Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò đoàn kết quốc tế, liên hệ với tình hình Việt Nam trong thời kỳ hội nhập hiên nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh, một danh nhân văn hóa Thế giới, người thầy lãnh đạo vĩ đại của Đảng, vị lãnh tụ thiên tài và anh hùng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam và nhân dân thế giới. Trong điếu văn của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III lúc Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời có viết: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra HỒ CHỦ TỊCH, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.” Trước lúc đi xa, Người đã để lại một bản di chúc thiêng liêng quý báu đầy tâm huyết, là một văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh trong đó tinh hoa tư tưởng, tâm hồn cao đẹp, là những lời căn dặn và tình cảm thiết tha, là niềm tin sâu sắc của người gửi lại toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và các thế hệ mai sau. Ngay trong đoạn mở đầu của di chúc, tuy nội dung những lời dặn dò không dài, song với tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết, Người đã bốn lần đề cập đến vấn đề đoàn kết đó là: đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, và điều mong muốn cuối cùng được đề cập trong đoạn kết thúc của bản di chúc Người lại nhấn mạnh vấn đề đoàn kết. Bác cũng đã từng nói : “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết. Thành công thành công đại thành công”. Ở Bác, tinh thần đại đoàn kết không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà đã được thể hiện trên bình diện rộng hơn, đoàn kết quốc tế. Thực tiễn đã chứng minh vai trò của đoàn kết, “Đại đoàn kết là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là vấn đề chiến lược, được nhìn nhận là nguồn sức mạnh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Dân tộc Việt Nam đã chiến thắng được những kẻ thù hùng mạnh nhờ đoàn kết một lòng. Đồng thời đã nhận được sự hỗ trợ to lớn của các nước anh em, của bạn bè khắp thế giới”. Ngày nay, khi mà toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế trở thành xu thế phát triển khách quan, tất yếu của thời đại, không kể các nước đang phát triển hay phát triển, các nước giàu hay nghèo. Nó diễn ra mạnh mẽ khắp các châu lục, chi phối đời sống kinh tế của hầu hết các nền quốc gia trên thế giới. Để có thể tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài đặc biệt là nguồn vốn, tiến bộ khoa học công nghệ, đòi hỏi các nước phải có sự mở cửa, sự giao lưu, buôn bán hợp tác với các nước trên Thế giới mà đặc biệt là các nước Tư bản phát triển. Hay nói cách khác là cần phải có một chính sách chiến lược Ngoại giao có tinh thần đoàn kết quốc tế. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng sáng tạo tư tưởng đoàn kết quốc tế của Bác. Trải qua bốn mươi hai năm từ 1969 tới 2011, tư tưởng đó vẫn giữ nguyên giá trị, một giá trị mang tính thời đại.

doc32 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 17358 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò đoàn kết quốc tế, liên hệ với tình hình Việt Nam trong thời kỳ hội nhập hiên nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH -----(((((----- TIỂU LUẬN MÔN : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ. LIÊN HỆ VỚI TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP HIÊN NAY Giảng viên : Nguyễn Thị Tường Duy Lớp : 01DHQT3 Nhóm : Super Star TP Hồ Chí Minh, 16-11-2011 NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN : MSSV  HỌ VÀ TÊN  CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN   2013100423  Phạm Huỳnh Nhật Ánh  Phần 1.2   2013100160  Nguyễn Tuấn Bảo  Phần II, VN và ASEAN   2013100363  Phan Mạnh Luân  Phần II, VN và WTO   2013100470  Nguyễn Công Minh  Mở, kết bài, phân chia công việc   2013100632  Phan Thanh Minh  Phần II, Thành tựu nói chung   2013100264  Bùi Xuân Phong  Phần II, Liên hiệp quốc   2013100486  Nguyễn Thị Phương  Phần 1.1   2013100368  Trần Quốc Thanh  Thuyết trình   2013100456  Nguyễn Thị Thơ  Phần 1.3   PHẦN MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh, một danh nhân văn hóa Thế giới, người thầy lãnh đạo vĩ đại của Đảng, vị lãnh tụ thiên tài và anh hùng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, người chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam và nhân dân thế giới. Trong điếu văn của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa III lúc Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời có viết: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra HỒ CHỦ TỊCH, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.” Trước lúc đi xa, Người đã để lại một bản di chúc thiêng liêng quý báu đầy tâm huyết, là một văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh trong đó tinh hoa tư tưởng, tâm hồn cao đẹp,… là những lời căn dặn và tình cảm thiết tha, là niềm tin sâu sắc của người gửi lại toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và các thế hệ mai sau. Ngay trong đoạn mở đầu của di chúc, tuy nội dung những lời dặn dò không dài, song với tầm quan trọng của vấn đề đoàn kết, Người đã bốn lần đề cập đến vấn đề đoàn kết đó là: đoàn kết trong Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế, và điều mong muốn cuối cùng được đề cập trong đoạn kết thúc của bản di chúc Người lại nhấn mạnh vấn đề đoàn kết. Bác cũng đã từng nói : “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết. Thành công thành công đại thành công”. Ở Bác, tinh thần đại đoàn kết không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà đã được thể hiện trên bình diện rộng hơn, đoàn kết quốc tế. Thực tiễn đã chứng minh vai trò của đoàn kết, “Đại đoàn kết là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là vấn đề chiến lược, được nhìn nhận là nguồn sức mạnh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Dân tộc Việt Nam đã chiến thắng được những kẻ thù hùng mạnh nhờ đoàn kết một lòng. Đồng thời đã nhận được sự hỗ trợ to lớn của các nước anh em, của bạn bè khắp thế giới”. Ngày nay, khi mà toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế trở thành xu thế phát triển khách quan, tất yếu của thời đại, không kể các nước đang phát triển hay phát triển, các nước giàu hay nghèo. Nó diễn ra mạnh mẽ khắp các châu lục, chi phối đời sống kinh tế của hầu hết các nền quốc gia trên thế giới. Để có thể tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài đặc biệt là nguồn vốn, tiến bộ khoa học công nghệ,… đòi hỏi các nước phải có sự mở cửa, sự giao lưu, buôn bán hợp tác với các nước trên Thế giới mà đặc biệt là các nước Tư bản phát triển. Hay nói cách khác là cần phải có một chính sách chiến lược Ngoại giao có tinh thần đoàn kết quốc tế. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng sáng tạo tư tưởng đoàn kết quốc tế của Bác. Trải qua bốn mươi hai năm từ 1969 tới 2011, tư tưởng đó vẫn giữ nguyên giá trị, một giá trị mang tính thời đại. NỘI DUNG I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ. 1.1. Sự cần thiết phải xây dựng đoàn kết quốc tế. 1.1.1 Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho Cách mạng. Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là một hệ thống các nguyên lý, quan điểm, quan niệm về thế giới và thời đại, về đường lối quốc tế, chiến lược và sách lược ngoại giao. Tư tưởng đó còn thể hiện trong chính sách và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Đó là tư tưởng "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Đó là quyền tự do của các dân tộc được sống trong hòa bình, là tư tưởng hòa bình cho Việt Nam và hòa bình cho thế giới, chống chiến tranh xâm lược, chống can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, chống các chính sách cường quyền và áp đặt trong quan hệ quốc tế.      Thực hiện đoàn kết quốc tế để tập hợp lực lượng bên ngoài tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của các trào lưu cách mạng thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp cho cách mạng chiến thắng kẻ thù là một trong những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh và cũng là một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng nhất, mang tính thời sự sâu sắc nhất của cách mạng Việt Nam. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần, song trước hết là sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và ý thức tự lực, tự cường dân tộc, sức mạnh của tinh thần đoàn kết, của ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho độc lập tự do… sức mạnh đó đã giúp cho dân tộc ta vượt qua mọi thử thách, khó khăn trong dựng nước và giữ nước. Thực tiễn lịch sử cho thấy, dân tộc Việt Nam chiến thắng được những kẻ thù hùng mạnh cũng bởi nhờ toàn dân luôn đoàn kết một lòng; đồng thời, đã nhận được sự đoàn kết, ủng hộ, giúp đỡ quý báu cả về tinh thần và vật chất của các nước anh em, của bạn bè khắp thế giới. Đối tượng đoàn kết quốc tế là đoàn kết với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ở chính quốc và các nước tư bản chủ nghĩa nói chung. Là một nhà yêu nước chân chính, Hồ Chí Minh luôn có niềm tin bất diệt vào sức mạnh dân tộc. Ngay trong những năm tháng đen tối nhất của cách mạng, Người vẫn bộc lộ một niềm lạc quan tin tưởng rất mạnh mẽ và sâu sắc vào sức mạnh của dân tộc. Trong quá trình hoạt động cách mạng, nhờ chú ý tổng kết thực tiễn dưới ánh sáng chủ nghĩa Mac – Lênin, Hồ Chí Minh đã từng bước phát hiện ra sức mạnh vĩ đại tiềm ẩn trong các trào lưu cách mạng thế giới mà Việt Nam cần tranh thủ. Các trào lưu đó nếu được liên kết, tập hợp trong khối đoàn kết quốc tế sẽ tạo nên sức mạnh to lớn. Sức mạnh đó luôn được bổ sung những nhân tố mơi, phản ánh sự vận động, phát triển không ngừng của lịch sử toàn thế giới và tiến trình chính trị quốc tế sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917. Khi tìm thấy con đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã sớm xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam chỉ có thể thàn công và thành công đến nơi khi thực hiện đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới. Cùng với quá trình phát triển thắng lợi của cách mạng Việt Nam quan hệ với tình hình quốc tế, tư tưởng đoàn kết với phong trào cách mạng thế giới đã được Hồ Chí Minh phát triển ngày càng đầy đủ, rõ ràng và cụ thể hơn. Đối tượng đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn. Đó là đoàn kết với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc và các nước tư bản chủ nghãi nói chung; đoàn kết với nước Nga Xô Viết, với Liên Xô và sau này mở rộng ra tất cả các nước xã hội chủ nghĩa; đoàn kết với phong trào đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội của nhân dân thế giới; đặc biệt là đoàn kết với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia, hai nước cùng cảnh ngộ với Việt Nam trên bán đảo Đông Dương, thực hiện khối đoàn kết Việt – Miên – Lào trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân giành độc lập tự do cho mỗi dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân mỗi nước. Đánh giá vai trò của đoàn kết quốc tế với cách mạng Việt Nam, trong buổi nói chuyện với đại sứ nước ta tại Liên Xô năm 1961, Hồ Chí Minh nói: “Có sức mạnh cả nước một lòng… lại có sự ủng hộ của nhân dân thế giới, chúng ta sẽ có một sức mạnh tổng hợp cộng với phương pháp cách mạng thích hợp, nhất định cách mạng nước ta sẽ đi đến đích cuối cùng”. Như vậy, theo Hồ Chí Minh thực hiện đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế, đại đoàn kết dân tộc phải là cơ sở cho việc thực hiện đoàn kết quốc tế. Đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế là để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng chiến thắng kẻ thù. Nếu đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, thì đoàn kết quốc tế cũng là một nhân tố thường xuyên và hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi hoàn toàn trong sự  gnhiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 1.1.2. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng. Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, chủ nghĩa yêu nước chân chính phải được gắn liền với nghĩa quốc tế vô sản, đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế, thực hiện đoàn kết quốc tế không phải chỉ vì thắng lợi của cách mạng của nước  mà còn vì sự nghiệp chung của nhân loại tiến bộ trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và thế lực phản động quốc tế vì mục tiêu cách mạng thời đại. Hồ Chí Minh nói “Đảng lấy toàn bộ thực tiễn của mình để chứng minh rằng chủ nghĩa yêu nước triệt để không thể nào tách rời với chủ nghĩa quốc tế vô sản”. Thời đại mà Hồ Chí Minh sống và hoạt động chính trị là thời đại đã chấm dứt thời kỳ tồn tại biệt lập giữa các quốc gia, mở ra các quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng cho các dân tộc, làm cho vận mệnh của mỗi dân tộc không thể tách rời vận mệnh chung của cả loài người. Ngay sau khi nắm được đặc điểm của thời đại mới, Hồ Chí Minh đã hoạt động không mệt mỏi để phá thế đơn độc của cách mạng Việt Nam, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Trong suốt quá trình đó, Người không chỉ phát huy triệt để sức mạnh củ chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc trong đấu trah giành độc lập, tự do cho dân tộc mình mà còn kiên trì đấu tranh không mệt mỏi để củng cố và tăng cường đoàn kết giữa các lực lựng cách mạng thế giới đấu tranh cho mục tiêu chung hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Người cho rằng, Đảng phải lấy toàn bộ thực tiễn của mình để chứng minh: Chủ nghĩa yêu nước triệt để không thể nào tách rời vì chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. Trong báo cáo chính trị tại đại hội II (tháng 2 năm 1951), Người chỉ rõ: “Tinh thần yêu nước chân chính khác hẳn với tinh thần “Vị quốc” của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế”. Sau này, trong tác phẩm thường thức chính trị (1954), Người nói rõ hơn: “Tinh thần yêu nước là kiên quyết giữ gìn quyền độc lập, tự do và đất đai toàn vẹn của nước mình. Tinh thần quốc tế là đoàn kết với các nước bạn và nhân dân các nước khác để giữ gìn hoà bình thế giới, chống chính sách xâm lược và chính sách chiến tranh của đế quốc… giữ gìn hoà bình thế giới tức là giữ gìn lợi ích của nước ta… đó là lập trường quốc tế cách mạng”. Theo Hồ Chí Minh, muốn tăng cường đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh vì mục tiêu chung, các Đảng cộng sản phải kiên trì chống lại mọi khuynh hướng sai lầm cảu chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa vị kỷ dân tộc, chủ nghĩa sôvanh… những khuynh hướng làm suy yếu sức mạnh đoàn kết, thống nhất của các lực lượng cách mạng thế giới. Nói cách khác, các Đảng cộng sản phải tiến hành có hiệu quả việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế vô sản cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam mấy thập kỷ qua là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhờ kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đã được bổ sung thêm nguồn lực mới, trở thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhờ giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ quốc tế, huy động được sức mạnh của các trào lưu cách mạng thời đại, làm cho sức mạnh dân tộc được nhân lên gấp bội, chiến thắng được những kẻ thù có sức mạnh to lớn hơn mình về nhiều mặt. Như vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đoàn kết quốc tế, kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản là nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng của tộc và thời đại. Bởi lẽ, chúng ta không chỉ chiến đấu và độc lập tự do cho đất nước mình mà còn vì độc lập tự do cho các nước khác, không chỉ bảo vệ những lợi ích sống còn dân tộc mình mà còn vì những mục tiêu cao cả của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. 1.2. Nội dung và hình thức đoàn kết quốc tế. 1.2.1 Các lực lượng cần đoàn kết. Nội hàm khái niệm đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú, song tập chung chủ yếu vào ba lực lượng: Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc và phong trào hoà bình, dân chủ thế giới, trước hết là phong trào chống chiến tranh của nhân dân các nước đang xâm lược Việt Nam. Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp sự đoàn kết quốc tế bằng các hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc. Đối với phong trào cộng sản và công nhân thế giới – lực lượng nòng cốt của đoàn kết quốc tế, Hồ Chí Minh cho rằng, sự đoàn kế của giai cấp vô sản quốc tế là một bảo đảm vững chắc cho thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. Trong quá trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đến nhiều nước trên thế giới, các nước tư bản cũng như thuộc địa. Người đã chứng kiến cảnh cùng cực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đồng thời cũng thấy rõ cảnh sống xa hoa của bọn tư sản. Thực tế sinh động đã giúp Người đồng cảm và nhận thức rõ: Nơi đâu cũng có người nghèo như ở xứ mình, dù ở các nước thuộc địa hay chính quốc, họ đều bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn bởi chủ nghĩa thực dân tàn ác. Người đi tới kết luận: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tính hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản" (Bài Đoàn kết giai cấp của Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Le Paria số 25 tháng 5-1924). Kết luận này cho thấy nhận thức của Hồ Chí Minh về ý thức dân tộc và ý thức giai cấp đã từ tầm nhìn quốc gia tới tầm nhìn quốc tế. Kết luận trên cũng là sự khởi đầu của tư tưởng đoàn kết quốc tế Hồ Chí Minh - đoàn kết với những người lao khổ, cần lao trên thế giới, luôn gắn liền lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế. Tháng 6-1919, khi gửi tới Hội nghị "hòa bình" Vécxây "Bản yêu sách của nhân dân An Nam”, lần đầu tiên xuất hiện trên vũ đài quốc tế, Hồ Chí Minh đã thể hiện tư tưởng sát cánh cùng các dân tộc bị áp bức đấu tranh cho sự bình đẳng, hợp tác quốc tế. Mười năm vận động, trải nghiệm ở nhiều nước, Hồ Chí Minh đã sớm xác định, cuộc đấu tranh của Việt Nam, cũng như cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức là bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Do đánh giá rất cao vai trò của khối đoàn kết của giai cấp vô sản thế giới, tháng 12 năm 1920, tại đại hội Tua của đảng xã hội  Pháp, Hồ Chí Minh đã lên tiếng: “Nhân danh toàn thể loài người, nhân danh tất cả các đảng viên xã hội, cả phái hữu lẫn phái tả, chúng tôi kêu gọi: Các đồng chí, hãy cứu chúng tôi”. Người luôn khẳng định cuộc cách mạng của các dân tộc bị áp bức đều có quan hệ với nhau. Nói về sự liên minh đoàn kết đấu tranh của nhân dân lao động ở các nước thuộc địa, khi đó Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, các nước thuộc địa và phụ thuộc muốn được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản thì chỉ bằng cách đoàn kết chặt chẽ để chống kẻ thù chung. Cũng là một người dân thuộc địa, Người thấy được khả năng, sức mạnh đoàn kết của các dân tộc thuộc địa và tin tưởng vào thắng lợi trong cuộc đấu tranh của họ.Tiếp nhận học thuyết Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy phương hướng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tìm thấy “Cái cầm nang thần kỳ” cho sự nghiệp cứu nước của các dân tộc bị nô dịch. Đồng thời, Người cũng tìm thấy một lực lượng ủng hộ mạnh mẽ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Đó là phong trào cộng sản và công nhân thế giới, là Liên Xô và sau này là các nước xã hội chủ nghĩa; là quốc tế thứ ba và sau này là cục thông tin quốc tế. Từ đó, Người đã giành nhiều thời gian và tâm lực, phấn đấu không mệt mỏi cho việc xây dựng và củng cố khối đoàn kết, thống nhất trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Chủ trương đoàn kết giai cấp vô sản các nước, đoàn kết giữa các Đảng cộng sản trong tư tưởng Hồ Chí Minh xuất phát từ tính tất yếu về vai trò của giai cấp vô sản trong thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa tư bản là một lực lượng phản động quốc tế, là kẻ thù chung của nhân dân lao động toàn thế giới. Trong hoàn cảnh đó, chỉ có sức mạnh của sự đoàn kết, nhất trí, sự đồng tình và ủng hộ lẫn nhau của lao động toàn thế giới theo tinh thần “Bốn phương vô sản đều là anh em” mới có thể chống lại được những âm mưu thâm độc của chủ nghĩa đế quốc thực dân. Hành trình qua các nước vào những năm đầu của thế kỷ XX giúp Hồ Chí Minh nhận thấy rằng phải có được quan hệ hợp tác giúp đỡ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa. Ngay từ năm 1921, Người khẳng định thực dân đế quốc là kẻ thù của nhân dân thuộc địa và cũng là kẻ thù của nhân dân lao động chính quốc. Bởi vậy, để chống lại kẻ thù chung, đạt tới mục tiêu giải phóng thân phận nô lệ và bị bóc lột, đòi hỏi sự đoàn kết liên minh chặt chẽ nhân dân lao động ở thuộc địa và chính quốc. Điểm mới và sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là Người đã chứng minh được bọn đế quốc không chỉ áp bức bóc lột nhân dân các nước thuộc địa, mà còn thống trị nhân dân lao động và giai cấp vô sản chính quốc. Người đã ví chủ nghĩa đế quốc giống như “con đỉa hai vòi". Một vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc, một vòi bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Muốn giết con vật ấy, phải đồng thời cắt cả hai vòi, nếu chỉ cắt một vòi thì vòi còn lại tiếp tục hút máu và vòi bị cắt tiếp tục mọc ra. Vì thế, nhiệm vụ chống chủ nghĩa tư bản, đánh đổ chúng là nhiệm vụ của cả nhân dân lao động chính quốc và thuộc địa. Nhiệm vụ đó đòi hỏi phải đoàn kết cả hai lực lượng nói trên.Thắng lợi hai cuộc kháng chiến trường kỳ cảu nhân dân Việt Nam không thể tách rời sự đồng tình, ủng hộ, sự chi viện lớn lao của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, của các đảng cộng sản và công nhân thế giới. Nó khắng định trên thực tế những giá trị nhân văn cao cả của chủ nghĩa quốc tế vô sản mà sinh thời Hồ Chí Minh đã kiên trì thực hiện và bảo vệ. Cho dù lịch sử có đổi thay, song sự đồng tình, ủng hộ, của các lực lượng cộng sản và công nhân cho Việt Nam theo tinh thần quốc tế vô sản là không thể phủ nhận. Đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra âm mưu chia rẽ dân tộc của các nước đế quốc, tạo sự biệt lập, đối kháng và thù ghét dân tộc, chủng tộc … nhằm là suy yếu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Chính vì vậy, Người đã kiến nghị ban phương đông quốc tế cộng sản về những biện pháp nhằm “Làm cho các dân tộc thuộc đại, từ trước đến nay vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để lập cơ sở cho một liên minh phương đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”. Thêm vào đó, để tăng cường đoàn kết giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản chính quốc như hai cái cánh của cách mạng thời đại, Hồ Chí Minh còn đề nghị quốc tế cộng sản bằng mọi cách phải “Làm cho đội tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây để dọn đường cho một sự hợp tác thật sự sau này; chỉ có sự hợp tác này mới bảo đảm cho giai cấp công nhân quốc tế giành thắng lợi cuối cùng”. Người nói, đứng trước chủ nghĩa đế quốc, quyền lợi của giai cấp vô sản chính quốc và của nhân dân các