ngoài thì thu nhập chịu thuế bình quân tháng được xác định bằng tổng thu nhập phát sinh ở trong nước và ở nước ngoài chia cho 12 tháng, hoặc xác định theo thu nhập chịu thuế bình quân tháng tính cho thời gian ở trong nước, thời gian ở nước ngoài Ðối với thu nhập không thường xuyên. i.) Đối với thu nhập về chuyển giao công nghệ là khoản thu nhập có giá trị trên 15 triệu đồng tính cho từng hợp đồng, không phân biệt số lần chi trả; ii.) Đối với thu nhập về trúng thưởng xổ số dưới các hình thức, kể cả trúng thưởng khuyến