Tiểu luận Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán (TTCK) là một kênh huy động vốn trung và dài hạn rất có hiệu quả của nền kinh tế. Việt Nam với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, với rất nhiều nỗ lực rút ngắn khoảng cách trên con đường hội nhập, vì vậy sự ra đời và phát triển của TTCK ở nước ta là hết sức cần thiết và là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của nước nhà góp phần tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa những người sử dụng vốn với những người có tiền nhàn rỗi, cung cấp giá cả cho giao dịch, tạo ra tính thanh khoản cao cho chứng khoán, giúp điều tiết và bình ổn thị trường. Mọi hoạt động mua bán chứng khoán trên TTCK tập trung đều phải thông qua một tổ chức trung gian, đó là các công ty chứng khoán (CTCK). Sự lớn lên của TTCK gắn liền với hoạt động của các CTCK mang lại những dịch vụ thiết yếu hỗ trợ các nhà đầu tư và góp phần không nhỏ vào việc điều tiết nền kinh tế. Năm qua là một năm khó khăn với TTCK, tuy nhiên hoạt động của của các CTCK vẫn diễn ra khá suôn sẻ, không có trường hợp nào bị giải thể hay phá sản chính là thành công trong đó là sự nỗ lực rất lớn trong bản thân các công ty. Những thực tế trên đây thu hút sự quan tâm của nhóm chúng em, và chúng em quyết định lựa chọn đề tài “Tình hình hoạt động của các CTCK trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để làm tiểu luận. Với kiến thức không nhiều và sự nhìn nhận còn giản đơn nên chắc chắn khi thực hiện tiểu luận này, chúng em đã có thêm thật nhiều kiến thức mới, và xây dựng cho chính mình những phương pháp làm việc theo nhóm khá hiệu quả. Dù đã cố gắng hết sức, nhưng những thiếu sót là không tránh khỏi, nhưng nhóm hi vọng bài tiểu luận này sẽ thể hiện được những nội dung cơ bản và quan trọng của các CTCK trên thị trường Việt Nam giai đoạn hiện nay.

doc25 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5368 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình hình hoạt động của các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN MÔN: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GVHD: Nguyễn Hoàng Dũng Nhóm thực hiện: 1Ko2 Lớp: 210810703 Thành phố Hồ Chí Minh – 3/2010 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1Ko2 Nguyễn Công Bính (MSSV: 08103231) Bùi Đinh Quang Huy (MSSV: 08112181) Trịnh Thị Hương (MSSV: 08110871) Phạm Thị Phương (MSSV: 08108841) Lâm Thị Thu Trang (MSSV: 08113711) PHẦN MỞ ĐẦU Thị trường chứng khoán (TTCK) là một kênh huy động vốn trung và dài hạn rất có hiệu quả của nền kinh tế. Việt Nam với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, với rất nhiều nỗ lực rút ngắn khoảng cách trên con đường hội nhập, vì vậy sự ra đời và phát triển của TTCK ở nước ta là hết sức cần thiết và là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của nước nhà góp phần tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa những người sử dụng vốn với những người có tiền nhàn rỗi, cung cấp giá cả cho giao dịch, tạo ra tính thanh khoản cao cho chứng khoán, giúp điều tiết và bình ổn thị trường. Mọi hoạt động mua bán chứng khoán trên TTCK tập trung đều phải thông qua một tổ chức trung gian, đó là các công ty chứng khoán (CTCK). Sự lớn lên của TTCK gắn liền với hoạt động của các CTCK mang lại những dịch vụ thiết yếu hỗ trợ các nhà đầu tư và góp phần không nhỏ vào việc điều tiết nền kinh tế. Năm qua là một năm khó khăn với TTCK, tuy nhiên hoạt động của của các CTCK vẫn diễn ra khá suôn sẻ, không có trường hợp nào bị giải thể hay phá sản chính là thành công trong đó là sự nỗ lực rất lớn trong bản thân các công ty. Những thực tế trên đây thu hút sự quan tâm của nhóm chúng em, và chúng em quyết định lựa chọn đề tài “Tình hình hoạt động của các CTCK trên thị trường chứng khoán Việt Nam” để làm tiểu luận. Với kiến thức không nhiều và sự nhìn nhận còn giản đơn nên chắc chắn khi thực hiện tiểu luận này, chúng em đã có thêm thật nhiều kiến thức mới, và xây dựng cho chính mình những phương pháp làm việc theo nhóm khá hiệu quả. Dù đã cố gắng hết sức, nhưng những thiếu sót là không tránh khỏi, nhưng nhóm hi vọng bài tiểu luận này sẽ thể hiện được những nội dung cơ bản và quan trọng của các CTCK trên thị trường Việt Nam giai đoạn hiện nay. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Khái niệm Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán. Chức năng nhiệm vụ của CTCK Chức năng môi giới chứng khoán Khái niệm Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó một CTCK đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó. Chức năng Nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tư: cung cấp cho khách hàng các báo cáo nghiên cứu và các khuyến nghị đầu tư. Nối liền những người bán và những người mua: đem đến cho khách hàng tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ tài chính. Đáp ứng những nhu cầu tâm lý của khách hàng khi cần thiết: trở thành người bạn, người chia sẻ những lo âu căng thẳng và đưa ra những lời động viên kịp thời. Khắc phục trạng thái xúc cảm quá mức (điển hình là sợ hãi và tham lam), để giúp khách hàng có những quyết định tỉnh táo. Đề xuất thời điểm bán hàng. Chức năng tự doanh chứng khoán Khái niệm Tự doanh là việc CTCK tự tiến hành các giao dịch mua bán các chứng khoán cho chính mình. Mục đích của hoạt động tự doanh Mục đích của hoạt động tự doanh của các CTCK nhằm thu lợi nhuận cho chính mình. Tuy nhiên, để đảm bảo sự ổn định và tính minh bạch của thị trường, pháp luật các nước đều yêu cầu các CTCK khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh phải đáp ứng yêu cầu về vốn và con người. Những yêu cầu đối với CTCK trong hoạt động tự doanh Tách biệt quản lý Các CTCK phải có sự tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi giới để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động. Các CTCK phải có đội ngũ nhân viên riêng biệt để thực hiện nghiệp vụ tự doanh. Các nhân viên này phải hoàn toàn tách biệt với bộ phận môi giới. Bên cạnh đó, các CTCK còn phải đảm bảo sự tách bạch về tài sản của khách hàng với các tài sản của chính công ty. Ưu tiên khách hàng CTCK phải tuân thủ nguyên tắc ưu tiên cho khách hàng khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh. Điều đó có nghĩa là lệnh giao dịch của khách hàng phải được xử lý trước lệnh tự doanh của công ty. Bình ổn thị trường Do tính đặc thù của TTCK, đặc biệt là các TTCK mới nổi, bao gồm chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ thì tính chuyên nghiệp trong hoạt động đầu tư không cao. Điều này rất dễ biến động bất thường trên thị trường. Vì vậy, các nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp rất cần thiết để làm tín hiệu hướng dẫn cho toàn bộ thị trường. Bên cạnh hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán, các CTCK với khả năng chuyên môn và nguồn vốn lớn của mình có thể thông qua hoạt động tự doanh góp phần rất lớn trong việc điều tiết cung cầu, bình ổn giá cả của các loại chứng khoán trên thị trường. Chức năng bảo lãnh phát hành chứng khoán Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Tổ chức bảo lãnh chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứng khoán của một tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán để hưởng hoa hồng. Thông thường, để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành cần phải có được sự bảo lãnh của một công ty nhỏ, và số lượng phát hành không lớn, thì chỉ cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành. Nếu đó là một công ty lớn, và số lượng chứng khoán phát hành vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh phát hành, bao gồm một hoặc một tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo lãnh phát hành thành viên. Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng phí bảo lãnh hoặc một tỷ lệ hoa hồng nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí bảo lãnh phát hành là mức chênh lệch giữa giá bán chứng khoán cho người đầu tư và số tiền tổ chức phát hành nhận được. Bảo lãnh phát hành gồm có các phương thức sau: - Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng khoán hay không. Trong hình thức bảo lãnh tổ hợp theo "cam kết chắc chắn", một nhóm các tổ chức bảo lãnh hình thành một tổ hợp để mua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá chiết khấu so với giá chào bán ra công chúng (POP) và bán lại các chứng khoán đó ra công chúng theo giá POP. Chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của các tổ chức bảo lãnh và giá chào bán ra công chúng được gọi là hoa hồng chiết khấu. - Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: đây là phương thức thường được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường ở các nước phát triển. Trong trường hợp đó, công ty cần phải bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu, và như vậy, công ty phải chào bán cổ phiếu bổ sung cho các cổ đông cũ trước khi chào bán ra công chúng bên ngoài. Dĩ nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty. Do vậy, công ty cần có một tổ chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra ngoài công chúng. Có thể nói, bảo lãnh theo phương thức dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua nốt số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành và bán lại ra công chúng. Tại các nước đang phát triển, khi các tổ chức bảo lãnh còn non trẻ và chưa có tiềm lực lớn thì phương thức bảo lãnh phát hành dự phòng lại là phương thức bảo lãnh thông dụng nhất. - Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại. - Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không: trong phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành. - Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không. Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định (mức sàn). Vượt trên mức ấy, tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán chứng khoán đến mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ thấp hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ. Chức năng tư vấn đầu tư Khái niệm Tư vấn đầu tư chứng khoán là đưa ra lời khuyên, phân tích các tình huống hay thực hiện một số công việc có tính chất dịch vụ cho khách hàng. Nguyên tắc của hoạt động tư vấn - Hoạt động tư vấn là việc người tư vấn sử dụng kiến thức, đó chính là vốn họ bỏ ra kinh doanh, nhưng những báo cáo phân tích của họ lại có tác động tâm lý rất lớn đến người được tư vấn và có thề làm cho người được tư vấn hưởng lợi hay bị thiệt hại. Nhà tư vấn phải luôn là những người thận trọng khi đưa ra những lời bình luận về giá trị của các loại chứng khoán, nếu người đầu tư có lợi, kiếm được tiền từ lời tư vấn này thì họ sẽ vui mừng nhưng nếu họ bị thiệt hại thì họ sẽ tìm kiếm các nhà tư vấn để phàn nàn, thậm chí bắt bồi thường. Do vậy, khi hành động, nhà tư vấn cần đặt ra và tuân theo một số nguyên tắc nhất định, tối thiểu như sau: + Không bảo đảm chắc chắn về giá trị của chứng khoán. + Luôn nhắc nhở khách hàng rằng những lời tư vấn của mình có thể không hoàn toàn chính xác và khách hàng cần biết rằng nhà tư vấn sẽ không chịu trách nhiệm về những lời khuyên đó. + Không được dụ dỗ, mời gọi khách hàng mua hay bán một loại chứng khoán nào đó, những lời tư vấn phải được xuất phát từ cơ sở khách quan là sự phân tích tổng hợp một cách lôgíc, khoa học. Chức năng quản lý danh mục đầu tư Đây là một dạng nghiệp vụ tư vấn của CTCK nhưng ở mức độ cao hơn vì trong hoạt động này, khách hàng ủy thác cho CTCK thay mặt mình quyết định đầu tư theo một chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấp thuận. Chương 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Hoạt động môi giới Mạng lưới, quy mô hoạt động của CTCK ngày càng được mở rộng, với 80 chi nhánh, 42 phòng giao dịch đang hoạt động tập trung ở nhiều tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Hải Phòng. Cùng với sự phát triển mạng lưới hoạt động, số lượng tài khoản giao dịch tại các CTCK cũng tăng mạnh. Năm 2009 số tài khoản giao dịch chứng khoán tại các CTCK đạt 800.000 tài khoản. Tăng 1,5 lần so với năm 2008. Cùng với sự gia tăng khối lượng giao dịch, các CTCK đã thực hiện trên 5.000 hợp đồng tư vấn và bảo lãnh phát hành. Tính đến cuối năm 2009 đã có gần 80 CTCK hoạt động có lãi trong năm 2009. Quy mô vốn hoạt động của các CTCK ngày càng được nâng cao. Tính đến cuối năm 2009, tổng số vốn điều lệ của các CTCK là 24.855 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2008. Ta có 10 công ty chứng khoán lớn nhất đã chiếm tới gần 50% thị phần môi giới cổ phiếu trong nước; trong đó dẫn đầu là SSI với 8,53%, thứ hai là VCBS với 6,11%. Đối với mảng môi giới cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài, 10 công ty lớn nhất nắm trên 87% thị phần; trong đó SSI đứng đầu với 36,91% thị phần, gấp đôi thị phần của thành viên đứng thứ hai là BVSC với 18,64% thị phần. Trong mảng môi giới chứng chỉ quỹ, SSI tiếp tục đứng đầu khi nắm 10,42% thị phần môi giới trong nước và 48,03% thị phần môi giới nước ngoài. Mảng môi giới trái phiếu, VCBS đứng đầu khi nắm 27,92% thị phần môi giới trong nước và 65,78% thị phần môi giới nước ngoài… Top 10 công ty chứng khoán môi giới cổ phiếu lớn nhất trên HNX qúy III/2009: STT  Tên CTCK  Thị phần môi giới cổ phiếu (%)   1  Thăng Long  8,13%   2  Sacombank  4,76%   3  FPT  4,41%   4  Sài Gòn  4,37%   5  ACBS  3,80%   6  HSC  3,78%   7  Quốc Tế Hoàng Gia  3,56%   8  VNDirect  3,15%   9  An Bình  3,09%   10  Ngoại Thương  3,08%   Top 10 công ty chứng khoán môi giới trái phiếu lớn nhất trên HNX qúy III/2009: STT  Tên CTCK  Thị phần môi giới trái phiếu (%)   1  Ngoại Thương  39,96%   2  Nông Nghiệp  18,85%   3  Sacombank  14,52%   4  Bảo Việt  5,17%   5  HSC  4,63%   6  ACBS  3,16%   7  Đầu Tư  2,88%   8  Đại Dương  2,50%   9  Habubank  2,34%   10  Công Thương  1,76%   Hoạt động tự doanh Hoạt động tự doanh là hoạt động của công ty chứng khoán (CTCK) thực hiện việc mua và bán chứng khoán bằng nguồn vốn của công ty. Thời điểm hiện nay các CTCK hoạt động tự doanh vẫn chưa thực sự nổi bật, các CTCK mới chỉ tập trung vào hoạt động môi giới. Điều này có thể được nhìn nhận dưới rất nhiều lý do khác nhau như: tính chất phức tạp của hoạt động tự doanh hay các CTCK chỉ muốn tập trung hoàn thiện nghiệp vụ môi giới trước để từ đó rút kinh nghiệm triển khai các hoạt động có liên quan trong tương lai. Nghiệp vụ tự doanh của CTCK có thể chia thành 2 lĩnh vực: Thứ nhất, các CTCK thực hiện việc mua bán chứng khoán niêm yết cho chính công ty mình. Tuy nhiên, hiện nay do số lượng các chứng khoán niêm yết còn ít nên nghiệp vụ này hầu như chưa được triển khai. Thứ hai, các CTCK thực hiện hoạt động tự doanh bằng hình thức như mua chứng khoán không niêm yết trên OTC. Tuy nhiên hoạt động này phải tuân thủ những hạn mức do pháp luật quy định. Ngoài ra, một hoạt động tự doanh phổ biến hiện nay của một số CTCK là việc mua chứng khoán niêm yết lô lẻ, sau đó CTCK sẽ gộp lại thành lô chẵn để niêm yết và có thể bán lại trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK). Đây là một lĩnh vực có khả năng mang lại lợi nhuận tương đối lớn cho các CTCK. Giá mua lô lẻ được xác định bằng thỏa thuận giữa khách hàng bán với CTCK, do đó các CTCK có điều kiện để đưa ra mức giá phù hợp để thu hút khách hàng, tạo sự chủ động cho các CTCK trong hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay có nhiều công ty đang thực hiện nghiệp vụ tự doanh rất chuyên nghiệp. Kết quả thu được cũng khá khả quan. Công ty BVS, doanh thu môi giới tăng mạnh của công ty chứng khoán BVS nhờ nguồn thu lớn từ phí giao dịch của khách hàng lên tới 24 tỷ đồng, tăng 300% so với quý I. Đối với nghiệp vụ tự doanh, quý II cũng đạt 36 tỷ đồng doanh thu, tăng 200% so với quý I. Chi phí trong quý II của BVS chủ yếu ở chỉ tiêu "dự phòng giảm giá chứng khoán tự doanh". Trong quý II, BVS đã hoàn nhập dự phòng giảm giá CK tự doanh được hơn 200 tỷ đồng. Một số mã cổ phiếu trong danh mục tự doanh đã có lãi so với giá vốn. Dưới đây là tổng kết doanh thu của một số CTCK giữa hoạt động môi giới và hoạt động tự doanh hết quý II. Cơ cấu doanh thu của một số CTCK  Nguồn BCTC quý II. Đơn vị: tỷ đồng (ĐTCK) Hoạt động bảo lãnh phát hành và hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán Ở Việt Nam, theo qui định tại Thông tư 01/1998/TT-UBCK ngày 13/10/1998 của UBCK Nhà nước hướng dẫn Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng thì bảo lãnh phát hành được thực hiện theo một trong hai phương thức sau: Mua toàn bộ số lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu được phép phát hành để bán lại. Đây chính là phương thức cam kết chắc chắn vì tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết mua toàn bộ lượng cổ phiếu hoặc trái phiếu của đợt phát hành. Mua số cổ phiếu hoặc trái phiếu còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết. Đây thực chất cũng là một dạng của phương thức cam kết chắc chắn, nhưng tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết mua phần chứng khoán còn lại của đợt phát hành chưa được phân phối hết. CTCK chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán; vốn pháp định để thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán là 100 tỷ đồng, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là 165 tỷ đồng. Trước thời điểm bảo lãnh, các CTCK không được vi phạm luật chứng khoán trong 6 tháng liên tục, đồng thời, tổng giá trị bảo lãnh phát hành không được lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành vào thời điểm cuối quý gần nhất tính đến ngày ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Và, CTCK cũng phải có tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh trên 6% trong 3 tháng liền trước thời điểm nhận bảo lãnh phát hành. Hoạt động bảo lãnh phát hành của các CTCK vẫn tập trung chủ yếu là bảo lãnh phát hành các loại trái phiếu như trái phiếu chính phủ cho Kho bạc Nhà nước, trái phiếu ngân hành, trái phiếu đô thị. Trong những tháng vừa qua, có một số hợp đồng bảo lãnh phát hành được thực hiện như: Cuối năm 2009, Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên ANZ Việt Nam (ANZ) được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ đại lý phát hành trái phiếu và bảo lãnh phát hành trái phiếu trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam với số vốn điều lệ của ngân hàng này là 2.000 tỷ đồng. Ngân hàng Phát triển VN được phép phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh phát hành từ năm 2010, dự kiến khối lượng phát hành trong năm 2010 là 30 nghìn tỷ đồng với thời hạn trái phiếu: kỳ hạn 2 năm là 4.400 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm là 6.000 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm là 8.000 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm là 5.000 tỷ đồng, kỳ hạn 15 năm là 6.600 tỷ đồng. Nhìn chung, hoạt động tư vấn đã có những phát triển đáng kể so với thời gian đầu. Theo Ủy ban Chứng khoá Nhà nước (UBCKNN), năm 2009 có gần 80 (trong tổng số 105 công ty) CTCK hoạt động có lãi. Hết năm 2009, tổng vốn điều lệ của các CTCK là 24.855 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2008. Ngoài hội sở chính, các thành viên đã có 80 chi nhánh, 42 phòng giao dịch đang hoạt động trên cả nước. Các CTCK cũng đã thực hiện trên 5.000 hợp đồng tư vấn và bảo lãnh phát hành. Số lượng tài khoản giao dịch tại các thành viên này cũng tăng mạnh với trên 800.000 tài khoản, tăng 1,5 lần so với năm 2008.  Số lượng người hành nghề kinh doanh chứng khoán ngày càng tăng. Tính đến nay, UBCKNN đã cấp chứng chỉ người hành nghề chứng khoán cho 2.744 nhân viên. Nhiều CTCK đã tuyển dụng được nhân viên có trình độ, chuyên môn cao trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, góp phần nâng cao năng lực quản lý trong hoạt động. Các CTCK đã chú trọng đầu tư, hiện đại hóa, hệ thống công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ chứng khoán. Hoạt động giao dịch phục vụ khách hàng diễn ra suôn sẻ và ngày một tốt hơn. Các hoạt động khác Lưu ký chứng khoán Ngày 27/7/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 189/QĐ-TTg về việc thành lập Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (TTLKCK). Theo Quyết định này, TTLKCK là đơn vị sự nghiệp có thu, thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)- Bộ Tài chính. Việc ra đời TTLKCK là đòi hỏi tất yếu của TTCK Việt Nam ở giai đoạn phát triển hiện nay; đó cũng là xu hướng và theo thông lệ trên TTCK quốc tế, nhằm thúc đẩy TTCK phát triển. Thông thường ở các nước trên thế giới, các dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và các dịch vụ hỗ trợ cho việc hoàn tất giao dịch trên TTCK do một hoặc một số tổ chức độc lập với Sở Giao dịch Chứng khoán đảm nhận. Các tổ chức này được xây dựng theo một trong hai mô hình sau: TTLKCK thực hiện toàn bộ các dịch vụ đó; hoặc TTLKCK và một tổ chức bù trừ cùng cung cấp các dịch vụ đó. Quy mô TTCK tập trung của Việt Nam hiện nay chưa lớn: Với gần 300 loại chứng khoán được niêm yết, đăng ký giao dịch tại TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh và TTGDCK Hà Nội (trong đó có 30 loại cổ phiếu niêm yết tại TTGDCK Tp. Hồ Chí Minh, 6 loại cổ phiếu đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà Nội; khoảng 2
Luận văn liên quan