Tư tưởng Hồ chí Minh là một hệ thống toàn diện, có nội dung rất phong phú, đa lĩnh
vực và là hệ thống mở. Các ngành, các giới, các đối tượng có thể lựa chọn, bổ sung
những chuyên đề có nội dung phù hợp với nhiệm vụ chính trị của mình. Trong các nội
dung của tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc là nội dung quan trọng nhất và có
ý nghĩa hàng đầu, trước hết của CM Việt Nam. Giải phóng dân tộc, xét về thực chất là
đánh đổ ách thống trị, áp bức, xâm lược của đế quốc thực dân, giành độc lập dân tộc,
hình thành Nhà nước dân tộc độc lập và tự do lựa chọn con đường phát triển của dân
tộc phù hợp xu hướng phát triển của thời đại, tiến bộ xã hội.
Sau khi giành được độc lập dân tộc, phải chuẩn bị mọi điều kiện để đảm bảo cho đất
nước phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi đói nghèo lạc hậu, dân giàu nước mạnh,
dân tộc có địa vị và đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của nhân loại, giải
phóng dân tộc được thực hiên bằng con đường cách mạng vô sản (CMVS).
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của dân tộc và thời đại, nó trường tồn, bất diệt, là
tài sản tinh thần vô giá của dân tộc ta. Nét đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh là
vấn đề xung quanh việc giải phóng dân tộc và định hướng cho sự phát triển của dân
tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng ta và nhân dân ta trên con đường thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Tư tưởng Hồ
Chí Minh là nền tảng tư tưởng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối CM đúng đắn,
là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tớt thắng lợi.
Đối với sự phát triển của thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng thời đại.
Hồ Chí Minh đã có những cống hiến xuất sắc về lý luận CM giải phóng dân tộc thuộc
địa dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, giành độc lập dân tộc để tiến lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội.Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thế giới còn ở chỗ,
ngay từ rất sớm Người đã nhận thức đúng sự biến chuyển thời đại để tìm ra các giải
pháp đấu tranh giải phóng loài người. Người cương quyết bảo vệ và phát triển quan
điểm của Lênin về khả năng to lớn và vai trò chiến lược của CM giải phóng dân tộc ở
thuộc địa đối với cách mạng vô sản. Tư tưởng Hồ Chí Minh cổ vũ các dân tộc vì mục
tiêu cao cả. Trong lòng nhân dân thế giới chủ tịch Hồ Chí Minh là bất diệt.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ mãi mãi là chân lý sáng ngời, góp phần vào sự
kiến tạo và phát triển của nhân loại.
25 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 19314 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc và sự vận dụng của Đảng ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN NHÓM-13KKT3 GVHD:NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY
Khoa Kế Toán 1
DANH SÁCH NHÓM- LỚP 13KKT3:
1. ĐINH THỊ HUYỀN
2. PHAN THỊ NHƯ HOA
3. DƯƠNG THỊ THÙY DUYÊN
4. NGUYỄN THỊ VÂN
5. TRẦN THỊ NHUNG
6. NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
TIỂU LUẬN NHÓM-13KKT3 GVHD:NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY
Khoa Kế Toán 2
Tư tưởng Hồ chí Minh là một hệ thống toàn diện, có nội dung rất phong phú, đa lĩnh
vực và là hệ thống mở. Các ngành, các giới, các đối tượng có thể lựa chọn, bổ sung
những chuyên đề có nội dung phù hợp với nhiệm vụ chính trị của mình. Trong các nội
dung của tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc là nội dung quan trọng nhất và có
ý nghĩa hàng đầu, trước hết của CM Việt Nam. Giải phóng dân tộc, xét về thực chất là
đánh đổ ách thống trị, áp bức, xâm lược của đế quốc thực dân, giành độc lập dân tộc,
hình thành Nhà nước dân tộc độc lập và tự do lựa chọn con đường phát triển của dân
tộc phù hợp xu hướng phát triển của thời đại, tiến bộ xã hội.
Sau khi giành được độc lập dân tộc, phải chuẩn bị mọi điều kiện để đảm bảo cho đất
nước phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi đói nghèo lạc hậu, dân giàu nước mạnh,
dân tộc có địa vị và đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của nhân loại, giải
phóng dân tộc được thực hiên bằng con đường cách mạng vô sản (CMVS).
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của dân tộc và thời đại, nó trường tồn, bất diệt, là
tài sản tinh thần vô giá của dân tộc ta. Nét đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh là
vấn đề xung quanh việc giải phóng dân tộc và định hướng cho sự phát triển của dân
tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng ta và nhân dân ta trên con đường thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Tư tưởng Hồ
Chí Minh là nền tảng tư tưởng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối CM đúng đắn,
là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tớt thắng lợi.
Đối với sự phát triển của thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng thời đại.
Hồ Chí Minh đã có những cống hiến xuất sắc về lý luận CM giải phóng dân tộc thuộc
địa dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin, giành độc lập dân tộc để tiến lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội.Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thế giới còn ở chỗ,
ngay từ rất sớm Người đã nhận thức đúng sự biến chuyển thời đại để tìm ra các giải
TIỂU LUẬN NHÓM-13KKT3 GVHD:NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY
Khoa Kế Toán 3
pháp đấu tranh giải phóng loài người. Người cương quyết bảo vệ và phát triển quan
điểm của Lênin về khả năng to lớn và vai trò chiến lược của CM giải phóng dân tộc ở
thuộc địa đối với cách mạng vô sản. Tư tưởng Hồ Chí Minh cổ vũ các dân tộc vì mục
tiêu cao cả. Trong lòng nhân dân thế giới chủ tịch Hồ Chí Minh là bất diệt.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ mãi mãi là chân lý sáng ngời, góp phần vào sự
kiến tạo và phát triển của nhân loại.
1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
1.1 Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc:
CM giải phóng dân tộc nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân,
giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân. Nguyễn Ái Quốc ra đi
tìm đường cứu nước, tin theo Lênin và Quốc tế thứ ba, vì Quốc tế thứ ba có chủ
trương giải phóng dân tộc bị áp bức. Mục tiêu cấp thiết của CM ở thuộc địa chưa phải
là giành quyền lợi riêng biệt của mỗi giai cấp, mà là quyền lợi chung của toàn dân tộc.
Đó là những mục tiêu của đấu tranh dân tộc, phù hợp với xu thế của thời đại CM
chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc, đáp ứng nguyện vọng độc lập, tự do của
quần chúng nhân dân.
Tuy nhiên, do những hạn chế trong nhận thức về thực tiễn của CM thuộc địa, lại
chịu ảnh hưởng của tư tưởng giáo điều, “tả khuynh”, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp
hành Trung ương Đảng (10-1930) đã phê phán những quan điểm của Nguyễn Ái
Quốc, tháng 5-1941, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành
TIỂU LUẬN NHÓM-13KKT3 GVHD:NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY
Khoa Kế Toán 4
Trung ương Đảng, chủ trương “thay đổi chiến lược”, từ nhấn mạnh đấu tranh giai cấp
sang nhấn mạnh cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Thắng lợi của CM Tháng Tám 1945 cũng như những thắng lợi trong 30 năm chiến
tranh CM Việt Nam 1945-1975 trước hết là thắng lợi của đường lối CM giải phóng
dân tộc đúng đắn và tư tưởng độc lập, tự do của Hồ Chí Minh.
1.2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường CMVS
1.2.1. Rút bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó
Để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp ông cha ta đã sử
dụng nhiều con đường với những khuynh hướng chính trị khác nhau sử dụng những vũ
khí tư tưởng khác nhau nhưng đều bị thất bại. Thất bại của các phong trào yêu nước
chống thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chứng tỏ rằng,
những con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ tư tưởng phong kiến hoặc tư tưởng
tư sản là không đáp ứng được yêu cầu khách
quan là giành độc lập, tự do của dân tộc do lịch sử đặt ra. HCM sinh ra và lớn lên
trong bối cảnh đất nước đã bị biến thành thuộc địa, nhân dân phải chịu cảnh lầm than,
Hồ Chí Minh được chứng kiến phong trào cứu nước của ông cha Người rất khâm phục
tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Người không tán thành các con đường cứu
nước của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mới, Người đã đến nhiều
quốc gia và châu lục trên thế giới.
*Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản:
Cuối thế kỷ XIX, mặc dù triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký các Hiệp ước ácmăng
(Harmand) năm 1883 và Patơnốt (Patenôtre) năm 1884, đầu hàng thực dân Pháp, song
phong trào chống thực dân Pháp xâm lược vẫn diễn ra. Phong trào Cần Vương (1885-
1896), một phong trào đấu tranh vũ trang do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết phát
động, đã mở cuộc tiến công trại lính Pháp ở cạnh kinh thành Huế (1885). Việc không
thành, Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), hạ chiếu Cần
Vương. Mặc dù sau đó Hàm Nghi bị bắt, nhưng phong trào Cần Vương vẫn phát triển,
nhất là ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình của
TIỂU LUẬN NHÓM-13KKT3 GVHD:NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY
Khoa Kế Toán 5
Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881-1887), Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật
(1883-1892) và Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885-1895). Cùng thời gian này
còn nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, kéo
dài đến năm 1913. Thất bại của phong trào Cần Vương chứng tỏ sự bất lực của hệ tư
tưởng phong kiến trong việc giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt
ra.
Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu chủ trương dựa vào sự giúp đỡ bên ngoài, chủ yếu là
Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc, thiết lập một nhà nước theo mô hình
quân chủ lập hiến của Nhật. Ông lập ra Hội Duy tân (1904), tổ chức phong trào Đông
Du (1906-1908).Chủ trương dựa vào đế quốc Nhật để chống đế quốc Pháp không
thành, ông về Xiêm nằm chờ thời. Giữa lúc đó Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng
lợi (1911). Ông về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang phục Hội (1912) với ý định tập
hợp lực lượng rồi kéo quân về nước võ trang bạo động đánh Pháp, giải phóng dân tộc,
nhưng rồi cũng không thành công.
Phan Châu Trinh chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao
dân khí, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ hợp pháp,
làm cho dân giàu, nước mạnh, buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt
Nam. ở Bắc Kỳ, có việc mở trường học, giảng dạy và học tập theo những nội dung và
phương pháp mới, tiêu biểu là trường Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội. ở Trung Kỳ, có
cuộc vận động Duy tân, hô hào thay đổi phong tục, nếp sống, kết hợp với phong
tràođấu tranh chống thuế (1908).
Do những hạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, cũng
như các sĩ phu cấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không thể tìm
được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh giải phóng của dân
tộc, nên chỉ sau một thời kỳ phát triển đã bị kẻ thù dập tắt.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất mặc dù còn nhiều hạn chế về số lượng, về thế lực
kinh tế và chính trị, nhưng với tinh thần dân tộc, dân chủ, giai cấp tư sản Việt Nam đã
bắt đầu vươn lên vũ đài đấu tranh với thực dân Pháp bằng một số cuộc đấu tranh cụ
thể với những hình thức khác nhau.
TIỂU LUẬN NHÓM-13KKT3 GVHD:NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY
Khoa Kế Toán 6
- Năm 1919-1923, Phong trào quốc gia cải lương của bộ phận tư sản và địa chủ lớp
trên đã diễn ra bằng việc vận động chấn hưng nội hoá bài trừ ngoại hoá; chống độc
quyền thương cảng Sài Gòn; chống độc quyền khai thác lúa gạo ở Nam Kỳ; đòi thực
dân Pháp phải mở rộng các viện dân biểu cho tư sản Việt Nam tham gia.
Năm 1923 xuất hiện Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu ở Sài Gòn, tập hợp tư sản
và địa chủ lớp trên. Họ cũng đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ để lôi kéo
quần chúng. Nhưng khi bị thực dân Pháp đàn áp hoặc nhân nhượng cho một số quyền
lợi thì họ lại đi vào con đường thỏa hiệp.
- Năm 1925-1926 đã diễn ra Phong trào yêu nước dân chủ công khai của tiểu tư sản
thành thị và tư sản lớp dưới. Họ lập ra nhiều tổ chức chính trị như: Việt Nam Nghĩa
đoàn, Phục Việt (1925), Hưng Nam, Thanh niên cao vọng (1926); thành lập nhiều nhà
xuất bản như Nam Đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng
thư (Huế); ra nhiều báo chí tiến bộ như Chuông rạn (La Cloche fêlée), Người nhà quê
(Le Nhaque), An Nam trẻ (La jeune Annam)... Có nhiều phong trào đấu tranh chính trị
gây tiếng vang khá lớn như đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), lễ truy điệu và để
tang Phan Châu Trinh, đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Nguyễn An Ninh (1926). Cùng
với phong trào đấu tranh chính trị, tiểu tư sản Việt Nam còn tiến hành một cuộc vận
động văn hóa tiến bộ, tuyên truyền rộng rãi những tư tưởng tự do dân chủ. Tuy nhiên,
càng về sau, cùng sự thay đổi của điều kiện lịch sử, phong trào trên đây ngày càng bị
phân hoá mạnh. Có bộ phận đi sâu hơn nữa vào khuynh hướng chính trị tư sản (như
Nam Đồng thư xã), có bộ phận chuyển dần sang quỹ đạo cách mạng vô sản (tiêu biểu
là Phục Việt, Hưng Nam).
- Năm 1927-1930 Phong trào cách mạng quốc gia tư sản gắn liền với sự ra đời và
hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng (25-12-1927). Cội nguồn Đảng này là Nam
Đồng thư xã, lãnh tụ là Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu và Phó
Đức Chính. Đây là tổ chức chính trị tiêu biểu nhất của khuynh hướng tư sản ở Việt
Nam, tập hợp các thành phần tư sản, tiểu tư sản, địa chủ và cả hạ sĩ quan Việt Nam
trong quân đội Pháp.
TIỂU LUẬN NHÓM-13KKT3 GVHD:NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY
Khoa Kế Toán 7
Về tư tưởng, Việt Nam quốc dân Đảng mô phỏng theo chủ nghĩa Tam Dân của Tôn
Trung Sơn. Về chính trị, Việt Nam quốc dân Đảng chủ trương đánh đuổi đế quốc, xóa
bỏ chế độ vua quan, thành lập dân quyền, nhưng chưa bao giờ có một đường lối chính
trị cụ thể, rõ ràng. Về tổ chức, Việt Nam quốc dân Đảng chủ trương xây dựng các cấp
từ Trung ương đến cơ sở, nhưng cũng chưa bao giờ có một hệ thống tổ chức thống
nhất. Ngày 9-2-1929, một số đảng viên của Việt Nam Quốc dân Đảng ám sát tên trùm
mộ phu Badanh (Bazin) tại Hà Nội. Thực dân Pháp điên cuồng khủng bố phong trào
yêu nước. Việt Nam Quốc dân Đảng bị tổn thất nặng nề nhất. Trong tình thế hết sức bị
động, các lãnh tụ của Đảng quyết định dốc toàn bộ lực lượng vào một trận chiến đấu
cuối cùng với tư tưởng “không thành công cũng thành nhân”. Ngày 9-2-1930, cuộc
khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ, trung tâm là thị xã Yên Bái với cuộc tiến công trại lính
Pháp của quân khởi nghĩa. ở một số địa phương như Thái Bình, Hải Dương... cũng có
những hoạt động phối hợp.
Khởi nghĩa Yên Bái nổ ra khi chưa có thời cơ, vì thế nó nhanh chóng bị thực dân Pháp
dìm trong biển máu. Các lãnh tụ của Việt Nam quốc dân Đảng cùng hàng ngàn chiến
sĩ yêu nước bị bắt và bị kết án tử hình. Trước khi bước lên đoạn đầu đài họ hô vang
khẩu hiệu "Việt Nam vạn tuế". Vai trò của Việt Nam Quốc dân Đảng trong phong trào
dân tộc ở Việt Nam chấm dứt cùng với sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái.
Nhìn chung, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam
đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình
thức đấu tranh phong phú, thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc của giai
cấp tư sản Việt Nam, nhưng cuối cùng đều thất bại vì giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ
yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giương cao ngọn cờ lãnh đạo sự
nghiệp giải phóng dân tộc. Mặc dù thất bại nhưng các phong trào yêu nước theo
khuynh hướng dân chủ tư sản đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của
nhân dân ta, bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đặc biệt góp phần thúc
đẩy những nhà yêu nước, nhất là lớp thanh niên trí thức có khuynh hướng dân chủ tư
sản chọn lựa một con đường mới, một giải pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu
thế của thời đại và nhu cầu mới của nhân dân Việt Nam. Chính vì thế, mặc dù rất
TIỂU LUẬN NHÓM-13KKT3 GVHD:NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY
Khoa Kế Toán 8
khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Hồ Chí Minh không tán thành con
đường của họ, mà quyết tâm ra đi tìm con đường mới.
1.2.2. CMTS là không triệt để
Trong khoảng 10 năm vượt qua các đại dương, đến với nhân loại cần lao đang
tranh đấu ở nhiều châu lục, quốc gia trên thế giới. Người đã kết hợp nghiên cứu lý
luận và thực tiễn 3 cuộc CM điển hình: CM Mỹ 1776, CM tư sản Pháp 1789 và CM
tháng 10 Nga, Người đọc Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, Tuyên ngôn dân quyền và
nhân quyền của cách mạng Pháp. Người nhận thấy: CM Pháp cũng như CM Mỹ đều là
CM tư sản, CM không đến nơi, tiếng là Cộng hòa dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước
lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa, công nhân nỗi dậy khắp nơi. Chúng ta đã
hi sinh làm CM thì làm đến nơi, làm sao khi CM rồi thì quyền giao lại cho dân chúng
số nhiều, thế thì dân chúng khỏi phải hi sinh nhiều lần, dân chúng mới hạnh phúc. Bởi
lẽ đó, Người không đi theo con đường cách mạng tư sản.
1.2.3. Con đường giải phóng dân tộc
Hồ Chí Minh thấy được CM tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc CMVS,
mà còn là một cuộc CM giải phóng dân tộc. Nó nêu tấm gương sáng về sự giải phóng
các dân tộc thuộc địa và “mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời
đại giải phóng dân tộc”.
*Ảnh hưởng to lớn và sâu sắc của CM Tháng Mười Nga đến phong trào CM Việt
Nam:
CM Tháng Mười Nga thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử nhân
loại-Thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Thành công của
CM Tháng Mười Nga đã ảnh hưởng to lớn và sâu sắc đến phong trào CM trên thế giới
nói chung và CM Việt Nam, nói riêng. Những ảnh hưởng to lớn và sâu sắc đó đã được
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rất đầy đủ và hướng phong trào giải phóng dân tộc
Việt Nam đi theo. Nhận xét của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện tập trung trong
tác phẩm “Đường cách mệnh” và tác phẩm “CM Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường
giải phóng cho dân tộc”. Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra tính triệt để của CM
Tháng Mười Nga: “Trong thế giới bây giờ chỉ có CM Tháng Mười Nga là đã thành
TIỂU LUẬN NHÓM-13KKT3 GVHD:NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY
Khoa Kế Toán 9
công và thành công đến nơi”. Tính triệt để của CM Tháng mười Nga đã được Chủ tịch
Hồ Chí Minh nhận thức một cách rất sâu sắc. Đó là, chính quyền thuộc về tay đại đa
số quần chúng nhân dân lao động. Nếu chính quyền còn nằm trong tay “một bọn ít
người”-bọn tư bản, thì CM không triệt để, “chưa đến nơi”. Bên cạnh đó, theo Chủ tịch
Hồ Chí Minh tính triệt để của một cuộc CM còn thể hiện ở chỗ: giải phóng nhân dân
lao động khỏi ách áp bức, bóc lột một cách triệt để và đem lại hạnh phúc, tự do và
bình đẳng thực sự cho họ. Điều này, sau này, được Người thể hiện dưới dạng khát
vọng lớn lao: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bực là làm sao nước nhà
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn,
áo mặc, ai cũng được học hành” (5). Nhận xét này của của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
lóe sáng khát vọng về xã hội tương lai-xã hội XHCN.
Từ nhận thức về tính triệt để của CM Tháng Mười Nga, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “CM Việt Nam muốn thành công phải đi theo con đường CM Tháng
Mười Nga. Đây là một trong những bài học thành công của CM tháng Mười Nga.
“Tinh thần CM triệt để”, theo Bác, một là tiến công kẻ thù một cách triệt để, hai là,
thái độ tinh thần dũng cảm, kiên quyết đấu tranh, không ngại gian khổ hy sinh-Người
chỉ rõ: “luôn giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa anh hùng CM, không sợ gian khổ, hy
sinh, kiên quyết đấu tranh đến cùng vì độc lập dân tộc vì CNXH”. Vận dụng bài học
này vào Việt Nam, Người chỉ rõ: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết
giành cho được độc lập”-CM Tháng Tám; “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định
không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”-Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến;
“chúng ta quyết không sợ…Không có gì quý hơn độc lập tự do”-kháng chiến chống
Mỹ cứu nước.
“Kết hợp chặt chẽ lòng yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản”. Bài học này
được chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng một cách khá nhuần nhuyễn vào cách mạng Việt
Nam. Trong quá trình tiến hành CM giải phóng dân tộc cũng như trong CM XHCN,
một mặt chúng ta tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế, mặt khác chúng ta cũng thực hiện
tốt nghĩa vụ quốc tế với các nước anh em (Lào, Campuchia, Trung Quốc…) và thế
giới. Về bài học này, Người chỉ rõ: “…trong thời đại ngày nay, CM giải phóng dân tộc
TIỂU LUẬN NHÓM-13KKT3 GVHD:NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY
Khoa Kế Toán 10
là một bộ phận khăng khít của của cách mạng vô sản, trong phạm vi toàn thế giới, CM
giải phóng dân tộc phát triển thành CM XHCN thì mới giành thắng lợi hoàn toàn”.
Lịch sử Việt Nam chứng minh nhận định trên của người là hoàn toàn đúng đắn.
CM Tháng Mười Nga thành công đã có ảnh hưởng rất to lớn đối với CM Việt nam,
nói riêng và CM thế giới, nói chung. Một mặt cổ vũ tinh thần, mặt khác để lại những
bài học kinh nghiệm hết sức quý báu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những nhận xét rất
sâu sắc, toàn diện về CM Tháng Mười Nga. Từ đó, Người lãnh đạo CM Việt Nam
theo con đường mà CM Tháng Mười Nga đã mở ra bằng cách vận dụng sáng tạo
những bài học kinh nghiệm quý và đưa CM Việt Nam theo xu thế thời đại mà CM
Tháng Mười Nga đã mở ra. Và thực tế lịch sử đã chứng minh tính đúng đắn trong
nhận xét và vận dụng những bài học CM Mười Nga vào CM Việt Nam của Bác.
Tiếp xúc với luận cương của Lê Nin Người “hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế thứ
ba” chính vì Lênin và Quốc tế thứ ba đã “bênh vực cho các dân tộc bị áp bức”., Người
tìm thấy ở đó con đường giải phóng dân tộc và chỉ rõ: Các đế quốc vừa xâu xé thuộc
địa, vừa liên kết nhau đàn áp CM thuộc địa; Thuộc địa cung cấp của cải và binh lính
đánh thuê cho đế quốc để đàn áp CM chính quốc và thuộc địa. Vì thế giai cấp vô sản
chính quốc và thuộc địa có chung kẻ thù và phải biết hỗ trợ nhau chống Đế quốc..
Người ví CNĐQ như con đỉa 2 vòi, 1 vòi cắm vào chính quốc, 1 vòi vươn sang thuộc
địa, muốn giết nó thì phải cắt 2 vòi, phải phối hợp CM chính quốc với thuộc địa. CM
giải phóng thuộc địa và CM chính quốc là hai cánh của CM vô sản, muốn cứu nước
giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường CMVS.
Trong bài Cuộc kháng Pháp, Hồ Chí Minh viết: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì
mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của
chủ nghĩa cộng sản và của CM thế giới”.
Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà CM có xu hướng tư
sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết CM của chủ nghĩa Mác-Lênin và
lựa chọn khuynh hướng chính trị vô sản. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường CM”, “…chỉ có CNXH,
TIỂU LUẬN NHÓM-13KKT3 GVHD:NGUYỄN THỊ HỒNG THÚY
Khoa Kế Toán 11
CNCS mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế
giới khỏi