Chủ tịch Hồ Chí Minh-vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam là một nhà chính trị, nhà văn hóa vô cùng kiệt xuất, Người đã để lại cho nhân loại một tài sản vô giá, trường tồn và bất diệt, đó chính là “Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tư tưởng ấy đã trở thành kim chỉ nam, ngọn cờ soi đường cho Đảng và nhân dân ta tiến lên xây dựng và phát triển đất nước với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Và trong di sản to lớn ấy thì “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục và đào tạo” là một bộ phận có giá trị rất quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn. Tư tưởng đó không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng mà còn là những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với người làm công tác giáo dục nói riêng, ngành giáo dục nói chung hiện nay.
Ngay sau khi đất nước độc lập, trong thư gửi học sinh nhân ngày khai giảng đầu năm, Người viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Có thể thấy chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người, bởi vì theo Người thì con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng và là trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; và để đào tạo ra những nhân tài cho quốc gia, dân tộc thì giáo dục là biện pháp quan trọng bậc nhất.
6 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4133 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục và đào tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
/
TIỂU LUẬN:
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
/
Giảng viên: Hồ Trần Hùng
Lớp tín chỉ: ML005_1_25KT_2_T03
Họ và tên: Lê Như Quỳnh
Mã SV: 030525090193
Chủ tịch Hồ Chí Minh-vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam là một nhà chính trị, nhà văn hóa vô cùng kiệt xuất, Người đã để lại cho nhân loại một tài sản vô giá, trường tồn và bất diệt, đó chính là “Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Tư tưởng ấy đã trở thành kim chỉ nam, ngọn cờ soi đường cho Đảng và nhân dân ta tiến lên xây dựng và phát triển đất nước với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Và trong di sản to lớn ấy thì “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục và đào tạo” là một bộ phận có giá trị rất quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn. Tư tưởng đó không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng mà còn là những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với người làm công tác giáo dục nói riêng, ngành giáo dục nói chung hiện nay.
Ngay sau khi đất nước độc lập, trong thư gửi học sinh nhân ngày khai giảng đầu năm, Người viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Có thể thấy chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người, bởi vì theo Người thì con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng và là trung tâm trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; và để đào tạo ra những nhân tài cho quốc gia, dân tộc thì giáo dục là biện pháp quan trọng bậc nhất.
(Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu của giáo dục:
-Giáo dục nhằm giải phóng con người thoát khỏi tăm tối, lạc hậu, đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc văn minh, tiến bộ.
Đây chính là mục tiêu, là khát vọng “tột bậc” của vị cha già dân tộc. Cả một đời Người cống hiến cho nước nhà với tư tưởng phấn đấu cho độc lập, tự do, hạnh phúc của con người, dân tộc và nhân loại. Trong thời kì nước ta còn nằm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã vạch trần, tố cáo chế độ giáo dục của chúng là “ngu hóa dân ta để cai trị”. Chúng đầu độc dân ta bằng rượu chè, cờ bạc, thuốc phiện; chúng gieo rắc xuống nước ta một nền giáo dục đồi bại, xảo trá. Mong muốn của Hồ Chí Minh là thức tỉnh họ, đoàn kết họ đứng lên đấu tranh để thoát khỏi ách nô lệ, vươn lên làm chủ vận mệnh của mình và của cả dân tộc. Chính vì vậy Người đã tích cực tìm hiểu và truyền bá vào trong quần chúng những nét tiến bộ của nền giáo dục mới. Người khẳng định: “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn cho dân mạnh, nước giàu, thì mỗi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”. Người đã chỉ cho chúng ta con đường đưa đất nước thoát khỏi cảnh yếu hèn, đó chính là con đường giáo dục. Chỉ có bằng con đường này thì chúng ta mới có thể nâng cao dân trí, thoát khỏi cảnh nghèo hèn và trở thành một dân tộc văn minh, tiến bộ như các dân tộc trên thế giới. Vì thế, giáo dục có tầm quan trọng hàng đầu trong chiến lược con người, bởi giáo dục đào tạo nên chất người, nên nhân tài.
-Mục tiêu của giáo dục là đào tạo ra những con người xây dựng chủ nghĩa xã hội “vừa hồng vừa chuyên”.
Đây là một tư tưởng then chốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục. Theo Người, để xây dựng chủ nghĩa xã hội “trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Và để đào tạo được những con người xã hội chủ nghĩa, không còn con đường nào khác ngoài giáo dục khoa học, chính trị, tư tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa hay nói cách khác là nền giáo dục đào tạo ra những con người “vừa hồng vừa chuyên”. Một con người được đánh giá là “vừa hồng vừa chuyên” nếu con người ấy tài đức vẹn toàn. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại như: thái độ thờ ơ với xã hội, học để lấy bằng cấp, học theo lối nhồi sọ. Bởi lẽ theo Người, một con người có tài không đức hay có đức mà không tài thì một là sẽ gây hại cho xã hội hoặc hoàn toàn không có ích gì cả. Cái tài ở đây chính là tri thức, kỹ năng, khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn, làm cho đất nước phát triển, nhân dân ấm no. Còn cái đức mà Hồ Chí Minh muốn hướng tới chính là đạo đức cách mạng, yêu nước nồng nàn, kiên cường, dũng cảm; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; sống có nhân nghĩa, đạo lý; chống lãng phí, tham ô;…Chỉ có những người như vậy mới có đủ khả năng để đưa nước ta thực sự tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
(Quan điểm của Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục:
-Phương pháp đối thoại.
Hồ Chí Minh cho rằng trong giáo dục và đào tạo cũng cần phải có quan điểm dân chủ, tránh lối dạy nhồi sọ; cần phải có quá trình tiếp thu, đối thoại, đóng góp ý kiến, phản hồi để nâng cao chất lượng dạy và học, tránh xảy ra mâu thuẫn do thiếu công bằng, dân chủ. Tuy nhiên không được nói gàn, nói vòng quanh.
-Phương pháp học đi đôi với hành.
Theo Hồ Chí Minh thì học phải có liên hệ với thực tế, lý luận phải gắn liền với thực tiễn. Lý luận mà không có thực tiễn để chứng minh thì chỉ là lý luận suông, thực tiễn mà không có lý luận soi đường thì cũng chỉ là thực tiễn mù quáng. Giống như Bác đã từng căn dặn: “Các cháu học sinh không nên học gạo, không nên học vẹt... Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau”.
- Phương pháp phù hợp với điều kiện giáo dục và đối tượng giáo dục
Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục phải phù hợp với trình độ văn hóa, thói quen sinh hoạt, ý muốn và tình hình thực tế của quần chúng. Nếu không sẽ rất dễ dẫn đến xa rời quần chúng nhân dân, không hiểu được tâm tư nguyện vọng của dân, từ đó không thu được kết quả như mong đợi. Hồ Chí Minh còn chú trọng đến việc kết hợp hài hòa các hình thức giáo dục khác nhau, không tuyệt đối hóa vai trò của bất kì hình thức giáo dục nào, đặc biệt là kết hợp giáo dục trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội.
-Phương pháp làm gương.
Chủ tịch Hồ Chí Minh sống cả đời giống như một tấm gương sáng để cho cả dân tộc noi theo. Người luôn là người đi đầu trong mọi lĩnh vực, chính vì vậy theo Người, làm gương là một phương pháp vô cùng hữu hiệu để thống nhất giữa nói và làm, giữa sách vở và thực tế. Và trong giáo dục cũng vậy, các thầy cô giáo, các cán bộ giáo dục phải luôn luôn gương mẫu để trở thành đầu tàu vững chắc cho nền giáo dục nước nhà.
Các phương pháp trên của Hồ Chí Minh tuy không lập thành một hệ thống nhưng thông qua đó chúng ta hiểu được tâm tư nguyện vọng của Người là nâng cao nhận thức, chất lượng và hiệu quả giáo dục. Các phương pháp này vừa mang tính truyền thống, lại vừa hiện đại, vừa hệ thống, khoa học, lại vừa cụ thể, thiết thực, luôn gắn với đời sống và thời đại.
(Quan điểm của Hồ Chí Minh về những nhân tố chủ yếu quyết định đến chất lượng giáo dục:
-Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của các cô giáo, thầy giáo đối với sự nghiệp giáo dục.
Người nhấn mạnh: “Những người thầy giáo tốt là những người vẻ vang nhất, là những người anh hùng vô danh”. Và để được như vậy thì các thầy, cô giáo phải luôn luôn trau dồi về đạo đức cách mạng; không ngừng tìm tòi, học hỏi để làm chủ vốn tri thức khoa học; phải là tấm gương mẫu mực cho học sinh noi theo; phải biết quan tâm, chăm sóc học sinh, đồng nghiệp; phải có lòng nhiệt huyết, tâm huyết với nghề;…Có như thế thì mới có thể đào tạo những con người mới cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
-Vai trò của những người làm công tác quản lý giáo dục.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở những người làm công tác giáo dục phải “nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân”. Chính vì vậy, chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường, có những biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng dạy và học như xây dựng môi trường học tập thân thiện giữa thầy và trò; phát huy dân chủ trong nhà trường; vận động toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục; huy động nguồn lực cho giáo dục nước nhà;… Trong công tác quản lý giáo dục, Người đã chỉ thị “phải đi sâu vào việc điều tra nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, chủ trương phải cụ thể, thiết thực, đúng đắn”.
(Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo không chỉ bó hẹp trong vấn đề giáo dục tri thức mà còn bao quát, sâu xa về vấn đề con người và dân tộc. Tư tưởng đó là sự chắt lọc tinh hoa văn hóa dân tộc của nhân loại, mang đậm hơi thở của cuộc sống và đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn tỏa sáng tính cách mạng, tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc. Hơn 50 năm qua, quán triệt tư tưởng của Người, Đảng ta hết sức quan tâm đến giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục, trình độ dân trí được nâng cao. Mở rộng hệ thống trường học, đưa trường học đến với người dân các thôn bản và vùng sâu vùng xa; quy mô và cơ sở vật chất giáo dục được phát triển. Chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, hạn chế được một số tiêu cực nổi cộm. Và trong tương lai, tư tưởng ấy vẫn sẽ được Đảng vận dụng với mục tiêu: tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục; thực hiện giáo dục toàn dân, toàn diện; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng nhân tài; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục;…
Hoàn thành thắng lợi công cuộc đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, đẩy mạnh và phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đổi mới hôm nay là chúng ta đã góp phần thực hiện ham muốn tột bậc của vị lãnh tụ kính yêu, vị cha già dân tộc “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” và nhanh chóng đưa nước ta “sánh vai với các cường quốc năm châu”.