Trong mấy ngàn năm qua không ai không biết Nho gia là trường phái tư
tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc, song trên thực tế triết thuyết của phái này
nhiều khi quá cao xa, vì chỉ thời Nghiêu - Thuấn mới có được; và chính những đại
biểu trụ cột, cốt lõi của phái này đương thời không thành công trong hoạt động
chính trị mà họ theo đuổi. Nhưng những đại biểu của Pháp gia thì khác, bản thân
họ tuy phải trả giá, song tư tưởng của họ đã giải quyết được vấn đề đương thời
giúp nước Tần hùng mạnh, và đã thống nhất được Trung Quốc.
Tư tưởng Pháp gia với đại biểu xuất sắc là Hàn Phi Tử có một vai trò đặc
biệt trong sự nghiệp thống nhất đất nước và phát triển xã hội cuối thời Xuân Thu -Chiến Quốc. Nội dung cơ bản của tư tưởng Pháp gia là đề cao vai trò của Pháp
luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước. Học thuyết pháp trị của
phái Pháp gia hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ bởi những trí thức xuất
sắc như: Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng và được hoàn thiện
bởi Hàn Phi Tử.
Trong phép trị nước, Hàn Phi Tử là người đầu tiên coi trọng cả ba yếu tố
Pháp, Thế và Thuật. Ông cho rằng ba yếu tố đó phải thống nhất không thể tách rời
trong đường lối trị nước bằng pháp luật. Trong đó, "Pháp" là nội dung trong chính
sách cai trị được thể hiện bằng luật lệ; "Thế" là công cụ, phương tiện tạo nên sức
mạnh, còn "Thuật" là phương pháp cách thức để thực hiện nội dung chính sách cai
trị. Tất cả đều là công cụ của bậc đế vương.
Pháp gia là một bước tiến lớn trong tư tưởng chính trị cổ đại Trung Quốc.
Tư tưởng Pháp gia mặc dù chỉ nổi lên trong một thời gian ngắn nhưng vẫn có giá
trị lịch sử lâu dài và có ý nghĩa đến tận ngày nay; mà đặc biệt là trong công cuộc
xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
28 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5630 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng triết học của pháp gia và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống chính trị của thời đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
…………………... .. …..……………….
Đề tài:
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHÁP GIA
VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG
CHÍNH TRỊ CỦA THỜI ĐẠI
GVHD : TS. Bùi Văn Mưa
SVTH : Nguyễn Lương Ngân
LỚP : Đêm 1 – K19
THÁNG 3/2010
HVTH: Nguyễ n Lương Ngân 0
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................................... 0
LỜI NÓI ĐẦU .............................................................................................................................. 2
Chương 1 ....................................................................................................................................... 3
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA CỦA HÀN PHI TỬ ........................................................ 3
1. Hoàn cảnh lịch sử ..................................................................................................................... 3
2. Tư tưởng triết học pháp gia của Hàn Phi Tử ............................................................................ 5
Pháp ............................................................................................................................... 6
Thế ................................................................................................................................ 6
Thuật ............................................................................................................................. 7
Để xây dựng một quốc gia lý tưởng: ............................................................................. 9
3. Những đóng góp và hạn chế của triết học Pháp Gia đối với xã hội Trung Hoa cổ đại. ......... 10
a) Đóng góp: .................................................................................................................... 10
b) Hạn chế: ...................................................................................................................... 14
Chương II .................................................................................................................................... 16
SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC PHÁP GIA .................................................................... 16
TRONG VIỆC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN ...................................................... 16
Ở VIỆT NAM. ............................................................................................................................ 16
1. Vận dụng tư tưởng triết học Pháp Gia trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam hiện nay ...................................................................................................................... 16
2. Những thành tựu và hạn chế của Nhà nước pháp quyền VN hiện nay .................................. 18
Thành tựu: ................................................................................................................... 18
Hạn chế: ...................................................................................................................... 19
3. Kiến nghị đề xuất ................................................................................................................... 23
KẾT LUẬN ................................................................................................................................. 26
TÀI LIỆ U THAM KHẢO ........................................................................................................... 27
HVTH: Nguyễ n Lương Ngân 1
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
LỜI NÓI ĐẦU
Trong mấy ngàn năm qua không ai không biết Nho gia là trường phái tư
tưởng quan trọng nhất ở Trung Quốc, song trên thực tế triết thuyết của phái này
nhiều khi quá cao xa, vì chỉ thời Nghiêu - Thuấn mới có được; và chính những đại
biểu trụ cột, cốt lõi của phái này đương thời không thành công trong hoạt động
chính trị mà họ theo đuổi. Nhưng những đại biểu của Pháp gia thì khác, bản thân
họ tuy phải trả giá, song tư tưởng của họ đã giải quyết được vấn đề đương thời
giúp nước Tần hùng mạnh, và đã thống nhất được Trung Quốc.
Tư tưởng Pháp gia với đại biểu xuất sắc là Hàn Phi Tử có một vai trò đặc
biệt trong sự nghiệp thống nhất đất nước và phát triển xã hội cuối thời Xuân Thu -
Chiến Quốc. Nội dung cơ bản của tư tưởng Pháp gia là đề cao vai trò của Pháp
luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước. Học thuyết pháp trị của
phái Pháp gia hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ bởi những trí thức xuất
sắc như: Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng và được hoàn thiện
bởi Hàn Phi Tử.
Trong phép trị nước, Hàn Phi Tử là người đầu tiên coi trọng cả ba yếu tố
Pháp, Thế và Thuật. Ông cho rằng ba yếu tố đó phải thống nhất không thể tách rời
trong đường lối trị nước bằng pháp luật. Trong đó, "Pháp" là nội dung trong chính
sách cai trị được thể hiện bằng luật lệ; "Thế" là công cụ, phương tiện tạo nên sức
mạnh, còn "Thuật" là phương pháp cách thức để thực hiện nội dung chính sách cai
trị. Tất cả đều là công cụ của bậc đế vương.
Pháp gia là một bước tiến lớn trong tư tưởng chính trị cổ đại Trung Quốc.
Tư tưởng Pháp gia mặc dù chỉ nổi lên trong một thời gian ngắn nhưng vẫn có giá
trị lịch sử lâu dài và có ý nghĩa đến tận ngày nay; mà đặc biệt là trong công cuộc
xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
HVTH: Nguyễ n Lương Ngân 2
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Chương 1
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC PHÁP GIA CỦA HÀN PHI TỬ
1. Hoàn cảnh lịch sử
Pháp gia là một trong sáu trường phái triết học tiêu biểu của Trung Quốc
thời cổ - trung đại, nó có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp thống nhất về tư tưởng và
chính trị trong xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ. Tư tưởng pháp trị đã được hình
thành từ khá sớm với Quản Trọng là người khởi xướng. Quản Trọng (thế kỷ VI
TCN) là người nước Tề, vốn xuất thân từ giới bình dân nhưng rất có tài chính trị,
được coi là người đầu tiên bàn về vai trò của pháp luật như là phương cách trị
nước. Tư tưởng về pháp trị của Quản Trọng được ghi trong bộ Quản Tử, bao
gồm 4 điểm chủ yếu sau1:
Một là, mục đích trị quốc là làm cho phú quốc binh cường "Kho lẫm đầy
rồi mới biết lễ tiết, y thực đủ mới biết vinh nhục".
Hai là, muốn có phú quốc binh cường một mặt phải phát triển nông, công
thương nghiệp, mặt khác phải đặt ra và thực hiện lệ chuộc tội: "Tội nặng thì
chuộc bằng một cái tê giáp (áo giáp bằng da con tê); tội nhẹ thì chuộc bằng một
cái qui thuẫn (cái thuẫn bằng mai rùa); tội nhỏ thì nộp kinh phí; tội còn nghi thì
tha hẳn; còn hai bên thưa kiện nhau mà bên nào cũng có lỗi một phần thì bắt nộp
mỗi bên một bó tên rồi xử hòa"
Ba là, chủ trương phép trị nước phải đề cao "Luật, hình, lệnh, chính". Luật
là để định danh phận cho mỗi người, Lệnh là để cho dân biết việc mà làm, Hình
là để trừng trị những kẻ làm trái luật và lệnh, Chính là để sửa cho dân theo đường
ngay lẽ phải.
Bốn là, trong khi đề cao luật pháp, cần chú trọng đến đạo đức, lễ, nghĩa,
liêm... trong phép trị nước. Như vậy có thể thấy rằng Quản Trọng chính là thủy
tổ của Pháp gia, đồng thời ông cũng là cầu nối Nho gia với Pháp gia.
So với thời Xuân Thu thì Chiến Quốc loạn lạc và bất ổn hơn về chính trị,
nhưng lại phát triển hơn về kinh tế. Sang thời Chiến Quốc, tư tưởng Pháp trị
1 Nguyễn Thị Kim Bình (2008), “Tư tưởng trị nước của Pháp gia và vai trò của nó trong lịch sử”, Tạp chí
Khoa học và Công nghệ, (Số 3(26).2008)
HVTH: Nguyễ n Lương Ngân 3
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
được tiếp tục phát triển bởi Thân Bất Hại (401-337 TCN), là người nước Trịnh
chuyên học về hình danh, làm quan đến bậc tướng quốc. Thân Bất Hại đưa ra chủ
trương ly khai "Đạo đức" chống "Lễ" và đề cao "Thuật" trong phép trị nước.
Thân Bất Hại cho rằng "thuật" là cái "bí hiểm" của vua, theo đó nhà vua không
được lộ ra cho kẻ bề tôi biết là vua sáng suốt hay không, biết nhiều hay biết ít,
yêu hay ghét mình... bởi điều đó sẽ khiến bề tôi không thể đề phòng, nói dối và
lừa gạt nhà vua.
Một đại biểu nữa của phái Pháp gia thời kỳ này là Thận Đáo (370-290
TCN), ông là người nước Triệu và chịu ảnh hưởng một số tư tưởng triết học về
đạo của Lão Tử, nhưng về chính trị ông lại đề xướng đường lối trị nước bằng
pháp luật. Thận Đáo cho rằng Pháp luật phải khách quan như vật "vô vi" và điều
đó loại trừ thiên kiến chủ quan, riêng tư của người cầm quyền. Phải nói rằng đây
là một tư tưởng khá tiến bộ mà sau này Hàn Phi đã tiếp thu và hoàn thiện. Trong
phép trị nước, đặc biệt Thận Đáo đề cao vai trò của "Thế". Ông cho rằng: "Người
hiền mà chịu khuất kẻ bất tiếu là vì quyền thế nhẹ, địa vị thấp: kẻ bất tiếu mà
phục được người hiền vì quyền trọng vị cao. Nghiêu hồi còn làm dân thường thì
không trị được ba người mà Kiệt khi làm thiên tử có thể làm loạn cả thiên hạ, do
đó biết rằng quyền thế và địa vị đủ để nhờ cậy được mà bậc hiền, trí không đủ
cho ta hâm mộ. Cây ná yếu mà bắn được mũi tên lên cao là nhờ sức gió đưa đi,
kẻ bất tiếu mà lệnh ban ra được thi hành là nhờ sức giúp đỡ của quần chúng, do
đó mà xét thì hiền và trí không đủ cho đám đông phục tùng, mà quyền thế và địa
vị đủ khuất phục được người hiền"
Cùng thời với Thận Đáo, có một người cũng nêu cao tư tưởng Pháp trị, đó
là Thương Ưởng. Ông đã hai lần giúp vua Tần cải cách pháp luật hành chính và
kinh tế làm cho nước Tần trở nên hùng mạnh. Trong phép trị nước Thương Ưởng
đề cao "pháp" theo nguyên tắc "Dĩ hình khử hình" (dùng hình phạt để trừ bỏ hình
phạm). Theo ông pháp luật phải nghiêm và ban bố cho dân ai cũng biết, kẻ trên
người dưới đều phải thi hành, ai có tội thì phạt và phạt cho thật nặng. Trong
chính sách thực tiễn, Thương Ưởng chủ trương: Tổ chức liên gia và cáo gian lẫn
nhau, khuyến khích khai hoang, cày cấy, nuôi tằm, dệt lụa, thưởng người có
HVTH: Nguyễ n Lương Ngân 4
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
công, phạt người phạm tội. Đối với quý tộc mà không có công thì sẽ hạ xuống
làm người thường dân. Ông cũng là người đã thực hiện cải cách luật pháp, thi
hành một thứ thuế thống nhất, dụng cụ đo lường thống nhất... nhờ đó chỉ sau một
thời gian ngắn, nước Tần đã mạnh hẳn lên và lần lượt thôn tính được nhiều nước
khác.
Cuối thời Chiến Quốc, tư tưởng pháp trị được Hàn Phi Tử (280 –
233TCN) hoàn thiện. Ông là một vị công tử, vương thất nhà Hàn, là học trò của
Tuân Tử - là một trong những đại biểu xuất sắc nhất của trường phái triết học
Nho gia. Ông đã tổng hợp ba quan điểm về phép, thế, thuật của những nhà triết
học trên thành một học thuyết có tính hệ thống và trình bày trong sách Hàn Phi
Tử. Trước hết Hàn Phi đề cao vai trò của pháp trị. Theo ông, thời thế hoàn cảnh
đã thay đổi thì phép trị nước không thể viện dẫn theo "đạo đức" của Nho gia,
"Kiêm ái" của Mặc gia, "Vô vi nhi trị" của Đạo gia như trước nữa mà cần phải
dùng Pháp trị. Hàn Phi đưa ra quan điểm tiến hóa về lịch sử, ông cho rằng lịch sử
xã hội luôn trong quá trình tiến hoá và trong mỗi thời kỳ lịch sử thì mỗi xã hội có
những đặc điểm dấu ấn riêng. Do vậy, không có một phương pháp cai trị vĩnh
viễn, cũng như không có một thứ pháp luật luôn luôn đúng trong hệ thống chính
trị tồn tại hàng ngàn năm. Từ đó, ông đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng pháp
gia thành một đường lối trị nước khá hoàn chỉnh và thích ứng với thời đại lúc bấy
giờ.
2. Tư tưởng triết học pháp gia của Hàn Phi Tử
Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử là sự tổng hợp của Pháp - Thế - Thuật,
trong đó: Pháp là nội dung của chính sách cai trị, Thế và Thuật là phương tiện để
thực hiện chính sách đó. Cả ba đều quan trọng như nhau, hỗ trợ nhau và trở thành
công cụ trị nước của bậc đế vương2.
2 Nguyễn Ngọc Thu & Bùi Văn Mưa, Giáo trình Đại cương lịch sử triết học, NXB TP.HCM 2003
HVTH: Nguyễ n Lương Ngân 5
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Pháp
Nếu hiểu theo nghĩa rộng, Pháp là thể chế quốc gia, chế độ chính trị của xã
hội. Còn theo nghĩa hẹp, pháp là luật lệ, quy định, điều luật, hiến lệnh có tính
chất khuôn mẫu buộc mọi người phải tuân thủ.
Theo Hàn Phi Tử, vua là người tượng trưng cho chủ quyền quốc gia nên nhà
vua nắm cả 3 quyền này: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Khi thực hiện phải đảm
bảo điều kiện như sau:
- Luật pháp phải kịp thời.
- Pháp luật soạn cho dân phải dễ hiểu, dễ thi hành. Như vậy, nội dung chủ
yếu của luật pháp là thưởng và phạt. Đây là hai đòn bẩy của vua trong hệ thống
chính quyền, mục đích là khuyến khích người dân làm điều thiện, ngăn ngừa kẻ
làm điều ác. Như vậy, làm cho nước yên, không có gì hại cho dân cả.
- Pháp luật phải công bằng, chủ trương trừng phạt trong pháp luật phải
nghiêm minh, triệt để. Mọi người phải bình đẳng trước pháp luật, không được
loại trừ ai kể cả giới quý tộc và quan lại.
- Pháp luật cần phổ biến, pháp là những điều luật, luật lệ mang tính nguyên
tắc được biên soạn rõ ràng, minh bạch, mang tính khuôn mẫu, được ghi chép
trong đồ thư, phải được bày ra và ban bố rộng rãi trong dân chúng. Pháp là cơ sở
khách quan, là tiêu chuẩn phân biệt rõ phải trái, tốt xấu, danh phận, hành pháp để
mọi người biết rõ bổn phận trách nhiệm, biết được điều cần làm và không cần
làm để từ đó thưởng phạt nghiêm ngặt.
Vì vậy, khi sử dụng luật pháp không được thiên vị, khách quan mà phải công
bằng. Ông đòi hỏi bậc minh chủ sai khiến bề tôi, không đặt ý ngoài pháp, không
ban ơn trong pháp, không hành động trái pháp.
Thế
Thế là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu chính thể. Địa vị đó phải
là độc tôn, mọi người nhất thiết phải tuân theo, được gọi là tôn quân quyền hay
HVTH: Nguyễ n Lương Ngân 6
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
trung quân. Thế còn được hiểu là sức mạnh của thần dân, đất nước, cũng có thể
là vận nước.
Theo Hàn Phi Tử, muốn thi hành pháp luật phải có thế, thế có vị trí rất quan
trọng và được Hàn Phi ví giống như nỏ yếu nhờ có gió kích mới làm tên bay xa
như rồng bay được là nhờ mây. Theo Hàn Phi Tử thế và pháp không được tách
rời nhau. Trong trị nước quyền thế của vua mới quan trọng, đức không quan
trọng, tức là trọng thế. Ông đưa ra chủ trương sau:
- Chủ quyền (gồm các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp), được tập trung
ở một người đó là vua.
- Vua phải được tôn kính và tuân theo triệt để. Dân không có quyền làm
cách mạng, không được làm trái ý của vua, vua bắt chết phải chết, không chết là
bất trung.
- Đưa thưởng phạt lên hàng đầu quốc sách, vì thưởng phạt nhất là phạt là
phương tiện hiệu nghiệm nhất để tiến hành cưỡng chế. Ông cho rằng “thưởng
phải tín phạt phải tất, thưởng phải hậu phạt phải nặng”, thưởng phạt trong phép
nước phải chí công vô tư.
- Vua phải nắm hết hai quyền thưởng phạt vì hai quyền đó giống như nanh
vuốt của cọp. Ông ta nói “cọp sở dĩ phải làm cho chó phải khiếp sợ vì cọp có
nanh vuốt, nếu cọp bỏ nanh vuốt cho chó dùng thì cọp phải sợ chó”, vì vậy dứt
khoát nhà vua phải nắm hết hai quyền này.
Thuật
Thuật là phương pháp, thủ thuật, cách thức, mưu lược, điều khiển công việc
để dùng người, để cho con người phải triệt để, tận tâm thực hiện lệnh của vua mà
không hiểu vua dùng họ như thế nào3. Thuật có hai nghĩa, nếu hiểu theo nghĩa kỹ
thuật: là phương án tuyển, dùng, xét khả năng của quan lại, nếu hiểu theo nghĩa
tâm thuật: là mưu mô chế ngự quần thần, bắt họ để lộ thâm ý của họ.
3 Nguyễn Ngọc Thu & Bùi Văn Mưa, Giáo trình Đại cương lịch sử triết học, NXB TP.HCM 2003.
HVTH: Nguyễ n Lương Ngân 7
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Theo Hàn Phi Tử để trị nước, ông cho rằng:
- “Vua trị lại bất trị dân” tức là công việc có quá nhiều, vua không thể làm
hết được nên vua phải giao quan lại, hễ dân không loạn là quan làm tốt. Vua tổ
chức bộ máy quan lại trong từng lĩnh vực, từng địa phương và phải có cách thức
sử dụng theo ý của vua.
- Vua phải giấu điều mình biết mà hỏi để biết thêm điều mình chưa biết, nói
ngược lại điều mình muốn nói để dò xét cái gian tình của người, ngầm hại những
bề tôi mà mình không cảm hóa được, không cho họ biết được mưu tính của mình.
Không để cho họ tự ý hành động, làm gì phải hỏi ý mình trước, bắt họ phải làm
đúng theo pháp luật và vua cũng phải làm theo pháp luật, xem lời nói của họ có
phù hợp với hành động không, không cho họ lấy tiền trong kho để chi riêng, khi
họ khen chê ai thì xem người được khen có thực tài không, người được chê có
đúng tội không.
- Để kiềm chế người có địa vị cao, có chức vụ lớn thì nhà vua có 3 cách:
+ Nếu là người hiền thì bắt vợ con của họ làm con tin.
+ Nếu là kẻ tham lam thì ban phước lộc hậu để mua chuộc họ, để họ không
làm phản.
+ Nếu là kẻ gian xảo thì làm cho họ khốn khổ.
- Ông cũng cho rằng có mười hạng người không nên dùng:
+ Hạng người khinh tước lộc, dễ dàng bỏ chức vụ để chạy theo cái khác.
+ Hạng người giả dối, đặt lời trái pháp luật.
+ Hạng người thường chê bai vua.
+ Hạng người tri ân thu phục người dưới.
+ Hạng người tư lợi, giao tiếp với chư hầu.
+ Hạng người vì người quen cũ mà lợi dụng cái riêng tư.
+ Hạng người bỏ chức quan, thích giao du.
+ Hạng người tranh thắng với bề trên.
+ Hạng người uốn cong pháp luật vì người thân.
+ Hạng người đem của công ra bố thí.
HVTH: Nguyễ n Lương Ngân 8
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
- Về phương pháp dùng người, khi nghe bề tôi nói thì vẻ mặt của vua phải
trầm mặt, lầm lì, không khen, không chê, không để lộ tình cảm của mình. Phải
bắt bề tôi nói, không được làm thinh, khi nói phải có đầu đuôi chứng cứ, lời nói
của bề tôi trước sau không được mâu thuẫn, bề tôi phải đưa ra ý kiến ba phải,
không được mập mờ, lời nói phải thiết thực.
- “Dụng nhân như dụng mộc”: người nào cũng có thể sử dụng được, căn cứ
vào tài năng của họ. Giao việc rồi mới biết họ hay hay dỡ, khi giao chức phải
theo 3 quy tắc:
+ Giao bậc từ nhỏ đến cao: chức tước càng cao, chức vụ càng lớn, càng có
tài cai trị.
+ Không được cho kiêm nhiệm, mỗi người làm một chuyên môn nhất
định.
+ Khi giao trách nhiệm thì phải dùng người khác để dòm ngó người đó.
Để xây dựng một quốc gia lý tưởng:
- Là một quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế, vua phải có uy thế
tuyệt đối, đích thân chế ngự quần thần, không ủy một chút quyền cho ai cả.
- Pháp trị gồm:
+ Ai cũng phải tuân theo pháp luật, kể cả vua, phải chí công vô tư, không
được dùng nhân nghĩa tình cảm.
+ Phải thống nhất tư tưởng, không dung nạp tư tưởng học thuyết trái với chủ
trương của chính quyền.
+ Phải “trọng nông bất thương” tức coi trọng phát triển nông nghiệp, hạn chế
thương nghiệp bởi vì “phi nông bất ổn” tức không có nông nghiệp thì nền kinh tế
không ổn định, “phi thương bất hoạt” tức không có thương nghiệp thì nền kinh tế
không hoạt động, “phi công bất phú” tức không có công nghiệp thì nền kinh tế
không giàu mạnh, “phi trí bất hưng” tức không có tri thức thì đất nước không
hưng thịnh, trọng vũ lực theo chủ nghĩa quân quốc.
HVTH: Nguyễ n Lương Ngân 9
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
- Theo Hàn Phi Tử, trong một quốc gia lý tưởng không có:
Không có năm hạng mọt người:
+ Bọn học giả xuyên tạc thiên vương, tạ khẩu trọng nhân nghĩa; trau chuốt
tướng mạo, y phục, lời nói để làm loạn pháp độ, mê hoặc vua chúa.
+ Bọn tu sĩ dùng thuyết gian xảo, mượn thế lực nước ngoài để đạt tư lợi, làm
thiệt hại quốc gia.
+ Bọn đeo gươm, tập hợp đàn em, lập tiết tháo để nổi danh, phạm cấm lệnh.
+ Bọn thị thần nịnh bợ, tích tụ tài sản, ăn hối lộ.
+ Bọn thương gia, công nhân sửa lại đồ xấu xí, tàng trữ vật dụng, đầu cơ trục
lợi.
Không có sáu hạng sĩ:
+ Hạng sĩ quý trọng sự sống, sợ chết, trốn tránh trách nhiệm, đầu hàng giặc;
+ Hạng sĩ văn học: lập ra các học thuyết làm trái