Tiểu luận Tư tưởng chính trị pháp trị của hàn phi tử và giá trị lịch sử của nó

Tác phẩm Hàn Phi Tử là một tác phẩm độc đáo, và là công trình quan trọng nhất của chính trị học Trung Hoa, là một trong những tác phẩm đầu tiên của chính trị học thế giới. Về tư tưởng nó xác lập trường phái pháp gia, một trong bốn trường phái lớn nhất của Trung Quốc (Nho, Pháp, Mặc, Đạo). Nó là một trong những công trình cực kỳ hấp dẫn, viết cách đây 2.300 năm nhưng ai cũng giật mình về tính thời sự của nó, ta có cảm tưởng tác giả là người hiện nay, nói bằng ngôn ngữ và cách lý luận hôm nay về cách quan hệ giữa người với người, không chỉ ở Trung Hoa mà cả thế giới, trong đó có Việt Nam. Đó là một con người có đầu óc lỗi lạc của Trung Hoa và của xã hội loài người. Ngày nay chúng ta nghiên cứu tư tưởng Hàn Phi vẫn thấy những tác nhân hợp lý của nó, vẫn đầy tính thực tiễn trong đời sống xã hội, trong ứng xử giữa người với người, trong quản lý và thuật trị mới. Tư tưởng của ông tồn tại lâu như vậy đó là vì nó có tính giáo dục sâu sắc, dạy đời, dạy người sống tốt đời đẹp đạo, có lý có tình, trên cơ sở vận dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn cuộc sống. 1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

doc21 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3535 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng chính trị pháp trị của hàn phi tử và giá trị lịch sử của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ VÀ GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA NÓ Tác phẩm Hàn Phi Tử là một tác phẩm độc đáo, và là công trình quan trọng nhất của chính trị học Trung Hoa, là một trong những tác phẩm đầu tiên của chính trị học thế giới. Về tư tưởng nó xác lập trường phái pháp gia, một trong bốn trường phái lớn nhất của Trung Quốc (Nho, Pháp, Mặc, Đạo). Nó là một trong những công trình cực kỳ hấp dẫn, viết cách đây 2.300 năm nhưng ai cũng giật mình về tính thời sự của nó, ta có cảm tưởng tác giả là người hiện nay, nói bằng ngôn ngữ và cách lý luận hôm nay về cách quan hệ giữa người với người, không chỉ ở Trung Hoa mà cả thế giới, trong đó có Việt Nam. Đó là một con người có đầu óc lỗi lạc của Trung Hoa và của xã hội loài người. Ngày nay chúng ta nghiên cứu tư tưởng Hàn Phi vẫn thấy những tác nhân hợp lý của nó, vẫn đầy tính thực tiễn trong đời sống xã hội, trong ứng xử giữa người với người, trong quản lý và thuật trị mới. Tư tưởng của ông tồn tại lâu như vậy đó là vì nó có tính giáo dục sâu sắc, dạy đời, dạy người sống tốt đời đẹp đạo, có lý có tình, trên cơ sở vận dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn cuộc sống. 1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Hàn Phi Tử (280 - 232 TCN). Tiểu sử của ông đã được Tư Mã Thiên để lại trong bộ sử ký. Hàn Phi là công tử nước Hàn nhưng không phải là người được nối ngôi. Hoàn cảnh ấy đủ giúp Phi ngay từ bé đã thấy quan hệ vua tôi và cách trị nước. Sau đó ông theo học Tuân Tử, nhà học giả lớn nhất thời bấy giờ. Hàn Phi tiếp thu Nho giáo, do đó rất thông thạo về lịch sử. Cùng học có Lý Tư sau này là thừa tướng nước Tần. Hàn Phi học rộng, biết sâu, yêu nước, muốn nước Hàn vững mạnh bằng chủ trương pháp trị, nhưng không thành. Ông viết sách bàn về việc trị nước, sách được dâng lên Tần Thủy Hoàng. Vua Tần Thủy Hoàng vô cùng khâm phục nói: "Ta được làm bạn với người này thì có chết cũng không uổng". Hàn Phi được giao làm sứ giả sang nước Tần làm thuyết khách, để cứu nước Hàn khỏi bị nước Tần tiêu diệt. Tình hình nước Hàn lúc này đã tuyệt vọng. Không ai nghe lời Hàn Phi khi ông dâng các bài nghị luận của mình. Bấy giờ Tần sắp đem quân đánh Hàn làm thế nào để cứu được nước Hàn? Phi dâng vua Tần bài Bảo tồn nước Hàn, ra sức thuyết phục vua Tần đừng đánh nước Hàn. Vì bài ấy Hàn Phi bị Lý Tư cho là kẻ chỉ mưu lợi cho Hàn mà làm hại nước Tần. Ông bị giam vào ngục, biết tình thế không thể nào cứu được nước Hàn. Phi gửi bài lần đầu yết kiến vua Tần. Vua Tần xem xong rất phục, ra lệnh thả ngay Hàn Phi. Nhưng Lý Tư vốn ghen cái tài của người bạn mà ông ta thừa hiểu là con người giỏi nhất về chính trị của thời đại, nên bắt Phi uống thuộc độc chết trong ngục. Phi đón cái chết thế nào cũng đến với kẻ sĩ biết đề cao pháp luật và thuật trị nước. Ông gửi tất cả tâm hồn và tinh lực vào tác phẩm Hàn Phi Tử mà ông tin là sẽ sống mãi với đời. 2. Tư tưởng chính trị pháp trị của Hàn Phi và giá trị lịch sử của nó Vào thời Xuân Thu - Trung Quốc chia ra hàng trăm tiểu quốc, quan hệ giữa quý tộc và nhân dân lao động là trực tiếp, xã hội chia ra đẳng cấp, tôn ty rõ ràng, sự cai trị dựa trên thứ bậc. Pháp luật chỉ áp dụng cho dân thường, còn đối với đại phu trở lên nếu có sai lầm chỉ khiển trách mà không trừng phạt. Việc nắm lấy hình phạt và vận dụng nó là quyền của quý tộc, dân chỉ biết vâng theo. Cái đó gọi là cai trị theo nhân trị. Nhưng nó tất yếu dẫn đến sự hủ bại của tầng lớp thống trị, dân oán và nước mất. Trước tình hình ấy xuất hiện yêu cầu nước giàu dân mạnh để thôn tính các nước khác, làm bá vương, muốn nước giàu binh mạnh phải đề cao pháp luật, đề cao kẻ chiến đấu và sản xuất, hạ thấp địa vị quý tộc. Trong Thiên Hữu Độ ông nói: "Không có nước nào luôn mạnh, cũng không có nước nào luôn yếu, hễ những người thi hành pháp luật mạnh thì nước mạnh, còn hễ những người thi hành pháp luật yếu thì nước yếu". Quản trọng là người đầu tiên làm cho nước Tề TCN sáu thế kỷ trở thành bá khẳng định: Pháp luật là cái quy tắc của thiên hạ, lấy pháp luật mà trị tội thì dân chịu chết không oán, lấy pháp luật mà định công lao thì dân được thưởng mà không cho là ân đức. Cho nên quan lại sai khiến dân mà có pháp luật chống nhau với quan lại. Người dưới lấy pháp luật phục vụ người trên, bọn dối trá không thể lừa chủ được, bọn ghen ghét không thể có cái hung ác, bọn xu nịnh không thể khoe cái khéo, ngoài ngàn dặm không dám làm điều trái. Đến đời Chiến Quốc, Thương Ưởng ở nước Tần triều đại Tần Hiếu Công đề cao pháp luật. Luật pháp có từ trước đó nhưng chỉ có tầng lớp quan lại biết đến, nhưng đến đời Thương Ưởng thì nhà nước cho công bố rộng rãi và công khai cho mọi người biết trên thân của đỉnh đồng. Pháp luật là mệnh lệnh ban bố rõ ràng ở nơi của công, hình phạt chắc chắn đối với lòng dân, thưởng cho những kẻ cẩn thận giữ pháp luật, phạt những kẻ làm trái lệnh. Ông đặt ra quy chế tố cáo lẫn nhau để xét thực sự, cho các nhà kết thành từng nhóm năm nhà, mười nhà cùng nhau chịu tội, thưởng hậu mà chắc chắn, hình phạt nặng và dứt khoát. Sử ký Tư Mã Thiên dùng: "Ưởng sai chia quân thành từng nhóm, năm hộ, mười hộ, phải kiểm soát nhau vì bị giàng buộc vào nhau. Ai không tố cáo kẻ gian thì bị chém ngang lưng, ai tố cáo kẻ gian thì cũng được thưởng ngang với chém đầu quân địch; người che giấu quân gian bị phạt ngang với người đầu hàng quân địch. Gia đình có hai người con trai trở lên mà không chia của riêng thì bắt đánh thuế gấp đôi. Ai có công thì cứ theo bậc mà thưởng, ai đánh nhau về việc riêng thì đều bị hình phạt lớn hay nhỏ, tùy theo nặng hay nhẹ mà trị. Ai ra sức vào nghề nghiệp gốc, cày cấy, dệt vải, cung cấp nhiều lúa thì được tha khỏi sưu dịch. Trái lại ai theo cái lợi trên ngọn (ý nói buôn bán) cùng những người lười và nghèo thì đều bắt cùng với vợ con làm nô. Định cấp bậc tước trật cao thấp rõ ràng, ghi tên các ruộng vườn, thần thiếp áo quần theo số liệu từng nhà. Ai có công thì hiển vinh, ai không có công thì tuy giàu có cũng không được vinh hoa. Như vậy nguyên lý cơ bản của biện pháp Thương Ưởng: Mọi người bình đẳng trước pháp luật, lấy thưởng phạt làm nguyên lý trị nước, không cần giáo dục, vì vậy dân chúng dùng sức vất vả mà không nghĩ ngợi, đuổi theo quân định gặp nguy hiểm mà không lùi. Nhờ vậy nước giàu, quân mạnh. Đây là mặt tích cực mà chúng ta cần nghiên cứu phép trị nước, an dân. Có thể nói nó đã tiến bộ so với lúc bấy giờ. Phái trọng thuật do Thân Bất Hại đề ra. Sử ký Tư Mã Thiên chép: "Thân Bắt Hại là người đất Kinh, vốn là một viên quan nhỏ ở nước Trịnh, nhờ có học thuật nên thành thân cận với Hàn Chiều Hầu, Chiêu Hầu dùng Thân Bất Hại làm tướng quốc. Thân Bất Hại bên trong lo sửa đổi chính sự, giáo lễ, bên ngoài lo đối phó với chư hầu suốt mười lăm năm cho đến khi Thân Tử mất, nước được bình yên, binh mạch, không nước nào xâm lấn nước Hàn. Trong thuật là đề cao mưu thuật chính trị là biết cách làm thế nào để ông vua điều khiển được quần thần, khống chế được các quan. Thưởng phạt theo chức trách, làm vượt chức trách cũng bị phạt. Phái trọng thế do Thận Đáo đề ra. Trọng Thế là đề cao địa vị quyền lực của vua. Tư tưởng này của Thận Đáo trái với quan điểm của Khổng - Mạnh, vì hai ông này cho rằng vua là người có tài năng đức độ nhất (Đức Trị của Nho giáo). Thận Đáo cho rằng không cần đức lắm vì ít có người tài đức vẹn toàn (xã hội đang đại loạn) mà chỉ cần tài đức trung bình trở lên nhưng phải cho họ có thế. Ông ví dụ: Con rồng sở dĩ là rồng vì nó ở trên cao, có mây ngũ sắc nâng đỡ, nên nó rất oai phong và được kính nể, còn nếu bò dưới đất thì nó chỉ là con rắn thường, không ai biết đến cũng giống con giun vậy. Tài đức như Khổng Tử mà còn không được làm vua, trong khi đó tài đức vua nước Lỗ kém xa Khổng Tử nhưng lại làm vua. Như vậy thế là rất quan trọng, muốn cai trị nước phải có quyền thế, có thực lực. Thân Tử nói Nghiêu mà là kẻ thất phu thì không cai quản được ba người, còn Kiệt làm thiên tử thì có thể làm loạn cả thiên hạ. Ta căn cứ vào đó thì biết cái thế và địa vị là đủ để cậy nhờ, còn sự khôn ngoan sáng suốt không đủ cho ta hâm mộ. Hàn Phi Tử là người kết hợp cả ba phái: Pháp - Thuật - Thế. Trong hoàn cảnh xã hội lúc đó Phi đau xót: Các vua chúa, trước hết là nước Hàn chẳng lo soi sáng pháp chế, nắm lấy cái thế để chế ngự bầy tôi, lo cho nước giàu dân mạnh, dùng những người tài giỏi, trái lại họ nghe theo bọn sâu mọt làm hại nước. Ông có sẵn kiến thức vô cùng uyên bác để tiếp thu Tuân Tử, ông kiểm soát lại tình hình chính trị của các thời đại, lý giải tại sao nước này mạnh, nước kia yếu, thời kỳ này cường thịnh thời kỳ kia suy đồi. Ông thấy lý do là rất đơn giản. Những người nhà vua cần dựa vào để bảo vệ đất nước là những người tài giỏi, binh sĩ, người cày thì vứt bỏ. Trái lại nhà vua lo nuôi bọn lừa dối, làm hại đến nước, không ai chịu xây dựng một kỷ cương, pháp luật để làm cho dân giàu nước mạnh và chỉ vâng theo ham thích nhất thời. Càng hiểu được sự thực ông càng thất vọng. Ông phẫn uất trong cảnh cô độc, thấy cái khó trong việc nói sự thực. Phi là người có tật, ông nói ngọng - không thành công trong việc nói, ông dốc hết tâm trí vào việc viết, mong để lại cho đời sau các học thuyết mà ông tin là sẽ làm cho dân yên nước mạnh. Việc pháp gia chọn phương pháp - pháp trị không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan mà xuất phát từ những tiền đề lý luận, tiền đề lịch sử xã hội quan niệm về đạo đức luân lý nhất định. Đó là bản tính ác của con người được khởi xướng từ Tuân Tử mà Hàn Phi đã vận dụng phép trị nước của mình. Hàn Phi lý luận: Sự thay đổi về dân số và số lượng của cải trong xã hội. Đàn ông không cần cày cấy vì đã có sản phẩm cây cỏ đủ ăn, đàn bà không cần dệt vải vì đã có lông chim, da thú để mặc, lúc đó người ít, của cải dư thừa, mọi người không tranh giành nhau nên không cần thưởng phạt, lúc ấy con người cai trị tự nhiên. Khi con người đã đông (chúng ta vẫn nói người khôn, của khó) của cải ít đi, mọi người làm việc vất vả mà vẫn không đủ ăn, cho nên phải tranh giành nhau, cướp giật, gây chiến tranh... lúc này phải cần đến pháp luật. Trong pháp luật thì thưởng phạt là công cụ quan trọng nhất, dân dù đông bao nhiêu cũng trị được đó là lợi thế của pháp trị so với nhân trị. Ở thời Xuân Thu - Chiến quốc Pháp gia đã hình thành nên 4 phái cơ bản: Phái Trọng Thực của Lý Khôi, phái Trọng Thế của Thận Đáo, phái Trọng Thuật của Thân Bất Hại, phái Trọng Pháp và biến pháp của Thương Ưởng. Tư tưởng pháp trị được hình thành bởi Hàn Phi. Ông đã tập hợp ba quan điểm Pháp - Thế - Thuật thành một học thuyết có tính hệ thống trên nền tảng học thuyết về "đạo", "vô vi" của Lão giáo, tư tưởng "chính danh", "tôn quân" của Nho gia. Trong đó "Pháp" là nội dung của chính sách cai trị, "thế" và "thuật" là phương tiện để thực hiện chính sách đó. Pháp gia kế thừa tư tưởng "chính danh" của Nho gia ở chỗ nếu Nho gia "chính danh" là danh và thực phải đi với nhau mỗi người đều phải làm tròn bổn phận của mình, phải có suy nghĩ, việc làm, hành động... Đúng với danh phận. Theo Nho giáo có "Nhân", có "Lễ" và "chính danh" thì là tốt, xã hội ổn định. Pháp gia kế thừa "chính danh" trên cơ sở danh và thực phải đi đôi với nhau. Nhưng ai ở phận nào chỉ được làm tròn ở phận ấy, không được làm quá bổn phận của mình, ai làm không được hay quá bổn phận đều bị phạt chỉ được làm đúng chức trách được giao. Pháp gia kế thừa tư tưởng "vô vi" của Lão Tử ở nhiều lĩnh vực trong pháp, Thuật, Thế. Theo Lão Tử "Đạo" "Vô vi" là không, hữu là cố, vô là không và ở giữa không và có. Tư tưởng của Lão Tử vĩ đại ở chỗ. Cai trị, mà không gì không cai trị cả thế mới là cai trị. Pháp gia kế thừa trong "thế" tức là uy quyền, thế lực làm cho người khác phải sợ đó là cái "Vô". Còn "thuật" là mưu mẹo là cái giấu kín ở trong bụng không để người khác biết đó cũng là cái "Vô" trong thuật. Pháp Hàn Phi kế thừa tư tưởng của Lão Tử trong thi hành pháp luật. Lão Tử nói trị nước như cá củ nhỏ nếu cứ lật đi lật lại thì cá sẽ nát. Phép trị nước nếu thay đổi liên tục thì dân không biết đâu mà theo, nước sẽ loạn. Tư tưởng chính trị cơ bản của Hàn Phi có thể tóm tắt theo những nét chính sau đây: Thứ nhất; Tư tưởng coi trọng pháp luật Theo Hàn Phi, việc dùng pháp luật là tất nhiên bởi vì bản tính người không phải là thiện, số người thiện tuy có nhưng ít, chờ người ta làm điều thiện không phải là cách cai trị hiệu quả, vừa phải dùng pháp luật để khiến người ta không làm điều ác. Hàn Phi khẳng định tầm quan trọng của pháp luật: "Bỏ pháp luật và thuật trị nước mà lấy cái tâm để trị thì Nghiêu cũng không chỉ chỉnh đốn được một nước. Bỏ cái quy, cái củ mà lấy ý mà đo đạc bừa thì Hề Trọng (quan coi xe cộ của Hạ Vũ) không thể làm thành một bánh xe. Bỏ thước tấc để so sánh cái dài, cái ngắn, thì Vương Nhĩ (tên người vợ khéo ngày xưa) không thể nêu được chỗ ở giữa. Nhưng nếu một ông vua trung bình nắm lấy pháp luật mà trị nước, một người thợ vụng giữ cái quy, cái củ, cái thước, cái tấc, thì vạn điều không sai một điều. Kẻ làm vua chúa nếu có thể bỏ được các điều mà người giỏi cũng không làm được, để giữ cái mà người vụng làm vạn điều không sai một thì sức người dùng được hết mà công danh được xác lập" [4, tr. 252] pháp luật phải công khai: "Pháp luật là cái chép để ở trong sách vở, đặc nơi cửa công, ban bố cho trăm họ". Đã lập pháp luật thì cả nước đều biết, không ai được tự ý thay đổi: "Pháp luật không hùa theo người sang. Sợi dây dọi không uốn mình theo cây gỗ cong. Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ kẻ thất phu. Cho nên đều sửa chữa được sự sai lầm của người trên, trị được cái gian của kẻ dưới, trừ được loạn, sửa được điều sai, thống nhất đường lối của dân không gì bằng pháp luật" [4, tr. 62]. Có pháp luật rồi để khen thưởng hay trừng phạt thì phải xét cái sự thực đã làm ra (hình) và tên gọi của công việc (danh) có phù hợp với nhau không. Điều này đã được Hàn Phi nêu rõ: "Bậc làm vua muốn cấm chuyện gian tà thì phải xét kỹ tên gọi và việc làm xem có hợp với nhau không, phải xét xem việc làm có hợp với lời nói không. Bằng lời trình bày lời nói mà giao công việc, rồi căn cứ vào công việc mà xét kết quả. Nếu kết quả phù hợp với việc làm, việc làm phù hợp với lời nói thì thưởng. Nếu kết quả không phù hợp với việc làm, việc làm không phù hợp với lời nói thì phạt" [4, tr. 65]. Ông vua có hai cái quyền thưởng và phạt Hàn Phi gọi đó là "hai cái cán" mà ông vua không thể trao cho ai. Cái thế của ông vua là ở đấy. Ông vua phải thưởng, phạt nghiêm mà giữ lấy cái thế của mình, ông nói: "Bậc vua sáng suốt sở dĩ lãnh đạo và chế ngự được bầy tôi chẳng qua chỉ nhờ hai cái cán mà thôi. Hai cái cán ấy là hình và đức" [4, tr. 63]. Hàn Phi đề cao đến mức tuyệt đối hóa việc thưởng phạt: "Giết chóc gọi là hình phạt, khen thưởng gọi là ân đức. Kẻ làm tôi sợ bị giết, bị phạt mà có lợi ở chỗ được khen thưởng. Cho nên kẻ làm vua nếu tự mình dùng hình phạt và ân đức thì bầy tôi sợ cái uy của nhà vua mà chạy theo cái lợi của họ" [4, tr. 63]. Ông còn so sánh nếu quyền uy này lọt vào tay của bề tôi, không khác nào hổ trao nanh vuốt cho chó, khi đó hổ lại phải phục tùng chó. Ông dùng hình ảnh rất cụ thể, dễ hiểu để nói lên triết lý cuộc sống. Ông vua dùng hình phạt và ân đức để khống chế bầy tôi, nay ông vua bỏ hình phạt và ân đức của mình để trao cho bầy tôi sử dụng thì ông vua sẽ bị bầy tôi khống chế. Ông đưa ra hai ví dụ trong lịch sử để khẳng định hình và đức phải đi đôi với nhau, người cầm quyền phải giữ được tôn hai quyền ấy nếu không sẽ bị mất quyền lực. Ví dụ thứ nhất là vua để cho người khác lấn mình việc khen thưởng: "Điền Thường ở trên thì xin trước lộc để ban cho quần thần, ở dưới làm những đấu hộc lớn hơn đấu hộc thưởng để làm ơn với trăm họ (Điền thường cho vay thì dùng đấu lớn, người ta trả thì đong bằng thứ đấu nhỏ nên người Tề quý ông ta). Thế là Tề Giản Công đã bỏ mất ân đức mà Điền Thường lại dùng cái ân đức ấy. Cho nên Từ Giản Công bị giết. Ví dụ thứ hai là một ông vua buông lơi việc kỷ luật, trao vào tay người khác quyền này mà bị cướp mất ngôi báu: Tử Hãn nói với vua Tống: "Việc khen thưởng và tăng cấp là điều dân chúng thích xin bệ hạ tự làm lấy. Việc giết chóc và dùng hình phạt là điều dân chúng ghét, thần xin nhận làm". Do đó, vua nước Tống bỏ mất hình phạt để giao cho Tử Hãn sử dụng. Kết quả vua Tống bị cướp ngôi. Điền Thường chỉ dùng ân đức mà Giản Công bị giết, Tử Hãn chỉ dùng hình phạt mà vua Tống bị cướp ngôi. Như vậy pháp là căn cứ khách quan để định rõ danh phận, phải trái, công tội từ đó mọi người biết rõ bổn phận của mình tất cả cứ đúng mực thước, đúng pháp luật mà làm thì xã hội ổn định. Thứ hai: Trọng thuật Hàn Phi phê bình Thương Ưởng rằng, chỉ có pháp luật nhưng không có thuật thì không biết rõ kẻ gian. Dù pháp luật có tô vẽ giải thích ra rõ mười phần, người làm tôi vẫn ngược lại dùng nó để làm chỗ dựa để mưu đồ lợi riêng... Do vậy người làm chúa phải có "thuật", theo Hàn Phi "Thuật" là cái nằm kín đáo trong bụng, để so sánh các đầu mối của sự việc và ngấm ngầm cai trị các bề tôi. Dùng "Thuật" thì làm cho kẻ thân gần gũi cũng không ai biết được. Dùng "Thuật" để biết tính trung hay gian của "bầy tôi", do đó mà điều khiển được "bầy tôi", "bầy tôi" không làm hết trách nhiệm của mình hay vượt quá trách nhiệm của mình đều bị xử phạt. Dùng "Thuật" cũng biết được "công", "danh", "lời nói", "việc làm" của "quần thần". Những cái đó không xứng với nhau cũng bị phạt. Thuật còn là sử dụng nhân tài của các bậc đế vương. Thực chất "thuật" của Hàn Phi chỉ là thủ đoạn của "người làm vua" dùng để điều khiển cho các quan lại phải giữ gìn pháp luật và tuân theo mệnh lệnh. Nhưng thuật của Hàn Phi là phải đi kèm với tính chất và hiệu lực của pháp luật. Theo Lão Tử: Thuật vô vi là lý thuyết của ông. Nhưng Đạo đức kinh của Lão Tử thuần túy là tác phẩm tư biện, Hàn Phi đã biến thành tác phẩm thuần túy thực dụng, chứa đựng toàn mánh khóe mưu mô. Đây cũng là đóng góp riêng của ông về thuật trị nước. Hàn Phi chỉ rõ "vô vi" là danh từ kép "cái làm của cái vô", cái vô cũng không có gì bí hiểm, đó là cái lẽ tự nhiên, khách quan của sự vật, do đó mà thực tế có vẻ như không làm cái gì hết. Con người là ích kỷ, ham lợi, sợ trừng phạt đó là cái lẽ tự nhiên. Con người "vô vi" chấp nhận các quan hệ khách quan, không việc gì chống lại nó. Anh ta đạt đến cái lợi của mình bằng cách sử dụng các quan hệ ấy theo lợi ích của mình. Hàn Phi viết: "Trời có cái lẽ tự nhiên của nó, con người có cái lẽ tự nhiên của nó. Mùi thơm, vị ngon, rượu nồng, thịt béo làm ngon miệng nhưng sinh bệnh... cái quyền không nên lộ ra, bản chất của nó là vô vi. Bậch thánh nhân nắm lấy cái chủ yếu, bốn phương đến phục dịch. Mình hư tâm (không có thành kiến) đối xử, người ta tự họ thi hành. Bốn biển đã đầy đủ, do âm mà thắng dương. Những người xung quanh đã xác lập xong, mở cửa để đón tiếp. Nói chung sự vật đều có chỗ thích nghi của nó, mỗi người đều đứng vào chỗ đứng của mình cho nên trên dưới vô vi. Khiến con gà gáy sáng, khiến con mèo bắt chuột, mọi vật đều dùng cái tài của nó cho nên trên dưới vô sự" [4, tr. 67 - 68]. Thuật dùng người: Vua dùng bầy tôi theo cách chính danh, căn cứ vào đó để thưởng, phạt, tức là lời nói, việc làm của bầy tôi phải tương xứng. Nói mà không làm cũng như làm mà không nói. Làm không hết chức trách cũng có tội như làm quá chức trách: "Khi bậc vua sáng nuôi bầy tôi, bầy tôi không được vượt quá chức quan để có công lao, không được nói những lời không đúng chỗ, vượt qua chức quan thì chết. Nói những lời không đúng chỗ thì bị tội. Nếu những người làm quan nói những lời nào cũng xác thực thì bầy tôi không thể kết bè, kết đảng với nhau được" [4, tr. 66]. Hàn Phi còn nêu rõ bảy thuật làm cho an và sáu đường làm cho nguy. Ông phân tích từng thuật để thấy rõ từ cái lợi, cái hại của nó. Chẳng hạn như: Tập hợp sự khôn ngoan. Tập hợp những người khôn để hỏi thì những người không khôn sẽ trở thành khôn. Hiểu sâu một vật thì những điều kín đáo đều biến mất. Thứ ba là Trọng Thế Hàn Phi cho rằng chỉ có hai điều "pháp luật" và "thuật" mà thiếu quyền lực để cưỡng bức người thì dẫu người làm vua có "thuật" điều khiển các "bầy tôi", cũng không thể bảo đảm cho "bầy tôi" phục tùng sự cai trị của vua. Đồng thời dẫu có pháp luật nhưng nhân dân không tuân theo cũng không thể đảm bảo cho pháp luật đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockilobooks.com 60446.doc
  • docBia Tieu luan1.doc