Tiểu luận Tự do và tất yếu

Tựdo không phải là thuật ngữxa lạ, càng không phải một phát hiện bởi nó gắn liền với con người nhưmột công cụ đểtồn tại, đểsống và đểphát triển. Tuy nhiên, đối với con người, tựdo vẫn phần nào bí ẩn. Riêng bản thân tôi đối với phạm trù “ tựdo ” thật sự, đang rất mơhồ, và chưa nhận thức trọn vẹn vềnó, càng chưa biết khai thác và sửdụng nó nhưmột công nghệphát triển. Những gì tôi viết sau đây, có thể, khi đọc rồi, bạn sẽkhen tôi viết hay, nhưng cũng có thể, đọc xong bạn lại cho rằng rất dở, chẳng qua chỉlà sựsao chép đơn thuần trong thời đại bùng nổthông tin. Có thểlắm chứ, “ tựdo ngôn luận mà”. Cũng nhưtôi, luôn cho rằng “ C. Mác và Lênin không thể bằng tôi được”, nói thếmọi người đừng cười, bởi vì tôi biết “ C. Mác và Lênin thì quá vĩ đại ”, còn tôi “thì lại quá tầm thường”. Chính vì thế, dẫu biết rằng thời kỳKhai sáng đã đánh dấu một bước ngoặt không chỉtrong lịch sửtriết học mà còn trong nhận thức của con người. Các học giảcủa thời kỳ ấy không phải những người đầu tiên bàn vềtự do nhưng họlà những người có công rất lớn trong việc xây dựng những nhận thức mới vềtựdo và thức tỉnh nhân loại vềcác giá trịcủa nó. Phương Tây đã đón nhận những đóng góp ấy và là những người đầu tiên được nếm vịngọt của tựdo và hưởng thụ những thành quảcủa tựdo. Tuy nhiên, ởmột sốvùng kém phát triển, con người vẫn mơhồtrước tựdo và dừng lại ởviệc nhận thức nó nhưmột công cụ đểthỏa mãn các đòi hỏi mang tính bản năng. Tựhỏi, đâu là căn nguyên của hiện tượng này? Phải chăng, có mối liên hệgiữa tình trạng kém phát triển với trạng thái thiếu hoặc không có tựdo?

pdf14 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2442 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tự do và tất yếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÓu luËn TriÕt häc – Chñ ®Ò “ Tù do vµ tÊt yÕu ”- GVHD - TS. Bïi V¨n Dòng. Häc viªn thùc hiÖn: NguyÓn H¶i Thμnh – Líp TriÕt 1 CH17 – Chuyªn ngµnh PPGD VËt lý. 1 Bμi luËn vÒ triÕt häc. Chñ ®Ò: tù do vμ tÊt yÕu. Gi¸o viªn d¹y: ts. Bïi v¨n dòng. Häc viªn thùc hiÖn: nguyÓn h¶I thμnh - Líp triÕt 1 - ch17 - ppgd vËt lý. tù do vμ TÊt yÕu. Tự do không phải là thuật ngữ xa lạ, càng không phải một phát hiện bởi nó gắn liền với con người như một công cụ để tồn tại, để sống và để phát triển. Tuy nhiên, đối với con người, tự do vẫn phần nào bí ẩn. Riêng bản thân tôi đối với phạm trù “ tự do ” thật sự, đang rất mơ hồ, và chưa nhận thức trọn vẹn về nó, càng chưa biết khai thác và sử dụng nó như một công nghệ phát triển. Những gì tôi viết sau đây, có thể, khi đọc rồi, bạn sẽ khen tôi viết hay, nhưng cũng có thể, đọc xong bạn lại cho rằng rất dở, chẳng qua chỉ là sự sao chép đơn thuần trong thời đại bùng nổ thông tin. Có thể lắm chứ, “ tự do ngôn luận mà”. Cũng như tôi, luôn cho rằng “ C. Mác và Lênin không thể bằng tôi được”, nói thế mọi người đừng cười, bởi vì tôi biết “ C. Mác và Lênin thì quá vĩ đại ”, còn tôi “thì lại quá tầm thường”. Chính vì thế, dẫu biết rằng thời kỳ Khai sáng đã đánh dấu một bước ngoặt không chỉ trong lịch sử triết học mà còn trong nhận thức của con người. Các học giả của thời kỳ ấy không phải những người đầu tiên bàn về tự do nhưng họ là những người có công rất lớn trong việc xây dựng những nhận thức mới về tự do và thức tỉnh nhân loại về các giá trị của nó. Phương Tây đã đón nhận những đóng góp ấy và là những người đầu tiên được nếm vị ngọt của tự do và hưởng thụ những thành quả của tự do. Tuy nhiên, ở một số vùng kém phát triển, con người vẫn mơ hồ trước tự do và dừng lại ở việc nhận thức nó như một công cụ để thỏa mãn các đòi hỏi mang tính bản năng. Tự hỏi, đâu là căn nguyên của hiện tượng này? Phải chăng, có mối liên hệ giữa tình trạng kém phát triển với trạng thái thiếu hoặc không có tự do? Có thể hiểu, phạm trù "Tự do" dùng để chỉ nhu cầu và khả năng của con người trong những hoạt động phù hợp với những lợi ích và mục tiêu của mình, không cần sự can thiệp hay cản trở từ bên ngoài. Tuy nhiên đó mới chỉ là cách hiểu tương đối và đơn giản về tự do. Trên thực tế, tự do là một phạm trù mở, hiểu và thể hiện tự do trong đời sống là một quá trình mâu thuẫn và có tính hai mặt. Vì thế, trong lịch sử nhân loại đã có nhiều nhà triết học bàn về vấn đề này, từ Arixtốt, Êpiquya đến C.Mác từ phái Khắc kỷ đến chủ nghĩa Hiện sinh. Phải thừa nhận rằng, tự do là một phạm trù có tính xã hội, tự do chỉ được bàn đến trong xã hội, trong hệ thống các quan hệ giữa người với người. Tự do cần cho con người trong việc tạo ra các giá trị vật chất và giá trị tinh thần để thông qua đó, mỗi cá nhân bộc lộ toàn bộ khả năng và thiên hướng của mình. Ý thức về tự do và vươn tới tự do chỉ có ở xã hội với tư cách một sự tự tổ chức khác về chất so với thế giới “không phải con người ”, thế giới đó vận hành và phát triển trên cơ sở các TiÓu luËn TriÕt häc – Chñ ®Ò “ Tù do vµ tÊt yÕu ”- GVHD - TS. Bïi V¨n Dòng. Häc viªn thùc hiÖn: NguyÓn H¶i Thμnh – Líp TriÕt 1 CH17 – Chuyªn ngµnh PPGD VËt lý. 2 quy luật nội tại của mình. Thiết nghĩ sống trong xã hội mà lại tự do hoàn toàn khỏi các điều kiện xã hội là điều không thể. Tuy nhiên, mục đích của con người và mục đích của xã hội không phải lúc nào cũng nhất trí với nhau. Do vậy, mâu thuẫn trong quan niệm về tự do là một tất yếu khách quan trên con đường tiến hóa của nhân loại. Bên cạnh đó, ngoài những điểm chung mang tính nền tảng, quan niệm về nội dung và phương thức thực hiện tự do trong mỗi xã hội có thể phụ thuộc vào tính chất và nội dung các chuẩn mực, các quy tắc, các giá trị văn hóa dân tộc, lịch sử, thói quen, tập quán, tâm lý... đang thống trị. Chẳng hạn, nếu ở Phương Tây, người ta thiên về nhấn mạnh tự do cá nhân thì ở Phương Đông, quyền và tự do tập thể (nhóm, chủng tộc, dân tộc...) là cái thường được quan tâm. Một hoạt động được chỗ này đánh giá là tự do, chỗ khác lại xem là mất tự do, bởi lẽ tự do hay không tự do là một vấn đề nhận thức. Do xã hội là một phức hợp của những con người, những cá nhân sống với những đặc tính không hòa lẫn, phong phú và phức tạp, gia nhập vào những quan hệ nhất định ấy, nên nhận thức về tự do khó có thể đạt tới sự nhất trí hoàn hảo. Nghịch lý hay mâu thuẫn trong quá trình vươn tới sự tự thể hiện được thể hiện khá rõ nét trong mâu thuẫn giữa lý tưởng và hiện thực. Lịch sử từng chứng kiến những lực lượng xã hội đấu tranh không mệt mỏi vì giá trị thiêng liêng này, song một khi đạt được mục tiêu thì những lực lượng ấy, giờ đây trở thành lực lượng thống trị, đã tìm mọi cách hạn chế tự do của con người, hoặc xuyên tạc nó. Tự do trở thành đặc quyền, nghĩa là tự do diễn ra song song với sự đánh mất tự do, sự "tha hóa" đời sống có tính loài của cá nhân. Còn nhớ, trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng, chính dân tộc ta, bằng cuộc đấu tranh bền bỉ suốt 80 năm, đã khôi phục những giá trị của con người, trong đó có tự do - cái từng bị thực dân Pháp chà đạp nhân danh khai hóa văn minh. Cách mạng tư sản đã phần nào biến khát vọng tự do thành hiện thực tự do trong quan hệ công dân. Tự do của con người trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản được thể hiện ở chỗ, khác với các thời đại đã qua, con người làm chủ bản thân mình, nó là cá nhân tự do về phương diện luật pháp. Tuy nhiên, nghịch lý của tự do tư sản lại gắn với việc tất cả đều trở nên tự do - sự tự do mang tính hình thức, bởi ở nó có cả tự do bán sức lao động và sự mất tự do ngay trong đội ngũ những người có "chuyên môn tự do". E.Phrôm cho rằng, chủ nghĩa tư bản đã hình thành nên một kiểu tính cách cá nhân - "tính cách thị trường". Những con người tự do ấy phải thường xuyên đối mặt với những thách thức mang tính sống còn do kinh tế thị trường với các luật chơi của nó áp đặt. Ông viết: "Ở những người mang tính cách thị trường không có mục tiêu nào khác ngoài vận động thường xuyên, ngoài việc hoàn thành tất cả các công việc với cường suất cao nhất, và nếu ta hỏi họ tại sao họ phải vận động với tốc độ như thế, tại sao họ cố đạt được cường suất cao nhất, hẳn họ sẽ không đưa ra câu trả lời thực sự nào...". Con người thị trường là người tự do và với tính cách đó, anh ta buộc phải tìm kiếm phương thức tối ưu để hiện thực hóa những khả năng của mình. Xã hội tư sản tiếp tục đương đầu với cuộc đấu tranh vì tự do và bình đẳng của những lực lượng xã hội đã khác trước. Mâu thuẫn giữa lý tưởng và hiện thực có thể triển khai thành mâu thuẫn giữa khao khát tự do và lạm dụng tự do. TiÓu luËn TriÕt häc – Chñ ®Ò “ Tù do vµ tÊt yÕu ”- GVHD - TS. Bïi V¨n Dòng. Häc viªn thùc hiÖn: NguyÓn H¶i Thμnh – Líp TriÕt 1 CH17 – Chuyªn ngµnh PPGD VËt lý. 3 Tất nhiên, ngoài tính xã hội thì tự do còn là một phạm trù mang tính lịch sử, việc nhận thức và lý giải nó gắn liền với các thời kỳ lịch sử khác nhau. Ở Hy Lạp, La Mã cổ đại chưa hình thành lý luận riêng về tự do, mà chỉ có những cuộc đấu tranh vì tự do, vì sự tự ý thức của người nô lệ. Trong nền dân chủ chủ nô, cùng với sự quan tâm đến giới tự nhiên và vũ trụ, các vấn đề con người và xã hội cũng đã được tìm hiểu một cách sâu sắc. Con người giờ đây không chỉ là chủ thể, mà còn là một đối tượng nghiên cứu. Thời cực thịnh của sự phát triển xã hội cho phép các công dân nghĩ về trách nhiệm và quyền lợi tập thể gắn với quyền lợi quốc gia. Nhà khai sáng đầu tiên trong thế giới cổ đại phương Tây - Prôtago đã khẳng định: "Con người - thước đo của vạn vật". Sự khẳng định này lấy con người làm hệ quy chiếu để giải quyết các vấn đề về tồn tại và nhận thức. Trong sự tự do mang tính tự ý thức đó, Prôtago xem nghệ thuật tranh luận như là phương thức chứng minh vai trò của chủ thể. Xôcrát đã chọn cách tiếp cận khác khi nhấn mạnh rằng, sự tự do mang tính tự ý thức được đề cao chỉ trong chừng mực nó được gắn với mục đích đạo đức cao nhất - cái Thiện phổ quát. Arixtốt - nhà triết học Hy Lạp cổ đại nổi tiếng đã đề cập đến năng lực lựa chọn tự do từ bình diện đạo đức - chính trị. Ông cho rằng, con người với tư cách sinh vật xã hội, luôn biết chọn cho mình cách sống và lối ứng xử phù hợp với lý trí. Năng lực lựa chọn tự do không có nghĩa là vượt quá khuôn khổ của các quy tắc, các chuẩn mực truyền thống, là sự khẳng định cái Tôi một cách vô nguyên tắc. Nó phải dựa trên sự nhận thức về vị trí của cái Tôi giữa những cái Khác. Êpiquya là người đã đem lại những suy nghĩ mới về vấn đề tự do. Theo ông, tự do trước hết phải được hiểu như sự giải thoát của con người khỏi mọi ràng buộc của số phận, lấy sự thư thái, tĩnh tâm làm điều kiện cho đời sống cá nhân. Tự do là tự chủ, tự quyết định hành động vươn tới hạnh phúc, tránh mọi khổ đau và không bị cám dỗ bởi những thú vui vật chất tầm thường. Và , tự do như thế mới là tự do mang tính người. Rằng, tự do là không bị lệ thuộc vào thói quen ý thức và tín ngưỡng truyền thống, không bận tâm đến cái chết, không thừa nhận vai trò của thần thánh cả trên trời lẫn dưới đất. Trong luận án tiến sĩ của mình - Về sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrít và triết học tự nhiên của Êpiquya, sau khi phân biệt cách hiểu của Đêmôcrít và Êpiquya về sự vận động của các nguyên tử, C.Mác đã phát hiện ra ở Êpiquya xu hướng nhân bản hóa nguyên tử luận và thông qua đó, ông đề cao sự tự ý thức tự do của con người, khát vọng giải phóng khỏi tính tất yếu xã hội - cái được hiểu như là những trói buộc, áp đặt của xã hội phi nhân tính. "Để cho con người, - C Mác viết, “ với tư cách là con người, trở thành khách thể thật sự duy nhất của mình, - để trở thành như vậy con người phải phá tan ở trong bản thân mình tồn tại hiện hữu tương đối của mình, sức mạnh của những ham muốn và của thiên nhiên mù quáng. Sự đẩy nhau là hình thức thứ nhất của tự ý thức; vì vậy nó tương ứng với sự tự ý thức đã cảm thụ mình như là cái hiện hữu trực tiếp, cái cá biệt trừu tượng". Cần thấy rằng, sự sụp đổ của thế giới cổ đại bởi những mâu thuẫn bên trong và sự tấn công của các sắc tộc "man di" từ bên ngoài một phần liên quan đến vấn đề tự do, cả trong tư tưởng lẫn trong hiện thực. Chế độ chiếm hữu nô lệ trong quá trình tồn tại và phát triển của nó đã tước bỏ thiên chức làm người của 3/4 dân số, biến họ thành nô lệ, thành "công cụ TiÓu luËn TriÕt häc – Chñ ®Ò “ Tù do vµ tÊt yÕu ”- GVHD - TS. Bïi V¨n Dòng. Häc viªn thùc hiÖn: NguyÓn H¶i Thμnh – Líp TriÕt 1 CH17 – Chuyªn ngµnh PPGD VËt lý. 4 biết nói" và đối xử với họ như hàng hóa có thể trao đổi giữa các chủ nô. Cùng với đó, quan niệm về "công dân" và "nô lệ" cũng được xem xét từ góc độ người tự do và người không tự do. Nô lệ đồng nghĩa với thế giới động vật có tinh thần. Điều này giải thích vì sao sự ra đời và phổ biến nhanh chóng của Kitô giáo vào đầu Công nguyên được xem như sự giải thoát tinh thần, như lời cảnh tỉnh về cái chết khó có thể tránh khỏi của chế độ chiếm hữu nô lệ. Sự ra đời của Kitô giáo là một hiện tượng cách mạng trong sinh hoạt tôn giáo; nó là tôn giáo của người nghèo, của quần chúng bị áp bức, là sự tuyên truyền cho lối sống bình đẳng, dân chủ, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, nam nữ. Quá trình hợp pháp hóa Kitô giáo diễn ra song song với quá trình thay thế quan hệ xã hội chủ nô - nô lệ bằng quan hệ xã hội đi dần vào quỹ đạo của xã hội phong kiến cuối thế kỷ IV - đầu thế kỷ V. Sau khi trở thành quốc giáo, Kitô giáo đòi quyền độc tôn trong sinh hoạt tinh thần, trở thành một vương quốc với quyền uy tối thượng. Đại diện tiêu biểu cho triết học Kitô giáo là Ôguýtxtanh ở thời kỳ Giáo phụ và Tômát Đacanh trong triết học kinh viện. Theo thuyết Sáng thế, con người là hình ảnh của Thiên chúa, nên tự do cũng là món quà mà Thiên chúa ban cho con người, tự do tinh thần được coi trọng hơn tự do thân xác. Thậm chí, ngay cả khi con người bị biến thành nô lệ thì sự nô lệ thân xác vẫn không ngăn cản ý chí tự do. Tômát Đa canh cho rằng, tự do với tư cách một giá trị là sự giải thoát khỏi những ràng buộc của thế giới trần tục để vươn tới nơi sâu thẳm. Nhưng quan niệm như thế là sự đánh tráo tự do, thủ tiêu tự do hiện thực, biện minh cho tự do ảo tưởng, phi hiện thực. Vào đêm trước của cách mạng Pháp 1789, G.G.Rút xô đã nói đến tình trạng phổ biến của sự mất tự do: "Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích ". Chủ nghĩa thầy tu khổ hạnh là minh chứng rõ rệt của quan niệm "phụng sự Chúa quên thân mình" và đề cao tự do tâm linh, vượt qua mọi cám dỗ tội lỗi trong Kitôgiáo. Phục hưng là sự kết thúc đầy ý nghĩa lịch sử trung đại và cũng là sự chấm dứt cách hiểu theo lối Kitôgiáo về tự do, chỉ còn giữ lại tính hình thức của nó, nghĩa là xem tự do như món quà kỳ diệu mà Chúa ban cho con người. Song, con người tự do trước hết là tự do trong sự lựa chọn phương thức sống và tín ngưởng. Thời đại Phục hưng là thời đại chuyển tiếp từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa tư bản, tính chuyển tiếp này trong tư duy được thể hiện ra ở cuộc đấu tranh chống thần quyền và những tín điều bảo thủ, thuyết Thần là trung tâm được thay bằng thuyết Con người là trung tâm, chủ nghĩa thầy tu khổ hạnh được thay bằng chủ nghĩa hạnh phúc, thuyết định mệnh được thay bằng thuyết tự do cá nhân. Và, chủ nghĩa nhân văn đã mở đường cho cuộc đấu tranh thật sự chống lại cả thần quyền lẫn thế quyền trong thời Cận đại. Quan niệm cận - hiện đại về tự do luôn gắn kết với sự hình thành và khẳng định tư tưởng về con người cá nhân, về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền. Quá trình chuyển từ thời đại phong kiến Trung cổ sang Cận đại là quá trình đánh giá lại vị trí và vai trò của con người trong xã hội, đề cao tự do như phẩm giá cao nhất, như bản tính cố hữu, cái phú bẩm nơi con người. Người ta gọi đó là sự hình thành một hệ biến thái mới về thế giới quan. Một mặt, thời Cận đại tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách và sự thực hiện những khả năng của nó. Chủ nghĩa cá nhân được xác lập trên cơ sở đồng nhất tự do cá nhân và tư hữu, trở thành sức TiÓu luËn TriÕt häc – Chñ ®Ò “ Tù do vµ tÊt yÕu ”- GVHD - TS. Bïi V¨n Dòng. Häc viªn thùc hiÖn: NguyÓn H¶i Thμnh – Líp TriÕt 1 CH17 – Chuyªn ngµnh PPGD VËt lý. 5 mạnh kích thích to lớn cho sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội và sự hình thành nền dân chủ chính trị. Chính thời Cận đại với thế giới quan khoa học duy lý đã tạo ra những điều kiện cho sự giải phóng tinh thần và sự hiện thực hóa mọi khả năng của con người, cho quá trình con người thâm nhập vào cõi bí hiểm của tự nhiên. Các hình thức tạo dựng cuộc sống mới dựa trên cơ sở hợp lý, khoa học đem đến con người sự thuận lợi và tiện nghi mà các thời đại trước thậm chí chưa dám nghĩ đến. Hơn nữa, sự mở rộng vô điều kiện các giới hạn của tự do cá nhân còn mang đến cho từng cá nhân khả năng cảm nhận về con người với tư cách chủ thể thế giới, người sáng tạo duy nhất số phận mình. Mặt khác, sau khi giải thoát khỏi những quan hệ lỗi thời, chật hẹp, mang tính phường hội, con người cũng đồng thời tự tin hơn trong việc xác định vị trí của mình giữa cộng đồng và khẳng định ý nghĩa của tồn tại. Thay đổi quan niệm Trung cổ về con người như hình ảnh của Thiên chúa, các nhà tư tưởng thời Cận đại đặt con người vào vị trí trung tâm, biến nó thành con người tự chủ, tự quy định và đầy tham vọng chinh phục thế giới. Nhưng, vũ trụ vốn quá mênh mông, hờ hững trước những nhu cầu con người, nên mỗi bước tiến tới tự do, con người lại phải đặt mình trong tính tất yếu, trong sự nhận thức quy luật. Đó là cái giá phải trả cho tự do? Hơn nữa, bất chấp những thành quả đáng ngạc nhiên trong việc chinh phục tự nhiên và mở rộng phạm vi thực hiện những khả năng, con người vẫn chưa học được cách điều chỉnh thế giới mà mình tạo ra. Có vẻ như lạ lùng, song chủ nghĩa cá nhân - cái tiền đề cơ bản của sự khẳng định tính tự chủ của từng cá thể lại chứa đựng cả những yếu tố nô dịch con người. Cội nguồn biến thái này nằm ở khuynh hướng luận giải con người từ góc độ quyết định luận vật chất và thực dụng - vị lợi. Theo cách tiếp cận này, tự do con người cũng được hiểu trước hết như là sự tự do lựa chọn phương thức và nguồn khai thác phương tiện tồn tại, tự do mua và bán. Trong xã hội Phương Tây công nghiệp hiện nay, mối quan hệ giữa người làm công và người chủ mang tính chất công cụ và thực dụng. Người sở hữu tư bản sử dụng người làm thuê như bất kỳ công cụ nào, như máy móc. Về phần mình, người làm thuê cũng sử dụng người chủ sở hữu nhằm đạt được mục đích kinh tế thực dụng, họ không quan tâm đến điều gì khác ngoài tính lợi ích tương hỗ này. Không chỉ quan hệ thuần túy kinh tế mà cả nhiều quan hệ khác giữa người với người cũng có những hình thức biểu hiện tương tự. Bán sức lao động của mình, con người cũng cảm giác về mình như một thứ hàng hóa. "Tự do" như thế, theo C.Mác, là biểu hiện của tha hóa, của sự đánh mất tính loài đặc thù trong đời sống con người. Những năm 20 của thế kỷ XIX đã xuất hiện cách giải thích tự do theo ý chí luận, mà đại diện tiêu biểu là A. Sôpenhauơ. Ông cho rằng, ý chí là bản nguyên sống cố hữu của con người, ý chí sinh tồn hiện hữu khắp nơi và trở thành lý chí vũ trụ. Thế giới là ý chí và biểu tượng của Tôi, Tôi cảm nhận thế giới qua lăng kính ý chí và biểu tượng, bởi lẽ thế giới hiện ra không như nó vốn là như vậy, mà qua sự biểu tượng của Tôi. Ý chí của Tôi áp đặt cho thế giới đó một ý nghĩa chủ quan; ý chí tự do và sáng tạo dẫu sao cũng là mù quáng. Ý chí tự do đưa ta đến những miền đất mới mẻ, hoang sơ. Lý trí là kẻ phụng sự ý chí, chứ không phải là ngược lại. Từ đó, Sôpenhauơ cho rằng, sự tồn tại của “ thế giới cho ta ” ở một chừng mực nhất định là quá trình hiện thực hóa những TiÓu luËn TriÕt häc – Chñ ®Ò “ Tù do vµ tÊt yÕu ”- GVHD - TS. Bïi V¨n Dòng. Häc viªn thùc hiÖn: NguyÓn H¶i Thμnh – Líp TriÕt 1 CH17 – Chuyªn ngµnh PPGD VËt lý. 6 thiên hướng và tiềm năng cố hữu trong bản thân mỗi con người. Tự do ý chí sẽ không còn ý nghĩa, nếu khả năng của con người bị giới hạn theo những khuôn mẫu của lý trí. Chân lý duy nhất không dành chỗ cho sự tự do lựa chọn. Độc quyền, nhất nguyên, sự thiếu vắng tự do lựa chọn tự chúng đã mâu thuẫn với bản chất con người. Chủ nghĩa hiện sinh được xem như học thuyết triết học về sự tồn tại của con người trong thế giới và thế giới là thế giới của chính con người. Tìm kiếm ý nghĩa của hiện sinh như là tồn tại - ý thức, tồn tại trong âu lo, xao xuyến, nếm trải và sáng tạo, cái mà “ thế giới không con người ” không thể có được, các nhà hiện sinh luôn nhấn mạnh tính duy nhất của hiện sinh hay tồn tại con người, thể hiện ở chỗ con người là bản thể tự quy, tự tại mà những cái khác không thể sánh được. G.P.Xáctơrơ đã đề cập tới sự tự do lựa chọn thái độ sống của mỗi cá nhân, còn A.Camuy thì gắn tự do với trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội. Ý tưởng con người - dự phóng được Xáctơrơ xem như thông điệp của tự do và sự tự vươn lên của con người. "Con người là một dự phóng, - Xáctơrơ viết, - sống bằng cuộc sống riêng của mình, thay vì là một đám rêu xanh, mốc meo, hoặc một bắp cải ôi". M. Haiđơgơ cũng như các nhà hiện sinh khác đã phê phán "trung bình tính" và coi sự "chuẩn hóa xã hội" là cái san phẳng tính độc đáo cá nhân. Ông viết: "Chúng ta thưởng thức và giải trí như "người ta" thưởng thức; chúng ta đọc, nhìn và phán đoán về văn chương và nghệ thuật như "người ta " đọc, nhìn và phán đoán... Người ta không là kẻ nào xác định, mà là tất cả, mặc dầu không phải là tổng số, quy định cách thể hữu của thường nhật tính... Trung bình tính, san bằng, xét như là những cách thể hữu của "người ta" cấu tạo cái mà người ta gọi là "công cộng tính". Các nhà hiện sinh còn gắn vấn đề tự do với mối quan hệ giữa cái bản chất và cái hiện hữu. Xáctơrơ cho rằng, cái hiện hữu của con người đi trước bản chất của nó, nhưng cách đặt vấn đề "hiện hữu đi trư
Luận văn liên quan