Tiểu luận Tìm hiểu về chế định Amicus Curiae (Bạn của tòa án) trong khuôn khổ giải quyết tranh chấp của WTO

Trong thời kỳ đầu của Tổ chức Thương mại thế giới –WTO, Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch GATT 1947 đã có một vai trò hết sức to lớn trong việc phát triển của hệ thống thương mại quốc tế và được đánh giá là “hạt nhân cơ bản cho sự hình thành của hệ thống thương mại đa phương” . Tuy nhiên, nguyên tắc chung của hiệp định GATT 1947, cũng như tổ chức WTO ngày nay, chỉ tác động và điều chỉnh đến các chủ thể là thành viên của tổ chức này. Do đó, trong giai đoạn đầu của WTO, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) đều có tiếng nói rất hạn chế đặc biệt trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tổ chức này. Đến những năm gần đây, nhằm tạo cơ sở khuyến khích sự tham gia tích cực hơn của NGOs, các vị giáo sư đại học. trong quá trình xét xử các tranh chấp giữa các thành viên, Ban phúc thẩm của WTO đang từng bước đưa những chế định của pháp luật quốc gia phù hợp tình hình mới vào cơ chế giải quyết tranh chấp (DSU) bằng một chế định mang tên – amicus curiae. Thuật ngữ amicus curiae có nguồn gốc từ thời La Mã cổ đại, có nghĩa là “bạn của tòa án”. Đến thế kỷ thứ 9, thuật ngữ này được đưa vào từ ngữ pháp lý của Anh Quốc và dần dần trở nên phổ biến trong hệ thống pháp luật Anh – Mỹ. Amicus Curiae là thuật ngữ chỉ những người ngoài cuộc không có lợi ích trực tiếp trong vụ tranh chấp tự nguyên tham gia vào quá trình tố tụng để giúp cơ quan tài phán tìm hiểu tốt hơn những vấn đề chứng cứ và pháp lý có liên quan . Việc áp dụng chế định amicus curiae rất phổ biến trong luật tốt tụng của các quốc gia theo hệ thống pháp luật Anh Mỹ. Tuy nhiên, việc công nhận chế định trên trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO vẫn đang là một vấn đề gây ra nhiều luồng quan điểm khác nhau. Theo quan điểm của tác giả Petros C. Mavroidis, việc áp dụng chế định này của Cơ quan phúc thẩm tại WTO là sự “thử nghiệm” và rõ ràng những vấn đề liên quan đến chế định này là một sự minh họa hoàn hảo về giới hạn của tổ chức WTO, trái với những niềm tin phổ biến, WTO vẫn là một tổ chức vận hành theo cơ chế “members-driven” (nghĩa là chỉ có các tài liệu của bên tranh chấp hay bên thứ ba có liên quan trong vụ tranh chấp cụ thể là các thành viên của WTO mới được Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm xem xét). Tuy nhiên, từ khi WTO được thành lập đến nay, nhiều chính sách quy định trong lĩnh vực thương mại quốc tế cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp đã có nhiều bước ngoặc quan trọng. Lần đầu tiên, báo cáo Amicus curiae được đệ trình lên lên Ban Hội thẩm trong vụ kiện U.S- Gasoline case (vụ kiện xăng dầu của Hoa Kỳ), nhưng rất tiếc là Ban Hội thẩm lại không xem xét bản báo cáo này và áp dụng theo Hiệp định GATT cũ. Vụ kiện US – shrimp được xem như dấu mốc quan trọng vì lần đầu tiên trong lịch sử, WTO “mở cửa” cho chế định amicus curiae khi Cơ quan phúc thẩm, căn cứ theo điều điều 13.1 của DSU, quyết định rằng Ban hội thẩm có quyền được xem xét báo cáo Amicus curiae , như một trong những nguồn thông tin phục vụ cho việc xét xử.

doc4 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5474 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tìm hiểu về chế định Amicus Curiae (Bạn của tòa án) trong khuôn khổ giải quyết tranh chấp của WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Đề tài tiểu luận: Tìm hiểu về chế định Amicus Curiae (Bạn của tòa án) trong khuôn khổ giải quyết tranh chấp của WTO. Họ tên: VƯƠNG ĐÌNH NGUYÊN HẰNG Lớp: CHL 18 – khoa Quốc tế. MSSV: 1218080188. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2012 Trong thời kỳ đầu của Tổ chức Thương mại thế giới –WTO, Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch GATT 1947 đã có một vai trò hết sức to lớn trong việc phát triển của hệ thống thương mại quốc tế và được đánh giá là “hạt nhân cơ bản cho sự hình thành của hệ thống thương mại đa phương” Luật Thương Mại Quốc tế, PGS.TS Mai Hồng Quỳ, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh năm 2006, trang 55. . Tuy nhiên, nguyên tắc chung của hiệp định GATT 1947, cũng như tổ chức WTO ngày nay, chỉ tác động và điều chỉnh đến các chủ thể là thành viên của tổ chức này. Do đó, trong giai đoạn đầu của WTO, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) đều có tiếng nói rất hạn chế đặc biệt trong quá trình giải quyết tranh chấp tại tổ chức này. Đến những năm gần đây, nhằm tạo cơ sở khuyến khích sự tham gia tích cực hơn của NGOs, các vị giáo sư đại học.. trong quá trình xét xử các tranh chấp giữa các thành viên, Ban phúc thẩm của WTO đang từng bước đưa những chế định của pháp luật quốc gia phù hợp tình hình mới vào cơ chế giải quyết tranh chấp (DSU) bằng một chế định mang tên – amicus curiae. Thuật ngữ amicus curiae có nguồn gốc từ thời La Mã cổ đại, có nghĩa là “bạn của tòa án”. Đến thế kỷ thứ 9, thuật ngữ này được đưa vào từ ngữ pháp lý của Anh Quốc và dần dần trở nên phổ biến trong hệ thống pháp luật Anh – Mỹ. Amicus Curiae là thuật ngữ chỉ những người ngoài cuộc không có lợi ích trực tiếp trong vụ tranh chấp tự nguyên tham gia vào quá trình tố tụng để giúp cơ quan tài phán tìm hiểu tốt hơn những vấn đề chứng cứ và pháp lý có liên quan Sdt, trang 327 . Việc áp dụng chế định amicus curiae rất phổ biến trong luật tốt tụng của các quốc gia theo hệ thống pháp luật Anh Mỹ. Tuy nhiên, việc công nhận chế định trên trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO vẫn đang là một vấn đề gây ra nhiều luồng quan điểm khác nhau. Theo quan điểm của tác giả Petros C. Mavroidis, việc áp dụng chế định này của Cơ quan phúc thẩm tại WTO là sự “thử nghiệm” và rõ ràng những vấn đề liên quan đến chế định này là một sự minh họa hoàn hảo về giới hạn của tổ chức WTO, trái với những niềm tin phổ biến, WTO vẫn là một tổ chức vận hành theo cơ chế “members-driven” Jean Monnet Working Paper 2/01 Amicus Curiae Briefs Before The WTO:Much Ado About Nothing, Petros C. Mavroidis, trang 2 (nghĩa là chỉ có các tài liệu của bên tranh chấp hay bên thứ ba có liên quan trong vụ tranh chấp cụ thể là các thành viên của WTO mới được Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm xem xét). Tuy nhiên, từ khi WTO được thành lập đến nay, nhiều chính sách quy định trong lĩnh vực thương mại quốc tế cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp đã có nhiều bước ngoặc quan trọng. Lần đầu tiên, báo cáo Amicus curiae được đệ trình lên lên Ban Hội thẩm trong vụ kiện U.S- Gasoline case (vụ kiện xăng dầu của Hoa Kỳ), nhưng rất tiếc là Ban Hội thẩm lại không xem xét bản báo cáo này và áp dụng theo Hiệp định GATT cũ. Vụ kiện US – shrimp được xem như dấu mốc quan trọng vì lần đầu tiên trong lịch sử, WTO “mở cửa” cho chế định amicus curiae khi Cơ quan phúc thẩm, căn cứ theo điều điều 13.1 của DSU, quyết định rằng Ban hội thẩm có quyền được xem xét báo cáo Amicus curiaeBig country small world, china forum: Amicus curiae in WTO Dispute settlement: theory and practice, Henry S. Gao, trang 52.. , như một trong những nguồn thông tin phục vụ cho việc xét xử. Kể từ đó tới nay, nhiều vụ giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ của DSU có sự quan tâm đáng kể của NGOs và các chủ thể khác không phải là thành viên của WTO và họ cũng đệ trình nhiều báo cáo amicus curiae lên Ban Hội thẩm, cụ thể như: vụ tranh chấp US-Lead Bismuth II, vụ tranh chấp tôm rùa, vụ tranh chấp EC-Asbestos, vụ tranh chấp E.C – Sardine, US- section 110 (5) về luật bản quyền Big country small world, china forum: Amicus curiae in WTO Dispute settlement: theory and practice, Henry S. Gao, trang 52 đến trang 55. . Các báo cáo Amicus curiae thường chỉ mang tính tham khảo và việc áp dụng vào thực tiễn xét xử phần nhiều phụ thuộc vào quan điểm của Ban Hội thẩm và cơ quan phúc thẩm. Trong vụ tranh chấp EC-Asbestos, căn cứ theo điều 16 của Quy trình làm làm việc, cơ quan phúc thẩm đã thông qua một quy trình bổ sung để giải quyết đối với các báo cáo đệ trình amicus curiae (chỉ áp dụng cho vụ tranh chấp này), theo đó các báo cáo amicus phải đáp ứng yêu cầu như: phải đệ trình bằng văn bản và phải nêu lý do mong muốn, lợi ích đạt được khi tham gia dàn xếp vụ tranh chấp và đặc biệt phải giải thích bằng cách nào mà bên đệ trình amicus sẽ giải quyết vụ tranh chấp trên cơ sở những bằng chứng, lập luận không được lặp lại những cái đã được các bên tranh chấp hay bên thứ ba đề cập tới sdd, trang 53. . Ngoài ra, các báo cáo amicus phải được một trong các bên tham gia tranh chấp ủng hộ, nếu không cũng sẽ bị từ chối xem xét (vụ kiện tôm của Hoa Kỳ và Malaysia) Sdd, trang 54 . Do aminus curiae là một chế định hoàn toàn mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp của DSU cũng như chưa có một điều luật nào cụ thể ghi nhận nên các quốc gia có nhiều tranh cãi liên quan đến việc áp dụng chế định này trong giải quyết một số vụ tranh chấp gần đây. Các nước không đồng ý đưa chế định này vào cơ chế giải quyết tranh chấp vì họ cho rằng: (i) theo điều 13 của DSU, ban hội thẩm chỉ có quyền tìm kiếm những báo cáo tình nguyện (unsolicited briefs) chứ điều này không bao hàm việc chấp nhận báo cáo tình nguyện,(ii) chỉ có thành viên WTO tham gia vào vụ tranh chấp mới có quyền đệ trình đơn lên ban hội thẩm theo phụ lục 3 của DSU, (iii) theo điều 8 và 17 DSU, ban hội thẩm và thành viên của Cơ quan phúc thẩm là những người có năng lực chuyên môn cao thì cũng không cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, và (iv) đặc biệt việc áp dụng chế định này khiến các bên tranh chấp phải gánh thêm nghĩa vụ phải giải trình các báo cáo của amicus curiae.. Sdd trang 55; Luật TMQT Nhà xuất bản Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh, năm 2006, trang 328. . Ngoài ra, cách giải thích điều 13 DSU của cơ quan phúc thẩm thực sự đã làm phức tạp hóa chủ đề về amicus curiae, khi cách áp dụng chế định này còn tồn tại nhiều khúc mắc và chưa sự đồng thuận của các bên tham gia vụ tranh chấp. Theo báo cáo WTO, cơ quan phúc thẩm hầu như chưa bao giờ thừa nhận bất cứ bản báo cáo tự nguyện nào là thích hợp cả . Tác giả Petros C. Mavroidis cũng đã so sánh hành động của cơ quan phúc thẩm đối với chế định amicus curiae là “much ado about nothing” nghĩa là chẳng có chuyện gì cũng làm rối lên? Với tư cách là thành viên của tổ chức WTO từ năm 2007 đến nay, việc nghiên cứu chế định amicus curiae là điều hết sức cần thiết đối với Việt Nam. Thực vậy, chiến thắng của Việt Nam trong vụ kiện tôm nước ấm DS404 cũng nhờ vào một phần đóng góp không nhỏ của bản khai có tuyên thệ của ông Michael Ferrier, người từng làm việc cho USDOC trong phân tích cơ sở dữ liệu trên máy tính để áp dụng phương quy về không (simple zeroing). Bản khai này đã được Ban hội thẩm chấp nhận như một phần trong hồ sơ của Việt Nam và được xem như một chứng cứ hữu hiệu đối với tình tiết của vụ việc và là cơ sở để ban hội thẩm đi đến kết luận sự vi phạm của Hoa Kỳ Một số vấn đề nhìn từ góc độ tố tụng trong vụ kiện đầu tiên của Việt Nam tại WTO, Ths Nguyễn Tiến Vinh, khoa Luật Đại học Quốc gia TP HCM, website: đăng ngày 05/8/2011. . Từ đây, có thể khẳng định tầm ảnh hưởng của chế định của amicus curiae cũng như các bản báo cáo của họ cũng hết sức to lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, theo nhận định của nhiều chuyên gia, amicus curiae sẽ gây khó khăn rất nhiều cho một trong các bên tranh chấp đặc biệt là các nước nghèo, đang phát triển như Việt Nam. Amicus curiae có thể bị các nước giàu, có tiềm lực mạnh lợi dụng để tạo sức ép với cơ quan tài phán của DSU, và các nước đang phát triển không đủ lực để thực hiện hành vi tương tự Luật Thương Mại Quốc tế, PGS.TS Mai Hồng Quỳ, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh năm 2006, trang 328 . Ngoài ra, hầu hết NGOs đang rất quan tâm đến lĩnh vực bảo vệ môi trường, quyền con người, động thực vật.. nên khi có tranh chấp xảy ra họ sẽ tập trung quan tâm đến những lĩnh vực này và có những báo cáo gây ảnh hưởng đến quan điểm của cơ quan tài phán (vấn đề này các đang phát triển nói chung và Việt Nam đều còn nhiều hạn chế) Một số vấn đề nhìn từ góc độ tố tụng trong vụ kiện đầu tiên của Việt Nam tại WTO, Ths Nguyễn Tiến Vinh, khoa Luật Đại học Quốc gia TP HCM, website: đăng ngày 05/8/2011 . Vì vậy, Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến chủ đề này tại các cuộc họp tại vòng đàm phán Doha. Tóm lại, chế định Amicus curiae sẽ còn được đề cập nhiều lần trong tương lai. Những bước đi thận trọng đầu tiên của Cơ quan phúc thẩm đã thể hiện quan điểm đổi mới của WTO: WTO không muốn tồn tại tách biệt với một phần của thế giới nữa Jean Monnet Working Paper 2/01 Amicus Curiae Briefs Before The WTO:Much Ado About Nothing, Petros C. Mavroidis, trang 16. ./.
Luận văn liên quan