“Triết học là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những qui tắc chung của tồn
tại và nhận thức, là thái độ của con người đối với thế giới, là khoa học về những qui luật
chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy”. Để có một định nghĩa hoàn chỉnh về Triết
học, lịch sử triết học đã trãi qua bao thăng trầm, biến cố. Thời Trung Cổ triết học bị xem
như con sen của thần học; thời nay, nhiều người vẫn xem nó như một trợ thủ cho khoa
học xã hội và khoa học tự nhiên. Socrates nói rằng một đời sống không được khảo chứng
thì không đáng sống và chúng ta nên theo đuổi mọi chứng lý đến bất cứ nơi đâu khi chưa
ngã ngũ. Luôn luôn tìm kiếm, luôn luôn nghi vấn là thái độ căn bản trong sinh hoạt triết
học. Nó cũng cho thấy một ý hướng luân lý của một đời sống tốt đẹp vốn là điều cần
nhấn mạnh luôn mãi trong triết học.
Con người từ cổ xưa đã đã nhận thức được thế giới và bắt đầu đi tìm hiểu để giải thích
thế giới. Lịch sử phát triển của Triết học là lịch sử đấu tranh giữa thế giới quan duy vật và
thế giới quan duy tâm, giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình. Hình
thức đầu tiên của chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật cổ đại, điển hình là trường phái
Âm Dương- Ngũ Hành. Thuyết Âm-Dương, Ngũ hành ra đời đánh dấu bước tiến bộ tư
duy khoa học đầu tiên nhằm thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng do các khái niệm
Thượng đế, Quỷ thần truyền thống mang lại. Và học thuyết này đã có ảnh hưởng đến thế
giới quan của triết học sau này không những của người Trung Hoa mà cả người Việt
Nam. Từ khi hình thành và phát triển đến nay tư tưởng Âm Dương Gia đã ăn sâu vào đời
sống văn hóa Người Việt. Trong cuộc sống hàng ngày ta dễ dàng bắt gặp tư tưởng này,
và người ta vẫn tìm hiểu và nghiên cứu nó.
Việt Nam nền văn hóa được kết tinh với bao thăng trầm của lịch sử, một nền văn hóa có
nguồn gốc cổ xưa và chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hóa khác, như nền văn hóa
phương Đông, Phương Tây, nền văn hóa của các nước Ấn Độ, Trung Quốc,. Trong đó
bị ảnh hưởng sâu đậm nhất là văn hóa phương Đông, là những sản phẩm đặc thù của lối
tư duy tổng hợp và trong quan hệ biện chứng, để lại dấu ấn sâu đậm hơn cả là những tri
thức về vũ trụ quan và nhân sinh quan.
Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển và văn hóa dân tộc ngày càng
trở thành trung tâm của sự chú ý. Đảng và Nhà nước Việt Nam khẳng định vai trò quan
trọng của văn hóa trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người và đặt mục tiêu “
xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Chính vì thế, sự tìm hiểu nguồn gốc, học thuyết Âm Dương, Ngũ hành là một việc cần
thiết để lý giải những đặc trưng của triết học phương Đông và văn hóa Việt Nam. Do đó
tôi chọn đề tài “ Tư tưởng triết học của Âm Dương Gia và sự ảnh hưởng của nó đến
đời sống văn hóa tinh thần người Việt”.
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8308 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng triết học của âm dương gia và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần người việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Triết học
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
CAO HỌC KHÓA K19
…………………... .. …..……………….
TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC
Đề tài:
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ÂM
DƯƠNG GIA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA
NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH
THẦN NGƯỜI VIỆT
GVHD : TS Bùi Văn Mưa
SVTH : Thạch Tố Kim
LỚP : D1K19
THÁNG 3 NĂM 2010
1
Học viên thực hiện: Thạch Tố Kim
Tiểu luận Triết học
LỜI MỞ ĐẦU
“Triết học là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những qui tắc chung của tồn
tại và nhận thức, là thái độ của con người đối với thế giới, là khoa học về những qui luật
chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy”. Để có một định nghĩa hoàn chỉnh về Triết
học, lịch sử triết học đã trãi qua bao thăng trầm, biến cố. Thời Trung Cổ triết học bị xem
như con sen của thần học; thời nay, nhiều người vẫn xem nó như một trợ thủ cho khoa
học xã hội và khoa học tự nhiên. Socrates nói rằng một đời sống không được khảo chứng
thì không đáng sống và chúng ta nên theo đuổi mọi chứng lý đến bất cứ nơi đâu khi chưa
ngã ngũ. Luôn luôn tìm kiếm, luôn luôn nghi vấn là thái độ căn bản trong sinh hoạt triết
học. Nó cũng cho thấy một ý hướng luân lý của một đời sống tốt đẹp vốn là điều cần
nhấn mạnh luôn mãi trong triết học.
Con người từ cổ xưa đã đã nhận thức được thế giới và bắt đầu đi tìm hiểu để giải thích
thế giới. Lịch sử phát triển của Triết học là lịch sử đấu tranh giữa thế giới quan duy vật và
thế giới quan duy tâm, giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình. Hình
thức đầu tiên của chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật cổ đại, điển hình là trường phái
Âm Dương- Ngũ Hành. Thuyết Âm-Dương, Ngũ hành ra đời đánh dấu bước tiến bộ tư
duy khoa học đầu tiên nhằm thoát khỏi sự khống chế về tư tưởng do các khái niệm
Thượng đế, Quỷ thần truyền thống mang lại. Và học thuyết này đã có ảnh hưởng đến thế
giới quan của triết học sau này không những của người Trung Hoa mà cả người Việt
Nam. Từ khi hình thành và phát triển đến nay tư tưởng Âm Dương Gia đã ăn sâu vào đời
sống văn hóa Người Việt. Trong cuộc sống hàng ngày ta dễ dàng bắt gặp tư tưởng này,
và người ta vẫn tìm hiểu và nghiên cứu nó.
Việt Nam nền văn hóa được kết tinh với bao thăng trầm của lịch sử, một nền văn hóa có
nguồn gốc cổ xưa và chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hóa khác, như nền văn hóa
phương Đông, Phương Tây, nền văn hóa của các nước Ấn Độ, Trung Quốc,... Trong đó
bị ảnh hưởng sâu đậm nhất là văn hóa phương Đông, là những sản phẩm đặc thù của lối
tư duy tổng hợp và trong quan hệ biện chứng, để lại dấu ấn sâu đậm hơn cả là những tri
thức về vũ trụ quan và nhân sinh quan.
Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển và văn hóa dân tộc ngày càng
trở thành trung tâm của sự chú ý. Đảng và Nhà nước Việt Nam khẳng định vai trò quan
trọng của văn hóa trong việc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người và đặt mục tiêu “
xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Chính vì thế, sự tìm hiểu nguồn gốc, học thuyết Âm Dương, Ngũ hành là một việc cần
thiết để lý giải những đặc trưng của triết học phương Đông và văn hóa Việt Nam. Do đó
tôi chọn đề tài “ Tư tưởng triết học của Âm Dương Gia và sự ảnh hưởng của nó đến
đời sống văn hóa tinh thần người Việt”.
2
Học viên thực hiện: Thạch Tố Kim
Tiểu luận Triết học
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
I. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
1. Triết lí âm dương: khái niệm, nguồn gốc và bản chất
1.1. Âm dương theo Dịch học
Học thuyết Âm-Dương được thể hiện sâu sắc trong "Kinh Dịch". Trời đất vạn vật nói
chung là một đại vũ trụ và con người là một tiểu vũ trụ và cũng hàm chứa Âm Dương và
Ngũ Hành. Khởi đầu là Thái Cực, chưa có sự biến hóa.Thái Cực này vận động biến thành
hai khí Âm và Dương. Hai khí Âm Dương luôn luôn chuyển hóa làm cho vũ trụ vận động
và vạn vật sinh tồn. Thái Cực thị sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ
Tượng sinh Bát Quái. “ Thị sinh” ở đây không có nghĩa là từ cái “ không” mà sinh ra cái
“ có”, mà có nghĩa là đã có sẵn trong đó rồi, và có thể nhận thấy được khi phân hai (sinh)
mà hoạt động. Thái (lớn quá cao xa quá), Cực (là chỗ tận cùng, chỗ chấm dứt, và cũng có
nghĩa là rất lắm, quá nhiều quá lớn) là nguyên lí tạo dựng và chi phối Vũ Trụ. Lí Thái
Cực là lí Nhất Nguyên Lưỡng Cực có nghĩa là một nơi (Nhất Nguyên) khi nói chung (khi
bất động) có hai phần Âm Dương (Lưỡng Cực) khi nói riêng ra (khi hoạt động). Nói
ngược lại sự hoạt động của Âm Dương là cái lí của Thái Cực. Toàn thể Vũ Trụ này sinh
tồn là do lí Thái Cực, và mội vật đều do Âm Dương tác tạo, nên cũng có một lí Thái Cực
cho riêng mình. Âm Dương là khí vô hình, có hai phần khác nhau là Dương và Âm để bù
đấp cho nhau và sinh động lực.
1.2. Khái niệm âm dương
Âm và Dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà
là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào,
từng chi tiết. Là hai khái niệm để chỉ hai thực thể đối lập ban đầu tạo nên toàn bộ vũ trụ,
mâu thuẫn thống nhất, trong dương có mầm mống của âm và ngược lại. Và mọi tai họa
trong vũ trụ xảy ra cũng là do không điều hòa được hai lực lượng ấy.
Âm thể hiện cho những gì yếu đuối nhỏ bé, tối tăm, thụ động, nữ tính, mềm mại ... đối lập
nó là dương thể hiện sự mạnh mẽ, ánh sáng, chủ động, nam tính, cứng rắn ... Triết lý giải
thích vũ trụ dựa trên âm và dương được gọi là triết lý âm dương.
1.3. Nguồn gốc của âm dương
Âm dương là hai khái niệm được hình thành cách đây rất lâu. Lý luận về Âm-Dương
được viết thành văn lần đầu tiên xuất hiện trong sách "Quốc ngữ". Tài liệu này mô tả
Âm-Dương đại biểu cho hai dạng vật chất tồn tại phổ biến trong vũ trụ, một dạng có
dương tính, tích cực, nhiệt liệt, cứng cỏi và một dạng có âm tính, tiêu cực, lạnh nhạt, nhu
nhược... Hai thế lực âm và dương tác động lẫn nhau tạo nên tất cả vũ trụ. Sách "Quốc
ngữ" nói rằng "khí của trời đất thì không sai thứ tự, nếu mà sai thứ tự thì dân sẽ loạn,
dương mà bị đè bên dưới không lên được, âm mà bị bức bách không bốc lên được thì có
động đất".
3
Học viên thực hiện: Thạch Tố Kim
Tiểu luận Triết học
Lão Tử (khoảng thế kỷ V - VI trước CN) cũng đề cập đến khái niệm Âm-Dương. Ông
nói: “Trong vạn vật, không có vật nào mà không cõng âm và bồng dương”, ông không
những chỉ tìm hiểu quy luật biến hoá âm dương của trời đất mà còn muốn khẳng định
trong mỗi sự vật đều chứa đựng thuộc tính mâu thuẫn, đó là Âm-Dương.
Nói về nguồn gốc của âm dương và triết lí âm dương, theo rất nhiều người như Khổng
An Quốc và Lưu Hâm ( nhà Hán) cho rằng Phục Hy là người có công sáng tạo. Tương
truyền, Phục Hy (2852 trước CN) đi chơi ở sông Hoàng Hà nhìn thấy bức đồ bình trên
lưng con Long Mã (con vật tưởng tượng mình ngựa đầu rồng) mà hiểu được lẽ biến hóa
của vũ trụ, Phục Hy mới đem lẽ đó vạch thành nét làm ra Hà Đồ.
Lại có một số tài liệu cho rằng đó là công lao của “ âm dương gia”, một giáo phái của
Trung Quốc.
Nhưng Phục Hy chỉ là nhân vật huyền thoại, không có thực còn âm dương gia chỉ có
công áp dụng âm dương để giải thích địa lí- lịch sử, và phái này hình thành vào thế kỉ thứ
ba nên không thể sáng tạo âm dương. Vì vậy cả hai giả thuyết này đều không có cơ sở
khoa học.
Các nghiên cứu khoa học liên ngành của Việt Nam và Trung Quốc đã kết luận “ khái
niệm âm dương có nguồn gốc phương Nam” ( “ phương nam” ở đây bao gồm vùng nam
Trung Hoa từ sông Dương Tử trở xuống và vùng Việt Nam). Trong quá trình phát triển,
nước Trung Hoa đã trãi qua hai thời kì: thời kì “ Đông tiến”, và thời kì “ Nam tiến”.
Trong quá trình “ Nam tiến”, người Hán đã tiếp thu triết lý âm dương của các cư dân
phương nam, rồi phát triển, hệ thống hóa triết lý đó bằng khả năng phân tích của người
du mục làm cho triết lý âm dương đạt đến hoàn thiện và mang ảnh hưởng của nó tác động
trở lại cư dân phương nam.
Cư dân phương nam sinh sống bằng nông nghiệp nên quan tâm số một của họ là sự sinh
sôi nảy nở của hoa màu và con người. Sinh sản của con người thì do hai yếu tố: cha và
mẹ, nữ và nam; còn sự sinh sôi nảy nở của hoa màu thì do đất và trời - "đất sinh, trời
dưỡng". Chính vì thế mà hai cặp "mẹ-cha", "đất-trời" là sự khái quát đầu tiên trên con
đường dẫn đến triết lý âm dương. Chính từ quan niệm âm dương với hai cặp "mẹ-cha" và
"đất-trời" này, người ta đã mở rộng ra nhiều cặp đối lập phổ biến khác. Đến lượt mình,
các cặp này lại là cơ sở để suy ra vô số các cặp mới.
2. Trừu tượng hóa âm dương
Từ việc khái niệm âm dương được dùng để chỉ những cặp đối lập cụ thể ở trên, người
xưa tiến thêm một bước là dùng nó để chỉ những cặp đối lập trừu tượng hơn ví dụ như
"lạnh-nóng", rồi cặp "lạnh-nóng" lại là cơ sở để suy tiếp như về phương hướng: "phương
bắc" lạnh nên thuộc âm, "phương nam" nóng nên thuộc dương; về thời tiết: "mùa đông"
lạnh nên thuộc âm, "mùa hè" nóng nên thuộc dương; về thời gian: "ban đêm" lạnh nên
thuộc âm, "ban ngày" nóng nên thuộc dương. Nếu tiếp tục suy diễn nữa thì: đêm thì tối
4
Học viên thực hiện: Thạch Tố Kim
Tiểu luận Triết học
nên "tối" thuộc âm, ngày thì sáng nên "sáng" thuộc dương; tối có màu đen nên "màu
đen" thuộc âm, ngày sáng thì nắng "đỏ" nên "màu đỏ" thuộc dương.
Từ cặp "mẹ-cha" (nữ-nam, cái-đực) có thể suy ra rằng:
Giống cái có khả năng mang thai (tuy một mà hai), nên về loại số, thì số "chẵn"
thuộc âm; giống đực không có khả năng ấy, một là một, nên số "lẻ" thuộc dương.
Điều này giải thích tại sao quẻ dương là một vạch dài (-), còn quẻ âm là hai vạch
ngắn (--).
Về hình khối thì khối vuông ổn định, tĩnh, tỷ lệ giữa cạnh và chu vi là 1:4, số 4 là
số chẵn, chính vì thế mà khối vuông thuộc âm; hình cầu không ổn định, động, tỷ lệ
giữa đường kính và chu vi là 1:3 (số π), số 3 là số lẻ, chính vì vậy mà khối cầu
thuộc dương.
Tuy vậy, các cặp đối lập chưa phải là nội dung chính của triết lý âm dương. Triết lý âm
dương không phải là triết lý về các cặp đối lập. Tất cả các dân tộc trên thế giới đều có các
phạm trù đối lập nhau, ngôn ngữ của tất cả các dân tộc đều có từ trái nghĩa. Điều quan
trọng của triết lý âm dương chính ở bản chất và quan hệ của hai khái niệm âm dương. Đó
chính là điều khác biệt triết lý âm dương với các triết lý khác.
3. Các quy luật của triết lý âm và dương
Tất cả các đặc điểm của triết lý âm dương đều tuân theo hai quy luật cơ bản. Đó là quy
luật về bản chất của các thành tố và quy luật về quan hệ giữa các thành tố.
3.1. Quy luật về bản chất của các thành tố của triết lý âm dương là:
Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương
Trong âm có dương, trong dương có âm.
Quy luật này cho thấy việc xác định một vật là âm hay dương chỉ là tương đối, trong sự
so sánh với một vật khác. Ví dụ về trong âm có dương: đất lạnh nên thuộc âm nhưng
càng đi sâu xuống lòng đất thì càng nóng; về trong dương có âm: nắng nóng thuộc
dương, nhưng nắng nhiều sẽ có mưa nhiều (hơi nước bay lên) làm nên mưa lạnh thuộc
âm. Trong mỗi người đều tiềm ẩn chất khác giới, nên giới tính có thể biến đổi bằng cơ
chế thức ăn hoặc giải phẫu. Chính vì thế mà việc xác định tính âm dương của các cặp đối
lập có sẵn thường dễ dàng. Nhưng đối với các vật đơn lẻ thì khó khăn hơn nên có hai hệ
quả để giúp cho việc xác định tính âm dương của một đối tượng:
Muốn xác định được tính chất âm dương của một đối tượng thì trước hết phải xác
định được đối tượng so sánh.
5
Học viên thực hiện: Thạch Tố Kim
Tiểu luận Triết học
Ví dụ: Nam so với nữ thì mạnh mẽ (dương) nhưng so với hùm beo thì lại yếu đuối
(âm), màu trắng so với màu đỏ thì là âm, nhưng so với màu đen thì là dương… Ta
có thể xác lập được mức độ âm dương cho nhiều hệ; ví dụ, về màu sắc thì đi từ âm
đến dương ta có đen-trắng-xanh-vàng-đỏ (đất "đen" sinh ra mầm lá "trắng", lớn
lên thì chuyển thành "xanh", lâu dần chuyển thành lá "vàng" và cuối cùng thành
"đỏ"). Tuy nhiên không phải xác định được đối tượng rồi là xác định được tính
chất âm dương của chúng.
Muốn xác định được tính chất âm dương của một đối tượng thì sau khi xác định
được đối tượng so sánh còn phải xác định được cơ sở so sánh.
Đối với cùng cùng một cặp hai vật, các cơ sở so sánh khác nhau sẽ cho ra những
kết quả khác nhau. Ví dụ: nước so với đất thì, về độ cứng thì nước là âm, đất là
dương, nhưng về độ linh động thì nước là dương, đất là âm; nữ so với nam, xét về
giới tính là âm, nhưng xét về tính cách có thể là dương…
3.2. Quy luật về quan hệ giữa các thành tố của triết lý âm dương là:
Âm dương gắn bó mật thiết với nhau, vận động và chuyển hóa cho nhau.
Âm phát triển đến cùng cực thì chuyển thành dương, dương phát triển đến cùng
cực thì chuyển thành âm.
Ngày và đêm, tối và sáng, mưa và nắng, nóng và lạnh,... luôn chuyển hóa cho nhau. Cây
màu xanh từ đất "đen", sau khi lớn chín "vàng" rồi hóa "đỏ" và cuối cùng lại rụng xuống
và thối rữa để trở lại màu "đen" của đất. Từ nước lạnh (âm) nếu được đun nóng đến cùng
cực thì bốc hơi lên trời (thành dương), và ngược lại, nếu được làm lạnh đến cùng cực thì
nó sẽ thành nước đá (thành dương).
Âm và Dương không chỉ phản ánh hai loại yếu tố (lực lượng) mà còn phản ánh hai loại
khuynh hướng đối lập, không tách rời nhau, ôm lấy nhau xoắn vào nhau; trong âm có
dương và trong dương có âm. Đó cũng là sự thống nhất giữa cái động và cái tĩnh; trong
động có tĩnh, trong tĩnh có động… nghĩa là trong âm và dương đều có tĩnh và có động,
chỉ khác ở chỗ, bản tính của âm thì hiếu tĩnh, còn bản tính của dương thì hiếu động…
Do thống nhất, giao cảm với nhau mà âm và dương có động, mà động thì sinh ra biến;
biến tới cùng thì hóa để được thông; có thông thì mới tồn vĩnh cữu được. Chính sự thống
nhất và tác động của hai lực lượng , khuynh hướng đối lập âm và dương tạo ra sự sinh
thành biến hóa của vạn vật; khi vạn vật biến hóa tới cùng thì quay trở lại cái ban đầu.
Biểu tượng Thái cực (hình thành trong đạo giáo vào đầu công nguyên) phản ánh đầy đủ
hai qui luật về bản chất hòa quyện và quan hệ chuyển hóa của triết lí âm dương;- vòng
tròn khép kín: trong đó được chia thành nửa đen nửa trắng, âm màu đen nặng hướng
6
Học viên thực hiện: Thạch Tố Kim
Tiểu luận Triết học
xuống, dương màu sáng nhẹ nổi lên, trong nửa đen có chấm trắng, trong nửa trắng có
chấm đen; phần trắng là dương, phần đen là âm, chúng nói lên âm và dương thống nhất:
trong âm có dương và trong dương có âm, trong thái âm có thiếu dương, trong thái dương
có thiếu âm. Thiếu dương trong thái âm phát triển đến cùng thì có sự chuyển hóa thành
thiếu âm trong thái dương và ngược lai. Cứ vậy vạn vật thay đổi, biến hóa không ngừng.
Biểu tượng Thái cực
4. So sánh với các quy luật của lô-gíc học
Trong lô-gíc học cũng có hai quy luật tương đương với hai quy luật ở trên. Đó là quy luật
về bản chất của thành tố - luật đồng nhất, và quy luật về quan hệ giữa các thành tố - luật
lý do đầy đủ mà hệ quả của nó là luật nhân quả.
Luật đồng nhất (bản chất A = A) chỉ đúng khi sự vật và hiện tượng đứng yên, mà điều
này thì không biện chứng vì sự vật và hiện tượng luôn vận động (đổi mới), mà nếu vận
động thì nó không thể đồng nhất với chính nó được nữa. Trong khi đó, quy luật về bản
chất của triết lý âm dương là trong âm có dương, trong dương có âm, tức là trong A đã có
B rồi.
Luật lý do đầy đủ xác lập nên luật nhân quả cũng chỉ xem xét sự vật và hiện tượng trong
sự cô lập, không liên hệ với môi trường xung quanh, trong khi trên thực tế, sự vật và hiện
tượng tồn tại trong không gian và quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác. Cái này là
nhân của cái kia, nhưng nó lại là quả của cái khác. Không có nhân tuyệt đố và quả tuyệt
đối rất phù hợp với luật chuyển hóa âm dương bất tận, vô thủy (không có bắt đầu) và vô
chung (không có kết thúc).
Hai quy luật của lôgíc học là sản phẩm của lối tư duy phân tích, chú trọng đến các yếu tố
biệt lập của văn hóa du mục; trong khi quy luật của triết lý âm dương là điển hình của tư
duy tổng hợp, chú trọng đến các quan hệ của văn hóa nông nghiệp.
5. Hai hướng phát triển của triết lý âm dương
7
Học viên thực hiện: Thạch Tố Kim
Tiểu luận Triết học
Triết lý âm dương là cơ sở để xây dựng lên hai hệ thống triết lý khác đó là hệ thống "tam
tài, ngũ hành" và "tứ tượng, bát quái".
Nếu so sánh phương Đông với phương Tây thì phương Tây chú trọng đến tư duy phân
tích, siêu hình còn phương Đông chú trọng đến tư duy tổng hợp, biện chứng. Nhưng nếu
xét riêng ở phương Đông thì nếu đi từ bắc xuống nam ta sẽ thấy phía bắc Trung Quốc
nặng về phân tích hơn tổng hợp, còn phía nam thì ngược lại, nặng về tổng hợp hơn phân
tích. Triết lý âm dương bắt nguồn từ phương Nam, nhưng đối với các dân tộc Đông Nam
Á, do tính phân tích yếu nên họ chỉ lại ở tư duy âm dương sơ khai mang tính tổng hợp.
Trong khi đó khối Bách Việt đã phát triển và hoàn thiện nó. Tổ tiên người Hán cũng vậy,
sau khi tiếp thu triết lý âm dương sơ khai, họ cũng phát triển nó nhưng do năng lực phân
tích của họ mạnh hơn năng lực phân tích của người Bách Việt mà từ triết lý âm dương
ban đầu, người Bách Việt và người Hán đã xây dựng nên hai hệ thống triết lý khác nhau.
Ở phương Nam, với lối tư duy mạnh về tổng hợp, người Bách Việt đã tạo ra mô hình vũ
trụ với số lượng thành tố lẻ (dương): hai sinh ba (tam tài), ba sinh năm (ngũ hành). Chính
vì thế mà Lão Tử, một nhà triết học của nước Sở (thuộc phương Nam) lại cho rằng: "nhất
sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật". Tư duy số lẻ là một trong những nét đặc thù của
phương Nam. Trong rất nhiều thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, các số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9
xuất hiện rất nhiều. Ví dụ: "ba mặt một lời"; "ba vợ, bảy nàng hầu"; "tam sao, thất bản" ...
Ở phương Bắc, với lối tư duy mạnh về phân tích, người Hán đã gọi âm dương là lưỡng
nghi, và bằng cách phân đôi thuần túy mà sinh ra mô hình vũ trụ chặt chẽ với số lượng
thành tố chẵn (âm). Chính vì vậy Kinh Dịch trình bày sự hình thành vũ trụ như sau:
"lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái biến hóa vô cùng" (hai sinh
bốn, bốn sinh tám). Người phương Bắc thích dùng số chẵn; ví dụ, "tứ đại", "tứ mã", "tứ
trụ",... Lối tư duy như vậy, hoàn toàn không có chỗ cho ngũ hành - điều này cho thấy,
quan niệm cho rằng "âm dương - ngũ hành - bát quái" chỉ là sản phẩm của người Hán có
lẽ là một sai lầm.
II. TAM TÀI
Tam tài là một khái niệm bộ ba “ ba phép” : Thiên- Địa- Nhân. Đây có lẻ là một tên gọi
xuất hiện về sau dùng để gọi sự vận dụng cụ thể một quan niệm triết lí cổ xưa về cấu trúc
không gian của vũ trụ dưới dạng một mô hình ba yếu tố.
Với lối tư duy tổng hợp và biện chứng quen thuộc, người xưa sớm nhận ra các cặp âm
dương tưởng chừng riêng rẽ như trời- đất, trời- người, đất- người thực ra có mối liên hệ
chặc chẽ với nhau, tạo nên một loại mô hình hệ thống gổm ba thành tố; đây có lẻ là con
đường dẫn đến tam tài từ triết lí âm dương. Trong tam tài “ Trời- Đất- Người” , Trời
dương, Đất âm, Người ở giữa.
8
Học viên thực hiện: Thạch Tố Kim
Tiểu luận Triết học
III. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC NGŨ HÀNH
1. Học thuyết Ngũ Hành qua các thời kì ở Trung Hoa
Nếu như sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới những nhận thức
sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành thuyết âm
dương, thì ý tưởng tìm hiểu bản thể thế giới, bản thể các hiện tượng trong vũ trụ đã giúp
hình thành thuyết ngũ hành. Thuyết ngũ hành có thể hiểu đó là thuyết biểu thị quy luật
vận động của thế giới của vũ trụ, nó cụ thể hóa và bổ sung cho thuyết âm dương thêm
hoàn bị.
Sự đề cập đầu tiên về ngũ hành được thấy trong tác phẩm "Kinh thư" ở chương "Hồng
phạm. Trong Cửu trù "Hồng Phạm" thì ngũ hành về mặt tự nhiên được hình thành bằng
những tên của năm loại vật chất cụ thể (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và kèm theo tính chất
của các loại vật chất đó, năm loại vật chất này không thể thiếu được đối với đời sống con
người. "Hồng phạm" đã ảnh hưởng rất lớn đến triết học của thời đại