Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là quá trình tất yếu. Nó diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết là trên lĩnh vực kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy rất nhanh, rất mạnh sự phát triển và xã hội hóa các lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao. Toàn cầu hóa tạo sự truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn những thành quả mới, những đột phá sáng tạo về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa kiến thức và kinh nghiệm đến với các quốc gia, dân tộc.
Trào lưu chủ nghĩa tự do mới ra đời (các đại diện tiêu biểu là R. Ri-gân và M. Thát-chơ), trở thành căn cứ lý luận để chủ nghĩa tư bản (CNTB) lũng đoạn quốc tế bành trướng ra toàn cầu. Sự bùng nổ mạng lưới các công ty xuyên quốc gia và internet làm cho thị trường toàn cầu trở thành công xưởng toàn cầu, tạo cơ sở vật chất to lớn để CNTB thực hiện tham vọng lũng đoạn, khống chế toàn cầu. Các chủ trương của chủ nghĩa tự do mới được thực hiện mạnh mẽ đem lại một bước phát triển mới trong CNTB, song những mâu thuẫn vốn có của nó lại bộc lộ trầm trọng thêm.
Có thể nói, chủ nghĩa tư bản thực hiện được một bước phát triển thì cũng tạo ra những gì không dung được với chính nó. Từ góc nhìn này, chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa thực sự là "chủ nghĩa tư bản chống chủ nghĩa tư bản", là "chủ nghĩa tư bản hướng tới hậu tư bản, phi tư bản". Xu hướng vận động khách quan của CNTB trong xu thế toàn cầu hóa tiếp tục chuẩn bị tiền đề không chỉ vật chất - kỹ thuật, mà cả những nhân tố hợp lý trong thiết chế chính trị, nhà nước cho chủ nghĩa xã hội.
Việt Nam là một nước đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), nhờ quá trình toàn cầu hóa, chúng ta có lợi thế của nước đi sau để "đi tắt, đón đầu” trong một số lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ. Chúng ta có điều kiện thuận lợi để mở rộng thương mại quốc tế, thu hút đầu tư và nguồn lực bên ngoài nhằm phát triển các ngành sản xuất mà ta có lợi thế, qua đó, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Cùng với những thuận lợi trên, toàn cầu hóa cũng đang có những tác động xấu đến mọi mặt của đời sống xã hội nước ta.
26 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5235 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tính chất hai mặt của toàn cầu hóa hiện nay với tương lai của chủ nghĩa tư bản và triển vọng của chủ nghĩa xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là quá trình tất yếu. Nó diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết là trên lĩnh vực kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy rất nhanh, rất mạnh sự phát triển và xã hội hóa các lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao. Toàn cầu hóa tạo sự truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn những thành quả mới, những đột phá sáng tạo về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa kiến thức và kinh nghiệm đến với các quốc gia, dân tộc.
Trào lưu chủ nghĩa tự do mới ra đời (các đại diện tiêu biểu là R. Ri-gân và M. Thát-chơ), trở thành căn cứ lý luận để chủ nghĩa tư bản (CNTB) lũng đoạn quốc tế bành trướng ra toàn cầu. Sự bùng nổ mạng lưới các công ty xuyên quốc gia và internet làm cho thị trường toàn cầu trở thành công xưởng toàn cầu, tạo cơ sở vật chất to lớn để CNTB thực hiện tham vọng lũng đoạn, khống chế toàn cầu. Các chủ trương của chủ nghĩa tự do mới được thực hiện mạnh mẽ đem lại một bước phát triển mới trong CNTB, song những mâu thuẫn vốn có của nó lại bộc lộ trầm trọng thêm.
Có thể nói, chủ nghĩa tư bản thực hiện được một bước phát triển thì cũng tạo ra những gì không dung được với chính nó. Từ góc nhìn này, chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa thực sự là "chủ nghĩa tư bản chống chủ nghĩa tư bản", là "chủ nghĩa tư bản hướng tới hậu tư bản, phi tư bản". Xu hướng vận động khách quan của CNTB trong xu thế toàn cầu hóa tiếp tục chuẩn bị tiền đề không chỉ vật chất - kỹ thuật, mà cả những nhân tố hợp lý trong thiết chế chính trị, nhà nước cho chủ nghĩa xã hội.
Việt Nam là một nước đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), nhờ quá trình toàn cầu hóa, chúng ta có lợi thế của nước đi sau để "đi tắt, đón đầu” trong một số lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ. Chúng ta có điều kiện thuận lợi để mở rộng thương mại quốc tế, thu hút đầu tư và nguồn lực bên ngoài nhằm phát triển các ngành sản xuất mà ta có lợi thế, qua đó, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Cùng với những thuận lợi trên, toàn cầu hóa cũng đang có những tác động xấu đến mọi mặt của đời sống xã hội nước ta.
Với ý nghĩa đó, tôi chọn vấn đề: “tính chất hai mặt của toàn cầu hóa hiện nay với tương lai của chủ nghĩa tư bản và triển vọng của chủ nghĩa xã hội” làm đề tài tiểu luận hết môn của mình.
NỘI DUNG
Chương 1
TOÀN CẦU HÓA VÀ TÍNH CHẤT HAI MẶT CỦA TOÀN CẦU HÓA
1.1. Quan niệm về toàn cầu hóa
Sau vài thập niên thảo luận, lịch sử toàn cầu hóa (TCH) dường như dài hơn, khi thời điểm xuất hiện của nó được các nhà nghiên cứu xác định ngày càng lùi xa hơn về quá khứ. Lúc đầu, toàn cầu hoá được hiểu là một hiện tượng mới của thế giới hiện đại ra đời cùng với việc gia tăng kinh tế thương mại nhờ xuất hiện các công ty đa quốc gia, liên quốc gia sau Chiến tranh thế giới II và từ lúc thuật ngữ “toàn cầu hoá” được sử dụng phổ biến hơn sau những năm 60 của thế kỷ trước. Sau đó, khi nhận ra nhiều nội dung của toàn cầu hoá đã có từ lâu trong quan niệm về các vấn đề toàn cầu, hoặc về các thể chế quốc tế hoá, người ta nhận thấy việc sử dụng vàng làm bản vị trao đổi (Gold Standard, 1870) giữa các loại tiền tệ cùng với sự bành trướng của đế quốc Anh hồi thế kỷ XIX đã có ý nghĩa như một sự khởi đầu TCH. Khi mở rộng quan niệm về toàn cầu hoá ra ngoài các nội dung thương mại, người ta lại thấy cuộc vượt biển tìm ra châu Mỹ của Christopher Columbus năm 1492, hay chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới của Ferdinand Magellan năm 1522 cũng chính là những hình thức rất điển hình của toàn cầu hoá. Nhưng nếu công nhận Columbus hay Magellan là thủy tổ của hiện tượng toàn cầu hoá, thì cũng tương tự như thế, người ta khó có thể phủ nhận, TCH phải chăng đã bắt đầu từ khi các “thương nhân lạc đà” vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên khai thông “con đường tơ lụa” với chiều dài khoảng 7000 cây số nối liền phương Đông với phương Tây.
Quả thực, việc xác định thời điểm xuất hiện TCH ở hầu hết các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp đều có những lý lẽ khó bác bẻ. Nhưng nếu kéo lùi lịch sử TCH đến tận “con đường tơ lụa” thì vấn đề sẽ trở nên kém ý nghĩa hoặc chuyển sang ý nghĩa khác. Bởi vậy, tôi chú ý đến ý kiến của Thomas L. Friedman (dù chỉ là một nhà báo, nhưng uy tín của ông khi phát ngôn về những vấn đề toàn cầu thì chính học giả uyên bác Joseph E. Stiglitz cũng phải coi là có giá trị). Trong “Chiếc Lexus và cây ôliu” 1999, Friedman chọn thời điểm bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 và dùng hình tượng “thế giới tròn 10 tuổi” để chỉ TCH với sự mới mẻ của nó. Trong “Thế giới phẳng: Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI”, 2005, Friedman tiếp tục khẳng định ý nghĩa của giai đoạn lịch sử hiện đại này bằng việc chọn thời điểm năm 2000 với sự ra đời của Internet và thương mại điện tử làm mốc để đánh giá. Theo Friedman, hiện thời thế giới đang ở trong giai đoạn TCH “ba chấm không” (3.0). Nghĩa là, “chúng ta đang ở trong một hệ thống quốc tế mới. Hệ thống này có logic, có quy luật, có áp lực và có động lực riêng của nó - nó đáng được gọi bằng cái tên riêng - TCH” [6. tr. 26-27].
Như vậy, toàn cầu hóa đã bắt đầu từ khá sớm chứ không phải chỉ ở vài thập niên gần đây. Cách đây 158 năm, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: "Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới, thị trường mà việc tìm ra châu Mỹ đã chuẩn bị sẵn. Thị trường thế giới thúc đẩy cho thương nghiệp, hàng hải, những phương tiện giao thông tiến bộ phát triển mau chóng lạ thường...". Đó chính là quá trình quốc tế hóa - giai đoạn trước của toàn cầu hóa.
Như vậy, toàn cầu hoá trước hết là một quá trình kinh tế và kỹ thuật - công nghệ; đồng thời, là một quá trình kinh tế - xã hội và quá trình chính trị - xã hội, vừa tạo ra những lợi ích chung, những thể chế phổ biến, vừa chứa đựng nhiều lợi ích, khuynh hướng khác nhau, mâu thuẫn nhau giữa các chủ thể tham gia. Bởi vậy, toàn cầu hoá là một quá trình vừa hợp tác rộng mở, vừa đấu tranh gay gắt, phức tạp giữa các quốc gia, tập đoàn, cộng đồng, cá nhân... với nhau. Mặc dù không hề mất đi cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, nhưng “đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc”.
1.2. Tính chất hai mặt của toàn cầu hóa
Nếu nhìn tổng thể quá trình phát triển của nền kinh tế quốc tế, thì chính các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - công nghệ đóng vai trò to lớn làm tăng nhanh chóng thu nhập thế giới, đồng thời thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVI, thu nhập thế giới hàng năm chỉ hơi nhích lên, nhưng từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX đã tăng khoảng 50%. Sau đó, trong một thế kỷ (1850 - 1950) nó đã tăng gấp 3 lần. Và chỉ trong nửa cuối thế kỷ 20 (1950 - 2000) lại tăng gấp 3 lần nữa.
Thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, mọi hoạt động thương mại, tài chính, tiền tệ, đầu tư đều tăng nhanh. Từ 1990 đến 1997, tăng trưởng khối lượng xuất khẩu thế giới hàng năm đạt 7% đạt trong khi tăng trưởng GDP thế giới chỉ đạt 3%. Lượng tiền trao đổi qua các giao dịch tài chính quốc tế hàng ngày trên thế giới năm 1986 mới ở mức 200 tỉ USD thì đến năm 1996 đã lên tới 1.500 tỉ USD (nay lên tới 3.500 tỷ USD). Từ năm 1991 đến 1997, đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tăng 10%. Năm 1990 tổng số các công ty xuyên quốc gia là 35.000 với 150.000 chi nhánh thì đến 1997 đã lên tới 53.000 công ty với 450.000 chi nhánh hoạt động trên khắp thế giới.
Đấy là những nhân tố thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện ít nhiều thuận lợi cho các nước tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa do sự phân công chuyên sâu trong hợp tác quốc tế.
Nhưng vì toàn cầu hóa mang tính chất tư bản chủ nghĩa rõ rệt "khi mà các nước tư bản chủ nghĩa giàu có nhất, các công ty tư bản xuyên quốc gia đang nắm trong tay những nguồn lực vật chất và phương tiện hùng mạnh nhất để tác động lên toàn thế giới như vốn, kỹ thuật, công nghệ, các tổ chức và thể chế kinh tế, tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế. Họ nắm cả những phương tiện hùng mạnh nhất trong lĩnh vực sản xuất tinh thần và tác động tinh thần, cả những nguồn lực quan trọng nhất về chất xám ....", thì rõ ràng quá trình toàn cầu hóa có nhiều bất lợi cho các nước nghèo và đang phát triển.
Nếu như trước đây, sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới còn dựa trên nguồn nguyên nhiên liệu, các nước nghèo và đang phát triển còn nhiều lợi thế đấu tranh, thì ngày nay nhân tố tri thức, cùng phương tiện truyền thông ngày càng đóng vai trò quan trọng lại nằm trong tay các nước phát triển giàu có. Và toàn cầu hóa không những không tạo ra mức sống đồng đều cho mọi người, mọi quốc gia, mọi khu vực mà ngược lại nó làm cho hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng, bất bình đẳng ngày càng lớn. Theo chương trình Liên hợp quốc về phát triển (PNUD) thì cuối những năm 90, 85% thu nhập thế giới rơi vào túi 1/5 số người giàu nhất (trong khi vào những năm 60 họ mới chiếm 70%), 1/5 số người nghèo nhất chỉ chiếm 1,4% (những năm 60 còn chiếm 2,3%).
Khóa họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc diễn ra ở Giơnevơ mới đây đã kết luận "nghèo đói, sự không đồng đều và tình trạng mất an ninh đã tăng lên trên thế giới kể từ khi toàn cầu hóa được khởi động". Cách đây 5 năm, số người nghèo là 1 tỷ nay đã lên tới 1,2 tỷ. Các nước công nghiệp hóa giàu hơn các nước nghèo nhất tới 74 lần. Trong 30 nước nghèo nhất, thu nhập bình quân thực tế đầu người đã giảm đi trong 35 năm qua. Tài sản của 3 nước giàu nhất thế giới lớn hơn tổng sản phẩm quốc dân nội địa của các nước kém phát triển nhất cộng lại với số dân lên tới 600 triệu người. Còn theo báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (CNUCED), thì trong số 644 tỷ USD đầu tư quốc tế, 2/3 vào Mỹ và Liên minh châu Âu, tất cả các nước đang phát triển chỉ thu hút được 1/3, trong đó cả lục địa châu Phi chỉ nhận được 8,3 tỷ USD tức chỉ chiếm 1,3%.
Thực chất "các nhà đầu tư quốc tế chủ yếu đến từ các nước phát triển và động cơ của họ là lợi nhuận kinh tế chứ không phải là giúp các nước đang phát triển tăng trưởng bền vững”.
Những năm 90, toàn cầu hóa có giúp cho tuổi thọ trung bình tăng lên và nạn mù chữ giảm đi phần nào. Nhưng những người mắc bệnh Aids lại tăng gấp đôi chỉ trong thời gian từ 1990 - 1997. Đến năm 1997 vẫn còn 850 triệu người lớn tuổi không biết đọc, biết viết; 1/3 tỷ người vẫn không được sử dụng nước sạch; 1/7 trẻ em ở độ tuổi đi học vẫn không được đến trường; 160 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng và số trẻ em phải làm việc nặng nhọc còn nhiều hơn thế.
Gánh nặng nợ nần chồng chất cũng làm cho các nước nghèo và kém phát triển khó tranh thủ được những thuận lợi của toàn cầu hóa. Sự mở cửa biên giới do hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa còn có nguy cơ làm gia tăng tình trạng buôn lậu vũ khí, ma tuý và làm trôi nổi số nhân công có tay nghề cao. Chẳng hạn, năm 1998 hơn 250.000 lao động châu Phi tay nghề cao sang làm việc tại châu Âu và Hoa Kỳ (10), và nếu tính toàn bộ các nước đang phát triển thì con số đó phải lên tới hàng triệu. Nạn chảy máu chất xám này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hội nhập và phát triển của các nước nghèo và đang phát triển.
Toàn cầu hóa cũng tác động mạnh đến việc hoạch định chính sách quốc gia của từng nước vì các Nhà nước sẽ khó khăn hơn trong việc thiết kế chính sách kinh tế xã hội của mình dưới con mắt xoi mói của các thị trường kinh tế và tài chính đã được toàn cầu hóa. Các nước chịu sức ép lớn buộc phải đặt các thoả thuận đa phương lên trên chính sách quốc gia.
Chính vì thế mà toàn cầu hóa diễn ra với "bao nhiêu mâu thuẫn đủ loại, cực kỳ phức tạp, đan xen. Đó là mâu thuẫn giữa một bên là quyền lực và lợi ích chi phối, thao túng của những thế lực tư bản quốc tế, các nước tư bản chủ nghĩa với một bên là chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc. Đó là mâu thuẫn ngay trong lòng các nước tư bản chủ nghĩa, giữa các tập đoàn tư bản với nhau. Đó là mâu thuẫn giữa tăng trưởng của cải với phân phối không công bằng dẫn tới phân cực giàu nghèo ngày càng tăng giữa các quốc gia và trong mỗi nước, giữa trung tâm với ngoại vi, giữa Bắc với Nam. Đó là mâu thuẫn giữa kinh tế tăng trưởng với văn hóa, đạo đức xã hội suy đồi do tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường toàn cầu hóa. Đó là mâu thuẫn giữa hợp tác và đấu tranh. Là mâu thuẫn giữa xã hội với thiên nhiên biểu hiện ở hiểm hoạ ngày càng tăng và mâu thuẫn cho đời sống con người do tàn phá môi trường sinh thái.
Tóm lại, toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu và những lợi ích mà nó mang lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng đặt ra muôn vàn khó khăn, thách thức và mâu thuẫn cho các quốc gia đặc biệt là các nước nghèo và các nước đang phát triển.
Chương 2
TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY VỚI TƯƠNG LAI CỦA CHỦ NGHĨA
TƯ BẢN VÀ TRIỂN VỌNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
2.1. Toàn cầu hóa hiện nay với tương lai của chủ nghĩa tư bản
2.1.1. Toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, xét về không gian tồn tại của nó, là sự tiếp tục quá trình xã hội hóa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa bằng cách mở rộng kiểu sản xuất tư bản chủ nghĩa ra toàn cầu.
Quá trình xã hội hóa LLSX tư bản chủ nghĩa, trên bình diện không gian kinh tế có hai trình độ là quốc tế hóa và toàn cầu hóa hiện nay. Ở thế kỷ XIX, những cuộc cách mạng trong sản xuất và quá trình công nghiệp hóa lần thứ nhất, những phát kiến địa lý và sự mở rộng thị trường của chủ nghĩa tư bản… đã thúc đẩy và làm cho LLSX định hình rõ tính chất quốc tế. Lần này, từ giữa thế kỷ XX và cả những năm xắp tới của thế kỷ XXI, cuộc cách mạng công cụ sản xuất mà nòng cột là những thành tựu khoa học và công nghệ mới đang thâm nhập và làm cho LLSX của nhân loại đại tới một trình độ mới. Quá trình liên kết, phụ thuộc lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, mậu dịch, tài chính tiền tệ giữa các nước tăng vọt; nguyên tắc kinh tế thị trường chi phối hầu hết nền kinh tế; mức độ tham gia phân công lao động quốc tế và khả năng chiếm lĩnh thị trường thế giới đang là những yếu tố xác định vị thế kinh tế của mỗi nước trong toàn cầu hóa kinh tế.
2.1.2. Toàn cầu hóa kinh tế hiện nay đang có sự lặp lại những logic của quốc tế hóa ở những thế kỷ trước, song với một trình độ cao hơn và cũng đặt ra những vấn đề chính trị - xã hội gay gắt hơn với chủ nghĩa tư bản.
Hiện nay, công nghệ thông tin với chức năng trợ lực, khai phóng… năng lực tư duy cho con người cùng với các thành tựu khoa học và công nghệ khác chắc chắn sẽ tạo ra một tiền đề rộng lớn cho phát triển lực lượng sản xuất. Hệ dẫn truyền của nó hiện nay gồm những nguyên tắc của kinh tế thị trường và những thiết chế kinh tế - xã hội còn mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa tư bản. Vấn đề là ở chỗ hệ dẫn truyền ấy liệu có phù hợp cới toàn cầu hóa kinh tế hiện đại.
Toàn cầu hóa hiện nay, cũng như ở các thế kỷ trước, trước tiên là một hiện tượng kinh tế nhưng không thuần túy kinh tế, mà xen vào đó, chi phối nó là nhiều yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội nhưng có nội dung, hình thức mức độ, xu hướng khác. Trên phương diện chính trị - xã hội, toàn cầu hóa kinh tế đang là sự phát triển mới của LLSX hiện đại lấy chủ nghĩa tư bản làm “hệ dẫn truyền”, điều này đồng nghĩa với sự bành trướng kiểu sản xuất – trao đổi – tiêu thụ hàng hóa tư bản chủ nghĩa ra toàn cầu. Lưu thông kinh tế toàn cầu, phân công lao động toàn cầu đang diễn ra với nhiều quốc gia đang có chế độ chính trị - xã hội khác nhau; song về cơ bản những nguyên tắc điều phối quan hệ kinh tế quốc tế đang dựa trên những thiết chế và chế định của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Ba chủ thể lợi ích nổi bật hiện nay là các nhà nước – dân tộc (mà chủ yếu là các nước tư bản lớn); các công ty xuyên quốc gia và các thiết chế kinh tế toàn cầu như WTO, WB, IMF… đang chi phối toàn cầu hóa kinh tế và làm nên phương diện chính trị - xã hội của nó. Hiệu quả kinh tế và hệ quả xã hội của quá trình toàn cầu hóa kinh tế hiện nay không chỉ phụ thuộc vào tầm vóc, công năng của nó mà còn bị chi phối sâu sắc bởi phương diện này.
Nổi lên trong đời sống chính trị - xã hội quốc tế hiện đại là những vấn đề chính trị - xã hội mà toàn cầu hóa kinh tế đang đặt ra. Trên thực tế. toàn cầu hóa kinh tế hiện nay đang trong trạng thái không bình thường mà giới nghiên cứu diến đạt tính chất ấy bằng nhiều cách khác nhau, như “tính đồng đẳng”, “ngoài vòng kiểm soát”… Bản chất của những hiện tượng ấy là mất bình đẳng về lợi ích giữa các nước phát triển (mà chủ yếu là nhóm G7) với các nước đang phát triển; sự can thiệp thô bạo của chủ nghĩa đế quốc vào chủ quyền quốc gia, dân tộc độc lập, bản sắc văn hóa của những nước “đang chuyển đổi” nền kinh tế theo hướng hội nhập toàn cầu hóa kinh tế; mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và chất lượng của phát triển xã hội chưa được giải quyết hài hòa. Những vấn đề chính trị - xã hội đó khách quan đặt ra nhu cầu là toàn cầu hóa kinh tế cần có một môi trường, một hệ điều tiết chính trị - xã hội khác để nó phát triển trong bình đẳng và tiến bộ. Không giải quyết được những vấn đề này, chính bản thân quá trình bành trướng LLSX theo bề rộng cũng bị cản trở. Các hiện tượng “phản toàn cầu hóa” là ví dụ điển hình.
Trong hai mươi năm tới, quá trình bành trướng theo bề rộng của LLSX TBCN với sức mạnh như là “một cơn hồng thủy” sẽ cuốn hút theo tiến trình của nó nhiều quốc gia đang trong “quá trình chuyển đổi”. Có hai sức mạnh tạo nên lực cuốn hút này, một là logic của quá trình xã hội hóa LLSX, và hai là sức mạnh kinh tế mang nhiều tính cưỡng bức của những nước tư bản chủ nghĩa phát triển đang cố gắng “tạo ra một thế giới theo hình ảnh của nó”. Hai sức mạnh đó tạo nên hai chiều hướng phát triển khác nhau sau đây:
Thứ nhất: quá trình xã hội hóa LLSX là tất yếu của tiến bộ xã hội, của văn minh; nó không chấp nhận thái độ đầy mâu thuẩn của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển (mà đứng đầu là Mỹ); vừa muốn các nước đang phát triển đi theo con đường tư bản chủ nghĩa thông qua quá trình toàn cầu hóa kinh tế, lại vừa không muốn họ trở thành đối thủ cạnh tranh mới của mình. Thực tế cũng không chấp nhận mô hình phát triển theo kiểu “chủ nghĩa quốc gia”, “đóng cửa”, “tự lực – tự cường”, hoặc tư duy phi biện chứng trong nhận thức một thời; đối lập tuyệt đối với những thành quả văn minh được tạo ra trong CNTB. Sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân mang bản chất quốc tế và nó không hề xa lạ với những hiện tượng quốc tế phản ánh tiến bộ xã hội. Chủ động hội nhập quá trình toàn cầu hóa kinh tế không chỉ là một tiền đề để phát triển kinh tế mà còn là một tiến trình hợp với logic phát triển.
Thứ hai: đối với các nước đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, toàn cầu hóa kinh tế hiện nay đặt ra thách thức nhiêu hơn là cơ hội. Các nước đang phát triển theo định hướng XHCN tham gia phân công lao động quốc tế, hội nhập quốc tế với trình độ thấp hơn rất nhiều, lại phải chấp nhận những ‘luật chơi” hiện còn đậm dấu ấn tư bản chủ nghĩa, sẽ phải trả một giá không rẻ nếu để chệch hướng trong khi hội nhập kinh tế thế giới. Chệch hướng lớn nhất đối với CNXH hiện thực khi tham gia toàn cầu hóa hiện nay là quên mất vai trò lịch sử trao cho là tạo nên một kiểu phát triển mới thông qua toàn cầu hóa kinh tế. Chủ nghĩa xã hội phải tham gia chủ động và tích cực vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế vì triển vọng phát triển của nó và vì tương lai của toàn cầu hóa trên chất lượng mới; bình đẳng giữa các quốc gia và không còn chế độ người bóc lột người. Giá trị thực tiễn lớn nhất mà chủ nghĩa xã hội hiện thực mang lại là tham gia vào một quá trình kinh tế quốc tế, hiện đang còn mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa tư bản, để neu lên một kinh nghiệm thực tiễn cho việc giải quyết, trên một cơ sở mới, những vấn đề của toàn cầu hóa hiện nay. Không nên quên một điều rằng, ngay trong thời kỳ chiến tranh lạnh trước đây, khi thế giới được phân thành hai hệ thống khá biệt lập cả về chính trị và kinh tế thì những giá trị của chủ nghĩa xã hội hiện thực vẫn bằng mọi cách thâm nhập vào chủ nghĩa tư bản và làm cho nó phải có những điều chỉnh theo hướng dân chủ hóa; rất có thể trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, những chân giá trị của các nước đang phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ thông qua cái kinh tế mà tiềm nhập và tạo nên những tiến hó