Điều khoản của Hiệp định GATT 1994 đã đưa ra một sốbiện pháp dẫn đến những tác
động bóp méo và hạn chếthương mại quốc tếnên Hiệp định TRIMs đã ra đời nhằm
giúp tránh các tác động có hại đó.
TRIMs thường được áp dụng tại các nước đang phát triển, những nước mà vấn đềthu
hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài được quan tâm hàng đầu. Vì sựphát triển của đất
nước, bảo vệvà tăng cường khảnăng cạnh tranh của các công ty nội địa, đồng thời để
đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán, Chính phủcác nước đang phát triển thường áp
dụng TRIMs. Trong GATT 1994 cũng đã quy định cấm áp dụng các biện pháp đầu tư
vi phạm nguyên tắc đãi ngộquốc gia và nghĩa vụloại bỏcác hạn chế định lượng,
nhưng phạm vi không được xác định rõ ràng. Trong Hiệp định TRIMs các quy định
trởnên rõ ràng hơn bằng việc đưa ra một danh sách minh hoạcác biện pháp đầu tư
liên quan đến thương mại cấm áp dụng đối với các nước thành viên WTO.
Mục tiêu chínhcủa hiệp định là nhằm thúc đẩy việc mởrộng, phát triển tựdo hoá
đầu tưvà thương mại quốc tế đểtăng trưởng và phát triển kinh tếcủa tất cảcác nước
tham gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, trên cơsở đảm bảo tựdo cạnh tranh.
Ngoài ra, hiệp định cũng có tính đến các nhu cầu cụthểvềthương mại, phát triển và
khảnăng tài chính của các nước thành viên đang phát triển, nhất là các nước thành
viên kém phát triển.
18 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3780 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiêu luận tìm hiểu về hiệp định trims, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TIÊU LUẬN
TÌM HIỂU VỀ HIỆP ĐỊNH TRIMS
2
MỤC LỤC
I) KHÁI QUÁT VỀ HIỆP ĐỊNH TRIMs......................................................................2
1)TRIMs là gì ? ........................................................................................................2
2) Hoàn cảnh ra đời ..................................................................................................2
3) Mục đích .............................................................................................................. 2
4) Áp dụng................................................................................................................ 2
5) Ý nghĩa ................................................................................................................4
II) NỘI DUNG CỦA HIỆP ĐỊNH ...............................................................................4
Điều 1 .......................................................................................................................4
Điều 2 .......................................................................................................................5
Điều 3 .......................................................................................................................8
Điều 4 ....................................................................................................................... 8
Điều 5 ....................................................................................................................... 8
Điều 6 .......................................................................................................................9
Điều 7 .....................................................................................................................10
Điều 8 .....................................................................................................................10
Điều 9 .....................................................................................................................10
III) LIÊN HỆ VIỆT NAM ..........................................................................................11
1.Cam kết của Việt Nam đối với Hiệp định TRIMs ..............................................11
2.Tình hình thực hiệp định TRIMS tại Việt Nam và vấn đề đặt ra ........................13
3.Các biện pháp thích nghi của Việt Nam .............................................................15
3.1) Nhóm giải pháp liên quan đến đầu vào của các ngành công nghiệp............ 15
3.2) Nhóm giải pháp liên quan đến phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ...16
3.3) Nhóm giải pháp liên quan đến quản lý vĩ mô và chiến lược doanh nghiệp..17
3
I) Khái quát hiệp định TRIMS :
1) TRIMS là gì ?
TRIMs (The Agreement on Trade-Related Investment Measures) là các biện pháp liên
quan đến thương mại bao gồm các quy định của nước nhận đầu tư đối với đầu tư nước
ngoài có tác động tới các luồng trao đổi hàng hóa nhập khẩu có tính phù hợp cao đối
với vấn đề tiếp nhận đầu tư giữa các nước..
2) Hoàn cảnh ra đời :
Hiệp định TRIMs đã được ký kết vào cuối vòng đàm phán Urugoay và chính thức có
hiệu lực từ ngày 01/01/1995. Sự ra đời của hiệp định này được coi là bước thoả hiệp
ban đầu của quan điểm các nước phát triển và đang phát triển về việc đưa ra quy định
điều chỉnh hoạt động đầu tư nhằm hạn chế trở ngại cho thương mại quốc tế.
3) Mục đích :
Điều khoản của Hiệp định GATT 1994 đã đưa ra một số biện pháp dẫn đến những tác
động bóp méo và hạn chế thương mại quốc tế nên Hiệp định TRIMs đã ra đời nhằm
giúp tránh các tác động có hại đó.
TRIMs thường được áp dụng tại các nước đang phát triển, những nước mà vấn đề thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được quan tâm hàng đầu. Vì sự phát triển của đất
nước, bảo vệ và tăng cường khả năng cạnh tranh của các công ty nội địa, đồng thời để
đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán, Chính phủ các nước đang phát triển thường áp
dụng TRIMs. Trong GATT 1994 cũng đã quy định cấm áp dụng các biện pháp đầu tư
vi phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và nghĩa vụ loại bỏ các hạn chế định lượng,
nhưng phạm vi không được xác định rõ ràng. Trong Hiệp định TRIMs các quy định
trở nên rõ ràng hơn bằng việc đưa ra một danh sách minh hoạ các biện pháp đầu tư
liên quan đến thương mại cấm áp dụng đối với các nước thành viên WTO.
Mục tiêu chính của hiệp định là nhằm thúc đẩy việc mở rộng, phát triển tự do hoá
đầu tư và thương mại quốc tế để tăng trưởng và phát triển kinh tế của tất cả các nước
tham gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, trên cơ sở đảm bảo tự do cạnh tranh.
Ngoài ra, hiệp định cũng có tính đến các nhu cầu cụ thể về thương mại, phát triển và
khả năng tài chính của các nước thành viên đang phát triển, nhất là các nước thành
viên kém phát triển.
4
4) Áp dụng:
Hiệp định này chỉ áp dụng đối với các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
hàng hoá. Trong GATT 1994 cũng đã quy định cấm áp dụng các biện pháp đầu tư vi
phạm nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và nghĩa vụ loại bỏ các hạn chế định lượng, nhưng
phạm vi không được xác định rõ ràng. Trong Hiệp định TRIMs các quy định trở nên
rõ ràng hơn bằng việc đưa ra một danh sách minh hoạ các biện pháp đầu tư liên quan
đến thương mại cấm áp dụng đối với các nước thành viên WTO.
Nhóm biện pháp Ví dụ minh họa
Những yêu cầu về hàm lượng nội địa Yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng một tỷ lệ
nhất định nguyên liệu đầu vào có xuất xứ
trong nước hoặc từ các nguồn nội địa
Những yêu cầu về cân đối thương mại Yêu cầu doanh nghiệp phải đảm bảo khối
lượng hoặc trị giá sản phẩm nhập khẩu tương
đương với khối lượng, trị giá sản phẩm xuất
khẩu
Những yêu cầu về cân đối ngoại hối Quy định ngoại hối phục vụ nhập khẩu phải
ở một tỷ lệ nhất định so với giá trị ngoại hối
mà doanh nghiệp thu được từ xuất khẩu và từ
các nguồn khác
Những yêu cầu về ngoại hối Hạn chế việc tiếp cận nguồn ngoại hối của
doanh nghiệp - hạn chế nhập khẩu
Những yêu cầu về tiêu thụ trong nước Yêu cầu doanh nghiệp phải đảm bảo rằng
khối lượng hoặc trị giá sản phẩm tiêu thụ
trong nước tương đương với sản phẩm xuất
khẩu – hạn chế xuất khẩu
Những yêu cầu về sản xuất Yêu cầu một số loại sản phẩm phải được sản
xuất trong nước
Những yêu cầu về xuất khẩu Yêu cầu tỷ lệ xuất khẩu tối thiểu
Những yêu cầu bắt buộc về loại sản phẩm Yêu cầu nhà đầu tư phải cung cấp cho những
thị trường nhất định một hoặc một số sản
phẩm được chỉ định hoặc được sản xuất/cung
cấp bởi một nhà sản xuất/cung cấp nhất định
Những hạn chế về sản xuất Quy định cấm doanh nghiệp không được sản
xuất một số sản phẩm hoặc loại sản phẩm
nhất định ở nước nhận đầu tư
Những yêu cầu về chuyển giao công nghệ Yêu cầu phải chuyển giao bắt buộc một số
loại công nghệ nhất định (không theo các
điều kiện thương mại thông thường) và/hoặc
yêu cầu các loại hoặc mức độ nghiên cứu và
phát triển (R&D) phải được thực hiện ở nước
nhận đầu tư
Những yêu cầu về việc chuyển giao quyền sử
dụng bằng sáng chế (li-xăng)
Quy định buộc nhà đầu tư phải chuyển giao
công nghệ tương tự hoặc không liên quan
đến công nghệ mà họ đang sử dụng tại nước
5
đầu tư cho doanh nghiệp tại nước nhận đầu
tư.
Những hạn chế về chuyển lợi nhuận ra nước
ngoài
Hạn chế quyền của nhà đầu tư trong việc
chuyển lợi nhuận thu được từ đầu tư về nước
Những yêu cầu về tỷ lệ vốn trong nước Ấn định một tỷ lệ nhất định vốn của doanh
nghiệp phải do nhà đầu tư trong nước nắm
giữ.
5) Ý nghĩa :
Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại là vấn đề có ý nghĩa to lớn. Thực
hiện nghĩa vụ của hiệp định TRIMs sẽ xoá bỏ rào cản đối với đầu tư nước ngoài
(FDI), tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia vào các ngành công nghiệp, chế biến
nông sản và nhất là dịch vụ có lợi thế. Việc điều chỉnh chính sách nhằm xoá bỏ yêu
cầu cân đối thương mại và cân đối ngoại tệ cũng là điều kiện thuận lợi để thu hút vốn
đầu tư nước ngoài vào các ngành hàng có lợi thế xuất khẩu. Từ thực tiễn ở nhiều quốc
gia, trong thu hút đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp FDI thường mở mang những
ngành nghề mới, thực hiện chuyển giao công nghệ và kỹ năng sản xuất kinh doanh
cho lao động của nước sở tại nhằm thu được lợi nhuận cao. Mở mang phát triển những
ngành nghề mới áp dụng công nghệ hiện đại đòi hỏi lao động có trình độ kỹ thuật cao,
buộc lực lượng lao động trẻ phải tự học hỏi vươn lên để có việc làm.
Đây cũng chính là là cơ hội để nâng cao trình độ nguồn nhân lực nước ta khi vào
WTO. Gia nhập WTO, dịch vụ sẽ là khu vực có độ mở cao. Đón nhận dòng đầu tư
trực tiếp nước ngoài, FDI sẽ đến cùng với công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến
của các nhà đầu tư, xu hướng này cũng tạo nhiều thuận lợi để đa dạng hoá và nâng cao
chất lượng phát triển các ngành dịch vụ. Sự tăng trưởng các ngành dịch vụ, đến lượt
mình lại tạo điều kiện để tăng sức hấp dẫn và nâng cao khả năng cạnh tranh trong thu
hút nguồn vốn FDI. Các nguồn đầu tư được phân phối lại theo hướng hiệu quả cho
phép phát triển nhanh những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh, đi theo hướng này,
nước ta có thể mở rộng một số dịch vụ du lịch và xuất khẩu lao động. Khi vào WTO,
thị trường mở rộng, người tiêu dùng trong nước được tiếp cận với những dịch vụ đa
ngành với giá thấp và chất lượng tốt sẽ là cơ hội để giảm chi phí sản xuất và quan
trọng là nâng cao được sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam.
6
II) NỘI DUNG CỦA HIỆP ĐỊNH
Điều 1: Phạm vi.
Hiệp định này chỉ áp dụng đối với các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
hàng hoá (trong Hiệp định này được gọi là "TRIMs").
Điều 2:Đối xử quốc gia và những hạn chế về số lượng.
Khoản 1: Không làm phương hại đến quyền lợi và nghĩa vụ qui định tại GATT
1994, không một Thành viên nào được phép áp dụng TRIMs trái với các qui định tại
Điều III hoặc Điều XI của GATT 1994.
Điều III GATT 94 (Đối xử quốc gia về thuế và quy tắc trong nước) quy định:
- Thuế và các khoản thu nội địa áp dụng cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu
tư trong nước không được cao hơn thuế và các khoản thu nội địa áp dụng cho
các doanh nghiệp nội địa. Trừ trường hợp khoản thuế hoặc khoản thu nội địa
đó có thoả thuận cụ thể cho phép duy trì căn cứ vào một Hiệp định thương mại
có giá trị hiệu lực vào ngày 10 tháng 4 năm 1947, theo đó các khoản thuế và
khoản thu nội địa này đã được cam kết trần, không tăng lên cho đến khi hiệp
định thương mại này hết hiệu lực.
- Các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào trong nước sẽ được hưởng đãi
ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho các doanh nghiệp nội
địa về mặt luật pháp, quy tắc và các quy định tác động đến bán hàng, chào
bán, mua, chuyên chở, phân phối hoặc sử dụng hàng trên thị trường nội địa.
- Nước nhận đầu tư không được áp dụng hay duy trì một quy tắc định lượng nội
địa nào với pha trộn, chế biến hay sử dụng sản phẩm tính theo khối lượng cụ
thể hay theo tỷ lệ, trực tiếp hay gián tiếp đòi hỏi một khối lượng hay tỷ lệ nhất
định của bất cứ một sản phẩm nào chịu sự điều chỉnh của quy tắc đó phải được
cung cấp từ nguồn nội địa. Tuy nhiên, quy định này sẽ không áp dụng với
những quy tắc (định lượng nội địa) có hiệu lực trên lãnh thổ của bất cứ bên ký
kết nào vào ngày 1 tháng 7 năm 1939, ngày 10 tháng 4 năm 1947 hay ngày 24
tháng 3 năm 1948 tuỳ bên ký kết liên quan chọn; miễn là các quy tắc đó sẽ
không bị điều chỉnh bất lợi hơn cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và chúng
sẽ được xem như là một khoản thuế quan để tiếp tục đàm phán.
7
- Nước nhận đầu tư không được áp dụng hay duy trì một quy tắc định lượng nội
địa nào điều chỉnh việc pha trộn, chế biến tính theo khối lượng hay tỉ lệ để
phân bổ các khối lượng hay tỷ lệ nêu trên theo xuất xứ của nguồn cung cấp.
- Các quy định của Điều khoản này sẽ không áp dụng với việc các cơ quan chính
phủ mua sắm nhằm mục đích cho tiêu dùng của chính phủ chứ không phải để
bán lại nhằm mục đích thương mại hay đưa vào sản xuất nhằm mục đích
thương mại.
- Các quy định của điều khoản này sẽ không ngăn cản việc chi trả các khoản trợ
cấp chỉ dành cho các nhà sản xuất nội địa, kể cả các khoản trợ cấp dành cho
các nhà sản xuất nội địa có xuất xứ từ các khoản thu thuế nội địa áp dụng phù
hợp với các quy định của điều khoản này và các khoản trợ cấp thực hiện thông
qua việc chính phủ mua các sản phẩm nội địa.
- Các quy định của điều này không ngăn cản các bên ký kết định ra hay duy trì
các quy tắc hạn chế số lượng nội địa liên quan tới số lượng phim trình chiếu áp
dụng theo đúng các quy định của Điều IV GATT 1994
- Điều XI GATT 1994 (Đối xử quốc gia về thuế và quy tắc trong nước) quy
định:
1) Ngoại trừ thuế quan và các khoản thu khác (thủ tục hải quan…), không
được áp dụng các hình thức hạn chế nhập khẩu, xuất khẩu khác như hạn
ngạch, giấy phép nhập khẩu hay xuất khẩu…
2) Các quy định của Khoản 1 trong điều khoản này sẽ không được áp dụng với
các trường hợp dưới đây:
a) Cấm hay hạn chế xuất khẩu tạm thời áp dụng nhằm ngăn ngừa hay khắc
phục sự khan hiếm trầm trọng về lương thực hay các sản phẩm khác
mang tính trọng yếu đối với với bên ký kết đang xuất khẩu.
b) Cấm hay hạn chế xuất khẩu cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn hay quy
chế về phân loại, xếp hạng hay tiếp thị các sản phẩm trên thị trường quốc
tế.
c) Hạn chế nhập khẩu nông sản hay thuỷ sản dù nhập khẩu dưới bất cứ hình
thức nào nhằm triển khai các biện pháp của chính phủ được áp dụng:
8
-để hạn chế số lượng các sản phẩm nội địa tương tự được phép tiêu thụ trên thị
trường hay sản xuất, hoặc là nếu không có một nền sản xuất trong nước đáng kể, thì
để hạn chế số lượng một sản phẩm nội địa có thể bị sản phẩm nhập khẩu trực tiếp
thay thế; hoặc
-để loại trừ tình trạng dư thừa một sản phẩm nội địa tương tự, hoặc nếu không có
nền sản xuất một sản phẩm nội địa tương tự, thì để loại trừ tình trạng dư thừa một
sản phẩm nhập khẩu trực tiếp thay thế, bằng cách đem số lượng dư thừa để phục vụ
một nhóm người tiêu dùng miễn phí hay giảm giá dưới giá thị trường; hoặc
- để hạn chế số lượng cho phép sản xuất với một súc sản mà việc sản xuất lại phụ
thuộc trực tiếp một phần hay toàn bộ vào một mặt hàng nhập khẩu, nếu sản xuất mặt
hàng đó trong nước tương đối nhỏ.
Bất cứ một bên ký kết nào khi áp dụng hạn chế nhập khẩu bất cứ một sản phẩm
nào theo nội dung điểm (c) của khoản này sẽ công bố tổng khối lượng hay tổng trị
giá của sản phẩm được phép nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định trong tương
lai và mọi thay đổi về số lượng hay trị giá nói trên.
Khoản 2. Một danh mục minh họa TRIMs không phù hợp với các nghĩa vụ về đối
xử quốc gia qui định tại Khoản 4, Điều III của GATT 1994 và nghĩa vụ loại bỏ
chung các biện pháp hạn chế về số lượng qui định tại Khoản 1, Điều XI của GATT
1994 được nêu tại Phụ lục của Hiệp định này.
Danh mục minh họa các biện pháp TRIMs trái với nghĩa vụ đãi ngộ quốc gia
1. TRIMs không phù hợp với các nghĩa vụ về đối xử quốc gia được qui định tại Điều
III của GATT 1994 bao gồm những biện pháp hoặc các điều kiện mà chỉ khi tuân thủ
các điều kiện này mới được hưởng một ưu đãi nào đó, và biện pháp này qui định:
a. Yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa:doanh nghiệp nước ngoài phải mua hoặc sử dụng các
sản phẩm có xuất xứ trong nước hoặc từ một nguồn cung cấp trong nước, dù
yêu cầu đó được xác định theo sản phẩm nhất định, theo số lượng hoặc giá trị
sản phẩm hoặc theo tỷ lệ về số lượng hoặc giá trị của sản xuất trong nước; hoặc
b. Yêu cầu cân bằng thương mại: doanh nghiệp nước ngoài chỉ được mua hoặc sử
dụng các sản phẩm nhập khẩu được giới hạn trong một tổng số tính theo số
lượng hoặc giá trị sản phẩm nội địa mà doanh nghiệp này xuất khẩu.
9
2. TRIMs không phù hợp với nghĩa vụ loại bỏ chung các biện pháp hạn chế về số
lượng được qui định tại Khoản 1, Điều XI của GATT 1994 bao gồm những biện pháp
hoặc các điều kiện mà chỉ khi tuân thủ với các điều kiện này mới được hưởng một ưu
đãi nào đó, và biện pháp này là:
a. Hạn chế về nhập khẩu: hạn chế doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu sản phẩm
để sử dụng liên quan đến việc sản xuất ,dưới hình thức hạn chế chung hoặc đưa
ra hạn nghạch nhập khẩu theo số lương hoặc giá trị sản xuất trong nước của
loại hàng hóa mà doanh nghiệp này sản xuất;
b. Hạn chế về giao dịch ngoại hối: hạn chế khả năng tiếp cận đến nguồn ngoại hối
liên quan đến nguồn thu ngoại hối của doanh nghiệp nước ngoài;
c. Hạn chế về xuất khẩu: hạn chế doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu hoặc bán để
xuất khẩu các sản phẩm, dưới hình thức sản phẩm cụ thể, số lượng, giá trị sản
phẩm, tỷ lệ về số lượng hoặc giá trị sản xuất trong nước của doanh nghiệp.
Điều 3:Các ngoại lệ
Trong trường hợp thích hợp, tất cả các ngoại lệ qui định tại GATT
1994 được áp dụng đối với các qui định của Hiệp định này.
Điều 4:Các Thành viên đang phát triển
Một Thành viên là nước đang phát triển được phép tạm thời chưa hoàn toàn tuân thủ
các qui định của Điều 2 trong chừng mực và theo cách thức mà Điều XVIII của
GATT 1994, Bản Ghi nhớ về Các điều khoản về Cán cân Thanh toán của GATT 1994
và Bản Tuyên bố về các Biện pháp Thương mại được áp dụng cho các mục đích về
cán cân thanh toán thông qua ngày 28/11/1979 (BISD 26S/205-209) cho phép Thành
viên được phép làm trái các qui định của Điều III và XI của GATT 1994.
Điều 5:Thông báo và các thoả thuận về thời kỳ quá độ
Khoản 1. Các Thành viên, trong vòng 90 ngày kể từ ngày Hiệp định WTO có
hiệu lực, phải thông báo cho Hội đồng thương mại hàng hoá tất cả các TRIMs đang
áp dụng không phù hợp với qui định của Hiệp định này. Các TRIMs này, dù được áp
dụng chung hay áp dụng trong một số trường hợp cụ thể, phải được thông báo cùng
với các đặc điểm chính của các biện pháp đó.
10
Khoản 2. Mỗi nước Thành viên phải loại bỏ các TRIMs đã thông báo theo khoản
1 trong vòng hai năm kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực đối với các Thành viên
phát triển, trong vòng 5 năm đối với Thành viên đang phát triển và trong vòng 7
năm đối với Thành viên kém phát triển.
Khoản 3. Khi được yêu cầu, Hội đồng thương mại hàng hoá có thể kéo dài thời
hạn quá độ để loại bỏ TRIMs đã thông báo theo khoản 1 đối với Thành viên đang
phát triển (bao gồm cả nước kém phát triển) nếu những nước này có thể chứng tỏ là
đang gặp phải những khó khăn đặc biệt trong quá trình thực thi Hiệp định này. Trong
quá trình xem xét các yêu cầu trên, Hội đồng thương mại hàng hoá sẽ tính đến nhu cầu
phát triển, tài chính và thương mại của Thành viên đang được xem xét.
Khoản 4. Trong thời kỳ quá độ, một Thành viên không được phép sửa đổi nội
dung TRIMs đã thông báo theo Khoản 1, khác với nội dung đã áp dụng trước ngày
Hiệp định WTO để làm tăng thêm mức độ không phù hợp với các qui định của Điều
2. TRIMs được đưa ra trong vòng 180 ngày trước ngày Hiệp định WTO có hiệu lực sẽ
không được hưởng thời gian quá độ qui định tại Khoản 2.
Khoản 5. Cho dù có các qui định tại Điều 2, một Thành viên có thể áp dụng trong
thời kỳ quá độ TRIMs tương tự cho các dự án đầu tư mới nhằm mục đích không tạo
bất lợi cho các doanh nghiệp đã được thành lập trước đây đã phải tuân thủ qui định
của TRIMs được thông báo theo Khoản 1 trong các trường hợp sau:
(i) Các sản phẩm của dự án đầu tư mới là các sản phẩm tương tự với các sản
phẩm của doanh nghiệp đã được thành lập; và
(ii) Khi cần thiết áp dụng để tránh bóp méo, làm sai lệch các điều kiện cạnh
tranh giữa các dự án đầu tư mới và các doanh nghiệp đã được thành lập.
Bất kỳ TRIMs nào được áp dụng cho các dự án đầu tư mới đều phải được thông báo
cho Hội đồng thương mại hàng hoá. Nội dung của TRIMs này phải có ảnh hưởng
tương đương với nội dung áp dụng cho doanh nghiệp đã được thành lập và TRIMs
này sẽ phải được loại bỏ đồng thời.
Điều 6: Minh bạch hóa
Khoản 1. Đối với các TRIMs, các Thành viên khẳng định lại cam kết thực hiện
nghĩa vụ về minh bạch hóa và thông báo tại Điều X của GATT 1994, về việc thực thi
"Thông báo" qui định tại