Tiểu luận Tổ chức hiệp ước Vacxava

Hiệp ước Warsaw (1955-91) là tên không chính thức của Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ, là hiệp ước thành lập Tổ chức hiệp ước Warsaw. Đây là hiệp ước phòng thủ chung với sự tham gia của 8 nước cộng sản ở Đông Âu. Hiệp ước này được thiết lập theo sáng kiến của Liên Xô và được kí kết tại Warsaw ngày 14/05/1955.  Trong khối cộng sản, hiệp ước này được xem như là tương đương (trên lĩnh vực quân sự) với Hội đồng tương trợ kinh tế của cộng đồng các nước cộng sản ở Đông Âu. Hiệp ước Warsaw là phản ứng quân sự của khối Xô Viết trước việc Tây Đức gia nhập vào khối NATO năm 1955, theo Hiệp ước Paris (gồm 4 hiệp ước quốc tế kí kết ngày 13/10/1954 tại Paris về việc trao chủ quyền đầy đủ cho Tây Đức và tái quân sự hóa Tây Đức. Hiệp ước thứ 3 chấp nhận Tây Đức trở thành thành viên của NATO.)  Ở phương Tây, Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ thường được gọi với tên Liên minh quân sự Warsaw, viết tắt là Warpac, WAPA hay WP

pdf12 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3676 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tổ chức hiệp ước Vacxava, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận TỔ CHỨC HIỆP ƯỚC VACXAVA 2 1. Khái quát chung:  Hiệp ước Warsaw (1955-91) là tên không chính thức của Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ, là hiệp ước thành lập Tổ chức hiệp ước Warsaw. Đây là hiệp ước phòng thủ chung với sự tham gia của 8 nước cộng sản ở Đông Âu. Hiệp ước này được thiết lập theo sáng kiến của Liên Xô và được kí kết tại Warsaw ngày 14/05/1955.  Trong khối cộng sản, hiệp ước này được xem như là tương đương (trên lĩnh vực quân sự) với Hội đồng tương trợ kinh tế của cộng đồng các nước cộng sản ở Đông Âu. Hiệp ước Warsaw là phản ứng quân sự của khối Xô Viết trước việc Tây Đức gia nhập vào khối NATO năm 1955, theo Hiệp ước Paris (gồm 4 hiệp ước quốc tế kí kết ngày 13/10/1954 tại Paris về việc trao chủ quyền đầy đủ cho Tây Đức và tái quân sự hóa Tây Đức. Hiệp ước thứ 3 chấp nhận Tây Đức trở thành thành viên của NATO.)  Ở phương Tây, Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ thường được gọi với tên Liên minh quân sự Warsaw, viết tắt là Warpac, WAPA hay WP. 2. Lý do thành lập:  Kể từ năm 1949, tình hình thế giới ngày càng trở nên căng thẳng với việc Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ đẩy mạnh chính sách “chiến tranh lạnh”, ráo riết chạy đua vũ trang và thành lập các liên minh quân sự nhằm chuẩn bị một cuộc chiến tranh chống Liên Xô và các nước XHCN. Tháng 4/1949, tổ chức NATO ra đời với sự tham gia của 12 nước tư bản phương Tây làm cho tình hình thế giới thêm căng thẳng, bởi đây là liên minh quân sự lớn nhất, quan trọng nhất của Mỹ và các đồng minh.  Sau đó liên tiếp ra đời các liên minh quân sự khác như: khối ANZUS (9/1951), khối SEATO Đông Nam Á (9/1954), khối CENTO ở Trung Cận Đông (1959).  Năm 1955, các nước thành viên NATO lại quyết định cho Tây Đức gia nhập liên minh quân sự này nhằm biến Tây Đức thành lực lượng xung kích chống Liên Xô, Cộng hòa dân chủ Đức và các nước XHCN Đông Âu khác. Tình hình Châu Âu cằng trở nên căng thẳng, nền hòa bình và an ninh khu vực bị đe dọa nghiêm trọng. 3  Trước tình hình đó, các nước Anbani, Bungary, Hungary, Cộng hòa dân chủ Đức, Ba Lan, Rumani, Liên Xô, Tiệp Khắc đã tổ chức hội nghị ở Vacxava từ ngày 14/5/1955 đã thỏa thuận cùng nhau ký kết hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ. Bản hiệp ước có hiệu lực từ ngày 5/6/1955 với thời hạn 20 năm (sau này có thể tiếp tục gia hạn) đánh dấu sự ra đời của Tổ chức hợp tác phòng thủ Vacxava nhằm duy trì hòa bình, an ninh Châu Âu, củng cố tình hữu nghị, sự hợp tác và sức mạnh của các nước XHCN anh em. 3. Cơ cấu tổ chức: Tổ chức hiệp ước Vacxava gồm:  Ủy ban tham vấn chính trị: để trao đổi ý kiến về các vấn đề mà các nước thành viên cùng quan tâm. Ủy ban này có trụ sở tại thủ đô Warsaw của Ba Lan.  Bộ chỉ huy liên hợp lực lượng vũ trang: gồm những lực lượng vũ trang được tách ra theo sự thỏa thuận của các nước thành viên. Tư lệnh tối cao của liên hợp lực lượng vũ trang này luôn là Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên bang CHXHCN Xô Viết. Tổng chỉ huy đầu tiên của liên hợp lực lượng vũ trang là nguyên soái Liên Xô I. S Cô - nhép. Ngoài ra, người đứng đầu Ban tham mưu thuộc Bộ chỉ huy liên hợp lực lượng vũ trang này cũng là phó Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang của Liên Xô. Do vậy, mặc dù là một liên minh an ninh tập thể, nhưng trên thực tế Liên Xô đã chi phối lực lượng vũ trang của khối Warsaw. Trụ sở của Bộ chỉ huy này cũng được đặt tại thủ đô Warsaw của Ba Lan.  Sau này lập thêm Ủy ban các bộ trưởng quốc phòng các nước thành viên (1969), Ủy ban các bộ trưởng ngoại giao các nước thành viên tổ chức hiệp ước Vacxava (1976) và Ban thư ký liên hợp. 4. Tính chất: Hiệp ước Vacxava là liên minh quân sự - chính trị mang tính chất phòng thủ của các nước XHCN Châu Âu. 5. Nhiệm vụ: Bảo vệ lợi ích của các nước XHCN trước áp lực của các nước phương Tây và củng cố những thành quả chính trị thu được trong và sau CTTG II. 6. Nguyên tắc hoạt động: 4  Mang tính dân chủ cao, tôn trọng các nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, độc lập và chủ quyền quốc gia. Đánh giá: Chúng ta thật sự cần đánh giá lại mức độ tin cậy của tuyên bố này khi mà chỉ trong vòng 1 năm sau, Liên Xô đã can thiệp quân sự vào Hungary để trấn áp bạo động ở nước này và đến năm 1968, Liên Xô lại tiếp tục can thiệp quân sự vào Tiệp Khắc khi nước này có ý định rút khỏi Vacxava"  Các nước hội viên thỏa thuận trong trường hợp một hay nhiều nước tham gia hiệp ước bị một hay nhiều nước tấn công thì các nước tham gia hiệp ước có nhiệm vụ giúp đỡ các nước bị tấn công bằng mọi phương tiện có thể có, kể cả lực lượng vũ trang. Hội nghị đã thành lập Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang chung, Các nước tham gia hiệp ước đã cam kết là không đe dọa hoặc dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và sẽ giải quyết các cuộc tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.  Hiệp ước cũng nêu rõ: các nước khác, không kể thuộc chế độ xã hội và nhà nước nào đều được quyền gia nhập hiệp ước Vacxava nếu tuyên bố sẵn sàng bảo vệ hòa bình và an ninh giữa các nước. Điều 11 của hiệp ước quy định rằng khi hiệp ước an ninh tập thể toàn Châu Âu được ký kết thì hiệp ước Vacxava sẽ hết hiệu lực. Điều đó nói lên tính chất phòng thủ của hiệp ước này. Đánh giá: Ý tưởng của tuyên bố này không có mấy ý nghĩa vì thực chất, trong bối cảnh chiến tranh lạnh lúc đó, một "hiệp ước an ninh tập thể toàn Châu Âu" là điều không tưởng.  Văn kiện “Về học thuyết quân sự của các nước thành viên hiệp ước Vacxava” vạch rõ: các nước thành viên hiệp ước không mở đầu trước các hoạt động chiến sự; không sử dụng trước vũ khí hạt nhân; không có tham vọng về lãnh thổ đối với bất kỳ nước nào, chủ trương giữ thế cân bằng lực lượng vũ trang ở mức ngày càng thấp hơn, cấm các vụ thử vũ khí hạt nhân, cấm và thủ tiêu vũ khí hóa học, cấm mở rộng cuộc chạy đua vũ trang lên khoảng không vũ trang. Đánh giá: Đây đều là các ý tưởng khó tin, bằng chứng là hai cuộc can thiệp quân sự đã nói ở trên và cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt của Vacxava với NATO. 5 Tóm lại, nguyên tắc hoạt động của Vacxava đã được vẽ lên bằng những ngôn ngữ bóng bẩy nhất. Tuy nhiên thực chất của các tuyên bố đó đến đâu thì chưa chắc chắn. Nguyên tắc quan trọng nhất và thực chất nhất, nói lên được bản chất "phòng thủ tập thể" của liên minh này là: “Các nước hội viên thỏa thuận trong trường hợp một hay nhiều nước tham gia hiệp ước bị một hay nhiều nước tấn công thì các nước tham gia hiệp ước có nhiệm vụ giúp đỡ các nước bị tấn công bằng mọi phương tiện có thể có, kể cả lực lượng vũ trang. Hội nghị đã thành lập Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang chung, Các nước tham gia hiệp ước đã cam kết là không đe dọa hoặc dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và sẽ giải quyết các cuộc tranh chấp bằng phương pháp hòa bình”. Đây là điều kiện tiên quyết để thành lập một liên minh phòng thủ tập thể. Vì nó cho thấy sức mạnh đáp trả lớn lao của bất kỳ một nước nào trong liên minh khi bị tấn công. Còn các nguyên tắc còn lại chủ yếu chỉ là những thứ cần thiết để đưa ra trong một bản tuyên bố nhằm thuyết phục người khác. 7. Khái quát hoạt động và sự giải thể:  Trong suốt 36 năm, NATO và Khối Warsaw chưa từng phát động chiến tranh ở châu Âu chống lại nhau lần nào, trong khi Mỹ và Liên Xô cùng những đồng minh thân cận đã thực hiện hàng loạt các chính sách chiến lược để ngăn chặn nhau ở châu Âu đồng thời tranh giành ảnh hưởng trong cuộc Chiến tranh lạnh trên phạm vi quốc tế.  Năm 1956, sau khi chính phủ Imre Nargy tuyên bố Hungary rút khỏi Hiệp ước Warsaw, quân đội Liên Xô đã tiến vào nước này và lật đổ chính quyền này.  Hành động chung duy nhất của Lực lượng vũ trang hỗn hợp thuộc Hiệp ước Warsaw là việc đưa quân vào Czechoslovakia tháng 8 năm 1968 (có sự tham gia của tất cả các thành viên, trừ Cộng hòa XHCN Romania).  Trước khi Chiến tranh lạnh kết thúc, sự phẫn nộ của dân chúng đã dẫn tới sự sụp đổ hệ thống các chính phủ cộng sản ở các nước Đông Âu vốn theo đuổi những chính sách kinh tế và cải cách mở cửa (perestroika và glasnost) nhưng thất bại trong hai năm 1989- 90. Vào ngày 1/7/1991, tại Pra-ha, Tổng thống Czechoslovakia Vaclav Havel chính thức tuyên bố chấm dứt Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Tương trợ 1955 và do đó giải tán 6 Khối Warsaw sau 36 năm liên minh quân sự với Liên Xô. Năm tháng sau, vào tháng 12/1991, Liên Xô tự giải thể. 8. Tác động của khối Hiệp ước Vacxava: Sau khi ra đời với những hoạt động của mình, tổ chức hiệp ước Vacxava đã có những ảnh hưởng tích cực và to lớn đối với sự phát triển tình hình ở Châu Âu và thế giới. Như một đối trọng với NATO, tổ chức hiệp ước Vacxava đã đóng vai trò quan trọng giữ gìn hòa bình, an ninh Châu Âu và thế giới. Sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước thành viên đã đưa tới sự hình thành thế chiến lược cân bằng về sức mạnh quân sự giữa các nước XHCN và các nước ĐQCN vào đầu những năm 70. Nhưng cuộc thử nghiệm sức mạnh trên thực tế lại thiên về yếu tố tâm lí hơn là thực chất, bởi lẽ trong suốt 36 năm tồn tại của mình, khối Warsaw và NATO chưa bao giờ trực tiếp phát động chiến tranh chống lại nhau. Cả hai bên đều theo đuổi chính sách ngăn chặn sự bá quyền của đối phương, nhưng kết quả đã rất khác với các kiểu cân bằng quyền lực trước đó (đều sụp đổ và dẫn tới chiến tranh thế giới, như Hiệp ước Utretch và Đại hội Vienna). Không giống như cân bằng quyền lực thế kỉ 19 trong đó có 5 cường quốc chuyển hóa Liên minh qua lại với nhau, cân bằng quyền lực giữa khối Warsaw và NATO trong Chiến tranh lạnh được điều chỉnh rất rõ ràng giữa hai quốc gia siêu cường là Mỹ và Liên Xô, trong đó mỗi siêu cường đều có khả năng đánh bại bên còn lại trong chớp nhoáng. Một số người theo thuyết hiện thực mới như Kenneth Waltz chẳng hạn thì định nghĩa thế hai cực là tình trạng trong đó hai siêu cường có gần như toàn bộ sức mạnh, nhưng thế hai cực đơn thuần như thế rất hiếm khi tồn tại. Thế hai cực thường xuất hiện trong lịch sử là dạng liên minh cố kết quá chặt đến mức mất đi tính linh hoạt, như đã từng xảy ra trong chiến tranh Peloponnesian giữa Athens và Sparta thế kỉ thứ 5 TCN. Mặc dù đều là các quốc gia độc lập, nhưng liên minh của Athens và Sparta đều cố kết chặt chẽ vào thế hai cực. Tương tự như thế, vào đêm trước của Chiến tranh thế giới thứ nhất, hệ thống các liên minh cũng bám chặt vào thế hai cực. Sự ra đời của khối Hiệp ước Warsaw đánh dấu chính thức sự xuất hiện của thế hai cực trong Chiến tranh Lạnh, trong đó Mỹ và Liên Xô là trung tâm. 7 Kenneth Waltz lập luận rằng thế hai cực là một dạng khá ổn định của hệ thống chính trị quốc tế bởi lẽ nó hạn chế thông tin và tính toán. Tuy nhiên, hệ thống hai cực lại thiếu tính linh hoạt đồng thời làm nghiêm trọng hơn hệ quả của những xung đột ngoại vi (như Chiến tranh Việt Nam trong Chiến tranh Lạnh). Việc thành lập khối Warsaw (đồng nghĩa với việc xuất hiện thế hai cực ở châu Âu) không mang lại cho các nước Đông Âu an ninh (theo như lập luận ở Liên Xô cho rằng có thể thoát khỏi thế lưỡng nan về an ninh thông qua việc liên minh lại với nhau để có an ninh chung). Trên thực tế thì việc khối Warsaw ra đời lại chính là hành động khiến cả hai khối đều mất an ninh, nghĩa là rơi vào thế lưỡng nan an ninh cổ điển. Đối đầu trực tiếp giữa hai khối không diễn ra ở châu Âu có lẽ xuất phát từ nỗi lo sợ vũ khí hạt nhân và hậu quả của việc sử dụng nó chứ không phải cân bằng quyền lực mà khối Warsaw mang lại. Cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba là một ví dụ cho thấy khi hai cực đứng trước nguy cơ xảy ra chiến tranh và hai khối quân sự ở trong trạng thái căng thẳng, sẵn sàng tiếp sức cho hai cực khi cần thiết, chính tiềm lực quân sự quá lớn của hai khối đã ngăn không cho chiến tranh xảy ra. Sau khi khủng hoảng chấm dứt, chủ tịch Viện đánh giá chiến lược Liên Xô Aleksandr Konovalov nói: “Lần đầu tiên thế giới đã đến bên vạch đỏ, đằng sau đó là nguy cơ thực tế của thảm họa chiến tranh hạt nhân. Nếu như hồi đó cuộc đọ sức hạt nhân xảy ra thì đã không còn ai là người chiến thắng. Cho nên kết quả là ta nhận thức được đang sở hữu một tiềm năng quân sự như thế nào và cần phải thận trọng ra sao. Nói chung, có hai khái niệm trong vấn đề ổn định chiến lược. Thứ nhất là dụng cụ chiến tranh, tức vũ khí mà chúng ta sở hữu và có thể sử dụng. Thứ hai là quan niệm của đối phương về việc chúng ta sắp làm gì với vũ khí đó. Đôi khi điều thứ hai này lại đóng vai trò quan trọng hơn” Chạy đua vũ trang giữa hai khối Bảng thống kê số lượng vũ khí hai bên có trong chiến tranh lạnh (Theo tập san quốc phòng toàn dân số tháng 3 năm 1991, trang 89) 8 1. Vũ khí thông thường Vacxava NATO Quân số 5.373.100 3.660.200 Xe tăng 59.470 30.690 Pháo các loại 71.876 57.660 Máy bay chiến đấu 7.876 7.130 Tàu ngầm 228 200 Tàu chiến 102 499 2. Vũ khí chiến lược Vacxava NATO Tên lửa chiến lược ICBM (đặt trên bệ phóng dưới đất) 1.398 1.018 Tên lửa chiến lược SLBM (đặt trên tàu ngầm) 922 672 Máy bay chiến lược 160 518 Tàu ngầm chiến lược 62 36 9 PHỤ LỤC : NGUYÊN VĂN HIỆP ƯỚC HỮU NGHỊ, HỢP TÁC VÀ TƯƠNG TRỢ (bản tiếng Anh) Nguồn : Thư viện Lịch sử châu Âu hiện đại, Trường Đại học Fordham, New York, Mỹ. TREATY OF FRIENDSHIP, CO-OPERATION AND MUTUAL ASSISTANCE Between the People's Republic of Albania, the People's Republic of Bulgaria, the Hungarian People's Republic, the German Democratic Republic, the Polish People's Republic, the Rumanian People's Republic, the Union of Soviet Socialist Republics, and the Czechoslovak Republic, May 1, 1955 The contracting parties, Reaffirming their desire for the organisation of a system of collective security in Europe, with the participation of all the European states, irrespective of their social and state systems, which would make it possible to combine their efforts in the interests of securing peace in Europe, Taking into consideration at the same tirne the situation obtaining in Europe as the result of ratification of the Paris agreements, which provide for the formation of a new military grouping in the shape of the "Western European Union" together with a remilitarised Western Germany, and for the integration of Western Germany in the North Atlantic bloc, which increases the threat of another war and creates a menace to the national security of the peaceloving states, Convinced that, under these circumstances, the peaccloving states of Europe should take the necessary measures for safeguarding their security, and in the interests of maintaining peace in Europe, Guided by the purposes and principles of the United Nations Charter, In the interests of further strengthening and promoting friendship, co-opcration and mutual assistance, in accordance with the principles of respect for the independence and sovereignty of states, and also with the principle of noninterference in their internal affairs, Have resolved to conclude this Treaty of Friendship, Co-operation and Mutual Assistance, . . . 10 Article 1. The contracting parties undertake, in accordance with the Charter of the United Nations Organisation, to refrain in their international relations from the threat or use of force, and to settle their international disputes by peaceful means so as not to endanger international peace and security. Article 2. The contracting parties declare their readiness to take part, in the spirit of sincere co-operation, in all international undertakings intended to safeguard international peace and security and they shall use all their energies for the realisation of these aims. Moreover, the contracting parties shall work for the adoption, in agreement with other states desiring to co-operate in this matter, of effective measures towards a general reduction of armaments and prohibition of atomic, hydrogen and other weapons of mass destruction. Article 3. The contracting parties shall take council among themselves on all important international questions relating to their common interests, guided by the interests of strengthening international peace and security. They shall take council among themselves immediately, whenever, in the opinion of any of them, there has arisen the threat of an armed attack on one or several states that are signatories of the treaty, in the interests of organising their joint defence and of upholding peace and security. Article 4. In the event of an armed attack in Europe on one or several states that are signatories of the treaty by any state or group of states, each state that is a party to this treaty shall, in the exercise of the right to individual or collective self-defence in accordance with Article 51 of the Charter of the United Nations Organisation, render the state or states so attacked immediate assistance, individually and in agreement with other states that are parties to this treaty, by all the means it may consider necessary, including the use of armed force. The states that are parties to this treaty shall immediately take council among themselves concerning the necessary joint measures to be adopted for the purpose of restoring and upholding international peace and security. In accordance with the principles of the Charter of the United Nations Organisation, the Security Council shall be advised of the measures taken on the basis of the present article. 11 These measures shall be stopped as soon as the Security Council has taken the necessary measures for restoring and upholding international peace and security-. Article 5. The contracting parties have agreed on the establishment of a joint command for their armed forces, which shall be placed, by agreement among these parties, under this command, which shall function on the basis of jointly defined principles. They shall also take other concerted measures necessary for strengthening their defence capacity, in order to safeguard the peaceful labour of their peoples, to guarantee the inviolability of their frontiers and territories and to provide safeguards against possible aggression. Article 6. For the purpose of holding the consultations provided for in the present treaty among the states that are parties to the treaty, and for the purpose of considering problems arising in connection with the implementation of this treaty, a political consultative committee shall be formed in which each state that is a party to this treaty shall be represented by a member of the government, or any other specially appointed representative. The committee may, form the auxiliary organs for which the need may arise. Article 7. The contracting parties undertake not to participate in any coalitions and alliances, and not to conclude any agreements the purposes of which would be at variance with those of the present treaty. The contracting parties declare that their obligations under existing international treaties are not at variance with the provisions of this treaty. Article 8. The contracting parties declare that they will act in the spirit of friendship and co-operation with the object of furthering the development of, and strengthening the economic and cultural relations between them, adliering to the principles of mutual respect for their independence and sovereignty, and of non-interference in their internal affairs. Article 9. The present treaty is open to be acceded to by other states-irrespective of their social and state systems-which may express their readiness to assist, through participation in the present treaty, in combining the efforts of the peaccloving states for the purpose of safeguarding the peace and security, of nations. This act of acceding to the treaty shall 12 become effective, with the consent of the states that are parties to this treaty, after the instrument of accedence has been deposited with the government of the Polish People's Republic. Article 10. The present tre
Luận văn liên quan