Thánh địa Mỹ Sơn Cách kinh đô Trà Kiệu 30 km về phía Tây, cách Đà Nẵng
68km về hướng Tây - Tây Nam. Quần thể kiến trúc nằm gọn trong thung lũng hẹp, có núi
bao bọc bốn bề, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên. Đây là khu di tích
tôn giáo vĩ đại nhất của người Champa, được khởi công xây dựng từ thế kỷ 4 với quần
thể hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Tháng 12/1999,
Thánh Địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc - thể hiện ở các đền
tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn hóa - thể hiện ở các dòng bia ký
bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.
20 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6853 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu di sản Thánh địa Mỹ Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận
Tìm hiểu di sản Thánh địa Mỹ Sơn
Mô tả đặc trưng di sản:
I. Khái quát chung:
1) Vị trí địa lý & đặc điểm chung:
Thánh địa Mỹ Sơn Cách kinh đô Trà Kiệu 30 km về phía Tây, cách Đà Nẵng
68km về hướng Tây - Tây Nam. Quần thể kiến trúc nằm gọn trong thung lũng hẹp, có núi
bao bọc bốn bề, thuộc làng Mỹ Sơn, xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên. Đây là khu di tích
tôn giáo vĩ đại nhất của người Champa, được khởi công xây dựng từ thế kỷ 4 với quần
thể hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Tháng 12/1999,
Thánh Địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc - thể hiện ở các đền
tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn hóa - thể hiện ở các dòng bia ký
bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.
2) Quá trình phát hiện:
Vào năm 1898, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên là
M.C Paris. Hai năm sau, 2 nhà nghiên cứu của Viện Viễn đông Bác cổ là L.Finot và L.de
Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để
nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm. Cho đến những năm 1903 -
1904 những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được
L.Finot chính thức công bố.
Mỹ Sơn đã được trùng tu bởi E.F.E.O (Ecole Francaise d’Extreme Orient) trong
thời gian từ 1937 đến 1944. Năm 1937, các nhà khoa học Pháp bắt đầu có những công
cuộc trùng tu tại Mỹ Sơn. Năm 1937-1938, ngôi đền A1 và các ngôi đền nhỏ xung quanh
nó được trùng tu. Các năm sau, từ 1939 đến 1943, các tháp B5, B4, C2, C3, D1, D2 được
trùng tu và gia cố lại. Năm 1939, nhằm để nghiên cứu các di tích của nhóm A, B, C, D
khỏi sự phá huỷ của dòng nước (đã phá sập tháp A9), người Pháp đã cho xây một con
đập và đào một dòng chảy xuyên núi để đổi hướng dòng chảy. Nhưng năm 1946, sau một
trận lũ lớn, con đập này đã bị vỡ, nước chảy trở lai theo dòng cũ như ngày hôm nay
chúng ta thấy.
Mỹ Sơn có một giai đoạn yên lắng từ năm 1954 đến 1964. Khi đó, cuộc chiến
tranh giải phóng dân tộc chưa đến giai đoạn khốc liệt. Nhưng từ năm 1965 đến 1972, khi
khu vực Duy Xuyên và Quảng Nam trở thành một chiến trường. Đền tháp Mỹ Sơn cũng
bị thiệt hại cùng với xóm làng mà nó đã mang tên. Nặng nề nhất là trận bom năm 1969 đã
làm biến dạng hình hài của khu di tích. Hầu hết các đền tháp đã bị sụp đổ hoặc hư hại
nặng nề. Sau chiến tranh, để phục vụ cho công cuộc nghiên cứu, phục hồi di tích, chúng
ta đã tiến hành rà phá bom mìn còn lại ở khu vực này. Mỹ Sơn sau chiến tranh là sự ngổn
ngang gạch đổ, cần sự trợ giúp của nhiều người. Đến năm 1975, trong số 32 di tích còn
lại, chỉ có khoảng 20 đền, tháp còn giữ được dáng vẻ ban đầu.
Năng 1980, trong chương trình hợp tác văn hoá Việt Nam - Ba Lan, tiểu ban phục
hồi di tích Chămpa được thành lập do cố kiến trúc sư Kazimiers Kwiat Kowski (1944-
1997) phụ trách. Từ 1981 đến 1985, các đền tháp nhóm B, C, D được dọn dẹp và gia cố,
hàng ngàn mét khối gạch vỡ, đất đá được đưa ra khỏi khu vực và sắp xếp lại. Nhờ vậy mà
khu vực đền tháp này có được dáng vẻ như ngày hôm nay. Sau đó, một phần nhóm A
được dọn dẹp và gia cố. Mỹ Sơn hiện nay vẫn còn rất nhiều việc để làm nhưng được như
hôm nay là công sức của những con người của những năm 1980 đầy khó khăn. Cố kiến
trúc sư người Ba Lan mà mọi người hay gọi bằng một tên thân mật Kazik đã để lại một
tình cảm sâu đậm trong di tích và con người tại Mỹ Sơn. Ông mất năm 1997 tại Huế.
3) Quá trình đề nghị và được công nhận:
Theo Công ước quốc tế, một di sản quốc gia được công nhận là di sản văn hóa thế
giới phải đảm bảo đầy đủ 1 trong 6 tiêu chuẩn sau:
(1) Là tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng con
người
(2) Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật
cấu tạo không gian trong một thời gian nhất định, trong một khung cảnh văn hóa
nhất định
(3) Chứng cớ xác thực cho một nền văn minh đã biến mất
(4) Cung cấp ví dụ hùng hồn cho một thể loại xây dựng, hoặc kiến trúc phản ánh một
giai đoạn lịch sử có ý nghĩa
(5) Cung cấp ví dụ hùng hồn về một dạng nhà ở truyền thống nói lên được một nền
văn hóa đang có nguy cơ bị hủy hoại trước những biến động không cưỡng lại được
(6) Có mối liên hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được những tiêu
chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng như về vị trí.
Để tiếp tục công việc bảo tồn di tích, năm 1995, Ban quản lý Di tích Mỹ Sơn đã
được thành lập. Ban đã phối hợp với Trung tâm thiết kế và tu bổ di tích Trung ương thiết
lập các dự án tu bổ cấp thiết từng cụm di tích trên cơ sở quy hoạch toàn vùng. Nổi bật
nhất trong những năm 1998-1999, Ban đã hoàn thành được hồ sơ để trình UNESCO công
nhận Mỹ Sơn là Di sản Thế giới. Tháng 12 năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn đã được
UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản
thế giới theo tiêu chuẩn (2) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hóa với sự hội
nhập vào văn hoá bản địa từ những ảnh hưởng văn hoá bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật
kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ; và theo tiêu chuẩn (3) như là bằng chứng
duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất, phản ảnh sinh động tiến trình phát triển
của lịch sử văn hoá Chămpa trong lịch sử văn hoá Đông Nam Á.
II. Đặc trưng di sản:
1) Lịch sử hình thành:
Ngày xưa, lãnh thổ Vương quốc Chămpa trải dài từ Đèo Ngang - Quảng Bình đến
Bình Thuận ngày nay. Chămpa có 2 bộ lạc: bộ lạc Dừa ở phía Bắc, từ Thừa Thiên đến
đèo Cù Mông. Còn bộ lạc Cau từ Cù Mông vào đến Bình Thuận. Từ hai bộ lạc này đã
hình thành đã hình thành những tiểu quốc đầu tiên rồi sau đó vương quốc Chămpa ra đời.
Về kinh tế, người Chăm sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Họ còn biết cách khai thác
hương liệu, trầm hương, hồ tiêu, quế để xuất khẩu ra nuớc ngoài. Qua biết bao thăng trầm
của lịch sử, vào thế kỷ thứ IV, dưới triều vua Bhahadravarman, đã cho xây dựng kinh đô
ở Trà Kiệu. Sau khi kinh đô đã được xây dựng xong, ông nghĩ ngay đến việc thành lập
trung tâm tôn giáo phục vụ cho kinh đô đó. Và thánh địa Mỹ Sơn đã ra đời.
Mỹ Sơn từng chứng kiến những thời kỳ hưng thịnh, rực rỡ cũng như những biến
động của vương quốc Chămpa cổ đại. Mỹ Sơn không phải là kinh đô mà là thánh địa của
Chămpa , thờ đấng linh thiêng tối cao. Theo quan niệm Ấn Độ giáo, nơi thờ cúng phải là
nơi thâm nghiêm. Vì lẽ đó mà thánh địa Mỹ Sơn đã được xây dựng giữa một thung lũng
được bao bọc bởi núi non hiểm trở - vùng Amaravati, tên gọi xưa của vùng Quảng Nam-
Đà Nẵng được văn bia nhắc đến như trái tim của vương quốc Chămpa trong nhiều thế kỷ.
Người Chăm cho đây là mảnh đất thiêng, ngọn núi Đại Sơn (Mahabavata) cũng là một
ngọn núi thiêng. Con suối Mỹ Sơn cũng được xem là con suối thiêng mà dòng suối này là
nhánh đổ ra sông Thu Bồn.
Kinh đô Trà Kiệu thất thủ khi người Chăm sử dụng nơi đây làm nơi trấn ngự. Từ
những yếu tố này người Chăm cho xây dựng đền thờ đầu tiên vào cuối thế kỷ thứ IV
bằng gỗ ở Mỹ Sơn để thờ thần Sisana Bhahadravana - tên thần là sự kết hợp của tên các
vị vua lúc bấy giờ là Bhahadravaman và thần Siva. Sau vị vua này, các vị vua khác lên
ngôi và tiếp tục cho xây dựng đền tháp. Trước hết là thờ cúng thần linh, thứ hai là muốn
tỏ uy quyền của mình. Dần dần từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ XIII Mỹ Sơn trở thành một
quần thể gồm khoảng 70 công trình kiến trúc lớn nhỏ. Cuối thế kỷ thứ XIII, do 2 bộ lạc
Cau và Dừa không thống nhất với nhau về quyền lợi cũng như phong tục tập quán. Trong
nước đã xảy ra nội chiến. Cũng thời điểm này, các nước láng giềng như Trung Hoa, Việt
Nam, Khmer đã tiến hành các cuộc chiến tranh với Chămpa. Chính vì những lý do đó
người Chăm đã dời kinh đô xuống phía Nam ở vùng Bình Thuận ngày nay. Sau thế kỉ thứ
XIII, Mỹ Sơn hầu như bị bỏ hoang, không ai xây dựng đền đài cũng như tiếp tục thờ cúng
ở Mỹ Sơn.
2) Kiến trúc thánh địa:
Bằng vật kiệu gạch nung và đá sa thạch, trong nhiều thế kỷ người Chăm đã dựng
lên một quần thể kiến trúc đền tháp độc đáo, liên hoàn: Ðền chính (Kalan) thờ Linga -
Yoni biểu tượng của năng lực sáng tạo, bên cạnh tháp chính là những tháp thờ nhiều vị
thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất. Mặc dù thời gian cùng chiến tranh đã biến nhiều
khu tháp thành phế tích nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc còn lại cho đến ngày
nay vẫn còn để lại những phong cách giai đoạn lịch sử mỹ thuật dân tộc Chăm, những
kiệt tác đánh dấu một thời huy hoàng của văn hoá kiến trúc Chămpa nói riêng cũng như
của Đông Nam Á nói chung.
a) Bố cục thánh địa:
Để tiện hơn cho việc nghiên cứu, Pamentier đã chia đền tháp Mỹ Sơn thành 10
nhóm: : A, A', B, C, D, E, F, G, H, K. Mỗi nhóm lại có từ một đến nhiều kiến trúc. Trong
đó:
- Nhóm A và A’ được gọi là
Khu tháp Chùa với 19 di tích
- Nhóm B, C và D được gọi là
Khu tháp Chợ với 12 di tích
- Nhóm E và F được gọi là
Khu tháp Bàn cờ với 4 di tích
Bố cục các tháp gồm một tháp
chính, một tháp cổng và một nhà đón
khách hành hương gọi là nhà tịnh tâm.
Tháp chính luôn ở vị trí trung tâm, bởi nó
là biểu tượng của trung tâm vũ trụ - nơi hội tụ thần linh. Những tháp phụ biểu tượng cho
các lục địa, những châu lục. Ở Ấn Độ, người ta đào chung quanh những công trình này
những rãnh sâu biểu tượng cho đại dương. Ở Mỹ Sơn lại không thấy chi tiết đó.
Hướng các tháp mang cũng mang nhiều ý nghĩa: phần lớn các tháp có cửa quay về
hướng Đông - phương mặt trời mọc, chỗ trú ngụ của thần linh. Nhưng cũng có nhiều tháp
quay về hướng Tây hoặc cả hai hướng Đông – Tây như khu A, E, F, thể hiện tư tưởng
hướng về thế giới bên kia của các vị vua sau khi chết được phong thần và để tỏ lòng hoài
niệm tổ tiên. Hướng Bắc đem đến của cải vật chất cho vương quốc Chămpa. Tháp hướng
Bắc để thờ thần tài lộc. Riêng hướng Nam các nhà nghiên cứu chưa tìm được ý nghĩa của
nó.
NHÓM THÁP B:
Tháp B1: biểu tượng của núi Mêru, là trung tâm vũ trụ, nơi tập trung các vị
thần. Tháp có thờ thần Siva. Có một cửa ra vào, các ô quanh tường là nơi thắp
đèn cầy.
Tháp B3: thờ thần Skanda - thần chiến tranh.
Tháp B4: thờ thần Ganesa - con thần Siva, có đầu voi mình người. Đây là thần
may mắn và hạnh phúc.
Tháp B5: quay về hướng Bắc, thờ thần Kover, thần tài lộc. Tháp cũng là nơi
giữ đồ hành lễ.
Tháp B6: bên trong có một hồ nước thánh dùng trong các nghi lễ.
Tháp B2: là tháp cổng đối diện với tháp chính.
Kế nữa là nhà tĩnh tâm, nơi các người đi hành lễ tĩnh tâm, chuẩn bị cho nghi lễ.
Xung quanh B1 có nhiều miếu phụ. Mỗi miếu phụ thờ một vị thần: thần mặt
trời, Kubera...mỗi vị thần giữ một hướng bảo vệ tháp chính. Những tháp đó
ngày nay không còn, chỉ còn lại B7.
NHÓM THÁP A:
Tháp A1: Đỉnh cao của nghệ thuật Chămpa vào thế kỉ thứ V, sau thế kỉ thứ X thì
nghệ thuật Chămpa càng bị mai một. Tháp A1 cao 24m, cao nhất ở Mỹ Sơn đá
xây tháp được lấy cách đó khoảng 15km. Người ta cho rằng người Chăm đã
dùng sức vật để kéo đá dọc theo bờ suối. Tháp A1 có hai cửa Đông và cửa Tây.
Ở trung tâm tháp có Linga lớn nhất Mỹ Sơn, không biết lí do gì mà Linga bị
khiêng ra ngoài.
Sự kết hợp giữa vương và thần được thể hiện qua ngẩu tượng Linga. Linga có ba
phần: phần trụ ở trên cùng tương ứng với thần Siva- huỷ diệt chưa hoàn thiện để
sáng tạo cái mới. Phần bát giác ở giữa tượng trưng cho thần Vishnus- thần bảo
tồn. Phần hình vuông ở dưới tượng trưng cho Brahma- thần sáng tạo. Linga nay
là một biểu tượng cho tam vị nhất thể.
NHÓM THÁP G:
Nhóm G này được xây dựng vào thế kỉ thứ XIII. Ở nhóm tháp này người Chămpa
đã dùng chất liệu mới để xây tháp là đá ong. Xung quanh tháp có trang trí những
mặt nạ thần Kala- thần thời gian. Bốn góc tháp có hình bốn con sư tử bảo vệ cho
tháp.
NHÓM THÁP E & F:
Là nhóm tháp muộn nhất. Hiện không còn gì nhiều, có hai pho tượng; giữ thần
cửa - hộ pháp Dravabala, thần bò Nandin. Nhóm tháp này hiện nay chỉ còn hai
tháp và một cái Mukha Linga.
b) Kiến trúc
“ Trong từng viên gạch, từng tấm phù điêu vũ nữ đang say múa, từng ngôi tháp cổ đổ
nát... như đang kể cho khách phương xa những câu chuyện về một thời kỳ rực rỡ đã
qua”.
Mỗi thời kỳ lịch sử, kiến trúc mang phong cách riêng, cũng như mỗi đền tháp thờ
những vị thần, những triều vua khác nhau tạo nên đường nét kiến trúc đầy dấu ấn. Nhìn
chung tháp Chàm đều được xây dựng trên một mặt bằng tứ giác, chia làm 3 phần: Ðế
tháp biểu hiện thế giới trần gian, vững chắc. Thân tháp tượng hình của thế giới thần linh,
kỳ bí mê hoặc. Phần trên cùng là hình người dâng hoa trái theo nghi lễ hoặc hình cây lá,
chim muông, voi, sư tử... những loài gần gũi với tôn giáo và cuộc sống con người
Từ những buổi ban đầu sơ khai, gần như người nghệ sĩ Chăm đã học cách trang trí
mỹ thuật và thực hiện nó theo người Ấn Độ (như tháp Mỹ Sơn E1). Nhưng rồi dần về
sau, tính bản địa đã được thể hiện. Nhưng theo thời gian, qua giao tiếp với các nền văn
minh khác và sự tiếp nhận chọn lọc của người nghệ sĩ Chăm pa; đền tháp tại Mỹ Sơn
mang những đường nét kiến trúc theo các thời kỳ khác nhau thể hiện các luồng văn hoá
mà họ nhận được. Là khu đền thờ chính của vương quốc trong suốt chín thể kỷ, nên các
đền tháp của Mỹ Sơn cũng thể hiện tính thăng trầm của các thời kỳ, những thay đổi trong
lịch sử của các vương triều, những chuyển biến trong đời sống văn hoá. Tuy chỉ xây dựng
những công trình có kích thước vừa và nhỏ, những kiến trúc của Mỹ Sơn đã chắt lọc
được những tinh hoa của người nghệ sĩ, sự kết hợp giữa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật
trang trí người Chăm pa xưa đã tạo cho các đền tháp một vẻ uy nghiêm và kỳ bí
Chất liệu và kĩ thuật xây dựng
Với việc quan sát kết cấu của tháp Chàm là những viên gạch đỏ chồng khít lên
nhau, không thấy mạch hồ kết dính đã hình thành nên những giả thuyết khác nhau về chất
liệu và kĩ thuật xây dựng những ngôi đền tháp Mỹ Sơn:
- Đền tháp Mỹ Sơn được xây từ những viên gạch cổ nhẹ hơn gạch hiện tại cùng
kích thước 1,3 lần. Gạch được nung non hơn nhưng tính chất về sức bền vật liệu lại cao
hơn
- Có những huyền thoại cho rằng: Người Chăm xây tháp bằng gạch mộc, dẻo gọt
nó lên, rồi nung một khối tháp trong ngọn lửa khổng lồ.
- Các chuyên gia Ba Lan lại khẳng định rằng người Chăm đã dùng gạch nung sẵn
gắn với nhau bằng vữa đất sét và sau đó toàn bộ tháp được nung lại.
- Một số nhà nghiên cứu cho rằng người Chăm đã dùng keo chiết từ thực vật
(nhựa xương rồng và mật mía hoặc nhựa cây dầu rái) để dán những viên gạch với nhau
hay có người thì nói họ dùng lá cây nghiền ra bôi vào sau đó để cho khô rồi xây tiếp
Có những nghiên cứu gần đây cho thấy người Chăm đã sử dụng kết hợp một số
biện pháp kĩ thuật khác nhau để xây tháp: dùng các viên gạch có độ lõm ở mặt tiếp xúc,
khi xây lên không thấy vữa ở giữa các viên gạch còn ở giữa có lớp vữa dày; mài các viên
gạch trong nước cho thật khít nhau rồi xếp lại cho bột gạch tự kết dính nhau trong sức
nặng của trọng lực của phần trên tháp; dùng các viên gạch có mặt lõm mặt lồi theo kiểu
âm dương, khi xếp lên tự thân nó liên kết với nhau.
Đền tháp Chăm ở Mỹ Sơn không chỉ chứa chất những giá trị văn hoá làm say đắm
long người mà còn chứa cả những giá trị kỹ thuật mà công nghệ thời nay vẫn chưa thể lí
giải được. Đến Mỹ Sơn, nhìn một mảng tường để biết rằng chúng ta còn phải học nhiều.
Phong cách tháp
Phong cách nghệ thuật các tháp Chăm là hệ thống các phong cách xây dựng trong
các thời kỳ liên tiếp nhau từ thế kỷ 7 đến thể kỷ 17 ở miền Trung Việt Nam. Được nhà
nghệ thuật học nổi tiếng người Pháp Philippe Stern sắp xếp trật tự, niên đại và chia di tích
Chăm Việt Nam thành 7 phong cách nghệ thuật mang tính liên tục theo quá trình tiến
triển của các tháp Chăm như sau:
- Phong cách cổ thế kỷ VII đến thế kỷ VIII
- Phong cách Hoà Lai thế kỷ VIII đến thế kỷ thứ IX
- Phong cách Ðồng Dương nữa sau thế kỷ IX
- Phong cách Mỹ Sơn A1 từ thế kỷ X đến thế kỷ XI
- Phong cách chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn và Bình Ðịnh từ thế kỷ XI đến thế kỷ
XII.
- Phong cách Bình Ðịnh từ thế kỷ XII đến thế kỷ XIV
- Phong cách muộn từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII
Theo các nhà nghiên cứu tháp Chàm cổ, nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm tại Mỹ
Sơn hội tụ được nhiều phong cách , trong đó có 2 phong cách xuất phát từ Mỹ Sơn. Đặc
biệt phong cách Mỹ Sơn A1 với xuất phát là đền A1 thường được gọi là kiệt tác kiến trúc
của di tích Chăm. Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ Ấn Độ giáo, song biểu tượng của Phật
giáo cũng tìm thấy ở Mỹ Sơn, vì đạo Phật Đại Thừa (Mahayana) đã trở thành tín ngưỡng
chính của người Chăm vào thế kỷ 10.
Trong nhiều công trình kiến trúc còn lại khi phát hiện (1898) có tháp cao tới 24m,
trong khu vực Tháp Chùa mà các sách khảo cổ, nghiên cứu về Mỹ Sơn có ký hiệu là tháp
cổ Chăm Pa, có 2 của ra vào phía Ðông và phía Tây. Thân tháp cao, thanh tú với một hệ
thống cột ốp. Xung quanh có 6 tháp phụ, toàn bộ ngôi tháp 2 tầng toả ra như cánh sen.
Tầng trên, chóp đá sa thạch được chạm hình voi, sư tử, tầng dưới, mặt tường là hình
những người cưỡi voi, hình các thiên nữ thuỷ quái. Nhưng ngôi tháp giá trị này đã bị
không lực Mỹ huỷ hoại trong chiến tranh, năm 1969.
Những nét tiêu biểu trong các phong cách tháp:
Vua Bhadravarman đã dựng một đền thờ vào thế kỉ V, nhưng đến nửa thế kỷ sau,
đền thờ này đã bị cháy. Tiếp đó, ông vua Vkrantavarman đã xây dựng thêm những công
trình tô điểm thêm cho Mỹ Sơn. Giờ đây tuy kiến trúc của ông đã không còn lại nữa
nhưng những mảng trang trí trên phế tích ngôi tháp Mỹ Sơn E1 chứng tỏ nơi đây đã từng
có một ngôi tháp thực sự, mang dòng phong cách cổ tiêu biểu của tháp Chăm.
Các tháp mang phong cách Hòa Lai mang một khối thân hình lập thể mạnh mẽ,
bên trên là một hệ thống cổ điển với các tầng nhỏ dần. Những đường nét trang trí vừa tô
điểm, nhấn mạnh cho cấu trúc đỡ, lại vừa phô bày ra một thị hiếu hoàn hảo. Yếu tố tiêu
biểu nhất là các vòm cửa với nhiều mũi trùm lên các cửa thật, cửa giả và các khám. Các
cột ở khung cửa hình bát giác được trang trí bằng một đường gờ nặng nề. Các trụ ốp được
tô điểm bằng các hình lá uốn cong… Tất cả tạo cho tháp Hòa Lai một vẻ đẹp trang trọng
và tươi mát.
Sau phong cách Hòa Lai là phong cách Đồng Dương. Đây là phong cách cuối
cùng của thời kì nghệ thuật kiến trúc thứ nhất của Champa. Sang phong cách Đồng
Dương, tính kết hợp hài hòa dường như mất hẳn. Cái duy nhất còn lại là sự bộn bề, nỗi lo
sợ khoảng trống. Cây lá trong trật tự vừa kì ảo, vừa xum xuê của Hòa Lai xưa kia nay lại
trở nên rối rắm, lan tràn. Ở phong cách này hầu như đã biến đi cái nhận thức cổ điển của
nét lượn và tỷ lệ, chính sức sống gần như mông muội của trang trí làm cho tháp Đồng
Dương trở nên mạnh mẽ.
Sau Đồng Dương, nghệ thuật kiến trúc tháp chàm dường như đột ngột, chuyển từ
một phong cách nặng nề, khỏe khoắn sang một phong cách tinh tế, trang nhã nhưng vẫn
giữ được sinh khí và nhịp nhàng. Đó là bước chuyển sang phong cách Mỹ Sơn A1. Một
loạt các yếu tố mới xuất hiện: mô típ trụ hoa tròn đầy lá cây rậm rạp, khoảng giữa hai cột
ốp có hình như cái khung với đường viền nổi bao quanh. Mô típ ngôi tháp thu nhỏ ở trên
cửa ra vào và cửa giả. Tòa tháp như rực lửa hào quang trên nền trời.
Sau hàng loạt những biến động về chính trị từ đầu thế kỉ XI, trung tâm chính trị
của vương quốc Chàm chuyển vào Bình Định. Từ đây, nghệ thuật tháp Chàm chuyển
sang một phong cách mới – phong cách Bình Định. Với sự bề thế hoành tráng của hình
khối và sự đơn giản đến mức nghèo nàn của trang trí, các tháp Chàm thời này hầu hết
được xây dựng trên đồi cao để biểu dương uy lực bề thế của mình. Tất cả các thành phần
kiến trúc đều đi vào mảng khối, gây ấn tượng hoành tráng từ xa.
Như vậy, nếu xếp đặt nghệ thuật kiến trúc tháp Chàm theo lịch trình phát triển, ta
dễ dàng nhận ra ba nhóm chính với ba giai đoạn lớn: Nhóm phong cách Mỹ Sơn E1, Hòa
Lai, Đồng Dương; phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định. Ba phong cách trên
toát lên ba vẻ đẹp và b