Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận của Đảng

Với tư tưởng Lấy dân làm gốc, thân dân. Các bậc tiền nhân của chúng ta đã quy tụ được sức mạnh của nhân dân để cùng lao động và cùng nhau chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Từ thời vua Hùng nhân dân ta đã biết đoàn kết sức người sức của để chống thiên tai lũ lụt như : Sự tích Sơn Tinh và Thủy Tinh hay cùng nhau tập trung sức người sức của để bảo vệ đất nước như sự tích Thánh Gióng, hay tới thời kì Đại Việ có nhà Lí chống quân Tống, nhà Trần chống quân Mông Nguyên, nhà Lê chống nhà Minh.đã làm nên những trang lịch sử hào hùng của dân tộc. Sức mạnh của dân tộc ta đó là đã biết vận dụng sức dân, quy tụ sức dân triệu người như một. Sức mạnh ấy như Bức thành đồng không gì có thể xuyên qua được. Đến thế kỉ 20 thì một lần nữa sức mạnh ấy lại được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh khơi dậy để chống lại những kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới như Thực dân Pháp, Phát xít Nhật, Đế quốc Mỹ xâm lược để tạo nên những chiến công lẫy lừng năm châu, chấn động địa cầu. Ngày hôm nay trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi nước ta gia nhập WTO thì sức mạng ấy càng cần phải được khơi dậy để xây dựng đất nước ngày giàu mạnh, dân chủ, văn minh. Để có thể tập hợ sức mạnh đó ngày trước ông cha ta đã vận động nhân dân, tập hợp nhân dân trong một khối thống nhất. Ngày nay Đảng và Bác đã thực hiện rất tốt công tác dân vận để vận động quần chúng, tập hợp quần chúng đi theo cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư tưởng “Lấy dân là gốc” ,đặc biệt để tập hợp, lôi cuốn nhân dân đi theo cách mạng, Người rất coi trọng công tác Dân vận. Người chỉ rõ tầm quan trọng của công tác dân vận: “Lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” (Bài báo Dân vận viết ngày 15/10/1949) Trong nền kinh tế thị trường thì công tác dân vận càng trở nên quan trọng song công tác dân vận trong tình hình mời cũng gắp rất nhiều khó khăn thử thách. Do vậy Đảng ta ngày quan tâm nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận của Đảng.

doc21 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 19937 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận của Đảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I , PHẦN MỞ ĐẦU “Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết. Dân là gốc của nước” Và Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công , đại thành công” (Hồ Chí Minh) Với tư tưởng Lấy dân làm gốc, thân dân. Các bậc tiền nhân của chúng ta đã quy tụ được sức mạnh của nhân dân để cùng lao động và cùng nhau chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Từ thời vua Hùng nhân dân ta đã biết đoàn kết sức người sức của để chống thiên tai lũ lụt như : Sự tích Sơn Tinh và Thủy Tinh hay cùng nhau tập trung sức người sức của để bảo vệ đất nước như sự tích Thánh Gióng, hay tới thời kì Đại Việ có nhà Lí chống quân Tống, nhà Trần chống quân Mông Nguyên, nhà Lê chống nhà Minh...đã làm nên những trang lịch sử hào hùng của dân tộc. Sức mạnh của dân tộc ta đó là đã biết vận dụng sức dân, quy tụ sức dân triệu người như một. Sức mạnh ấy như Bức thành đồng không gì có thể xuyên qua được. Đến thế kỉ 20 thì một lần nữa sức mạnh ấy lại được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh khơi dậy để chống lại những kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới như Thực dân Pháp, Phát xít Nhật, Đế quốc Mỹ xâm lược để tạo nên những chiến công lẫy lừng năm châu, chấn động địa cầu. Ngày hôm nay trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi nước ta gia nhập WTO thì sức mạng ấy càng cần phải được khơi dậy để xây dựng đất nước ngày giàu mạnh, dân chủ, văn minh. Để có thể tập hợ sức mạnh đó ngày trước ông cha ta đã vận động nhân dân, tập hợp nhân dân trong một khối thống nhất. Ngày nay Đảng và Bác đã thực hiện rất tốt công tác dân vận để vận động quần chúng, tập hợp quần chúng đi theo cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư tưởng “Lấy dân là gốc” ,đặc biệt để tập hợp, lôi cuốn nhân dân đi theo cách mạng, Người rất coi trọng công tác Dân vận. Người chỉ rõ tầm quan trọng của công tác dân vận: “Lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” (Bài báo Dân vận viết ngày 15/10/1949) Trong nền kinh tế thị trường thì công tác dân vận càng trở nên quan trọng song công tác dân vận trong tình hình mời cũng gắp rất nhiều khó khăn thử thách. Do vậy Đảng ta ngày quan tâm nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận của Đảng. Để có thể thấy được những giá trị to lớn của Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận và vận dụng tư tưởng đó vào trong điều kiện hiện nay do vậy em chọn đề tài: “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận của Đảng” Qua nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận của Đảng em muốn làm rõ nội dung, giá trị và phong cách làm dân vận của Hồ Chí Minh,vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận trong giai đoạn hiện nay. Thông qua đề tài này em muốn góp một phần nhỏ bè của mình vào việc nghiên cứu và làm rõ những giá trị của Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận của Đảng. Thông qua tìm hiểu Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận của Đảng giúp em hiểu biết thêm một khía cạnh của Tư tưởng Hồ Chí Minh và đông thời giúp em có thể những hiểu biết về công tác dân vận, giúp ích cho em trong quá trình công tác sau này khi tiếp xúc với Dân hay trực tiếp làm công tác dân vận. Đối với xã hội thì Tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị vô cùng to lớn trong đó có Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận của Đảng ngày càng khẳng định được giá trị trong thời kì hội nhập mở của, trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đề tài gồm 3 phần: Phần mở đầu, nội dung, kết luận. Phần Nội dung gồm: Cơ sở hình thànhTư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận của Đảng. Vai trò của công tác dân vận Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận. Vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận của Đảng trong thời kì hiện nay. Trên đây là các vấn đề em muốn trình bày. Do còn hạn chế về mặt kiến thức và hiểu biết xã hội nên Tiểu luận sẽ còn có những hạn chế, thiếu sót. Mong Thầy cô chấp nhận và bổ xung cho những thiếu sót cho tiểu luận này. Em xin trân thành cảm ơn! . II, PHẦN NỘI DUNG A, Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận. 1, Cơ sở lí luận. Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về công tác Dân vận, Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của nước ta. C.Mác, Fh Ăngghen và Lênin đều chỉ ra rằng: Các Đảng cộng sản đều phải làm công tác vận động nhân dân. Đó là công tác lâu dài và phải kiên trì thực hiện. Giai cấp công nhân phải vận động để giành lấy sự đồng tình, sự ủng hộ của đa số nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh cách mạng của mình, mỗi thời kì cách mạng khác nhau phải có hình thức, nội dung công tác dân vận khác nhau. Hay đây có thể coi là định nghĩa về công tác dân vận của các ông. Trong lời đầu của tác phẩm: (Đấu tranh giai cấp ở Pháp từ 1848 đến 1850) C.Mác và Fh. Ăngghen đã viết: " Đã qua rồi, thời kỳ cuộc đột kích thời kỳ những cuộc cách mạng do những nhóm thiểu số cầm đầu những quần chúng không tự giác tiến hành. Ở nơi nào mà vấn đề đặt ra là phải cải tạo hoàn toàn chế độ xã hội thì bản thân quần chúng phải tự mình tham gia công cuộc cải tạo ấy, phải tự mình hiểu rõ vì sao phải tiến hành đấu tranh vì sao phải đổ máu và hy sinh tính mạng"(C.Mác và Fh. Ăngghen Toàn tập Nxb CTQG H 1995 t22 tr775) Phát triển sáng tạo tư tưởng của C.Mác và Fh. Ăngghen , Lênin đã viết: "Những lý tưởng cao cả nhất cũng không đáng một xu nhỏ, chừng nào người ta không biết kết hợp chặt chẽ những lý tưởng đó với lợi ích của chính ngay những người tham gia cuộc đấu tranh kinh tế"(Lênin Toàn tập Nxb TB, M, 1974, t1,tr510-511). Lênin nhấn mạnh: "Tổ chức, tổ chức và tổ chức", "Hãy cho tôi một tổ chức những người cách mạng và chúng tôi sẽ lam đảo lộn nước Nga Sa Hoàng lên".(Lênin Toàn tập Nxb TB, M, 1978, t6, tr162). Sức mạng của quần chúng nhân dân là vô địch tuy nhiên quần chúng nhân dân chỉ có thể phát huy được sức mạnh của mình thì họ phải được tổ chức trong một tổ chức. Trong tác phẩm “Vấn đề quân sự ở Phổ và Đảng công nhân Đức”. Ăngghen có viết: “....giai cấp vô sản trở thành một sức mạng từ khi nó thành lập một đảng công nhân đối lập, mà với sức mạng thì người ta phải chú ý đến”. Đến Lênin, Người cho rằng những công việc tổ chức như thế là của Đảng, Đảng phải biết cách làm tuyên truyền, tổ chức cổ động sao cho dễ tiếp thu nhất, dễ hiểu nhất để tập hợp mọi người trong một tổ chức thống nhất. Muốn có sức mạnh phải thống nhất ý chí, phải biết đoàn kết, phải có tổ chức. Vì thế, trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" C.Mác và Fh. Ăngghen kêu gọi: "Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại". 2, Xuất phát từ truyền thống dân tộc. Việt Nam là một đất nước đất không rộng , người không đông song từ trong lịch sử hàng ngàn năm lại phải đương đầu với những kẻ thù xâm lược hùng mạnh gấp chúng ta nhiều lần như: Các triều đại phong kiến Trung Quốc, Đế quốc Mông – Nguyên và ngày nay đó là Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ, vậy đâu là nguồn cội để Dân tộc Việt Nam có thể đương đầu và chiến thắng những kẻ thù xâm lược đó?. Sức mạnh đó đã được hình thành qua quá trình đấu tranh dựng nước và giũ nước đầy gian khó,quyết liệt ấy và cũng đầy hào hùng đã hun đúc lên.Đó chính là lòng yêu nước của nhân dân ta và nó trở thành một truyền thống tốt đẹp. Chính truyền thống yêu nước ấy là cội nguồn của sức mạnh dân tộc, cũng chính là sức mạnh của lòng dân. Sức mạnh đó của Tổ quốc bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân. Những bài học lịch sử quý báu của dân tộc ta đó là: Những Triều đại thịnh trị hay suy vi của phong kiến Việt Nam đều là do các triều đại ấy có hoặc là mất lòng dân. Các triều đại suy vi đều là do các triều đại ấy đã xa dân, mất lòng dân. Còn các triều đại thịnh trị đều là các triều đại coi trọng dân, lấy dân làm gốc, coi ý dân là ý trời. Vua, quan trên dưới một lòng chăm lo cho dân. Họ cùng lo cái lo của dân, vui cái vui của dân, bàn bạc cùng với nhân dân, lắng nghe ý kiến của dân cùng nhân dân chiến đấu xây dựng bảo vệ đất nước, chính đó đã tạo nên sức mạnh vô địch giúp cho dân tộc ta chống lại mọi kẻ thù. Tiếp thu những lời dạy của các bậc tiền nhân như: Trần Hưng Đạo: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ đó là thượng sách” hay Nguyễn Trãi: “Phúc chu tín thuỷ, dân do thuỷ” ( Lật thuyền rồi mới biết dân mạnh như nuớc) (Quan Hải, dẫn theo Nguyễn Trãi,lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb KHXH 1993, t1, tr237). Nguyễn Bỉnh Khiêm:“ …Cổ lai quốc dĩ dân vi bản Đắc quốc ưng tri tại đắc dân…"        (Có nghĩa: Xưa nay, nước lấy dân làm gốc, được nước nên là ở chỗ được lòng dân). (Trong Bài thơ Cảm hứng). Đó chính tà tư tưởng “Lấy dân làm gốc”, tư tưởng ấy đã được chủ tịch Hồ Chí Minh nâng nên một tầm cao mới với những nội dung mới. Người chỉ rõ: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lưc lượng đều ở nơi dân”. "dân là chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân"( Bài báo Dân vận 15/10/1949). Và chính Người đã khẳng định: "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được độc lập dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".(Di chúc 1969) 3. Thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nước ta với lịch sử hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữu nước, trong hàng ngàn năm lịch sử ấy chúng ta luôn phải đối đầu với những kẻ thù húng mạng hơn chúng ta gấp nhiều lần. và đến thời đại ngày hôm nay chúng ta chịu sự thống trị của Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ mạnh gấp chúng ta nhiều lần. Dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nhân dân ta bị áp bức đến bước đường cùng. Tình trạng đó đã làm cho kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Nay muốn kháng chiến và kiến quốc thì phải vận động được dân chúng, phải tổ chức nhân dân thành một khối đoàn kết thống nhất. Mặt khác, đa số nhân dân ta là nông dân, phần lớn là những người không biết chữ (chiếm 90% dân số cả nước).Vì vậy, việc vận động và tập hợp nhân dân là một công việc hết sức khó khăn phải có phương pháp thích hợp và khéo léo phù hợp với trình độ của người dân. Từ người dân yêu nước, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc. Người đã bôn ba khắp năm châu bốn biển. Quá trình ấy giúp Hồ Chí Minh khẳng định rằng: "Cách mệnh là việc chung của dân chúng chứ không phải của một hai người " (Đường kách mệnh 1927) . Khi rời Pháp để đến Nga Người tỏ rõ quyết tâm: "Đối với tôi câu trả lời rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ,tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ đấu giành tự do độc lập" (Thư để lại cho các đồng chí ở Hội Liên hiệp thuộc địa) B. Vai trò của công tác dân vận Công tác Dân vận quyết định thành bại của cách mạng Theo Hồ Chí Minh : “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân” song mục tiêu cách mạng cũng là giải phóng con người, giải phóng xã hội. Lực lượng tiến hành cách mạng vô sản là quần chúng nhân dận. Sức mạnh của quần chúng sẽ được tăng lên gấp nhiều lần khi họ được tập hợp trong một tổ chức và để họ tập hợp trong một tổ chức thì Đảng phải là công tác vận động, thuyết phục làm sao cho họ hiểu và đi theo cách mạng Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: Đảng "nói cho đồng bào ta rõ: vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh, vì sao cách mệnh là việc chung của cả dân chung chứ không phải việc một hai người. Đem lịch sử cách mạng các nước làm gương cho chúng ta soi. Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. Ai là bạn ta ? Ai là thù ta ? Cách mệnh thì phải làm như thế nào?" (Đường kách mệnh 1927) Quyết định cách mạng thành công là lực lượg nhân dân "Người trước, súng sau" có nhân dân là có tất cả. Lực lượng của nhân dân nhiều vô cùng, sức mạnh của nhân dân vô tận. " Lực lượng của dân rất to. Việc Dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì viêc gì cũng thành công.( Bài báo Dân vận 15/10/1949 ) 2. Công tác dân vận quyết định sự sống còn của Đảng ta. Đảng Cộng sản Việt Nam với 80 năm lịch sử đấu tranh và lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đảng đã lãnh đạo Đảng viên và nhân dân ta làm nên những chiến công lẫy lừng như Chiến thắng Thực dân Pháp xâm lược, tổ chức xây dựng cở sở bước đầu cửa Chủ nghĩa xã hội.Đâu là nguồn cội để Đảng cộng sản Việt Nam có được những thành công như ngày hôm nay. Đó là Đảng đã làm tốt công tác Dân vận. và Đảng sẽ tiếp tục lãnh đạo cách mạng Việt Nam trên những chặng đường mới đầy khó khăn thử thách Đảng phải thực hiện tốt công tác Dân vận hơn nữa Hồ Chí Minh cho rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam "Chẳng những phải lãnh đạo quần chúng …Một giây một phút cũng không thể giảm bớt mối quan hệ giữa Đảng với Dân" (Sửa đổi lối làm việc- Lãnh đạo1947). Đảng lãnh đạo cách mạng theo Hồ Chí Minh là: - Phải quyết dịnh mọi vấn đề cho đúng, chăm lo cho dân chúng được ấm no hạnh phúc. Mà muốn thế phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính là những người chịu đựng các kết quả của sự lãnh đạo của ta. - Phải tổ chức thi hành cho đúng. Mà muốn vậy không có dân giúp sức thì không xong. C. Nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận 1. Quan niệm về Dân vận của Hồ Chí Minh. Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo và quan tâm tới công tác Dân vận, theo Người công tác dân vận là công tác vô cùng quan trọng, quyết định tới vận mệnh sự thành bại của cách mạng, bản chất của chế độ ta . Trong bài Báo Dân vận ra ngày 15/10/1949 Người viêt: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lưc lượng đều ở nơi dân”.đó chính là tiến đề của công tác dân vận, quyết định cách thức, mục đích làm dân vận của Đảng. Người rất coi trọng công tác dân vận do vậy vào ngày 15/10/1949 Người đã viết bài báo Dân vận nổi tiếng ở đây Người đã đặt ra vấn đề Dân vận là gì? Theo Người: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể đã giao cho”. Theo quan niện trên thì nhiệm vụ của công tác dân vận đó là vận động mọi người mang toàn bộ : “ Lực lượng của mỗi người dân” Lực lượng của mỗi người ở đây có thể là của cải vật chất, hay sức lực thậm chí là cả tình mạng.Lực lượng của mỗi người cũng có thể hiểu là mọi người toàn tâm, toàn ý một lòng theo cách mạng, chấp nhận gian khổ hi sinh để đi theo cách mạng thực hiện những nhiệm vụ mà cách mạng giao cho. Dân vận, không phận biệt một ai, mọi người đều bình đẳng không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, người miền xuôi hay miền ngược và thậm chí theo chủ tịch Hồ Chí Minh thì không phâm biệt Đảng phái chính trị miễn là có lòng yêu nước, thương nòi mong muốn cho dân tộc được độc lập tự do, nhân dân được ấm no hạnh phúc thì đều phải tiến hành vận động họ, kêu gọi họ để họ tham gia, đóng góp cho cách mạng.Vận động mọi người dân để góp thành lực lượng của toàn dân hay cũng chính là xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, khối sức mạnh của nhân dân để tiến hành cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cúng đã từng nói : “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công , đại thành công” (Bài phát biểu tại buổi lễ ra mắt Mặt trận tổ quốc Việt Nam) Do đó chúng ta thấy rằng để có được thành công lớn thì phải có được sự đoàn kết một lòng, muốn có sự đoàn kết một lòng trong nhân dân thì phải có công tác dân vận tốt. Từ đó chúng ta có thể thấy nói rằng sự nghiệp cách mạng muốn thành công thì phải làm công tác dân vận tốt vì vậy chủ tịch Hồ Chí Mình đã khẳng định: “Lực lượng của dân rất to, việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” "( Bài báo Dân vận 15/10/1949) hay Người cũng từng nói: “ Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó trăn lần dân liệu cũng xong”. Để nói lên rằng công tác dân vận có tốt thì mới tập hợp được nhân dân, kết tụ được sức mạn của nhân dân để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội chủ nghĩa. Ngày nay trong tình hình mới thì vai trò của công tác dân vận lại càng trở nên quan trọng nhằm vận động nhân dân tích cự tham gia phát triển kinh tế, xây dựng đời sống mới. Do đó công tác dân vận ngày càng được Đảng và nhà nước quan tâm hơn. 2. Theo Hồ Chí Minh ai là người làm Dân vận. Trong bài báo Dân vận viết ngày 15/10/1949. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng : “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ Đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân (Liên Việt, Việt Minh, v.v.) đều phải phụ trách dân vận. Thí dụ trong phong trào thi đua cho đủ ăn, đủ mặc. - Cán bộ chính quyền và cán bộ Đoàn thể địa phương phải cùng nhau bàn tính kỹ càng, cùng nhau chia công rõ rệt, rồi cùng nhau đi giải thích cho dân hiểu, cổ động dân, giúp dân đặt kế hoạch, tổ chức nhân công, sắp xếp việc làm, khuyến khích, đôn đốc, theo dõi, giúp đỡ dân giải quyết những điều khó khăn… - Cán bộ canh nông thì hợp tác mật thiết với cán bộ địa phương, đi sát với dân, thiết thực bày vẽ cho dân cách trồng trọt, chăn nuôi, cách chọn giống, ủ phân, làm cỏ, v.v.. Những hội viên các đoàn thể thì phải xung phong thi đua làm, để làm kiểu mẫu cho dân, giúp dân làm”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt công tác Dân vận của chính quyền lên hàng đầu và là nhiệm vụ vủa toàn thể hệ thống chính trị, của toàn thể cán bộ, đảng viện. Và Đảng ta nhiều lần chỉ rõ, Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vì vậy mà cán bộ Nhà nước thức sự là "công bộc" của dân, tận tụy phục vụ nhân dân. 3. Tư tưởng cơ bản chỉ đạo công tác dân vận của Hồ Chí Minh Theo chủ tịch Hồ Chí Minh thì công tác dân vận phải dựa trên những điểm cơ bản sau: 3.1Tất cả vì lợi ích của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói rằng: “Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết. Dân là gốc của nước. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân” (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, T.8, tr 276). Do vậy mọi điều đều phải hướng vào dân vì lợi ích cửa nhân dân. Người dạy Đảng ta rằng: “Ngoài lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Đảng ta không có lợi ích nào khác. Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân thì ta hết sức tránh”( Bức thư gửi các ủy ban nhân dân các bộ, tỉnh huyện, xã 10/1945). Do đó Người luôn luôn giáo dục cán bộ, đảng viên phải luôn luôn phấn đâu ra sức học tập phục vụ nhân dân vì lợi ích của nhân dân, vì theo Người : “Dân là quý nhất, là quan trọng hơn hết” hay “ Trong bầu trời này không gì quý bằng nhân dân”.và đối với Đảng và Chính phủ thì nhân dân còn là “ Cha”là “Mẹ” hay là “chủ”, cán bộ, đảng viên là những người “ đầy tớ” của nhân dân như trong Di chúc năm 1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh có căn dặn với toàn thể cán bộ, đảng viên rằng: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liên chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung của nhân đân”(Di chúc 1969). Người dạy mỗi cán bộ đảng viên phải luôn luôn nêu cao tinh thần vì nhân dân phục vụ, phụng sự nhân dân và phấn đấu vì lợi ích của nhân dân. Với chủ tịch Hồ Chí Minh thì mục đích của Người là: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân”( Di chúc 1969)Hay Người cũng từng nói: “ Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi hiểu” (Bài nói chuyện với kiều bào ở Pháp 1946). Và chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, tất cả vì lợi ích của nhân dân, phấn đấu hi sinh cả cuộc đời vì nhân dân, phục vụ nhân dân đến hời thở và sức lực cuối cùng, không một chút tư lợi cho riêng mình. 3.2. Dân chủ là tư tưởng cốt lõi trong công tác dân vân. Dân chủ là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức sinh hoạt của Đảng, nhưng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận thì dân chủ là t
Luận văn liên quan