Tiểu luận Tình huống giữa giảng viên và phụ huynh lớp chuyên viên

Khóa học bồi dưỡng kiến thức dành cho chuyên viên nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, giúp người học nâng cao năng lực cho công chức, viên chức nhà nước trong đơn vị hành chính. Khóa học cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về nhà nước, cơ chế tổ chức và nội dung quản lý hành chính nhà nước, từ đó giúp người học ý thức được những chức trách, nhiệm vụ của mình trong quá trình nâng cao chất lượng trong công tác. Khóa học chú trọng đến việc hình thành các kỹ năng nhận thức và vận dụng những kiến thức vào việc bồi dưỡng nhân cách cho công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan hành chính Nhà nước; đồng thời góp phần hình thành các kỹ năng về quản lý con người, quản lý tài sản. Các kỹ năng chủ yếu được hình thành thông qua các nội dung của môn học có sự lồng ghép của giảng viên.

pdf22 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 3108 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình huống giữa giảng viên và phụ huynh lớp chuyên viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời nói đầu ...................................... Error! Bookmark not defined. I. Mô tả tình huống : ......................................................................... 3 II. Phân tích lý tình huống: ............................................................... 6 III. Xử lý tình huống: ........................................................................ 9 IV. Kiến nghị: ................................................................................. 15 V.Kết luận : .................................................................................... 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 24 PhầnI. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Giới thiệu về khoá bồi dưỡng kiến thức lớp chuyên viên. Khóa học bồi dưỡng kiến thức dành cho chuyên viên nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, giúp người học nâng cao năng lực cho công chức, viên chức nhà nước trong đơn vị hành chính. Khóa học cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về nhà nước, cơ chế tổ chức và nội dung quản lý hành chính nhà nước, từ đó giúp người học ý thức được những chức trách, nhiệm vụ của mình trong quá trình nâng cao chất lượng trong công tác. Khóa học chú trọng đến việc hình thành các kỹ năng nhận thức và vận dụng những kiến thức vào việc bồi dưỡng nhân cách cho công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan hành chính Nhà nước; đồng thời góp phần hình thành các kỹ năng về quản lý con người, quản lý tài sản... Các kỹ năng chủ yếu được hình thành thông qua các nội dung của môn học có sự lồng ghép của giảng viên. 2. Trình bày lý do mà cá nhân quyết định tham dự khoá bồi dưỡng; Trường học là đơn vị hành chính sự nghiệp, nằm trong nền hành chính quốc gia. Là một giáo viên kiêm tổ trưởng chuyên môm của trường, bản thân mới được bồi dưỡng kiến thức về quản lý giáo dục; Vốn hiểu biết về Nhà nước và quản lý hành chính nhà nước còn còn hạn chế. Tôi quyết định tham gia lớp bồi dưỡng chuyên viên k22 do Bộ Nội Vụ đào tạo để nâng cao kiến thức và năng lực của mình; từ đó vận dụng vào thực tiễn công tác tại đơn vị. 3. Giới thiệu về cấu trúc nội dung, chương trình khoá bồi dưỡng; Nội dung chương trình khóa bồi dưỡng về Quản lý hành chính Nhà nước dành cho chuyên viên gồm 3 phần : Phần I: Nhà nước và Pháp luật Phần II : Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính Phần III : Quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực. 4. Cấu trúc, nội dung của Tiểu luận tình huống giáo dục. Để đóng góp một số kinh nghiệm của mình cho lĩnh vực Giáo dục đồng thời ứng dụng kiến thức đã học trong khóa học này nhằm hoàn thành tiểu luận do các thầy cô giáo giao cho được tốt hơn tôi chọn tình huống “Xử lý xung đột giữa giáo viên và phụ huynh học sinh từ việc xử phạt học sinh”. Đây là một tình huống đã xẩy ra mà tôi đã chứng kiến và có thực 100 phần trăm. Hoàn thành được đề tài này là do sự giảng dạy nhiệt tình của các Thầy, cô giáo. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các Thầy, cô đã tận tình giảng dạy. Do thời gian hạn hẹp và bận nhiều công việc, kiến thức bản thân còn hạn chế vì vậy tiểu luận này chắc chắn sẽ có thiếu sót về cả nội dung và hình thức. Tôi rất mong được sự góp ý của Thầy, cô giáo, đồng nghiệp và bạn đọc. I. Mô tả tình huống : Tình huống tôi sắp kể đây là có thật và tôi trực tiếp chứng kiến tại trường Mầm Non huyện Thanh Oai, Hà Nội. Việc thế này, vào khoảng 9h sáng thứ 6 ngày cuối tuần của tuần thứ nhất tháng 9 năm 2014, cả trường đang diễn ra hoạt động học bình thường thì có một phụ huynh học sinh tên Trần Thị T là bà của học sinh Nguyễn Vũ P lớp 3 tuổi C1 đến trường la lối om sòm, chửi cô Nguyễn Thị Hồng G (Giáo viên chủ nhiệm lớp 3c1). Bà T đòi gặp Ban Giám hiệu. Bà ta khiếu nại cô Nguyễn Thị Hồng G dạy lớp cháu bà ta học đã bắt cóc. Bà Trần Thị T yêu cầu Ban Giám hiệu phải kiểm điểm và xử lý kỷ luật cô Nguyễn Thị Hồng G vì thiếu trách nhiệm để con chị đi ra khỏi trường như vậy là không đúng, vì vậy bà T khóc lóc và đòi đền cháu. Lúc này là đang hoạt động học bình thường, Cô Nguyễn Thị Hồng G đang dạy học sinh trên lớp, hơn nữa nhà trường cũng chỉ nắm được thông tin từ phía phụ huynh học sinh, chưa chao đổi được với giáo viên chủ nhiệm lớp vì vậy cô phó Hiệu trưởng nhà trường đã mời bà Trần Thị T vào văn phòng trao đổi và uống nước(nhằm nắm thêm tình hình và xoa dịu bức xúc bà T).Đồng thời cử một số cô ở các lớp đi tìm cháu trong đó có tôi. Sau khi tìm hiểu hỏi thăm thì tôi nhận được một thông tin khoảng 9h kém 20 có một cháu trai bước ra khỏi cổng và có một người đàn ông khoảng chừng 32 tuổi tên là D dắt đi khỏi và gửi cháu vào nhà bà họ cháu, sau đó báo cho bà cháu biết và ngay lập tức bà cháu đến trường lu loa lên, khi nhận được thông tin đó ngay lập tức tôi về báo cáo lại với cô phó Hiệu Trưởng. Trong khi đó bà T vẫn khóc lóc đòi cháu và bắt nhà trường phải sử lí cô giáo. Hiệu trưởng hứa sẽ tìm hiểu thêm vụ việc và xử lý thấu tình đạt lý sự cố đã xảy ra. Tôi về khoảng 20 phút sau thì bà họ của cháu lai cháu đến và khóc lóc chửi bới nhà trường là trông nom như thế ah chúng mày về hết đi hôm nay tao phải cho mấy con ở cái lớp này phải thôi việc, nếu như hôm nay mất cháu bà thật thì chúng mày sẽ thế nào. Và bà đòi đuổi việc ba cô giáo đã để cháu chốn về. Thật sự là một tổ trưởng và là một giáo viên đứng lớp đã 13 măm cũng có đôi chút kinh nghiệm tôi tiếp cận bà họ của cháu là mẹ của bạn học tôi, đầu tiên tôi xoa dịu bằng những lời nhẹ nhàng “ Bác hãy nể mặt con là bạn của thuận cũng như con của bác, không mừng gì hơn là đã thấy cháu đó là cái mừng lớn của gia đình và của chúng con, bác hãy nể mặt con và từ từ nói chuyện, Hiệu trưởng trường con sẽ giải quyết thỏa đáng cho bác, và rót một cốc nước mời bác ấy uống với vẻ mặt thân thiện và mong thông cảm, lúc đầu bà vẫn nhẩy lên nói mày không phải bênh để tao cho chúng nó một chận, nhưng sau đó có sự tác động của tôi bà cũng ngồi cùng ban giám hiệu, tiếp sau đó tôi tiếp cận đến các bà hàng xóm của cháu bé mà tôi biết nhờ các bà tác động đến bà và mẹ của cháu bé để họ chấn tĩnh lại và vào phòng BGH để giải quyết. Đồng thời Hiệu trưởng trường hứa sẽ sử lí thỏa đáng nên bà T bớt giận và ra về hẹn giải quyết vụ việc vào buổi chiều, không yêu cầu gặp ngay cô Nguyễn Thị Hồng G nữa. Ngay sau đó buổi họp đột xuất được triệu tập các cô giáo của lớp đó và đại diện mỗi lớp một cô lên đại diên họp và cho ý kiến. Hiệu trưởng đã mời cô Nguyễn Thị Hồng G và 2 cô giáo khác đến tại văn phòng để tìm hiểu vụ việc. Qua trao đổi, cô Nguyễn Thị Hồng G xác nhận là do cháu mới đến và vừa đầu năm học nên cô đã chưa nắm vững được tính cách của cháu và từ hôm đi học do cháu chưa quen nên khóc suốt các cô giáo phải thay nhau giỗ dành sự việc dẫn đến cháu chốn về có thể là do các cô sơ xểnh khi phải chuẩn bị bài cho các con hoạt động nên nhãng đi vì lớp của cháu sát cạnh cổng nên cháu lẻn ra ngoài khi gv không để ý. Như vậy nhà trường phải sớm giải quyết vấn đề trên để bà T không lại trường la lối làm mất uy tín giáo viên và nhà trường. Các giáo viên đưa ra ý kiến dù đó là việc không mong muốn nhưng cô giáo để trẻ chốn ra khỏi cổng sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, tuy nhiên cháu chốn ra ngoài là do chú của cháu đến nghé xem cháu có khóc không và cháu nhìn thấy chạy ra là chú dắt đi luôn và gửi đến nhà bà họ của cháu, nhưng vấn đề ở là cô giáo đã sơ sểnh để cháu chốn ra mà không biết. Nên hội đồng đưa ra quyết định tạm đình chỉ ba cô giáo một tuần để cảnh cáo và xoa dịu phụ huynh. Cuộc tiếp đón phụ huynh vào buổi chiều ngay ngày hôm đó có gia đình phụ huynh, có 3 cô giáo. Hiệu trưởng đứng lên ý kiến và xin lỗi gia đình phụ huynh vì đã để sảy ra vụ việc như trên một phần vì lúc đó mở cửa trường cho người hợp đồng sữa của trường vào và không khóa của nên cháu đã chốn được ra ngoài. Vì vậy nhà trường sẽ nhận lỗi là phải sát sao hơn và tạm đình chỉ ba cô giáo tạm nghỉ trong một tháng. Lúc đó đại diện bên phụ huynh là bố của cháu p đứng lên có ý kiến. Vụ việc sảy ra cũng là do một phần của gia đình lẽ ra đã gửi con là phải tin tưởng cô giáo chứ không thể thập thò ngấp nghé để con ngóng chông và các bà cũng không nên làm quá lên như vậy. Và bố của cháu bé đứng lên trực tiếp xin cho ba cô giáo không phải đình chỉ việc để không ảnh hưởng đến danh dự của các cô và bố cháu có nói đây là một bài học của các cô giáo cần phải rút kinh nghiệm và cả gia đình tôi cũng vậy. Qua tình huống trên đó cũng là bài học cho tôi để mình sẽ phải luôn luôn đề cao trách nhiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. II. Phân tích tình huống: Vụ việc diễn ra đã chứa đựng mâu thuẫn giữa giáo viên và phụ huynh học sinh. Mâu thuẫn có thể tăng thêm nếu giải quyết tình huống không khẩn trương và triệt để Qua tìm hiểu, Hiệu trưởng nhà trường được biết bà Trần Thị T vừa mới li dị chồng, nhà bà cũng ở gần trường, chính vì bức xúc trong gia đình nên mới có những hành vi như vậy. Gia đình cô Nguyễn Thị Hồng G cũng có một số lục đục gần đây nên trong các ngày lên lớp Cô G cũng hay cáu gắtvà lơ đãng trong công việc. Bản thân em P cũng hay khóc và cũng đã nhiều lần chốn ra khỏi lớp nhưng được cô giáo phát hiện và đưa về lớp. Trước việc này Hiệu trưởng trao đổi với các P.Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn là tôi và đưa ra nhận định. - Cách quản lí trẻ của Cô G là chưa đủ trách nhiệm, dựa vào các căn cứ sau đây: + Quyết định số 16 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định đạo đức Nhà giáo: Điều 4 có nêu Nhà giáo phải “Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng”. Với quy tắc đã nêu trên đây chúng ta hy vọng rằng công tác chăm sóc giáo dục học sinh sẽ có những bước chuyển biến mới. Tuy nhiên việc chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ dựa vào nhà trường mà gia đình phải cực kì quan tâm đến con em mình để việc chăm sóc giáo dục nhân cách cho trẻ được phát triển một cách toàn diện và không dẫn đến những tình huống tương tự mà tôi vừa nêu trên, bởi vậy giáo dục là cả một quá trình và không thể chỉ thực hiện bởi giáo viên chủ nhiệm, BGH và các tổ chức đoàn thể trong trường. Chính vì vậy chỉ có sự gắn kết của các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội cùng quan tâm ủng hộ nhà trường mới có thể tin tưởng đạt được kết quả tích cực và bền vững. Nói về quy tắc 2T: Chính tâm huyết và trách nhiệm sẽ giúp cho giáo viên có được năng lực “cảm hóa” những học sinh “chưa ngoan” chưa quen trường lớp nói riêng. Đó là năng lực gây ảnh hưởng trực tiếp của mình đến với học sinh về mặt tình cảm và ý chí. Tâm huyết và trách nhiệm nằm trong nhân cách của mỗi cô giáo. Giáo viên chủ nhiệm phải dùng lòng nhân ái lòng yêu thương của mình để tác động vào các con Có thể nói rằng chỉ có người giáo viên nào luôn ý thức sẽ cống hiến và dành tâm huyết cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đào tạo và giáo dục thế hệ trẻ, lấy việc hy sinh phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đào tạo con người làm hạnh phúc cao cả của đời mình thì mới có thể thực hiện được chức năng “người kỹ sư tâm hồn” một cách xứng đáng. Nhiệm vụ quan trọng của một cô giáo là làm thế nào để học sinh nhận được sự yêu thương chăm sóc như một người mẹ thứ hai của mình. Khi đến lớp cô giáo phải là người bạn, người anh, người chị, người mẹ, người cha. Về phía phụ huynh học sinh (Bà T) xử sự như vậy là không đúng, quá nóng nảy và xúc phạm đến giáo viên, thiếu thiện chí trong việc phối hợp với giáo viên trong giáo dục học sinh, ngoài ra còn có ý dấu cháu để thử các cô sau đó đến bắt đền nhà trường đó là hành vi không đúng, không phối hợp với giáo viên và nhà trường để có cách chăm sóc giáo dục con một cách tốt nhất. Nên đã có những phản ứng thái quá. Qua phân tích, Lãnh đạo nhà trường xác định nguyên nhân, hậu quả của vụ việc trên: - Nguyên nhân khách quan: Các văn bản quy định của Bộ Giáo dục về quy chế chuyên môn giáo nắm chưa rõ ràng, vì vậy giáo viên vẫn chưa hiểu được hậu quả của nó. -Nguyên nhân chủ quan: Sự kém hiểu biết về các quy định của phụ huynh học sinh và giáo viên về các quy định của pháp luật, của ngành Giáo dục đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ. - Hậu quả của vụ việc: Tình huống xẩy ra, tuy chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng đã làm phát sinh mâu thuẫn, giữa giáo viên với phụ huynh học sinh, làm mất uy tín của nhà trường, mất uy tín của giáo viên, giảm sút lòng tin của nhân dân, gây bất bình trong nhân dân và ảnh hưởng đến kỷ cương nhà trường. Tóm lại: Cách quản lớp của cô G đối với học sinh như vậy là chưa có trách nhiệm, tuy nhiên hậu quả chưa nghiêm trọng, có thể khắc phục được. Về phía phụ huynh học sinh xử sự như vậy là không đúng, quá nóng nảy và xúc phạm đến giáo viên, thiếu thiện chí trong việc phối hợp với giáo viên trong giáo dục học sinh. Tình huống đã nêu là tình huống QLNN đồng thời là Tình huống giáo dục vì vấn đề đã xẩy ra, trong đời sống nhà trường, lớp học, trong gia đình, ngoài cộng đồng và xã hội. Những yêu cầu mang tính định hướng cho việc giải quyết tình huống giáo dục: - Đặt lợi ích của các con lên hàng đầu như Bác Hồ của chúng ta đã nói“vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người „ - Người Quản lý Giáo dục phải khách quan, công bằng khi giải quyết vấn đề/ tình huống. III. Xử lý tình huống: Để xử lý tình huống QLNN nói chung và tình huống Quản lý Giáo dục nói riêng phải qua các bước sau: Hình 1: Sơ đồ các bước giải quyết tình huống về Giáo dục 1/ Xác định mục tiêu xử lý tình huống: Qua thu thập thông tin, nhận dạng vấn đề, Ban Giám Hiệu. Tổ chuyên môn và giáo viên chủ nhiệm thống nhất phải giải quyết mâu thuẫn đã phát sinh (mâu thuẫn giữa giáo viên và bà Trần Thị T), không để bà T đến trường chửi mắng giáo viên làm mất uy tín giáo viên và nhà trường, ảnh hưởng đến tính trang nghiêm của nhà trường, đồng thời phải làm cho giáo viên thấy được sai sót trong cách quản lí, chăm sóc giáo dục trẻ và tìm cách khắc phục. Đồng thời yêu cầu giáo viên chủ nhiệm có biện pháp đối với cháu P. Mục tiêu tốt nhất cần đạt chủ yếu là hòa giải, để các bên liên quan nhận ra thiếu sót, có hướng khắc phục để công tác, học tập tốt hơn. Nếu không đạt được mục tiêu này mới tiến hành xem xét kỷ luật, kiểm điểm. 2. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống: 2.1. Xây dựng các phương án: Chủ trương chung để giải quyết tình huống nêu trên là vừa đảm bảo đúng các quy định hiện hành vừa giải quyết nhẹ nhàng, êm thấm mà vẫn đạt được mục tiêu đề ra là giải quyết mâu thuẫn đã phát sinh (mâu thuẫn giữa giáo viên và bà Trần Thị T), không để bà T đến trường chửi mắng giáo viên làm mất uy tín giáo viên và nhà trường, ảnh hưởng đến tính trang nghiêm của nhà trường, đồng thời phải làm cho giáo viên thấy được sai sót trong cách quản học sinh và tìm cách khắc phục. Đồng thời yêu cầu giáo viên chủ nhiệm có biện pháp chăm sóc giáo dục đối với cháu P. Mục tiêu tốt nhất cần đạt chủ yếu là hòa giải, để các bên liên quan nhận ra thiếu sót, có hướng khắc phục để công tác chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn. Nhà trường đã đưa ra 3 phương án như sau: * Phương án 1: +Mục tiêu của phương án: Giải quyết mâu thuẫn giữa cô G và bà T ,giữ uy tín cho giáo viên và nhà trường. + Nội dung của phương án: Nhà trường yêu cầu cô Nguyễn Thị Hồng G gặp trực tiếp gđ em P để giải quyết. + Ưu điểm của Phương án 1: Giải quyết nhanh gọn, người trong cuộc trực tiếp đối thoại, mâu thuẫn được giải quyết tận gốc. Hạn chế của Phương án 1: Không có người chủ trì giải quyết, bước đầu Cô G và bà T không đồng cảm với nhau nên khó tìm được tiếng nói chung, khó nhượng bộ nhau để giải quyết *Phương án 2: + Mục tiêu của phương án: Giải quyết mâu thuẫn giữa Cô G và bà T; giữ uy tín giáo viên và nhà trường; đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, qua giải quyết vụ việc giáo viên chủ nhiệm thấy rõ tầm quan trọng của mình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ từ đó tinh thần trách nhiệm được nâng cao. Mục tiêu cần đạt là các bên có liên quan trong vụ việc nhận ra thiếu sót của mình để sửa chữa tiến tới sự cộng tác tốt hơn giữa nhà trường và phụ huynh học sinh. + Nội dung của Phương án 2: Nhà trường giao cho giáo viên chủ động mời, Bà T. Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò để giải quyết tình huống. Ưu điểm của Phương án 2:  Đề cao vai trò của GVCN lớp đồng thời giảm bớt áp lực công việc cho BGH;  Không tạo sức ép tâm lý lên giáo viên, giải quyết vụ việc nhẹ nhàng;  Gợi lòng vị tha, tinh thần phối hợp của phụ huynh học sinh với nhà trường;  Giải quyết có lý, có tình;  Giáo viên yên tâm công tác và nâng cao ý thức chấp hành các quy định của nhà nước.  Chăm sóc giáo dục trẻ được tốt hơn. + Hạn chế của Phương án 2:  Phụ thuộc nhiều vào uy tín, khả năng hòa giải của GVCN lớp * Phương án 3: +Mục tiêu của phương án: Dựa trên các văn bản pháp lý về xử phạt nhà trường có hình thức cảnh cáo , nhắc nhở đối với giáo viên lớp 3C1 trước toàn trường để làm gương cho những giáo viên khác nhằm giữ uy tín giáo viên và nhà trường. Làm cho GV trong trường có ý thức tốt hơn nữa trong việc chấp hành kỷ cương nề nếp + Nội dung của phương án: Tiến hành họp xét kỷ luật cô Nguyễn Thị Hồng G và đề nghị chính quyền địa phương (ấp hoặc xã) họp kiểm điểm bà Trần Thị T vì có hành vi xúc phạm giáo viên và làm mất trật tự trường học. Phân định rành mạch thiếu sót, khuyết điểm của từng người (Cô G, bà T, bà họ em P) trong tình huống đã nêu và đề ra hình thức xử lý thích đáng đối với từng người trong vụ việc + Ưu điểm của phương án 3: Giải quyết đúng trình tự khi hòa giải không thành. + Hạn chế của phương án 3:  Phức tạp, mất nhiều thời gian công sức, tạo căng thẳng giữa GV với phụ huynh và gây không khí căng thẳng trong trường. Ảnh hưởng mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà trường với cha, mẹ học sinh.  Đôi lúc khó thực hiện trong trường hợp bà T ngang bướng , không nhận khuyết điểm và tiếp tục chửa bới giáo viên, chính quyền địa phương không quan tâm đúng mức để giải quyết vấn đề. Hậu quả có thể tiến triển xấu. 2.3. Phương án lựa chọn: Chọn Phương án 2 Qua phân tích điểm mạnh, điểm yếu, tính khả thi của từng phương án, lãnh đạo nhà trường quyết định chọn Phương án 2, tức là Hiệu trưởng Nhà trường sau khi tư vấn và giao cho tổ trưởng chuyên môn mời cô G và bà T và em P đến trường để giải quyết vụ việc. Tổ trưởng chuyên môn đóng vai trò trung gian, cầu nối để giải quyết tình huống. Trong giải quyết sự việc phải đạt được mục tiêu đề ra là: Giải quyết mâu thuẫn giữa Cô G và bà T, giữ uy tín giáo viên và nhà trường; đề cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục học sinh, qua giải quyết vụ việc tổ trưởng chuyên môn thấy rõ tầm quan trọng của mình trong việc giáo dục học sinh từ đó tinh thần trách nhiệm được nâng cao. Mục tiêu cần đạt là các bên có liên quan trong vụ việc nhận ra thiếu sót của mình để sửa chữa tiến tới sự cộng tác tốt hơn giữa nhà trường và phụ huynh học sinh. Không yêu cầu chính quyền địa phương kiểm điểm bà T và cô G. 2.2. Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện Phương án 2 + Các bước thực hiện phương án: Bước 1: Hiệu trưởng giao cho tổ trưởng sinh hoạt lại các quy định về quy chế chuyên môn cho toàn thể giáo viên nói chung và cho cô G nói riêng. Giáo viên vi phạm nội quy, quy chế, quy định trong trường có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do giáo viên còn chủ quan trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, Phòng Giáo Dục cũng vừa tập huấn cho tất cả giáo viên trong huyện về thưc hiên q
Luận văn liên quan