Tiểu luận Tổ chức lao động khoa học và ứng dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á

Cùng với tiến trình hội nhập và phát triển, các Doanh nghiệp Việt Nam đang phải nỗ lực để cạnh tranh với các Doanh nghiệp, tập đoàn lớn nước ngoài. Được cho là có lợi thế về nguồn nguyên vật liệu và nguồn lực lao động, vấn đề các Doanh nghiệp Việt Nam đang quan tâm là làm thế nào để đưa được các lợi thế đó thành lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động một cách hiệu quả. Đây cũng là đề tài mà nhiều Doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng đang quan tâm bởi họ đang phải cạnh tranh trong môi trường rất khắc nghiệt. Các nhà quản trị học đều cho rằng, muốn nâng cao năng suất lao động thì điều quan trọng là phải tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc, phải làm cho họ muốn lao động chứ không phải bị ép buộc lao động. Trang tin điện tử www.skills.vietnamlearning.vn đã nghiên cứu và đưa ra kết luận cho rằng trong các yếu tố làm thay đổi lực lượng lao động ở doanh nghiệp thì yếu tố các quyền lợi về tài chính chỉ chiếm 30%, 70% còn lại là các yếu tố về chất lượng công việc và các hỗ trợ tại nơi làm việc cụ thể như việc bố trí sắp xếp công việc hợp lý, quan hệ tại nơi làm việc Nghĩa là, vấn đề làm cho năng suất lao động của nhân viên tăng hay giảm, không phải phụ thuộc vào chế độ lương, thưởng, mà quan trọng hơn là tổ chức lao động khoa học trong môi trường làm việc. Trong lĩnh vực Ngân hàng-tài chính ở Việt Nam hiện nay thì Ngân hàng TMCP Đại Á (Viết tắt DAB) được coi là một ngân hàng “em út” so với các ngân hàng “đàn anh, đàn chị” khác như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV), hay Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank). Để có thể cạnh tranh với các ngân hàng lớn khác trong nước cũng như nước ngoài, ngoài việc nỗ lực đưa ra các sản phẩm phù hợp, nâng cao trình độ công nghệ thì công tác tổ chức lao động khoa học nhằm nâng cao năng lực sản xuất của người lao động ở DAB đã góp phần quan trọng trong việc giúp DAB đứng vững trên thị trường tài chính- ngân hàng. Do đó chúng tôi lựa chọn đề tài “Tổ chức lao động khoa học và ứng dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Á” làm đề tài thảo luận của nhóm.

pdf37 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3115 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tổ chức lao động khoa học và ứng dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổ chức lao động khoa học và ứng dụng tại DAB Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH  TIỂU LUẬN MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI Á NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 7 LỚP ĐÊM 10 – K20 GVHD: TS. HOÀNG LÂM TỊNH Tổ chức lao động khoa học và ứng dụng tại DAB Trang 2 Mục lục: Lời mở đầu ................................................................................................................................. 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC ................ 5 I. Khái niệm về tổ chức lao động khoa học ....................................................................... 5 1. Khái niệm về lao động và tổ chức lao động .............................................................. 5 2. Khái niệm về tổ chức lao động khoa học .................................................................. 6 3. Phân biệt tổ chức lao động và tổ chức lao động khoa học ........................................ 7 II. Nhiệm vụ, nội dung, nguyên tắc và ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học .............. 7 1. Nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học.................................................................. 7 2. Nội dung công tác tổ chức lao động khoa học 2.1. Xây dựng các hình thức phân công và hiệp tác lao động hợp lý ................................................................................. 9 2.1.1. Phân công lao động ....................................................................................... 9 2.1.2. Hiệp tác lao động ......................................................................................... 11 2.2. Hoàn thiện tổ chức phục vụ nơi làm việc .......................................................... 12 2.2.1. Tổ chức nơi làm việc .................................................................................... 13 2.2.2. Tổ chức phục vụ nơi làm việc ....................................................................... 14 2.3. Nghiên cứu và phổ biến các phương pháp, thao tác lao động hợp lý nhằm đạt năng suất lao động cao bảo đảm an toàn lao động cho người lao động ................... 15 2.4. Cải thiện điều kiện lao động giảm nhẹ sự nặng nhọc của công việc, giữ gìn tăng cường sức khoẻ cho người lao động, tạo ra những điều kiện lao động thuận lợi .... 15 2.5. Hoàn thiện định mức lao động .......................................................................... 17 2.6. Tổ chức trả lương phù hợp với số lượng và chất lượng lao động cũng như sử dụng có hiệu quả chế độ khuyến khích vật chất cho người lao động ....................... 18 2.7. Đào tạo và nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động ........................... 18 2.8. Tổ chức công tác thi đua, khen thưởng và củng cố kỷ luật lao động ................. 18 2.8.1. Tổ chức thi đua, khen thưởng ....................................................................... 18 2.8.2. Các biện pháp tăng cường kỷ luật lao động .................................................. 20 3. Nguyên tắc, ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học ............................................... 21 3.1. Nguyên tắc ......................................................................................................... 21 3.1.1.Tính khoa học ............................................................................................... 21 3.1.2. Tính kế hoạch ............................................................................................... 22 3.1.3. Tính hệ thống ............................................................................................... 22 3.1.4. Tính kích thích vật chất, tinh thần ................................................................ 23 3.2. Ý nghĩa ............................................................................................................... 23 III. Một số hướng nghiên cứu của tổ chức lao động khoa học hiện đại trên thế giới .... 24 1. Tối ưu hoá động tác của người lao động ................................................................. 24 2. Kích thích lao động .................................................................................................. 25 3. Sự phân công và hợp tác trong lao động ................................................................. 25 CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI Á ...................................................................................................................... 27 I. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Đại Á ............................................................................ 27 1. Sự hình thành và phát triển .................................................................................... 27 2. Cơ cấu tổ chức ......................................................................................................... 27 3. Đặc điểm lao động ngành ngân hàng ...................................................................... 28 II. Thực hiện tổ chức lao động khoa học tại DAB .......................................................... 29 Tổ chức lao động khoa học và ứng dụng tại DAB Trang 3 1. Sự phân công và hiệp tác lao động .......................................................................... 29 2. Tổ chức phục vụ nơi làm việc .................................................................................. 30 3. Cơ chế lương thưởng phù hợp, công bằng và công khai minh bạch...................... 30 3.1. Nguyên tắc sử dụng quỹ tiền lương của DAB ...................................................... 30 3.2. Cách thức trả lương ............................................................................................ 30 3.3. Tăng lương và điều chỉnh lương căn bản ............................................................ 33 4. Quan tâm đến đời sống nhân viên ........................................................................... 33 5. Thường xuyên tổ chức các lớp học về kỹ năng nghiệp vụ và kỹ năng mềm nhằm nâng cao trình độ cho nhân viên ................................................................................. 34 6. Công tác thi đua khen thưởng ................................................................................. 34 7. Thực hiện việc định mức lao động .......................................................................... 34 CHƯƠNG III: KẾT LUẬN ............................................................................................ 35 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 36 Tổ chức lao động khoa học và ứng dụng tại DAB Trang 4 Lời mở đầu Cùng với tiến trình hội nhập và phát triển, các Doanh nghiệp Việt Nam đang phải nỗ lực để cạnh tranh với các Doanh nghiệp, tập đoàn lớn nước ngoài. Được cho là có lợi thế về nguồn nguyên vật liệu và nguồn lực lao động, vấn đề các Doanh nghiệp Việt Nam đang quan tâm là làm thế nào để đưa được các lợi thế đó thành lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động một cách hiệu quả. Đây cũng là đề tài mà nhiều Doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng đang quan tâm bởi họ đang phải cạnh tranh trong môi trường rất khắc nghiệt. Các nhà quản trị học đều cho rằng, muốn nâng cao năng suất lao động thì điều quan trọng là phải tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc, phải làm cho họ muốn lao động chứ không phải bị ép buộc lao động. Trang tin điện tử www.skills.vietnamlearning.vn đã nghiên cứu và đưa ra kết luận cho rằng trong các yếu tố làm thay đổi lực lượng lao động ở doanh nghiệp thì yếu tố các quyền lợi về tài chính chỉ chiếm 30%, 70% còn lại là các yếu tố về chất lượng công việc và các hỗ trợ tại nơi làm việc cụ thể như việc bố trí sắp xếp công việc hợp lý, quan hệ tại nơi làm việc… Nghĩa là, vấn đề làm cho năng suất lao động của nhân viên tăng hay giảm, không phải phụ thuộc vào chế độ lương, thưởng, mà quan trọng hơn là tổ chức lao động khoa học trong môi trường làm việc. Trong lĩnh vực Ngân hàng-tài chính ở Việt Nam hiện nay thì Ngân hàng TMCP Đại Á (Viết tắt DAB) được coi là một ngân hàng “em út” so với các ngân hàng “đàn anh, đàn chị” khác như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Đầu tư và phát triển (BIDV), hay Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank). Để có thể cạnh tranh với các ngân hàng lớn khác trong nước cũng như nước ngoài, ngoài việc nỗ lực đưa ra các sản phẩm phù hợp, nâng cao trình độ công nghệ …thì công tác tổ chức lao động khoa học nhằm nâng cao năng lực sản xuất của người lao động ở DAB đã góp phần quan trọng trong việc giúp DAB đứng vững trên thị trường tài chính- ngân hàng. Do đó chúng tôi lựa chọn đề tài “Tổ chức lao động khoa học và ứng dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Á” làm đề tài thảo luận của nhóm. Tổ chức lao động khoa học và ứng dụng tại DAB Trang 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC I. Khái niệm về tổ chức lao động khoa học 1. Khái niệm về lao động và tổ chức lao động Lao động là một hành động diễn ra giữa người với tự nhiên, trong khi lao động con người vận dụng sức lực tiềm tàng trong thân thể mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên (tư liệu lao động) làm biến đổi vật chất trong tự nhiên làm cho chúng trở thành có ích trong đời sống con người, là phương thức giúp con người tồn tại, nó cung cấp mọi nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Thông qua lao động, con người được phát triển mọi mặt tư duy, nhận thức, kỹ năng sống, ngôn ngữ. Như vậy lao động là hoạt động sống còn đối với sự tồn vong và phát triển của xã hội loài người. Nó diễn ra theo một quá trình và nhằm hoàn thành một nhiệm vụ sản xuất nhất định. Quá trình lao động là tổng thể những hành động (hoạt động lao động) của con người để hoàn thành một nhiệm vụ sản xuất nhất định.Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động. Sức lao động là năng lực, là toàn bộ thể lực, trí lực của con người. Sức lao động là yếu tố tích cực nhất, quan trọng trong quá trình lao động, nó phát động và đưa ra các tư liệu lao động, các hoạt động để tạo sản phẩm. Sức lao động của con người trong sản xuất kinh doanh được coi như một yếu tố chi phí sẽ đưa vào giá thành sản phẩm thông qua tiền lãi, tiền thưởng, quyền lợi vật chất khác, đồng thời cũng là một yếu tố đem lại lợi ích kinh tế, nếu quản lý tốt sẽ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Dù cho quá trình lao động được diễn ra dưới những điều kiện kinh tế - xã hội như thế nào thì cũng phải tổ chức sự tác động giữa các yếu tố cơ bản của quá trình lao động và các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau vào việc thực hiện mục đích của quá trình đó, tức là phải tổ chức lao động. Do đó, tổ chức lao động được hiểu là một hệ thống các biện pháp đề ra nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của con người đạt năng suất lao động cao và sử dụng đầy đủ, có hiệu Tổ chức lao động khoa học và ứng dụng tại DAB Trang 6 quả nhất về tư liệu sản xuất. Như vậy tổ chức lao động mục đích của nó là tạo ra các điều kiện lao động tốt nhất, đảm bảo và nâng cao khả năng lao động của con người và tạo cho họ hứng thú , say mê trong lao động. 2. Khái niệm về tổ chức lao động khoa học Nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người hầu như là vô hạn. Trong khi đó, lực lượng sản xuất, tức là sức lao động và tư liệu lao động, lại là yếu tố có hạn trong từng thời kỳ. Vì vậy, con người phải tìm ra cách sử dụng hiệu quả nhất những nguồn tài nguyên hạn chế này. Đây chính là điều kiện để ra đời một ngành khoa học mới – khoa học về tổ chức lao động. Theo quan niệm của các nước phương Tây, tổ chức lao động khoa học là những nguyên tắc khoa học được thiết lập dựa trên hiểu biết về mối quan hệ tương tác giữa người lao động và các yếu tố còn lại trong một hệ thống sản xuất vật chất nhất định; là sự áp dụng các lý thuyết, cơ sở dữ liệu nhằm làm tối ưu hoá hoạt động của hệ thống nói chung và sự tiện nghi cho con người nói riêng. Còn theo định nghĩa của các nhà khoa học Liên Xô: “Tổ chức lao động khoa học là toàn bộ những biện pháp hoàn thiện không ngừng được được áp dụng trong việc tổ chức lao động trên cơ sở những thành tựu khoa học và kinh nghiệm tiên tiến. Những biện pháp hoàn thiện này tạo khả năng kết hợp một cách tốt nhất kỹ thuật và con người trong một quá trình sản xuất thống nhất, tạo khả năng tăng năng suất lao động, làm cho lao động có nội dung phong phú, góp phần bảo vệ sức khoẻ của con người, và dần dần biến lao động thành nhu cầu thiết thân hàng đầu của con người”. Khoa học tổ chức lao động lần đầu tiên được nghiên cứu một cách nghiêm túc vào thế kỷ 19 bởi Frederick Winslow Taylor, cha đẻ của khoa học về động tác trong lao động. Xuất thân là kỹ sư cơ khí làm việc trong nhà máy thép Midvale, nhờ tư duy và đầu óc quan sát, Taylor đã tổng kết được các động tác cơ bản nhất của người công nhân, xây dựng quy trình làm việc tối ưu về mặt thời gian. Ông còn nghiên cứu và đưa ra những lý thuyết đầu tiên về khoa học quản lý. Tổ chức lao động khoa học và ứng dụng tại DAB Trang 7 Ảnh hưởng của thuyết Taylor thật to lớn, nó làm thay đổi hẳn hiệu quả của nền công nghiệp nước Mỹ trong thời gian sau đó. Henry Ford dã ứng dụng thuyết quản lý sản xuất và dây chuyền của Taylor vào nhà máy Ford của mình. Kết quả là Ford Motors đã trở thành tập đoàn sản xuất ôtô lớn nhất trên thế giới hồi đầu thế kỷ 20. Sau Taylor, nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng đã tham gia nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của TCLĐKH, điển hình là Henry Fayol (1841 – 1925), Folet (1868 – 1933), Simon (1916 – 2001)... các công trình của họ làm phát triển môn khoa học này, mở rộng lĩnh vực nghiên cứu cả về mặt tổ chức, nhiều trong số đó còn được ứng dụng vô cùng hiệu quả tới ngày nay. 3. Phân biệt tổ chức lao động và tổ chức lao động khoa học Tổ chức lao động khoa học và Tổ chức lao động giống nhau ở chỗ nó đều là sự tổ chức quá trình hoạt động của con người tác động lên đối tượng lao động. Nó khác nhau ở phương pháp, cách giải quyết và mức độ phân tích khoa học các vấn đề, Tổ chức lao động khoa học chính là quá trình đưa vào Tổ chức lao động những thành tựu đạt được của khoa học và những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến để làm tăng hiệu suất chung của lao động. Tổ chức lao động khoa học chính là Tổ chức lao động ở trình độ cao hơn tổ chức lao động hiện hành. Tổ chức lao động khoa học cần phải được áp dụng ở mọi nơi có hoạt động lao động của con người như quá rình lao động sản xuất, lĩnh vực lãnh đạo và quản lý sản xuất, trong thiết kế, vận chuyển, sửa chữa, … II. Nhiệm vụ, nội dung, nguyên tắc và ý nghĩa của tổ chức lao động khoa học 1. Nhiệm vụ của tổ chức lao động khoa học Trong điều kiện xã hội phát triển, tổ chức lao động khoa học thực hiện 3 nhóm nhiệm vụ: Kinh tế - Tâm sinh lý - Xã hội. - Kinh tế: Phải kết hợp một cách tốt nhất kỹ thuật và con người trong quá trình sản xuất để ứng dụng có hiệu quả nhất những tiềm năng lao động và vật chất với mục đích không Tổ chức lao động khoa học và ứng dụng tại DAB Trang 8 ngừng tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng lao động, giảm giá thành sản phẩm. - Tâm sinh lý: Tạo điều kiện lao động bình thường, nâng cao sức hấp dẫn và nội dung phong phú của lao động với mục đích đem lại khả năng lao động cao của con người và giữ gìn sức khoẻ của họ. - Xã hội: Tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện, biến lao động thành nhu cầu sống đầu tiên trên cơ sở dung hoà giáo dục chính trị với giáo dục lao động. Nhiệm vụ tổng quan của công tác tổ chức lao động khoa học là phân bổ, sử dụng và bồi dưỡng tốt sức lao động làm tăng năng suất lao động, tiết kiệm sức lao động. Với nhiệm vụ đó việc tổ chức lao động phải bố trí lao động cho các ngành, các bộ phận sản xuất trong nội bộ cơ sở, doanh nghiệp đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để hoàn thành kế hoạch sản xuất công tác. Nền sản xuất xã hội ngày càng mở rộng, nhiệm vụ sản xuất ngày càng tăng, quy mô cơ sở hợp lý với kỹ thuật ngày càng tinh xảo đòi hỏi việc cung cấp lực lượng lao động phải đáp ứng với nhiệm vụ sản xuất và yêu cầu của tiến bộ khoa học công nghệ, phục vụ kịp thời cho sản xuất phát triển. Như vậy, từ ba nhóm nhiệm vụ trên có thể đưa ra một số nhiệm vụ cụ thể như sau để sử dụng sức lao động ở các đơn vị, doanh nghiệp có hiệu quả cao: - Xác định nội dung vấn đề tổ chức lao động khoa học, ý nghĩa và mối quan hệ của nó với các môn khoa học khác. - Tổ chức giải quyết đảm bảo đầy đủ việc làm cho người lao động để người lao động luôn gắn bó với doanh nghiệp. - Nghiên cứu thực hiện các biện pháp tổ chức nơi làm việc bảo đảm an toàn lao động, tạo điều kiện thuận lợi nhất về vệ sinh tâm lý và thẩm mỹ cho người lao động. - Chọn hình thức tổ chức các tổ, nhóm, đội, dây chuyền hợp lý về số lượng và chất lượng bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ tránh lao động sản xuất, cơ sở phân bổ khối lượng công việc cho những người lao động cụ thể, chính xác. - Áp dụng các thao tác lao động có năng suất cao bằng cách nghiên cứu, chọn lọc, cải Tổ chức lao động khoa học và ứng dụng tại DAB Trang 9 tiến, áp dụng các kinh nghiệm sản xuất của những người đi trước, loại trừ các động tác, thao tác thừa, nặng nhọc không cần thiết. - Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. - Áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu suất lao động và giảm mệt nhọc cho người lao động. - Quan tâm đúng mức tới công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, chính trị, văn hoá, kỹ thuật cho người lao động đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển sản xuất. Công tác bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ về mọi mặt cho người lao động trước hết là trình độ nghề nghiệp phải phát triển phù hợp với nhịp độ phát triển chung của sản xuất đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài, chú trọng nâng cao tay nghề cho người lao động bằng hình thức kết hợp kèm cặp ngay tại doanh nghiệp, tại cơ sở sản xuất. Tổ chức tiến hành đào tạo lại trình độ lao động cho từng lao động. - Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua để củng cố và tăng cường kỹ thuật lao động, học hỏi trao đổi lẫn nhau, để thúc đẩy sản xuất phát triển đạt hiệu quả kinh tế cao. 2. Nội dung công tác tổ chức lao động khoa học 2.1. Xây dựng các hình thức phân công và hiệp tác lao động hợp lý Phân công và hiệp tác lao động là nội dung cơ bản nhất của tổ chức lao động. Do phân công lao động mà tất cả các cơ cấu về lao động trong doanh nghiệp được hình thành, tạo nên một bộ máy với tất cả các bộ phận, chức năng cần thiết, với những tỉ lệ tương ứng theo yêu cầu của sản xuất. Hiệp tác lao động là sự vận hành của cơ cấu ấy trong không gian và thời gian. Hai nội dung này liên hệ với nhau một cách mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, củng cố và thúc đẩy nhau một cách biện chứng. Phân công lao động càng sâu thì hiệp tác lao động càng rộng. 2.1.1. Phân công lao động Phân công lao động trong doanh nghiệp là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc của doanh Tổ chức lao động khoa học và ứng dụng tại DAB Trang 10 nghiệp để giao cho từng người hoặc nhóm người lao động thực hiện. Đó chính là quá trình gắn từng người lao động với những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ. Theo C.Mác thì phân công lao động: “là sự tách rẽ các hoạt động lao động hoặc là lao động song song, tức là tồn tại các dạng lao động khác nhau”. Trong nội bộ doanh nghiệp, phân công lao động bao gồm các nội dung sau: - Xác định những yêu cầu kỹ thuật của công việc và con người phải đáp ứng. - Xây dựng danh mục những nghề nghiệp của xí nghiệp, thực hiện việc tuyên truyền, hướng nghiệp và tuyển chọn cán bộ, công nhân một cách khách quan theo những yêu cầu của sản xuất. - Thực hiện sự bố trí cán bộ, công nhân theo đúng những yêu cầu của công việc, áp dụng những phương pháp huấn luyện có hiệu quả. Sử dụng hợp lý những người đã được đào tạo, bồi dưỡng tiếp những người có khả năng phát triển, chuyển và đào tạo
Luận văn liên quan