Có người cho rằng khái niệm Âm -Dương là do Phục Hysáng tạo ra, nhưng Phục Hylà
nhân vật huyền thoại n ên điều này thiếu cơ sở khoa học.
Nhân vật đại biểu cho Âm D ương gia là Châu Diễn (k. 305 -240 tr.C.N.). Ông người
nước Tề, chuy ên nghiên c ứu trời và đất, rất giỏi biện luận n ên có biệt hiệu là Ðàm Thiên
Diễn. Châu Diễn từng giảng học tại cung Tắc Hạ, một trung tâm học thuật của n ước Tề
có mục đích chuẩn bị điển ch ương cho việc trị thiên hạ. Trung tâm qu ytụcả ngàn chư
tử thuộc các học phái Ðạo, Nho, Pháp, Danh, Binh, Âm D ương, v.v., trong đó h ọc
thuyết Hoàng Lão của Ðạo gia nổi bật h ơn cả. Học cung n ày cực thịnh suốt gần 150
năm; Tuân T ử từng ba lần giữ chức Tế tửu tức thủ l ãnh học thuật ở đó.
Là người duy nghiệm chủ nghĩa, Châu Diễn chủ trương “Tiên nghiệm hậu suy : trước
thực nghiệm rồi sau sẽ suy luận ra”. Kế thừa v à phát huy thuy ết Ngũ hành, ông đưa ra
quan điểm Ngũ hành tương sinh tương kh ắc, nhằm t ìm hiểu mối quan hệ đa dạng của
các hành ch ất tự nhiên trong khi chúng tương tác nhau theo t ừng cặp này và tương kh ắc
nhau theo từng cặp khác. Ông c òn cho rằng lịch sử li ên tục khai triển v à biến đổi, không
chuyển động theo ý chí chủ quan của con ng ười. Tiếc rằng hai tác phẩm Châu
Tử và Châu Tử chung thuỷ đãmất; hậu thế chỉ c òn tìm thấy một số dấu vết về cuộc đời
và tư tưởng của ông trong sách Sử ký và Lã thị Xuân Th u.
Học phái Âm D ương gia đạt tới đỉnh cao v ào cuối thời Chiến quốc. Banđầu, thuật ngữ
Âm Dương được dùng để chỉ toàn bộ các lý thuyết t ìm cách giải thích vũ trụ bằng sự kết
hợp các năng l ượng Âm và Dương. Theo quan ni ệm của Âm D ương gia, toàn th ể vũ trụ
sinh ra từ sự kết hợp nguy ên lý đực và nguyên lý cái –Dương và Âm –được tượng
trưng trong kinh D ịch bằng quẻ C àn thuần Dương và quẻ Khôn thuần Âm; hai quẻ ấy là
nguồn gốc của các quẻ khác. Mỗi quẻ t ương ứng với một năng l ượng tự nhiên nhất định.
Phái Âm Dương c ũng dùng các con s ố lẻ (Dương) với các con số chẵn (Âm) bổ sung
cho nhau đ ể giải thích vũ trụ. Về sau, họ lại d ùng các con s ố ấy để thiết lập mối liên hệ
giữa các năng l ượng Âm và Dương v ới Ngũ hành. Ngày nay, có ngư ời cho rằng:mã
binary kết hợp các 0 v à các 1để biểu hiện chuỗi mẫu tự trong máy tính được người sáng
chế ra nó lấy cảm hứng từ các vạch Âm D ương từ Bát Quái v à các hào.
24 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2758 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng triết học của âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP HOÀ CHÍ MINH
KHOA ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
NGAØNH QUAÛN TRÒ KINH DOANH
BAÙO CAÙO TIEÅU LUAÄN MOÂN TRIEÁT HOÏC
Ñeà taøi:
TÖ TÖÔÛNG TRIEÁT HOÏC CUÛA AÂM DÖÔNG GIA VAØ
SÖÏ AÛNH HÖÔÛNG CUÛA NOÙ ÑEÁN ÑÔØI SOÁNG VAÊN
HOÙA TINH THAÀN CUÛA NGÖÔØI VIEÄT
GVHD : TS. BUØI VAÊN MÖA
SVTH : NGUYEÃN THÒ MINH HIEÁU
STT : 63
LÔÙP : CAO HOÏC D1 K19
Thaùng 2/2010
MỤC LỤC
I. NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG GIA
[3] .....................................................................................................................................1
II. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA [1], [4], [5] ...........................................2
II.1. Lý luận Âm dương.................................................................................................2
a. Phạm trù Âm dương............................................................................................... 2
b. Nguyên lý Âm dương thống nhất, tác động, chuyển hóa lẫn nhau .......................... 2
II.2. Lý luận Ngũ hành ..................................................................................................4
a. Nguồn gốc .............................................................................................................4
b. Phạm trù Ngũ hành ................................................................................................ 5
c. Quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc.............................................................. 6
II.3. Thái cực - Lưỡng Nghi - Tứ Tượng .......................................................................7
II.4. Âm Dương trong Bát quái ......................................................................................9
II.5. Ngũ hành trong Đông y.......................................................................................... 9
a. Hệ thống tạng phủ..................................................................................................9
b. Hệ thống kinh mạch ............................................................................................. 11
c. Hệ thống huyệt đạo .............................................................................................. 12
III. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA ÂM DƯƠNG GIA ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH
THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT [2] .......................................................................................... 12
III.1. Vận hành Âm Dương Tiên Rồng trong văn hóa Việt Nam................................ 12
III.2. Chữ Thời trong dòng Biến Dịch của Âm Dương ..............................................14
III.3. Kinh nghiệm sống trong nếp sống thuận lý theo thi ên thiên.............................. 15
III.4. Âm Dương trong các huyền thoại.....................................................................17
III.5. Tình thương là cái bất biến trong nếp sống Việt Nam .......................................18
III.6. Âm Dương hóa mọi hiện tượng ngoại nhập ...................................................... 19
III.7. Cùng ăn ở hít thở với nguyên lý vận hành Âm Dương......................................19
IV. KẾT LUẬN.............................................................................................................21
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 22
Tiểu luận Triết học
TÖ TÖÔÛNG TRIEÁT HOÏC CUÛA AÂM DÖÔNG GIA VAØ
SÖÏ AÛNH HÖÔÛNG CUÛA NOÙ ÑEÁN ÑÔØI SOÁNG VAÊN
HOÙA TINH THAÀN CUÛA NGÖÔØI VIEÄT
I. NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA THUYẾT
ÂM DƯƠNG GIA [3]
Có người cho rằng khái niệm Âm - Dương là do Phục Hy sáng tạo ra, nhưng Phục Hy là
nhân vật huyền thoại nên điều này thiếu cơ sở khoa học.
Nhân vật đại biểu cho Âm Dương gia là Châu Diễn (k. 305-240 tr.C.N.). Ông người
nước Tề, chuyên nghiên cứu trời và đất, rất giỏi biện luận nên có biệt hiệu là Ðàm Thiên
Diễn. Châu Diễn từng giảng học tại cung Tắc Hạ, một trung tâm học thuật của n ước Tề
có mục đích chuẩn bị điển chương cho việc trị thiên hạ. Trung tâm quy tụ cả ngàn chư
tử thuộc các học phái Ðạo, Nho, Pháp, Danh, Binh, Âm D ương, v.v..., trong đó học
thuyết Hoàng Lão của Ðạo gia nổi bật hơn cả. Học cung này cực thịnh suốt gần 150
năm; Tuân Tử từng ba lần giữ chức Tế tửu tức thủ l ãnh học thuật ở đó.
Là người duy nghiệm chủ nghĩa, Châu Diễn chủ trương “Tiên nghiệm hậu suy: trước
thực nghiệm rồi sau sẽ suy luận ra”. Kế thừa v à phát huy thuyết Ngũ hành, ông đưa ra
quan điểm Ngũ hành tương sinh tương khắc, nhằm tìm hiểu mối quan hệ đa dạng của
các hành chất tự nhiên trong khi chúng tương tác nhau theo t ừng cặp này và tương khắc
nhau theo từng cặp khác. Ông còn cho rằng lịch sử liên tục khai triển và biến đổi, không
chuyển động theo ý chí chủ quan của con ng ười. Tiếc rằng hai tác phẩm Châu
Tử và Châu Tử chung thuỷ đã mất; hậu thế chỉ còn tìm thấy một số dấu vết về cuộc đời
và tư tưởng của ông trong sách Sử ký và Lã thị Xuân Thu.
Học phái Âm Dương gia đạt tới đỉnh cao vào cuối thời Chiến quốc. Ban đầu, thuật ngữ
Âm Dương được dùng để chỉ toàn bộ các lý thuyết tìm cách giải thích vũ trụ bằng sự kết
hợp các năng lượng Âm và Dương. Theo quan niệm của Âm Dương gia, toàn thể vũ trụ
sinh ra từ sự kết hợp nguyên lý đực và nguyên lý cái – Dương và Âm – được tượng
trưng trong kinh Dịch bằng quẻ Càn thuần Dương và quẻ Khôn thuần Âm; hai quẻ ấy là
nguồn gốc của các quẻ khác. Mỗi quẻ t ương ứng với một năng lượng tự nhiên nhất định.
Phái Âm Dương cũng dùng các con số lẻ (Dương) với các con số chẵn (Âm) bổ sung
cho nhau để giải thích vũ trụ. Về sau, họ lại d ùng các con số ấy để thiết lập mối liên hệ
giữa các năng lượng Âm và Dương với Ngũ hành. Ngày nay, có người cho rằng: mã
binary kết hợp các 0 và các 1 để biểu hiện chuỗi mẫu tự trong máy tính được người sáng
chế ra nó lấy cảm hứng từ các vạch Âm D ương từ Bát Quái và các hào.
Thuyết Âm Dương được phát triển thành hai nhánh, đó là nhánh tam tài - ngũ hành ở
phía nam, và nhánh tứ tượng - bát quái ở phía bắc. Sau đó, hai lý thuyết này được tổng
Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 1
Tiểu luận Triết học
hợp và gọi chung là Âm Dương Ngũ Hành. Ngày nay hệ thống Âm Dương Ngũ Hành
được dùng đồng nhất chứ không phân chia hai nhánh nữa.
II. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ÂM DƯƠNG GIA [1], [4], [5]
Bao gồm 2 lý luận tiêu biểu: Lý luận Âm dương và Lý luận Ngũ hành
II.1. Lý luận Âm dương
a. Phạm trù Âm dương
Âm và Dương vừa là những luồng khí vũ trụ vừa là những phạm trù để phân loại. Trong
tự nhiên, mọi cái gì nóng, sáng, đực, hoạt động…đều là dương, ngược lại mọi cái gì
lạnh, tối, cái, thụ động…đều là âm. Âm và Dương khác nhau, đ ối lập nhau nhưng lại
thống nhất, không tách rời nhau, trong cái n ày có cái kia. Âm và Dương tác đ ộng,
chuyển hóa lẫn nhau, tạo ra sự sinh th ành, biến hóa không ngừng.
b. Nguyên lý Âm dương thống nhất, tác động, chuyển hóa lẫn
nhau
Lý luận về âm dương được viết thành văn lần đầu tiên xuất hiện trong sách "Quốc ngữ".
Tài liệu này mô tả âm dương đại biểu cho hai dạng vật chất tồn tại phổ biến trong vũ trụ,
một dạng có dương tính, tích cực, nhiệt liệt, cứng cỏi và một dạng có âm tính, tiêu cực,
lạnh nhạt, nhu nhược... Hai thế lực âm và dương tác động lẫn nhau tạo nên tất cả vũ trụ.
Sách "Quốc ngữ" nói rằng "khí của trời đất thì không sai thứ tự, nếu mà sai thứ tự thì
dân sẽ loạn, dương mà bị đè bên dưới không lên được, âm mà bị bức bách không bốc
lên được thì có động đất".
Lão Tử (khoảng thế kỷ V - VI trước CN) cũng đề cập đến khái niệm âm d ương. Ông
nói: “Trong vạn vật, không có vật nào mà không cõng âm và bồng dương”, ông không
những chỉ tìm hiểu quy luật biến hoá âm dương của trời đất mà còn muốn khẳng định
trong mỗi sự vật đều chứa đựng thuộc tính mâu thuẫn, đó l à âm dương.
Học thuyết âm dương được thể hiện sâu sắc nhất trong "Kinh Dịch". Tương truyền,
Phục Hy (2852 trước CN) nhìn thấy bức đồ bình trên lưng con long mã trên sông Hoàng
Hà mà hiểu được lẽ biến hóa của vũ trụ, mới đem lẽ đó vạch th ành nét. Đầu tiên vạch
một nét liền (-) tức "vạch lề" để làm phù hiệu cho khí dương và một nét đứt (--) là vạch
chẵn để làm phù hiệu cho khí âm. Hai vạch (-), (--) là hai phù hiệu cổ xưa nhất của
người Trung Quốc, nó bao trùm mọi nguyên lý của vũ trụ, không vật gì không được tạo
thành bởi âm dương, không vật gì không được chuyển hóa bởi âm dương biến đổi cho
nhau. Các học giả từ thời thượng cổ đã nhận thấy những quy luật vận động của tự nhi ên
bằng trực quan, cảm tính của mình và ký thác những nhận thức vào hai vạch (--) (-) và
tạo nên sức sống cho hai vạch đó. Dịch quan niệm vũ trụ, vạn vật luôn vận động v à biến
hóa không ngừng, do sự giao cảm của âm dương mà ra, đồng thời coi âm dương là hai
Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 2
Tiểu luận Triết học
mặt đối lập với nhau nhưng cùng tồn tại trong một thể thống nhất trong mọi sự vật từ vi
mô đến vĩ mô, từ một sự vật cụ thể đến to àn thể vũ trụ.
Theo lý thuyết trong "Kinh Dịch" thì bản nguyên của vũ trụ là thái cực, thái cực là
nguyên nhân đầu tiên, là lý của muôn vật: "Dịch có thái cực sinh ra hai nghi, hai nghi
sinh ra bốn tượng, bốn tượng sinh ra tám quẻ". Như vậy, tác giả của “Kinh Dịch" đã
quan niệm vũ trụ, vạn vật đều có bản thể động. Trong thái cực, thiếu d ương vận động
đến thái dương thì trong lòng thái dương lại nảy sinh thiếu âm, thiếu âm vận động đến
thái âm thì trong lòng thái âm lại nảy sinh thiếu dương. Cứ như thế, âm dương biến hoá
liên tục, tạo thành vòng biến hóa không bao giờ ngừng nghỉ. V ì thế, các nhà làm Dịch
mới gọi tác phẩm của mình là "Kinh Dịch”. Ở "Kinh Dịch", âm dương được quan nệm
là những mặt, những hiện tượng đối lập. Như trong tự nhiên: sáng - tối, trời - đất, đông -
tây, trong xã hội: quân tử - tiểu nhân, chồng - vợ, vua - tôi... Qua các hiện tượng tự
nhiên, xã hội, các tác giả trong "Kinh Dịch" đ ã bước đầu phát hiện được những mặt đối
lập tồn tại trong các hiện tượng đó và khẳng định vật nào cũng ôm chứa âm dương trong
nó: "vật vật hữu nhất thái cực" (vạn vật, vật n ào cũng có một thái cực, thái cực là âm
dương). Nhìn chung, toàn bộ “Kinh dịch” đều lấy âm dương làm nền tảng cho học
thuyết của mình.
Vấn đề âm dương trong trời đất, trong vạn vật liên quan tới sự sống con người được bàn
nhiều nhất trong nội dung trao đổi y học, y thuật giữa Ho àng đế và Kỳ Bá qua tác phẩm
"Hoàng đế Nội kinh". Tác phẩm này lấy âm dương để xem xét nguồn gốc của các tật
bệnh. "Âm dương, đó là cái đạo của trời đất, kỷ cương của vạn vật, cha mẹ của sự biến
hóa, gốc ngọn của sự sinh sát, phủ tạng của thần minh, trị bệnh phải cần ở gốc, cho n ên
tích luỹ dương làm trời, tích lũy âm làm đất, âm tĩnh đương động, dương sinh âm
trưởng, dương sát âm tàng, dương hóa khí, âm tàng h ình".
Tác phẩm này còn bàn đến tính phổ biến của khái niệm âm d ương. Theo tác phẩm thì
trời thuộc dương, đất thuộc âm, mặt trời thuộc dương, mặt trăng thuộc âm. Âm dương là
khái niệm phổ biến của trời đất. Mọi sự vật, hiện t ượng trong vũ trụ đều có thể lấy âm
dương làm đại biểu. Thông qua quy luật biến đổi âm d ương trong tự nhiên mà cố thể suy
diễn, phân tích luật âm dương trong cơ thể con người.
Từ những quan niệm trên về âm dương, người xưa đã khái quát thành quy luật để khẳng
định tính phổ biến của học thuyết n ày: trước hết, âm dương là hai mặt đối lập với nhau
nhưng lại thống nhất với nhau, cùng tồn tại phổ biến trong các sự vật, hiện t ượng của
giới tự nhiên. Âm dương đối lập, mâu thuẫn nhau trên nhiều phương diện. Về tính chất:
dương thì cứng, nóng, âm thì mềm, lạnh. Về đường đi lối về: dương là thăng (đi lên),
âm là giáng (đi xuống), "cái này đi ra thì cái kia đi vào, cái này dịch sang bên trái, thì cái
kia dịch sang bên phải".
Song âm dương không phải là hai mặt tách rời nhau và chỉ có đấu tranh với nhau mà còn
thống nhất với nhau, nương tựa vào nhau để tồn tại, "âm là cái dương vẫn tìm, mềm là
cái dương vẫn lấn". Trong vũ trụ, cái gì cũng thế, "cô dương thì bất sinh, cô âm thì bất
Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 3
Tiểu luận Triết học
trường". Nếu chỉ một mình dương hay một mình âm thì không thể sinh thành, biến hóa
được. Nếu một mặt mất đi thì mặt kia cũng mất theo, "dương cô thì âm tuyệt", âm
dương phải lấy nhau để làm tiền đề tồn tại cho mình. Ngay cả cái gọi là âm dương cũng
chỉ có ý nghĩa tương đối, vì trong dương bao giờ cũng có âm, trong âm bao giờ cũng có
dương. Khi dương phát triển đến thái dương thì trong lòng nó đã xuất hiện thiếu dương
rồi, khi âm phát triển đến thái âm th ì trong lòng nó đã xuất hiện thiếu âm rồi. Sở dĩ gọi
là âm vì trong nó phần âm lấn phần dương, sở dĩ gọi là dương vì trong nó phần dương
lấn phần âm. Âm dương bao giờ cũng nương tựa vào nhau. Sách Lão Tử viết: "phúc là
chỗ núp của họa, họa là chỗ dựa của phúc”.
Bên cạnh quy luật âm dương đối lập, thống nhất còn có quy luật tiêu trưởng và thăng
bằng của âm dương nhằm nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau
giữa hai mặt âm dương để duy trì tình trạng thăng bằng tương đối của sự vật. Nếu mặt
này phát triển thái quá sẽ làm cho mặt khác suy kém và ngược lại. Từ đó làm cho hai
mặt âm dương của sự vật biến động không ngừng. Sự thắng p hục, tiêu trưởng của âm
dương theo quy luật "vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản". Sự vận động của hai mặt âm
dương đến mức độ nào đó sẽ chuyển hóa sang nhau gọi là "dương cực sinh âm, âm cực
sinh dương". Sự tác động lẫn nhau giữa âm đương luôn nảy sinh hiện tượng bên này
kém, bên kia hơn, bên này tiến, bên kia lùi. Đó chính là quá trình vận động, biến hóa và
phát triển của sự vật, đồng thời cũng là quá trình đấu tranh tiêu trưởng của âm dương.
Những quy luật cơ bản của âm dương nói lên sự mâu thuẫn, thống nhất, vận động và
phát triển của một dạng vật chất, âm dương tương tác với nhau gây nên mọi sự biến hóa
của vũ trụ. Cốt lõi của sự tương tác đó là sự giao cảm âm dương. Điều kiện của sự giao
cảm đó là sự vật phải trung và "hòa" với nhau. Âm dương giao hòa cảm ứng là vĩnh
viễn, âm dương là hai mặt đối lập trong mọi sự vật, hiện t ượng. Vì vậy, quy luật âm
dương cũng là quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển không ngừng của mọi sự
vật khách quan.
II.2. Lý luận Ngũ hành
a. Nguồn gốc
Khác với Kinh Dịch, nguồn gốc hay xuất xứ của Ngũ hành vẫn còn rất mơ hồ, nhất là
người sáng tạo ra nó. Theo sách vở ghi lại th ì trong Kinh Thi, thiên Hồng Phạm Cửu Trù
có mở đầu bằng: Sơ Nhất viết Ngũ hành... Cũng một thiên khác là Tiểu Mân viết dưới
thời Chu U Vương (722 BC) lại nói về Ngũ sự trong Hồng Phạm, và theo giả thuyết
tương truyền thì cho Hồng Phạm Cửu Trù là do Vua Vũ nhà Hạ (2205-2197 BC), nhờ
công việc trị thủy nên bắt được Lạc Thư, trong có luận bàn về Cửu Hạc Chi Sự (9 việc
nên làm), ám chỉ về Cửu Trù. Tuy có tài liệu nói trên, nhưng không ai lạ gì chuyện đã
xảy ra ở Trung Hoa suốt hơn hai ngàn năm qua, vô số sách vở ngụy tạo được viết ra do
những bậc hậu sinh có dụng ý riêng tư, và có thể không đáng tin lắm. Do đo, dựa vào
điểm mốc thời gian chắc chắn để đoán thì thuyết Ngũ hành xuất hiện trong khoảng từ
Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 4
Tiểu luận Triết học
thời của Chu Dịch (1150 BC) và Kinh Thi thời Khổng Tử (khoảng 500 BC), v ì bằng
chứng rõ rệt nhất là Chu Dịch không hề nói đến luật Sinh Khắc của thuyết Ngũ h ành.
Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn nếu không chịu tìm hiểu, do bởi quá nhiều sách vở
"Ngụy Thư " mê hoặc, khi cho rằng thuyết Ngũ hành có cơ sở từ Dịch lý mà ra, qua
trung gian là Hà Ðồ và Lạc Thư, còn gọi là Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái. Thật sự,
các bậc hậu sinh đã quá tinh khôn để lồng nó vào trong Dịch lý, và qua các phương tiện
dùng Thần Thánh để thuyết phục, biến nó thành một phần tử thiết yếu của Dịch học.
Bằng chứng cụ thể như đã nói trên, Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái chỉ là sản phẩm
của các vị học giả hậu sinh, áp đặt lên Dịch lý của thuyết Ngũ hành, qua hình ảnh do rùa
thần và ngựa thần để tăng thêm tính thuyết phục. Ðúng hơn, thuyết Ngũ hành đã đóng
vai trò như là một loại cây "Tầm gởi", mới đầu đâm rễ sống bám vào cây Dịch lý, rồi từ
từ phát triển mạnh để bao phủ, áp đảo và làm lu mờ vai trò của cây chủ nhà.
Dù xuất hiện vào thời điểm nào thì thuyết Ngũ hành, theo ý kiến chung của các học giả
về triết Ðông, là công trình nghiên cứu độc lập riêng biệt của nhà thông thái nào đó, và
không phải sản phẩm trực tiếp có được từ Kinh Dịch mà ra. Bằng chứng là thuyết Ngũ
hành không hề nói về nguồn gốc, hay giải thích Ngũ H ành bắt đầu từ đâu, và do cái gì
sinh ra. Còn như nếu chịu ảnh hưởng của lý thuyết Dịch, thì chắc phải là 4 hay 8, chớ
không phải 5. Có thể tin được rằng, khởi thủy các nhà thông thái chỉ muốn làm công
việc duy nhất là nghiên cứu các nguyên liệu chính trong thiên nhiên gồm 5 thành phần,
đồng thời cũng đưa ra những quy tắc khi kết hợp 2 nguyên liệu lại với nhau. Vào thời
cực thịnh bắt đầu đi lên của Trung Hoa lúc bấy giờ, kỹ thuật luyện kim để đúc vũ khí,
dụng cụ canh nông để trồng lúa gạo, và nhất là xây dựng nhà ở đã có rồi, nên chắc phải
có nhuc ầu tìm hiểu, nghiên cứu về đặc tính của các vật liệu có thể dung được trong
thiên nhiên.
Nói cho công bằng, ưu điểm độc đáo trong thuyết Ngũ hành chính là đưa ra khái niệm
về luật Sinh Khắc, cơ sở chính cho các bộ môn khoa học kỹ thuật của nền văn minh Á
châu trong hơn hai mươi thế kỷ. Về sau, trong thời Xuân Thu và tiếp theo là Nhà Hán,
các học giả nhờ am hiểu rõ sự hổ tương giữa hai thuyết Dịch lý và Ngũ hành, nên ghép
vào nhau để cho thêm nhiều ứng dụng. Ðó là một nhu cầu cần thiết rất hợp lý giữa lý
thuyết và thực hành. Theo ngôn ngữ ngày nay là Khoa học và Kỹ thuật.
b. Phạm trù Ngũ hành
Ngũ hành là năm yếu tố tạo nên vạn vật, bao gồm: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Đây không
đơn thuần là 5 dạng vật chất cụ thể, mà là năm nguyên tố chung nhất để xét mối tương
quan của vạn vật.
Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 5
Tiểu luận Triết học
c. Quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc
Ngũ Hành có 2 quy luật cơ bản: tương sinh và tương khắc. Các quy luật này dựa trên
những quan sát cụ thể của người xưa về thiên nhiên.
a) Tương sinh
Mộc sinh Hỏa (cây đốt sinh ra lửa)
Hỏa sinh Thổ (tro lửa lại sinh chất m àu cho đất)
Thổ sinh Kim (lòng đất sinh ra kim loại)
Kim sinh Thủy (kim loại nấu chảy thành nước)
Thủy sinh Mộc (nước tưới cho cây)
b) Tương khắc
Mộc khắc Thổ (tụ thắng tán - rễ cây đâm xuyên đất)
Thổ khắc Thủy (thực thắng hư - đê đất chắn nước)
Thủy khắc Hỏa (chúng thắng quả - nước dập tắt lửa)
Hỏa khắc Kim (tinh thắng kiên - lửa nung chảy kim loại)
Kim khắc Mộc (cương thắng nhu - dao rìu kim loại đốn cây)
c) Quy luật ngũ hành chế hóa
Mộc khắc Thổ, Thổ sinh Kim, Kim lại khắc Mộc
Kim khắc Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa lại khắc Kim
Hỏa khắc Kim, Kim sinh Thủy, Thủy lại khắc Hỏa
Thủy khắc Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ lại khắc Thủy
Thổ khắc Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc lại khắc Thổ
Thực hiện: Nguyễn Thị Minh Hiếu Trang 6
Tiểu luận Triết học
Vì ngũ hành không phải chỉ 5 loại vật chất đơn giản, nên ta có thể quy nhiều thứ vào
ngũ hành. Sau đây là vài ví dụ:
Ngũ hành Ngũ phương Ngũ tạng Ngũ khí Ngũ sắc Ngũ âm Bốn mùa
KIM Tây và Tây Phế Táo Trắng Thương Thu
Bắc
MỘC Đông và Đông Can Phong Xanh Rốc Xuân
Nam
THỦY Bắc Thận Hàn Đen Vũ Đông
HỎA Nam Tâm Nhiệt Đỏ Chủy Hạ
THỔ Trung ương Tỳ Thấp Vàng Cung Tháng 3 – 6
Đông Bắc và – 9 – 12
Tây Nam
Một luật phụ thuộc cũng quan trọng không kém, tuy không có tên gọi chính thức, nhưng
được hiểu ngầm và tuyệt đối tôn trọng là luật "Bảo tồn". Mỗi Hành A đều phải sinh ra
một Hành B, và đồng thời cũng được sinh ra bởi một hành C khác. Tương tự cho luật
khắc, Hành A trên phải khắc một Hành D, và "bị" khắc lại bởi một Hành E. Như vậy,
bất cứ một Hành nào trong Ngũ Hành đều có liên hệ chặt chẽ như trói buộc với 4 Hành
còn lại. Ðây chính là lý do giải thích tại sao người phát minh ra thuyết Ngũ hành đã phải
dùng đến số "Hành" tối thiểu là 5. Các học giả từ xưa đã biết "Thổ khắc Thủy" là sai,
nhưng không thể nào sửa lại hay điều chỉnh được, vì giống như hình ảnh của thuyết con
cờ "Domino", nếu một cái ngã thì sẽ