Tiểu luận Tìm hiểu tế bào gốc và ứng dụng của tế bào gốc trong y học

Tế bào gốc là một trong những lĩnh vực sinh học lôi cuốn nhất hiện nay. Ngày nay, tế bào gốc có vai trò quan trọng đối với y học, tế bào gốc mở ra một hướng phát triển mới, biện pháp chữa bệnh mới cho y học trong hiện tại và tương lai. Khám phá về tế bào gốc đã thắp sáng hy vọng về tiềm năng y học của kỹ thuật tái sinh. Lần đầu tiên trong lịch sử, các bác sĩ có thể tái tạo mô bị hủy hoại nhờ một nguồn cung cấp mới mẻ những tế bào khỏe mạnh bằng cách áp dụng khả năng độc nhất vô nhị của tế bào gốc nhằm tạo ra nhiều loại tế bào khác biệt trong cơ thể. Liệu có bao giờ chúng ta tự hỏi: Làm sao từ một tế bào nhỏ bé ban đầu lại có thể phát triển thành một cơ thể hoàn thiện với đầy đủ bộ phận cơ quan khác nhau? Liệu những tế bào trong cơ thể chúng ta có khả năng tái sinh như các loài động vật được hay không? Câu trả lời nằm trong từ chìa khóa, đó là TẾ BÀO GỐC. Cũng giống như rất nhiều lĩnh vực khoa học đang lớn mạnh, nghiên cứu về tế bào gốc làm nảy sinh những câu hỏi về cả mặt khoa học lẫn mặt đạo đức ngay khi nó đạt được những thành tựu đầu tiên.

doc45 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4630 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu tế bào gốc và ứng dụng của tế bào gốc trong y học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN CÁ THỂ ĐỘNG VẬT “ Tìm hiểu tế bào gốc và ứng dụng của tế bào gốc trong y học” Lê Thị Thanh Tâm PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Tế bào gốc là một trong những lĩnh vực sinh học lôi cuốn nhất hiện nay. Ngày nay, tế bào gốc có vai trò quan trọng đối với y học, tế bào gốc mở ra một hướng phát triển mới, biện pháp chữa bệnh mới cho y học trong hiện tại và tương lai. Khám phá về tế bào gốc đã thắp sáng hy vọng về tiềm năng y học của kỹ thuật tái sinh. Lần đầu tiên trong lịch sử, các bác sĩ có thể tái tạo mô bị hủy hoại nhờ một nguồn cung cấp mới mẻ những tế bào khỏe mạnh bằng cách áp dụng khả năng độc nhất vô nhị của tế bào gốc nhằm tạo ra nhiều loại tế bào khác biệt trong cơ thể. Liệu có bao giờ chúng ta tự hỏi: Làm sao từ một tế bào nhỏ bé ban đầu lại có thể phát triển thành một cơ thể hoàn thiện với đầy đủ bộ phận cơ quan khác nhau? Liệu những tế bào trong cơ thể chúng ta có khả năng tái sinh như các loài động vật được hay không? Câu trả lời nằm trong từ chìa khóa, đó là TẾ BÀO GỐC. Cũng giống như rất nhiều lĩnh vực khoa học đang lớn mạnh, nghiên cứu về tế bào gốc làm nảy sinh những câu hỏi về cả mặt khoa học lẫn mặt đạo đức ngay khi nó đạt được những thành tựu đầu tiên. Để làm rỏ vấn đề trên cũng như tìm hiểu các thành tựu y học đương đại mà tế bào gốc đem lại, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề: “ Tìm hiểu tế bào gốc và ứng dụng của tế bào gốc trong y học”. PHẦN II: NỘI DUNG I. Khái quát về tế bào gốc I.1. Lược sử nghiên cứu tế bào gốc. Vào giữa những năm 1800, các nhà khoa học bắt đầu nhận ra rằng tế bào là những khối kiến tạo cơ bản của sự sống và tế bào dẫn tới việc hình thành các tế bào khác. Đầu những năm 1900, giới khoa học châu Âu nhận ra rằng mọi tế bào máu bắt nguồn từ một ''tế bào gốc'' đặc thù. Quá trình nghiên cứu bắt đầu từ đây và có thể tóm tắt như sau [25]: 1960s - Joseph Altman và Gopal Das đưa ra bằng chứng khoa học về sự di truyền tế bào thần kinh ở cơ thể trưởng thành, xảy ra hoạt động của các tế bào gốc ở não bộ, trái với học thuyết Cajal “không hình thành tế bào thần kinh mới” nhưng kết quả này đã bị bác bỏ. 1963 - McCulloch và Till chứng minh sự có mặt của những tế bào có khả năng tự đổi mới ở tuỷ xương chuột. 1968 - Tuỷ xương được nuôi cấy giữa anh chị em ruột thành công để điều trị bệnh SCID. 1978 – Các tế bào gốc máu được tìm thấy ở người. 1981 – Martin Evans, Matthew Kaufman, và Gail R. Martin nuôi cấy khối tế bào nội tại ở chuột và hình thành nên tế bào gốc phôi và hình thành thuật ngữ “tế bào gốc phôi- Embryonic Stem Cell". 1992 – Các tế bào gốc Neuron được nuôi cấy. 1997 – Tìm ra nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch cầu là do các tế bào gốc máu, bằng chứng trực tiếp đầu tiên cho việc chứng minh sự tồn tại của tế bào gốc ung thư. 1998 - James Thomson và các cộng sự tách được tế bào gốc phôi ở người và nuôi cấy tạo dòng tại trường đại học Wisconsin-Madison. 2000s - Một vài nghiên cứu về khả năng biến đổi của một số tế bào gốc trưởng thành được công bố. 2001 - Với tiến bộ trong công nghệ tế bào, các nhà khoa học đã tạo thành dòng các tề bào gốc phôi người (giai đoạn 4-6 tế bào) nhằm mục đích tạo ra các tế bào gốc phôi. 2003 - Tiến sĩ Songtao Shi ở viện nghiên cứu NIH phát hiện nguồn gốc của các tế bào gốc trưởng thành ở răng sữa trẻ nhỏ. 2004-2005 – Hwang Woo-Suk xác nhận đã tạo ra một vài dòng tế bào gốc từ trứng chưa được thụ tinh nhưng đó là lời bịa đặt, gây ra làn sóng dư luận trong thời gian dài. 2005 – Các nhà nghiên cứu của trường đại học Kingston, Anh phát hiện nhóm tế bào gốc thứ ba có tên dây rốn máu có nguồn gốc từ các tế bào gốc giống như phôi (CBEs), nguồn gốc từ dây rốn. Nhóm nghiên cứu xác nhận những tế bào này có thể tạo ra nhiều loại tế bào- mô hơn các tế bào gốc trưởng thành. Tháng 8/ 2006 - tạp chí Cell đã công bố công trình nghiên cứu của Kazutoshi Takahashi và Shinya Yamanaka, Bước đầu tạo ra các tế bào gốc vạn năng từ phôi chuột và nuôi cấy nguyên bào sợi ở cơ thể trưởng thành bằng các nhân tố xác định. Tháng 10/ 2006 – Các nhà khoa học Anh tạo ra tế bào gan nhân tạo đầu tiên bằng cách sử dụng các tế bào gốc máu dây rốn. Tháng 1/ 2007 – Các nhà khoa học ở đại học Wake Forest, đứng đầu là tiến sĩ Dr. Anthony Atala và nghiên cứu ở đại học Harvard công bố một loại tế bào gốc mới ở màng ối. Với phát hiện này cho thấy khả năng loại trừ việc nghiên cứu và trị liệu dựa trên tế bào gốc phôi. Tháng 6/ 2007 – Phát hiện ra ba nhóm khác nhau cho thấy các tế bào da bình thường có thể được lập trình lại tạo tế bào phôi ở chuột. Trong tháng này, Shoukhrat Mitalipov công bố thành công bước đầu trong việc tạo ra dòng tế bào gốc đầu tiên qua kĩ thuật chuyển nhân tế bào soma. Tháng 10/ 2007 - Mario Capecchi, Martin Evans, và Oliver Smithies dành giải thưởmg 2007 Nobel dành cho Y học và Sinh lí học với công trình nghiên cứu tế bào gốc phôi từ chuột bằng cách sử dụng các gene đích chỉ huy tạo ra chuột chuyển gene (hay còn được gọi là knockout mice) để nghiên cứu gene. Tháng 11/ 2007 – Tạo ra các tế bào gốc vạn năng: hai nghiên cứu tương tự nhau công bố nghiên cứu trên các tạp chí khác nhau trên tạp chí Cell của Kazutoshi Takahashi và Shinya Yamanaka, "Tạo ra các tế bào gốc vạn năng từ nguyên bào sợi trưởng thành của người bằng các nhân tố xác định”, và nghiên cứu của nhóm James Thomson, "Tạo ra dòng tế bào gốc vạn năng từ tế bào dinh dưỡng ở người”: các tế bào gốc vạn năng được tạo ra từ việc nuôi cấy nguyên bào sợi. Qua đó có thể tạo ra tế bào gốc từ bất kì tế bào trưởng thành nào thay thế cho việc sử dụng phôi như trước đây, mặc dù còn sự nguy hiểm của việc di truyền khối u do các gene có nguồn gốc từ retrovirus. Tháng 1/ 2008 – Các dòng tế bào gốc phôi người được tạo ra mà không cần phải phá huỷ phôi. Tháng 1/ 2008 – Phát triển túi phôi người thành dòng sau khi chuyển nhân của tế bào dinh dưỡng với nguyên bào trưởng thành. Tháng 2/ 2008 - Tạo dòng tế bào gốc vạn năng từ gan, dạ dày của chuột trưởng thành: các tế bào iPS gần giống với tế bào gốc phôi và không có sự di truyền khối u. I.2. Định nghĩa về tế bào gốc Nghiên cứu tế bào gốc là một trong những lĩnh vực sinh học lôi cuốn nhất hiện nay. Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa về tế bào gốc nhưng chúng ta có thể hiểu tế bào gốc là những tế bào có khả năng tự tái sinh và có khả năng tạo ra những tế bào chuyên hoá ở mức cao. Tế bào gốc là tế bào nền móng của tất cả các tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể. Tế bào gốc có hai tính chất đặc trưng [2, 3, 22, 24, 25]: Khả năng tự đổi mới - khả năng tăng nhanh lượng tế bào thông qua sự phân chia trong chu kì tế bào, duy trì tình trạng không biệt hoá. Khả năng tiềm ẩn - có khả năng biệt hoá cho ra các tế bào chuyên hoá. I.3. Tính toàn năng của tế bào gốc Tính toàn năng ở động vật thường khó biểu hiện, đối tượng chuyển gen thường là phôi đã thụ tinh. Sau khi tinh trùng và trứng đã thụ tinh tạo thành hợp tử, để phát triển thành cơ thể hợp tử phải phân chia để tạo thành nhiều tế bào. Người ta đã chứng minh được rằng hợp tử và các phôi bào (tế bào ở giai đoạn sớm) là toàn năng Sau đó chúng biệt hóa hình thành túi phôi với hai loại tế bào là dưỡng bào và nút phôi. Dưỡng bào đóng vai trò quan trọng trong tạo nhau thai còn nút phôi đóng vai trò trong việc tạo thân phôi, chúng trở nên đa tiềm năng nhưng mất tính toàn năng. Các tế bào đa tiềm năng tiếp tục chuyên hóa cho ra các tế bào mầm nhưng chỉ cho ra một loại xác định, ví dụ tế bào mầm máu chỉ cho ra tế bào máu Hình 1: Sơ đồ tiềm năng của tế bào Người ta vẫn thường cho rằng các tế bào toàn năng và đa tiềm năng chỉ có ở giai đoạn phôi, các tế bào vài tiềm năng chỉ thấy ở trẻ con và người trưởng thành. Thông thường các tế bào mầm đã có hướng biệt hóa xác định chúng không thể biến đổi từ tế bào loại này sang tế bào loại khác.[2, 22, 24] I.4. Đặc điểm của tế bào gốc II.4.1. Tế bào gốc là tế bào không chuyên dụng Tế bào gốc không chứa một cấu trúc mô đặc biệt nào nên nó cũng không thực hiện một chức năng chuyên dụng nào. Một tế bào gốc không thể phối hợp với các tế bào gần đó để lưu thông máu trong cơ thể (như tế bào cơ tim); nó không thể mang các phân tử ôxy trong dòng máu (như hồng huyết cầu); nó không thể đốt cháy điện hóa học giúp cơ thể có thể di chuyển, nói năng (như tế bào thần kinh). Tuy nhiên, các tế bào gốc không chuyên dụng này lại có thể biến đổi thành các tế bào chuyên dụng như tế bào cơ tim, tế bào máu, tế bào não...[2, 4] II.4.2. Tế bào gốc có thể tự phân chia và tái tạo Không giống như tế bào cơ, tế bào máu…không thể tự tái tạo, tế bào gốc có thể tự tái tạo và tái tạo nhiều lần. Trong các phòng thí nghiệm, một lượng tế bào gốc tương đối có thể tái tạo thành hàng triệu tế bào gốc khác trong thời gian vài tháng. Nếu sau một quá trình tái tạo, tế bào gốc vẫn là tế bào không chuyên dụng, có thể coi là tế bào mẹ, thì nó lại tiếp tục tái tạo thành các tế bào mới. Các điều kiện để duy trì tế bào gốc như tế bào không chuyên dụng là mối quan tâm lớn của các nhà khoa học. Để làm sáng tỏ điều này, các nhà khoa học đã mất rất nhiều năm để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.[2] III.4.3. Tế bào gốc có thể biến đổi thành tế bào chuyên dụng Khi tế bào gốc biến đổi thành tế bào chuyên dụng, quá trình này được gọi là sự phân ly. Hiện các nhà khoa học vẫn đang đi những bước đầu tiên tìm hiểu những yếu tố bên trong và bên ngoài quá trình này. Yếu tố bên trong được kiểm soát bởi gen của tế bào nằm trên các chuỗi ADN, có khả năng mang tải thông tin về cấu trúc và chức năng của tế bào. Các yếu tố bên ngoài là các hóa chất do các tế bào khác kiểm soát, là sự tương tác với các tế bào khác và một số phân tử trong môi trường vi mô. [4] I.5. Phân loại tế bào gốc Xét về khả năng biệt hoá, các tế bào gốc có một trong 4 khả năng sau: toàn năng, vạn năng, đa năng, đơn năng [2,18,23,24]. 1. Các tế bào gốc toàn năng được tạo ra do những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (từ ngày thứ nhất đến ngày thứ tư). Tế bào gốc toàn năng có thể phát triển thành phôi hay tạo ra các tế bào ngoài phôi. 2. Các tế bào gốc vạn năng được tạo ra do tế bào toàn năng phân chia nhiều lần và các tế bào này có thể tạo ra các tế bào (từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 14) và là một bộ phận của ba lớp phôi bì. Do vậy, đôi khi người ta thường gọi các tế bào này là tế bào mầm. Hình 2: Sự tạo thành các cơ quan từ các tế bào mầm [20] 3. Các tế bào gốc đa năng chỉ có thể tạo ra một vài loại tế bào có mối quan hệ gần với các loại tế bào. 4. Tế bào gốc đơn năng chỉ có thể tạo ra một loại tế bào nhưng nó khác với các tế bào không phải là tế bào gốc ở điểm: chúng vẫn duy trì khả năng tự nhân đôi. Về mặt nguồn gốc, có thể chia các tế bào gốc thành 4 loại: tế bào gốc phôi, tế bào gốc bào thai, tế bào gốc dây rốn và tế bào gốc trưởng thành [4, 23]. 1. Tế bào gốc phôi có nguồn gốc từ phôi và phần lớn phôi được tặng cho các phòng thí nghiệm để nghiên cứu và tạo thành trứng được thụ tinh trong điều kiện in-vitro. 2. Các tế bào gốc bào thai được hình thành khi phôi phát triển thành tbào thai sau 8 tuần. 3. Các tế bào gốc dây rốn có nguồn gốc từ dây rốn, gắn với bào thai. Về mặt lâm sàng, liệu pháp điều trị bệnh bạch cầu hiện nay có một vài vấn đề. Những tế bào gốc này có thể được thay thế bằng việc sử dụng dây rốn sau khi sinh sẽ hạn chế các vấn đề tôn giáo trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc. 4. Các tế bào gốc trưởng thành hay tế bào gốc soma là những tế bào chưa biệt hoá được tìm thấy ở nhiều loại tế bào trong cơ thể. Chúng được tìm thấy ở nhiều loại mô như não bộ, tuỷ xương, máu, mạch máu, da (mô biểu bì), gan và cơ xương. Trong máu của người cứ 1 triệu tế bào thì có một tế bào gốc [2]. Chẳng hạn, tế bào tuỷ xương là dạng đa tiềm năng, có các kiểu tế bào gốc khác nhau gồm tế bào gốc tạo máu, tế bào gốc nội mạc và các tế bào gốc trung mô. Các tế bào gốc máu hình thành nên máu, các tế bào gốc nội mạc hình thành nên hệ thống mạch (động mạch và tĩnh mạch), các tế bào gốc trung mô hình thành nên xưong, sụn, tế bào mô mỡ, cơ và các nguyên bào sợi [3]. Hình 3: Quá trình biệt hoá tế bào từ tế bào gốc tuỷ xương [16] Bảng 1: Các dạng tiềm năng khác nhau (từ các tế bào gốc toàn năng đến các tế bào không có tiềm năng nào). [20] Các khả năng khác nhau Được tìm thấy tại Khả năng biến đổi Toàn năng Hợp tử, tế bào túi phôi Tất cả các loại tế bào Vạn năng Bào thai, màng phôi Các tế bào ở ba lá phôi mầm Đa năng Tế bào gốc máu, dây rốn các tế bào xương, cơ, tim, phổi và các tế bào máu Vài tiềm năng Tế bào gốc tuỷ 5 loại tế bào máu: bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, bạch cầu trung tính, hồng cầu, bạch cầu ưa acid Bốn tiềm năng Các tế bào tiền trung mô Các tế bào sụn, tế bào mỡ, tế bào đệm, các tế bào tạo xương Ba tiềm năng Dạng tiền tế bào đệm 2 loại tế bào: tế bào hình sao và tế bào có vài nhánh Hai tiềm năng Dạng tiền thân hai tiềm năng có nguồn gốc từ gan Tế bào B, đại thực bào Đơn năng Dạng tiền thân dưỡng bào Dưỡng bào (Mast cells) Không có khả năng Các tế bào biệt hoá như tế bào hồng cầu Không phân bào I.6. Vai trò của tế bào gốc Tế bào gốc là tế bào nền móng của tất cả các tế bào, mô và cơ quan trong cơ thể. Về cơ bản, mọi tế bào trong cơ thể người đều có nguồn gốc từ trứng đã thụ tinh (còn được gọi là hợp tử) – chính là sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. Nhưng cơ thể chúng ta có đến hơn 200 loại tế bào khác nhau, chứ không phải chỉ một loại duy nhất. Tất cả những loại tế bào này đều hình thành từ một vốn tế bào gốc ở giai đoạn phát triển sớm nhất của phôi. Trong giai đoạn này, cũng như giai đoạn phát triển sau đó, các loại tế bào gốc đã hình thành nên tế bào chuyên biệt hay biệt hóa để rồi thực hiện các chức năng cụ thể trong cơ thể người; ví dụ như tế bào da, tế bào máu, tế bào cơ và tế bào thần kinh. Sự sinh sản hữu tính bắt đầu khi một tinh trùng thụ tinh cho một trứng để tạo thành một tế bào hợp tử. Hợp tử bắt đầu quá trình phân chia tạo thành 2, 4. 8, 16,... tế bào. Sau 4-6 ngày, khối tế bào này phát triển thành túi phôi. Bên trong túi phôi chứa các tế bào nội tại hay còn được gọi là các tế bào phôi và sau này sẽ biệt hoá tạo nên mầm mống các cơ quan. Các tế bào bên ngoài khối này tạo thành nhau thai. Như vậy, các tế bào được tạo ra từ những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử là tế bào có tính toàn năng, tức là có đầy đủ tiềm năng phát triển thành bất cứ tế bào nào trong cơ thể. Hình 4. Tế bào gốc hình thành các loại tế bào chuyên hóa khác nhau: [16] Sự sống của bào thai ở tuần thứ tám sau khi thụ tinh nằm trong lòng bàn tay và được minh hoạ rằng bào thai với tất cả các mặt đều được tạo thành trong giai đoạn này và có hình dáng như người trưởng thành. Thông thường trong thời kì thai nghén, giai đoạn túi phôi tiếp tục phát triển cho đến khi được nuôi cấy trong tử cung và vào thời điểm phôi phát triển thành bào thai. Việc này xảy ra vào tuần thứ 10 sau khi các cơ quan chính được hình thành. Đối với cơ thể trưởng thành, các tế bào gốc có ở nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau trong cơ thể như tuỷ xương, gan, biểu bì da,… nhằm tái tạo, thay thế các tế bào già và các tế bào tổn thương, đảm bảo cho hoạt động sống diễn ra bình thường. II. Nghiên cứu tế bào gốc [17, 18, 22, 25] II.1. Mục đích nghiên cứu tế bào gốc Thảo luận về tế bào gốc phôi thai đã ngấm ngầm từ lâu. Tới năm 1998, khi sinh học gia James Thompson của Đại học Wisconsin cho hay đã tách rời được tế bào gốc từ bào thai con người và nuôi trong phòng thí nghiệm, thì tranh luận lên cao độ. Các khoa học gia đều dùng tế bào gốc để nghiên cứu coi có thể làm nẩy sinh ra nhiều loại tế bào khác nhau của các bộ phận trong cơ thể. Và nếu thực hiện được điều đó thì tế bào gốc có thể được áp dụng trong trị bệnh, để thay thế cho tế bào đã bị hư hao vì bệnh tật cũng như ngăn ngừa sự hóa già. II.2. Những yêu cầu trong nghiên cứu tế bào gốc Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc phải đạt được các mục tiêu sau: - Xác đinh đúng loại tế bào gốc, điều khiển được quá trình phát triển của chúng - Chuyển tế bào gốc vào đúng vị trí cần thiết - Các tế bào được chuyển phải "hợp" được với các tế bào lân cận và không "chạy lung tung". - Phải điều khiển được quá trình nhân lên của chúng, "bắt" được chúng dừng phân chia đúng thời điểm. - Ngoài ra, các nghiên cứu về tế bào gốc, đặc biệt là tế bào gốc từ phôi còn gặp trở ngại do các vấn đề đạo đức, tôn giáo... Để hạn chế sử dụng tế bào gốc từ phôi, nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu xác định và sử dụng các loại tế bào gốc của cơ thể trưởng thành. II.3. Các nguồn tế bào gốc hiện nay II.3.1. Tạo tế bào gốc từ phôi người [5, 23] Các nhà khoa học Hàn Quốc vừa thông báo cho biết đã tạo ra được tế bào gốc phôi người và phát triển thành các mô, hợp với gen của người bệnh để có thể cấy ghép mà không sợ bị hệ miễn dịch đào thải. Thành công này được xem như một bước tiến lớn mở ra triển vọng phát triển các mô thay thế của chính người bệnh để chữa trị nhiều căn bệnh hiểm nghèo như tổn thương tủy sống, tiểu đường, rối loạn miễn dịch di truyền và liệt rung. Hình 5. Tế bào gốc phôi người II.3.2. Tạo tế bào gốc mới từ máu kinh nguyệt phụ nữ [26] Người ta vừa khám phá, máu ở người phụ nữ trong chu kỳ kinh có chứa một loại tế bào gốc có khả năng sao chép cao hơn rất nhiều so với các tế bào gốc lấy từ máu dây rốn và tủy xương. Theo một nghiên cứu mang tính đột phá, các chuyên gia ở Mỹ đã phát hiện trong những tế bào làm dày thành tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt có chứa một loại tế bào gốc mới được gọi là “tế bào tái tạo màng trong tử cung” (Endometrial Regenerative Cells - ERC) Hình 6. A: Hình thái của những tế bào máu đơn nhân được phân lập từ máu kinh nguyệt.B: Hình thái của tế bào máu đơn nhân sau 2 tuần nuôi cấy. C: Số lượng tế bào được sao chép sau 1 tuần. D: Số lượng tế bào được sao chép sau 2 tuần [26] II.3.3. Tạo tế bào từ trứng chưa thụ tinh Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (Mỹ), các trứng chưa được thụ tinh có thể sẽ là một nguồn cung các tế bào gốc phục vụ chữa bệnh trong tương lai. Điều này, nếu trở thành hiện thực - sẽ giúp giới khoa học tránh được các vấn đề đạo đức gặp phải như khi sử dụng các tế bào gốc phôi người. Hình 7: Các nhà khoa học đã tạo ra được tế bào gốc của người từ trứng, thay vì từ phôi. (Ảnh: BBC) Các nhà khoa học đã tạo ra được một dạng tế bào gốc của người bằng cách kích thích trứng chưa thụ tinh, thay vì từ phôi. Thành tựu này mở ra triển vọng mới trong việc sản xuất các mô để cấy ghép an toàn cho phụ nữ II.3.4. Tạo tế bào gốc từ màng ối thai phụ [18] Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện một nguồn cung cấp tế bào gốc dồi dào từ màng ối của thai phụ, có thể dùng để tái tạo các loại mô khác nhau như cơ, xương, mỡ, mạch máu, thần kinh và gan. Các tế bào gốc này được lấy từ màng ối của thai phụ, do đó tránh được việc phải phá hủy phôi thai, một hành động vẫn đang gây nhiều tranh cãi. Phát hiện này đã tạo cơ hội cho việc đẩy mạnh nghiên cứu tế bào gốc phục vụ công tác chữa bệnh cho người. Hình 8: Tế bào gốc từ nước ối thai phụ II.3.5. Tạo tế bào gốc mới từ răng sữa [32] Với kỹ thuật hiện nay, giới khoa học có thể cô lập 2 loại tế bào gốc. Tế bào gốc lấy từ phôi người, có thể phát triển thành mọi loại tế bào trong cơ thể song vấp phải sự phản đối của không ít người. Loại tế bào gốc thứ hai lấy từ cơ thể người trưởng thành, tránh được sự phản đối song có ít khả năng hơn so với loại thứ nhất. Hiện chúng ta đã có thêm một nguồn tế bào gốc từ răng sữa của trẻ em, dễ tiếp cận hơn. Songtao Shi, bác sĩ nhi khoa thuộc Viện Sức khoẻ quốc gia Mỹ, cho biết: "Những tế bào gốc này dường như tăng trưởng nhanh hơn và có nhiều tiềm năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác so với tế bào gốc ở người trưởng thành. Ông và đồng nghiệp đã phát hiện tế bào gốc ở răng sữa có thể phát triển thành tế bào hình thành răng tên là ondontoblasts cũng như tế bào thần kinh và tế bào mỡ. Răng sữa xuất hiện khi trẻ em được khoảng 6 tháng tuổi và rụng từ độ tuổi 6 đến tuổi 13. Hình 9. Hàm răng người II.3.6. Tạo tế bào gốc từ da Các nhà khoa học Nhật và Mỹ đã khám phá ra 1 kĩ thuật mới biến tế bào da thành tế bào gốc. Hai nhóm nghiên cứu gia đã miêu tả sự thành công, chính l