Tiểu luận Tìm hiểu chính sách tỷ giá của Việt Nam từ 1997 - 2011. Liên hệ với chính sách tỷ giá của Thái Lan, Trung Quốc

- Khái niệm: Tỷ giá đo lường giá của một đơn vị tiền tệ của 1 quốc gia hay khu vực bằng đơn vị tiền tệ của quốc gia hay khu vực khác, hay chúng ta có thể hiểu, nó là mức giá tại đó mà đồng tiền của một quốc gia/khu vực có thể chuyển đổi sang đồng tiền của quốc gia hay khu vực khác - Phương pháp yết giá Theo quy ước thống nhất, đồng tiền đứng trước gọi là đồng yết giá và đồng đứng ở vị trí thứ 2 gọi là đồng định giá. Đồng tiền yết giá là đồng tiền thể hiện giá trị của nó thông qua đồng tiền định giá Đồng tiền định giá là đồng tiền dùng để xác định giá trị của đồng tiền yết giá VD: USD/VND=20.680. Ở đây USD là đồng tiền yết giá còn VND là đồng tiền định giá. Có 2 phương pháp yết giá: Yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp + Yết giá ngoại tệ trực tiếp:là phương pháp biểu thị một đơn vị ngoại tệ bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ trong nước, theo phương pháp này khi nhìn vào ta có thể biết ngay là giá của 1 đồng ngoại tệ đó bằng bao nhiêu đồng nội tệ. VD: USD/VND=20.680 + Yết giá gián tiếp: là phương pháp biểu thị một đơn vị tiền tệ trong nước bằng bao nhiêu đơn vị tiền ngoại tệ

pdf47 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1823 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu chính sách tỷ giá của Việt Nam từ 1997 - 2011. Liên hệ với chính sách tỷ giá của Thái Lan, Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Tìm hiểu chính sách tỷ giá của Việt Nam từ 1997 - 2011. Liên hệ với chính sách tỷ giá của Thái Lan, Trung Quốc 1 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ 1.1 Khái quát chung về tỷ giá hối đoái 1.1.1 Khái niệm tỷ giá hối đoái - Khái niệm: Tỷ giá đo lường giá của một đơn vị tiền tệ của 1 quốc gia hay khu vực bằng đơn vị tiền tệ của quốc gia hay khu vực khác, hay chúng ta có thể hiểu, nó là mức giá tại đó mà đồng tiền của một quốc gia/khu vực có thể chuyển đổi sang đồng tiền của quốc gia hay khu vực khác - Phương pháp yết giá Theo quy ước thống nhất, đồng tiền đứng trước gọi là đồng yết giá và đồng đứng ở vị trí thứ 2 gọi là đồng định giá. Đồng tiền yết giá là đồng tiền thể hiện giá trị của nó thông qua đồng tiền định giá Đồng tiền định giá là đồng tiền dùng để xác định giá trị của đồng tiền yết giá VD: USD/VND=20.680. Ở đây USD là đồng tiền yết giá còn VND là đồng tiền định giá. Có 2 phương pháp yết giá: Yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp + Yết giá ngoại tệ trực tiếp:là phương pháp biểu thị một đơn vị ngoại tệ bằng bao nhiêu đơn vị tiền tệ trong nước, theo phương pháp này khi nhìn vào ta có thể biết ngay là giá của 1 đồng ngoại tệ đó bằng bao nhiêu đồng nội tệ. VD: USD/VND=20.680 + Yết giá gián tiếp: là phương pháp biểu thị một đơn vị tiền tệ trong nước bằng bao nhiêu đơn vị tiền ngoại tệ. 1.1.2 Phân loại tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: Theo nghiệp vụ giao dịch, theo phương tiện chuyển ngoại hối, theo thị trường yết giá,theo thời điểm mua bán ngoại tệ, theo hình thức giao nhận ngoại hối 2 - Nếu căn cứ vào nghiệp vụ giao dịch, tỷ giá được chia làm 2 loại + Tỷ giá mua là mức giá tại đó chủ thể yết giá sẵn sàng trả để mua vào 1 đơn vị đồng yết giá + Tỷ giá bán: là mức giá tại đó chủ thể yết giá sàng đổi 1 đơn vị đồng tiền yết giá để lấy đồng tiền định giá. - Nếu căn cứ theo phương tiện chuyển ngoại hối, tỷ giá hối đoái được chia thành: +Tỷ giá điện hối: là tỷ gía mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại hối bằng điện( telegraphic transfer -T/T) +Tỷ giá thư hối: là tỷ giá mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển ngoại hối bằng thư ( mail transfen M/T) - Căn cứ vào thị trường yết giá: +Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do cơ quan quản lý ngoại tệ công bố áp dụng cho một thời kỳ nhất định +Tỷ giá thị trường là tỷ giá hình thành trên cơ sơ cung cầu của thị trường - Nếu căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại tệ : + Tỷ giá đóng cửa: Thông thường ngân hàng không công bố tất cả tỷ giá của các hợp đồng đã kí kết trong một ngày mà chỉ công bố tỷ giá của hợp đồng kí cuối cùng trong ngày đó, người ta gọi là tỷ giá đóng cửa. Tỷ giá đóng cửa được coi là chỉ tiêu chủ yếu về tình hình biến động của tỷ giá trong ngày đó. + Tỷ giá mở cửa: Là tỷ giá của chuyến giao dịch ngoại hối đầu tiên trong một ngày. - Nếu căn cứ vào phương thức giao nhận ngoại hối: + Tỷ giá giao nhận ngay: Tức là tỷ giá áp dụng khi bán ngoại hối thì được nhận tiền ngay vào ngày hôm đó hay trong vòng hai ngày làm việc sau đó. + Tỷ giá giao nhận có kì hạn: Là tỷ giá áp dụng cho các hợp đồng mua bán ngoại hối được ký kết hôm nay nhưng việc thực hiện giao dịch được diễn ra tại một thời điểm xác định trong tương lai 3 1.1.3 Tác động của tỷ giá hối đoái tới nền kinh tế - Tỷ giá tác động tới cán cân thương mại: Tỷ giá ảnh hưởng đến mức giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa trên thị trường quốc tế. Trong điều kiện mức giá bán hàng hóa là không đổi, khi tỷ giá giảm ( đồng nội tệ tăng giá), hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ tương đối và hàng hóa xuất khẩu trở nên đắt tương đối so với hàng hóa nước ngoài. Vì vậy điều này dẫn đến việc hạn chế xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. - Tỷ giá gây ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ lạm phát. Tỷ giá thay đổi làm thay đổi mức giá cả tương đối giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài. Điều này tác động đến cầu trong nước và cầu nước ngoài đối với hàng hóa. Cầu thay đổi tác động đến giá cả hàng hóa và ảnh hưởng đến lạm phát - Với sản lượng và việc làm: Đối với các lĩnh vực sản xuất chủ yếu dựa trên nguồn lực trong nước thì khi TGHĐ tăng, sự tăng giá hàng nhập khẩu sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các lĩnh vực này giúp phát triển sản xuất từ đó tạo thêm công ăn việc làm giảm thất nghiệp, sản lượng quốc gia có thể tăng lên và ngược lại. - Đối với đầu tư quốc tế: - Đầu tư trực tiếp: TGHĐ tác động tới giá trị phần vốn mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư hoặc góp vốn liên doanh. Vốn ngoại tệ hoặc tư liệu sản xuất được đưa vào nước sở tại thường được chuyển đổi ra đồng nội tệ theo tỷ giá chính thức. Bên cạnh đó tỷ giá còn có tác động tới chi phí sản xuất và hiệu quả các hoạt động đầu tư nước ngoài. Do đó sự thay đổi TGHĐ có ảnh hưởng nhất định tới hành vi của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc quyết định có đầu tư vào nước sở tại hay không. - Đầu tư gián tiếp: là loại hình đầu tư thông qua hoạt động tín dụng quốc tế cũng như việc mua bán các loại chứng khoán có giá trên thị trường. 4 Trong một thế giới có sự luân chuyển vốn quốc tế tự do khi TGHĐ tăng tổng lợi tức từ khoản vay bằng ngoại tệ lớn hơn lãi suất trong nước sẽ xảy ra hiện tượng luồng vốn chảy ra nước ngoài và ngược lại TGHĐ giảm luồng vốn sẽ đổ vào trong nước. Như vậy muốn tạo môi trường đầu tư ổn định nhằm phát triển kinh tế đòi hỏi các quốc gia xây dựng và điều chỉnh một chính sách tỷ giá ổn định hợp lý giảm mức độ rủi ro trong lĩnh vực đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Với nợ nước ngoài: Các khoản vay nợ nước ngoài thường được tính theo đơn vị tiền tệ nước đó hoặc những đồng tiền mạnh nên khi TGHĐ tăng lên cũng đồng nghĩa với sự tăng lên của gánh nặng nợ nước ngoài. Ngày nay khi sự luân chuyển vốn quốc tế ngày càng tự do thì các nước đặc biệt các nước đang phát triển càng cần phải thận trọng hơn trong chính sách tỷ giá để đảm bảo tăng trưởng và khả năng trả nợ nước ngoài 1.2 Các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái: Có 5 nhân tố chính tác động đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái bao gồm: + Thay đổi Chênh lệch tương đối về lạm phát của 2 quốc gia: khi lạm phát tăng, đòng nội tệ trở nên mất giá, mức giá cả của hàng nội địa sẽ trở nên đắt tương đối so với hàng nhập khẩu, điều này khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu, Cầu về ngoại tệ tăng lên, cung ngoại tệ giảm xuống dẫ đến đồng ngoại tệ tăng giá, tức là tỷ giá hối đoái tăng. + Thay đồi Chênh lệch về lãi suất: khi lãi suất của đồng nội tệ tăng so với lãi suất của đồng ngoại tê, nhà đầu tư sẽ chuyển từ việc nắm giữ đồng ngoại tệ sang đầu tư vào đồng nội tệ, cầu nội tệ tăng dẫn đến đồng nội tệ lên giá, tỷ giá hối đoái giảm. +Thay đổi chênh lệch mức thu nhập: Trong trường hợp thu nhập của người dân trong nước tăng, nhu cầu mua hàng hóa nước ngoài tăng, điều này dẫn đến tăng cầu về ngoại tệ, kết quả là đồng ngoại tệ lên giá hay tỷ giá hối đoái tăng lên. + Thay đổi trong kiểm soát và can thiệp của chính phủ: Ví dụ như thuế quan và hạn mức nhập khẩu là những công cụ mà chính phủ dùng để điều tiết và hạn chế nhập khẩu. Khi chính phủ tăng thuế của hàng nhập khẩu, điều này làm tăng giá của hàng 5 nhập khẩu lên, cầu về hàng nhập khẩu giảm dẫn đến cầu ngoại tệ giảm, đồng ngoại tệ giảm giá, tỷ giá hối đoái giảm. +Thay đổi trong kỳ vọng về tỷ giá: Đứng trước thông tin tỷ giá hối đoái sẽ thay đổi do chính phủ chuẩn bị thay đổi mức thuế quan với hàng nhập khẩu hoặc mức lạm phát thay đổi thì nhu cầu nắm giữ đồng ngoại tệ cũng thay đổi dẫ tới sự thay đổi tỷ giá. 1.3 Chính sách tỷ giá: 1.3.1 Khái niệm và mục tiêu của chính sách tỷ giá: - Kn:Chính sách TGHĐ là một hệ thống các công cụ dùng để tác động tới cung cầu ngoại tệ trên thị trường từ đó giúp điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt tới những mục tiêu cần thiết. - Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái Cân bằng nội và cân bằng ngoại là hai nhóm mục tiêu cơ bản mà chính sách tỷ giá cuối cùng phải hướng đến .Tuy nhiên trong giai đoạn nhất định nào đó , chính sách tỷ giá cũng có thêm những mục tiêu cụ thể như : thường xuyên xác lập và duy trì mức tỷ giá cân bằng , duy trì và bảo vệ giá trị đồng nội tệ, tiến tới thực hiện đầy đủ chức năng của đồng tiền ( bao gồm việc thực hiện khả năng chuyển đổi của đồng tiền) ,gia tăng dự trữ ngoại tệ.. Bây giờ sẽ lần lượt xem xét hai mục tiêu : cân bằng nội và cân bằng ngoại. Mục tiêu cân bằng nội : Là trạng thái ở đó các nguồn lực của một quốc gia được sử dụng đầy đủ, thể hiện ở sự toàn dụng nhân công và mức giá cả ổn định. Mức giá biến động bất ngờ có tác động xấu đến các khoản tín dụng và đầu tư. Chính phủ cần ngăn chặn các đợt lên hay xuống phát triển đột ngột của tổng cầu để duy trì một mức giá cả ổn định, có thể dự kiến trước được. Vì vậy, tỷ giá hối đoái được xem như là một công cụ đắc lực, hỗ trợ hiệu quả cho Chính phủ trong việc điều chỉnh giá cả, đặc biệt là trong nền kinh tế, xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay. Mục tiêu cân bằng ngoại : Khái niệm "cân bằng ngoại" khó xác định hơn nhiều so với "cân bằng nội", nó chủ yếu là sự cân đối trong "tài khoản vãng lai". Trên thực tế người ta không thể xác định được "tài khoản vãng lai" nên cân bằng, thâm hụt hay 6 thặng dư bao nhiêu chỉ có thể thống nhất rằng: không nên có một sự thâm hụt hay thặng dư quá lớn mà thôi. Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của một quốc gia mà Chính phủ phải có cách để điều chỉnh tỷ giá hối đoái của họ cho phù hợp, hiệu quả, chủ yếu tác động vào các hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư xuyên quốc gia. 1.3.2 Nội dung của chính sách tỷ giá: Chính sách tỷ giá gồm 2 nội dung cơ bản là lựa chọn chế độ tỷ giá và can thiệp, điều chỉnh tỷ giá bằng các công cụ 1.3.2.1. Lựa chọn chế độ tỷ giá: a) Khái niệm chế độ tỷ giá: Chế độ tỷ giá là cách thức cơ quan quản lý tiền tệ của một quốc gia thực hiện để điều tiết quản lý đồng tiền của quốc gia mình trong mối quan hệ với đồng tiền của quốc gia khác cũng như với thị trường ngoại hối. b) Phân loại chế độ tỷ giá Theo cách phân loại của quỹ tiền tệ quốc tế IMF 4/ 2008, chế độ tỷ giá của các quốc gia được phân chia thành 8 nhóm như sau: Nhóm 1: Hệ thống tiền tệ không có đồng tiền pháp định riêng (Exchange arrangement with no separate legal tender): Đây là chế độ tỷ giá của những nước không sử dụng đồng tiền bản tệ riêng của quốc gia mình mà sử dụng đồng tiền của quốc gia khác làm đồng tiền pháp định duy nhất. Số nước áp dụng chế độ này năm 2008 là 10 nước chiếm 5.32% trong đó tiêu biểu là Equador, El Savaldor Nhóm 2: Neo cứng theo một đồng tiền mạnh (currency board) Đây là chế độ tỷ giá theo đó một quốc gia cam kết bằng luật việc cố định tỷ giá của đồng nội tệ với một đồng ngoại tệ nào đó. Các nước sử dụng chế độ tỷ giá này năm 2008 là 13 nước chiếm 6.91% trong đó tiêu biểu là Hồng Kông, Brunei, Bulgaria Nhóm 3: Neo cố định ( conventional fixed peg arrangements) với một đồng tiền (single currency), với một rổ đồng tiền (composite): Theo chế độ này, đồng tiền của một quốc gia được neo tỷ giá trung tâm với một hoặc một rổ tiền tệ. Tỷ giá vẫn có thể giao động trong một biên độ hẹp +_ 1% ít nhất trong 3 tháng, 7 NHTW sẵn sàng can thiệp để duy trì tỷ giá này, NHTW có thể điều chỉnh tỷ giá trung tâm nhưng không thường xuyên. Năm 2008 số nước áp dụng chế độ tỷ giá này là 68 chiếm 36.17% trong đó tiêu biểu là Nga, Jordan, Quatar Nhóm 4: Neo trong biên độ ( pegged exchange rate within horizontal bands): Neo tỷ giá trung tâm với đồng tiền khác theo một tỷ lệ cố định, biên độ dao động lớn hơn +_1%. Năm 2008 có 3 (1,6%)nước áp dụng chế độ này trong đó tiêu biểu là Seria Nhóm 5: Neo tỷ giá có điều chỉnh (crawling peg) tỷ giá trung tâm được điều chỉnh thường xuyên với các bước nhỏ theo các chỉ số định lượng như lạm phát . Số nước sử dụng năm 2008 là 8 (4,26%) trong đó tiêu biểu là Trung quốc, Iraq Nhóm 6: Neo tỷ giá với biên độ điều chỉnh ( crawling band) : Cho phép biên độ được thay đổi trên +-1%, đồng thời tỷ giá trung tâm được điều chỉnh thường xuyên theo các chỉ số định lượng như lạm phát. Năm 2008 có 2 nước sử dụng chế độ này chiếm 1.06% gồm Costa Rica và Azerbajan Nhóm 7: Thả nổi có quản lý (Managed floating) Tỷ giá được xác định bởi thị trường, nghĩa là không có tỷ giá chính thức được công bố, NHTW chủ động can thiệp để làm mềm sự biến động của tỷ giá, chính phủ có một mức tỷ giá mục tiêu ngầm đối với tỷ giá. Năm 2008 có 44 nước sử dụng (chiếm 23.4%) trong đó tiêu biểu là Thái Lan, Singapore, Ấn độ, Lào, Malaysia, Philippines, Indonesia, Cambodia Nhóm 8: Thả nổi hoàn toàn ( Independently floating) tỷ giá được xác định hoàn toàn bởi thị trường, NHTW can thiệp ít và không có mức tỷ giá mục tiêu. Năm 2008 có 40 nước sử dụng chiếm 21.28% trong đó tiêu biểu là Anh, EU, Hàn quốc, Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand 1.3.2.2. Các công cụ của ngân hàng trung ương trong việc thực thi chính sách tỷ giá a. Chính sách chiết khấu: là chính sách của NHTW dùng cách thay đổi lãi suất chiết khấu của ngân hàng mình để điều chỉnh TGHĐ trên thị trường. Khi TGHĐ lên cao đến mức nguy hiểm muốn cho tỷ giá hạ xuống thì NHTW nâng cao tỷ suất chiết khấu lên, do đó lãi suất trên thị trường cũng nâng lên, kết quả là vốn ngắn hạn trên thị 8 trường thế giới sẽ chạy vào nước mình để thu lãi cao. Lượng vốn chạy vào sẽ góp phần làm dịu sự căng thẳng của cầu ngoại hối, do đó, TGHĐ sẽ có xu hướng hạ xuống. Chính sách chiết khấu cũng chỉ có ảnh hưởng nhất định và có hạn đối với TGHĐ, bởi vì giữa tỷ giá và lãi suất không có quan hệ nhân quả, lãi suất không phải là nhân tố duy nhất quyết định sự vận động vốn giữa các nước. Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung cầu của vốn cho vay. Lãi suất có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và trong một tình hình đặc biệt có thể vượt quá tỷ suất lợi nhuận bình quân. Còn TGHĐ thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định mà quan hệ này lại do tình hình của cán cân thanh toán dư thừa hay thiếu hụt quyết định. Như vậy là nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau, do đó mà biến động của lãi suất không nhất định đưa TGHĐ biến động theo. Lãi suất lên cao có thể thu hút vốn ngắn hạn của nước ngoài chạy vào, nhưng trong tình hình chính trị, kinh tế và tiền tệ trong nước đó không ổn định thì không nhất thiết thực hiện được, bởi vì đối với vốn nước ngoài, vấn đề lúc đó đặt ra là sự đảm bảo an toàn cho số vốn chứ không phải là vấn đề thu được lãi nhiều. Tuy nhiên, không nên hoàn toàn coi thường chính sách chiết khấu. Nếu tình hình tiền tệ của các nước đều đại thể như nhau thì phương hướng đầu tư ngắn hạn vẫn hướng vào những nước có lãi suất cao. Do đó, hiện nay, chính sách chiết khấu vẫn còn có ý nghĩa của nó.. b. Chính sách hối đoái hay còn gọi là Nghiệp vụ thị trường mở là biện pháp tác động trực tiếp vào TGHĐ, có nghĩa là NHTW hay các cơ quan ngoại hối của Nhà nước dùng nghiệp vụ mua bán trực tiếp ngoại hối để điều chỉnh TGHĐ. Khi TGHĐ lên cao, NHTW tung ngoại hối ra bán để kéo TGHĐ tụt xuống. Muốn thực hiện được biện pháp này, NHTW phải có dự trữ ngoại hối lớn. Song, nếu tình hình thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế của một nước kéo dài thì khó có thể có nguồn dự trữ ngoại hối lớn để thực hiện chính sách này. 9 Chính sách chiết khấu và chính sách ngoại hối đều dẫn đến mâu thuẩn giữa tập đoàn tư bản trong nước, giữa thương nhân xuất khẩu muốn nâng cao TGHĐ lên với thương nhân nhập khẩu muốn hạ thấp TGHĐ xuống, giữa nhà xuất khẩu vốn muốn hạ thấp TGHĐ với nhà nhập khẩu vốn muốn nâng cao TGHĐ và mâu thuẩn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau, vì tỷ giá của một nước nâng lên thì hạn chế nhập khẩu hàng của nước khác nhưng lại khuyến khích việc xuất khẩu vốn của nước khác, do đó, làm cho cán cân thương mại và cán cân thanh toán của nước ngoài đó với nước thực hiện hai chính sách này bị thiệt hại. c. Quỹ dự trữ ngoại hối: đây là một hình thức biến trướng của chính sách hối đoái, mục đích của nó nhằm tạo ra một cách chủ động một lượng dự trữ ngoại hối để ứng phó với sự biến động của TGHĐ, thông qua chính sách hoạt động công khai trên thị trường. Về nguyên tắc thì NHTW các nước không chịu trách nhiệm điều tiết sự biến động của tỷ giá thả nổi. Song, do khủng hoảng ngoại hối trầm trọng, tiền tệ của các nước ngày một mất giá và tỷ giá biến động mãnh liệt đã ảnh hưởng đến sản xuất và lưu thông hàng hoá, các nước đã thành lập các quỹ dự trữ ngoại hối để điều tiết tỷ giá của đồng tiền nước mình. Theo số liệu của Ngân hàng dự trữ liên bang New York, các nước tư bản chủ nghĩa đã chi một khoản tiền khá lớn trích ra trong quỹ của mình khoảng 300 tỷ đô la từ đầu năm 1973, trong đó chỉ riêng từ tháng 8-1977 đến tháng 2-1978 đã chi ra 60 tỷ đôla để duy trì TGHĐ của họ. Riêng tháng 3-1978, quỹ của Ngân hàng dự trữ liên bang và khoản tín dụng “SWAP” đã đạt tới 22,6 tỷ đôla để phục vụ mục đích này. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, tác dụng của quỹ bình ổn hối đoái rất có hạn, vì một khi đã bị khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng ngoại hối, lượng dự trữ theo quỹ đó cũng giảm đi và không đủ sức điều tiết tỷ giá. Quỹ này chỉ có tác dụng khi hùng hoảng ngoại hối ít nghiêm trọng và có nguồn tín dụng quốc tế hỗ trợ, ví dụ như tín dụng “SWAP”. d. Phá giá tiền tệ. 10 Trong những điều kiện của cuộc đấu tranh về kinh tế, chính trị của các nước vì thị trường ngoài nước, cũng như trong những điều kiện mức độ lạm phát rất khác nhau ở các nước đã phát sinh, vấn đề cần thiết phải xem xét lại tỷ giá tiền tệ của nước này hoặc của nước khác. Trong tình trạng nghiêm trọng của khủng hoảng ngoại hối, khi mà sức mua của tiền tệ giảm sút mạnh và không thể đại biểu cho sức mua danh nghĩa của nó, khi mà trong suốt thời gian dài TGHĐ biến động mạnh thì vấn đề xác định lại TGHĐ là điều không thể tránh khỏi, song các nhà nước không thừa nhận điều đó, họ phá giá tiền tệ lúc nào, mức độ ra sao là phụ thuộc vào mục đích kinh tế và chính trị của họ. Phá giá tiền tệ đã trở thành một chính sách kinh tế, tài chính của nhà nước để tác động đến TGHĐ và cán cân thanh toán quốc tế. Phá giá tiền tệ là sự tụt sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ thấp hơn sức mua thực tế của nó. Ví dụ: Tháng 12-1971, đôla phá giá 7,89%, tức là giá của một bảng Anh tăng từ 2,4 USD lên 2,605 USD hay là sức mua của USD giảm từ 0,416 GBP còn 0,383GBP. Tác dụng của phá giá tiền tệ đối với nước tiến hành phá giá có thể là: - Khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, hạn chế nhập khẩu hàng hoá, do đó có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng của cán cân ngoại thương, nhờ vậy góp phần cán cân thanh toán quốc tế. - Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối và hạn chế xuất khẩu vốn ra bên ngoài cũng như chuyển tiền ra ngoài nước, do đó có tác dụng làm tăng khả năng cung ngoại hối, giảm nhu cầu về ngoại hối, nhờ đó TGHĐ sẽ giảm xuống. - Khuyến khích du lịch vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước ngoài, vì vậy quan hệ cung và cầu ngoại hối bớt căng thẳng. - Cướp không một phần giá trị thực tế của những ai nắm đồng tiền bị phá giá trong tay. - Tác dụng chủ yếu của biện pháp phá giá tiền tệ là nhằm cải thiện tình hình của cán cân thương mại. 11 Ví dụ: Do kết quả của phá giá bảng Anh 14,3% tháng 11-1967 nên trong năm 1986- 1969 sự thiếu hụt của cán cân thanh thương mại của nước Anh đã giảm đi rõ rệt và trong hai năm 1970 và 1971 cán cân thương mại của Anh đã dư thừa 12 triệu bảng Anh và 285 triệu bảng Anh. Tuy vậy, tác dụng cải thiện cán cân thương mại có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào khả năng đẩy mạnh xuất khẩu của nước tiến hành phá giá tiền tệ và năng lực cạnh
Luận văn liên quan