Nhưchúng ta đã biết, khi hệgiáo lý từbi, bác ái, giải thoát bể
khổcủa đạo Phật được truyền vào Việt Nam thì người Việt đã rất
nồng nhiệt hân hoan đón nhận một cách chân tình, coi đó nhưlà
Mạch sống của dân tộchợp với lối sống tình cảm, tâm linh, đạo đức,
suy tưvà hành xửcủa người bản địa. Do những nhân duyên hội ngộ
ấy, đạo Phật có mặt tại Việt Nam, với chiều sâu và bềdày lịch sửhai
mươi thếkỷ, đã cùng với dân tộc phấn đấu giành quyền cho một
nước Việt Nam tựchủ, độc lập; đã gây dựng nên một nếp sống “dân
phong quốc tục” làm vẻvang cho nòi giống Việt.
Bởi những điều này, tôi đã quyết định chọn đềtài “Tưtưởng
triết học của Phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa
tinh thần của người Việt” đểviết tiểu luận Triết học. Tiểu luận có
giá trịnhưlà tài liệu bổsung vào kho tàng kiến thức Phật giáo nói
chung và phân tích một số ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa
tình cảm con người Việt nói riêng.
Tôi chân thành cảm ơn Thầy cùng các bạn đã giúp tôi hoàn
thành xong tiểu luận này!
34 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7749 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ TP HOÀ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
F G
Tieåu luaän trieát hoïc
TTÖÖ TTÖÖÔÔÛNÛNGG TTRRIIEEÁTÁT HHOOÏCÏC
CCUUÛAÛA PPHHAAÄTÄT GGIIAAÙOÙO
VVAAØ Ø SSÖÖÏ Ï AAÛNÛNHH HHÖÖÔÔÛNÛNGG CCUUÛAÛA
NNOOÙ Ù ÑÑEEÁNÁN ÑÑÔÔØIØI SSOOÁNÁNGG VVAAÊNÊN HHOOÙAÙA
TTIINNHH TTHHAAÀNÀN CCUUÛAÛA NNGGÖÖÔÔØIØI VVIIEEÄTÄT
Giaùo vieân höôùng daãn : Tieán só Buøi Vaên Möa
Hoïc vieân thöïc hieän : Lyù Kim Cöông
Lôùp : Cao hoïc ñeâm 1 – Khoùa 19
Naêm 2010
LÔØI MÔÛ ÑAÀU
gay từ buổi bình minh tự chủ của dân tộc, đạo Phật đã
có những mối duyên liên hệ thắm thiết đến sự tồn vong
N của dòng sinh mệnh Việt Nam: Dân tộc Việt Nam, về
nhân chủng, có nguồn gốc Mélanesien và Indonesien cùng với các
nước Đông Nam Á láng giềng trực tiếp thu nhận tinh hoa đạo Phật
vốn có chung một truyền thống sinh hoạt văn hóa lúa nước. Một nền
Văn hóa nhân bản bao dung, trí tuệ và khai phóng, đượm sắc thái
hiếu sinh, hiếu hòa, và giải thoát.
Như chúng ta đã biết, khi hệ giáo lý từ bi, bác ái, giải thoát bể
khổ của đạo Phật được truyền vào Việt Nam thì người Việt đã rất
nồng nhiệt hân hoan đón nhận một cách chân tình, coi đó như là
Mạch sống của dân tộc hợp với lối sống tình cảm, tâm linh, đạo đức,
suy tư và hành xử của người bản địa. Do những nhân duyên hội ngộ
ấy, đạo Phật có mặt tại Việt Nam, với chiều sâu và bề dày lịch sử hai
mươi thế kỷ, đã cùng với dân tộc phấn đấu giành quyền cho một
nước Việt Nam tự chủ, độc lập; đã gây dựng nên một nếp sống “dân
phong quốc tục” làm vẻ vang cho nòi giống Việt.
Bởi những điều này, tôi đã quyết định chọn đề tài “Tư tưởng
triết học của Phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa
tinh thần của người Việt” để viết tiểu luận Triết học. Tiểu luận có
giá trị như là tài liệu bổ sung vào kho tàng kiến thức Phật giáo nói
chung và phân tích một số ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa
tình cảm con người Việt nói riêng.
Tôi chân thành cảm ơn Thầy cùng các bạn đã giúp tôi hoàn
thành xong tiểu luận này!
Lý Kim Cương
Tiểu luận triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
MUÏC LUÏC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHẬT GIÁO .................................1
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Phật giáo ......................................1
2. Nội dung tư tưởng triết học Phật giáo .............................................................2
2.1 Thế giới quan Phật giáo ............................................................................2
2.2 Nhận thức luận Phật giáo..........................................................................7
2.3 Nhân sinh quan Phật giáo .........................................................................9
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT ..........................................................................17
1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam........................17
2. Một số đặc điểm của Phật giáo Việt Nam .....................................................18
2.1 Tính tổng hợp..........................................................................................18
2.2 Tính hài hòa âm dương ...........................................................................20
2.3 Tính linh hoạt ..........................................................................................20
3. Những ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của người
Việt........................................................................................................................20
3.1 Những ảnh hưởng tích cực......................................................................20
3.2 Những ảnh hưởng tiêu cực......................................................................28
LỜI KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tư tưởng triết học Phật giáo và những ảnh hưởng …
Tiểu luận triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
CHƯƠNG 1: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA PHẬT GIÁO
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển Phật giáo
Đạo Phật mang tên người sáng lập Buddha. Buddha vốn là một thái tử tên Tất
Đạt Đa (Siddhatha), con trai vua nước Trịnh Phạn phía Bắc Ấn Độ (nay là nước
Nepal). Vào năm 29 tuổi, Ngài nhận thức rằng tiện nghi vật chất và an ninh trong
thế gian không bảo đảm hạnh phúc; vì thế, Ngài đi tìm học các lời dạy, tôn giáo và
triết học thời đó, để tìm kiếm chìa khóa đưa đến hạnh phúc. Sau sáu năm học tập và
hành thiền, Ngài tìm ra con đường "Trung Đạo" và giác ngộ. Sau khi chứng đắc,
Ngài dùng quảng đời còn lại tại thế gian để truyền giảng các nguyên lý trong đạo
Phật – gọi là Pháp, hay Chân lý, cho đến khi Ngài nhập diệt vào năm 80 tuổi.
(Nguồn:
Tư tưởng triết học Phật giáo và những ảnh hưởng … Trang 1
Tiểu luận triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Và sự phát triển của đạo Phật có thể được chia làm bốn giai đoạn:
1. Giữa thế kỷ thứ 6 đến giữa thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên: Giai đoạn
nguyên thủy, do đức Phật giáo hóa và các đệ tử của Phật truyền bá.
2. Kể từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên: Giai đoạn bắt đầu phân hóa ra
nhiều trường phái qua các lần kết tập về giáo pháp.
3. Kể từ thế kỷ thứ 1: Xuất hiện giáo phái Đại thừa với hai tông phái quan
trọng là Trung quán tông và Duy thức tông.
4. Kể từ thế kỷ thứ 7: Xuất hiện Phật giáo Mật tông (Phật giáo Tây Tạng,
Kim cương thừa).
Sau thế kỷ thứ 13, Phật giáo được xem là bị tiêu diệt tại Ấn Độ, nơi sản sinh
đạo Phật.
Từ thế kỷ thứ 3, đạo Phật được truyền đi các nước khác ngoài Ấn Độ và mang
nặng bản sắc của các nước đó. Ngày nay, phái Tiểu thừa với quan điểm của
Thượng tọa bộ được truyền bá rộng rãi tại Tích Lan (Sri Lanka), Thái Lan, Miến
Điện (Myanma), Campuchia. Đại thừa được truyền tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc và Việt Nam. Giáo pháp Kim cương thừa – cũng được xếp vào Đại thừa –
phát triển mạnh tại Tây Tạng, Mông Cổ.
2. Nội dung tư tưởng triết học Phật giáo
Tư tưởng triết học Phật giáo chủ yếu nói về thế giới quan và nhân sinh quan.
2.1 Thế giới quan Phật giáo
Thế giới quan Phật giáo chịu ảnh hưởng của hai luận điểm, thể hiện qua 4 luận
thuyết cơ bản: thuyết vô thường, thuyết vô ngã, thuyết nhân quả, thuyết nhân duyên
khởi.
2.1.1 Thuyết vô thường
Vô thường là không thường còn, là chuyển biến thay đổi. Luật vô thường chi
phối vũ trụ, vạn vật, thân và tâm ta. Sự vật luôn luôn biến đổi không có gì là
thường trụ, bất biến. Với ngũ quan thô thiển của ta, ta lầm tưởng sự vật là yên tĩnh,
là bất động nhưng thật ra là nó luôn luôn ở thể động, nó chuyển biến không ngừng.
Sự chuyển biến ấy diễn ra dưới hai hình thức:
Tư tưởng triết học Phật giáo và những ảnh hưởng … Trang 2
Tiểu luận triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
a) Một là Sátna (Kshana) vô thường: là sự chuyển biến rất nhanh, trong
một thời gian hết sức ngắn, ngắn hơn cả một nháy mắt, một hơi thở, một niệm, một
sự chuyển biến vừa khởi lên đã chấm dứt.
b) Hai là Nhất kỳ vô thường: là sự chuyển biến trong từng giai đoạn. Sự
vô thường thứ nhất là trạng thái chuyển biến nhanh chóng, liên tiếp, ngắn ngủi,
thường là ta không nhận ra mà kết quả là gây ra sự vô thường thứ hai. Nhất kỳ vô
thường là trạng thái chuyển biến rõ rệt, kết thúc một trạng thái cũ, chuyển sang một
trạng thái mới. Vạn vật trong vũ trụ đều tuân theo luật: Thành – Trụ – Hoại –
Không.
Vạn vật được cấu thành, trụ một thời gian, sau đó chuyển đến diệt, thành, hoại,
không. Các sinh vật đều tuân theo luật: Sinh, trụ, di, diệt.
Không những thân ta chuyển biến không ngừng mà tâm ta cũng không ngừng
chuyển biến. Như dòng nước thác, như bọt bể, trong Satna này, trong tâm ta nổi lên
một ý niệm thiện, chỉ trong Satna sau, trong tâm ta đã có thể khơi lên một ý niệm
ác.
Các hình thái xã hội theo thời gian cũng chuyển biến: Xã hội công xã nguyên
thủy → Xã hội chiếm hữu nô lệ → Xã hội phong kiến → Xã hội tư bản → Xã hội
Xã Hội Chủ Nghĩa. Đó là quy luật xã hội và cũng phù hợp với thuyết vô thường
của Đạo Phật.
Trong thế gian có những người không biết lý vô thường của Phật, có những
nhận thức sai lầm về sự vật là thường còn, là không thay đổi, không chuyển biến.
Vì nhận thức thân ta là thường còn nên nảy ra ảo giác muốn kéo dài sự sống để
hưởng thụ, để thỏa mãn mọi dục vọng. Khi luật vô thường tác động đến bản thân
thì sinh ra phiền não đau khổ.
Thuyết vô thường là một trong những thuyết cơ bản trong giáo lý Phật, là cơ
sở của lý luận cho phương thức sống, cho triết lý sống của những con người tu
dưỡng theo giáo lý Phật.
2.1.2 Thuyết vô ngã
Từ thuyết vô thường, Phật nói sang vô ngã. Vô ngã là không có cái ta. Thực ra
làm gì cũng có cái ta trường tồn, vĩnh cữu vì cái ta nó biến đổi không ngừng, biến
Tư tưởng triết học Phật giáo và những ảnh hưởng … Trang 3
Tiểu luận triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
chuyển từng phút, từng giờ, từng Satna.
Một câu hỏi được đặt ra là cái ta ở giây phút nào là cái ta chân thực, cái ta bất
biến? Cái ta mà Phật nói trong thuyết vô ngã gồm có hai phần: Cái ta sinh lý tức
thân và cái ta tâm lý tức tâm.
Theo kinh Trung Quốc Ahàm, cái ta sinh lý chỉ là kết hợp của bốn yếu tố của
bốn đại là: địa, thủy, hỏa, phong. Những thứ đó không phải là ta, ta không phải là
những thứ đó, những thứ đó không thuộc về ta.
Còn cái ta tâm lý gồm: thụ, tưởng, hành, thức. Bốn ấm này cùng với sắc ấm
che lấp trí tuệ làm cho ta không nhận thấy được cái ta chân thực cái ta Phật tính, cái
chân ngã của chúng ta. Cái chân lý gồm những nhận thức, cảm giác, suy tưởng, là
sự kết hợp của thất tỉnh: hỷ, nộ, ai, lạc, ái, nỗ, dục.
Thuyết vô ngã làm cho người ta không còn ai tin là có một linh hồn vĩnh cửu,
tồn tại kiếp này sang kiếp khác, đời này qua đời khác. Sự tin có một linh hồn dẫn
đến sự cúng tế linh hồn là hành động của sự mê tín.
Đối với những người bị hà hiếp, bị bóc lột thì sự mê tín có cái ta vĩnh cửu dẫn
đến tư tưởng tiêu cực, chán đời phó mặc cho số mệnh, hy vọng làm lại cuộc đời ở
kiếp sau. Quan niệm có một linh hồn bất tử, một cái ta vĩnh cửu là nguồn gốc sinh
ra những tình cảm, những tư tưởng ích kỷ, những tham dục vô bờ của những kẻ
dựa vào sức mạnh phi nghĩa để làm lợi cho mình, tức là cho cái ta mà họ coi là
thường còn, bất biến.
Căn cứ trên hai thuyết vô thường và vô ngã Phật đã xây dựng cho đệ tử một
phương thức sống, một triết lý sống lấy vị tha làm lý tưởng cao cả cho cuộc sống
của mình, hay nói một cách khác một cuộc sống một người vì mọi người, mọi
người vì một người.
2.1.3 Thuyết lý nhân duyên sinh
Với lý nhân duyên sinh Phật muốn nói tới một định lý. Theo định lý ấy sự vật
vạn vật phát triển trên thế gian đều do các nhân duyên hội họp mà thành, sự vật,
vạn pháp sẽ kiến diệt khi nhân duyên tan rã.
Nhân là năng lực phát sinh, duyên là lực hỗ trợ cho nhân phát sinh. Như cây
lúa thì hạt lúa là nhân, nước, ánh sáng mặt trời, công cày bừa gieo trồng là duyên.
Tư tưởng triết học Phật giáo và những ảnh hưởng … Trang 4
Tiểu luận triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Nhân duyên đó hội họp sinh ra cây lúa. Tất cả mọi hiện tượng đều nương nhau mà
hành động. Nói nương nhau có nghĩa là sự vật tác động, kết hợp, chi phối, ảnh
hưởng lẫn nhau mà thành. Đó là nhân duyên.
Tất cả các pháp đều sinh, diệt và tồn tại trong sự liên hệ mật thiết với nhau,
không một pháp nào có thể tồn tại độc lập tuyệt đối.
Sự vật chỉ “có” một cách giả tạo, một cách vô thường.
¾ Nhân duyên hội họp thì sự vật là “có”
¾ Nhân duyên tan rã thì sự vật là “không”.
Người thế gian không tu dưỡng tưởng lầm sự vật, vạn pháp là thực có, là vĩnh
viễn nên bám giữ vào các pháp vào sự vật (sinh mệnh, danh vọng, tiền tài...).
Nhưng thực ra các pháp là vô thường, là chuyển biến và khi tan rã thì người thế
gian thương tiếc, đau khổ.
Lý nhân duyên cho chúng ta thấy sự vật hình thành là do nhân duyên hòa hợp,
sự vật là hư giả, là giả hợp không có tính tồn tại. Như vậy con người làm chủ đời
mình, làm chủ vận mệnh của mình.
Cuộc sống của con người có tươi đẹp hạnh phúc hay phiền não đau khổ là đều
do nhân duyên mà con người tạo ra. Với nhận thức như vậy, con người tìm được
một phương thức sống, một cách sống cho ra sống, sống vì hạnh phúc của mọi
người, sống an lạc, tự tại, giải thoát.
2.1.4 Thuyết nhân duyên quả báo hay thuyết nhân quả
Thuyết nhân duyên quả báo hay thuyết nhân quả là một trong những thuyết cơ
bản của giáo lý Phật. Sự vật sinh ra là có nhân, nguyên nhân. Cái nguyên nhân một
mình cũng không tạo ra được sự vật mà phải có đủ duyên thì mới tạo ra quả được.
Người ta nói rằng: Trồng đậu được đậu
Trồng dưa được dưa.
Nhưng Phật nhấn mạnh: Quả có thể khác nhân sinh ra nó. Quả có thể hơn
nhân nếu gặp đủ duyên tốt, trái lại có thể kém nhân nếu gặp duyên xấu. Nhân gặp
đủ duyên thì sẽ biến thành quả, quả sinh ra nếu hội đủ duyên lại có thể biến thành
nhân rồi để sinh ra quả khác.
Tư tưởng triết học Phật giáo và những ảnh hưởng … Trang 5
Tiểu luận triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
Sự vật là một chuỗi nhân quả, là một tràng nhân quả nối tiếp nhau, ảnh hưởng
lẫn nhau không bao giờ đứt quãng, không bao giờ ngừng.
Trong nhân lại có mầm mống của quả sau này nhưng quả không nhất định
phải đúng như nhân vì duyên có thể mang lại sự biến đổi cho quả – Đó là thuyết
“Bất định pháp” trong luật nhân quả.
Sự vật là bất định, người tu hành căn cứ vào thuyết này mà tu dưỡng và tiến
tới trên con đường giải thoát về nhân. Suy rộng ra theo giáo lý Phật thì mỗi ý nghĩ
của tâm ta, mỗi hành động của thân ta, mỗi lời nói của chúng ta cũng là những hạt
nhân của chúng ta gieo hàng ngày. Những hạt nhân khi gặp đủ duyên sẽ nảy nở
thành quả.
Theo danh từ Phật học, những hạt nhân này gọi là nghiệp. Gieo nhân tức là
gây nghiệp. Kết quả đền đáp những hành động nói trên Phật gọi là nghiệp báo.
Người nào gieo nhân, người ấy hái quả, không một hành động nào, thiện hay ác, dù
nhỏ đến đâu, dù ta khôn khéo bưng bít, giấu giếm đến mức nào cũng không thể
thoát khỏi cán cân nhân quả. Người học Phật, tu Phật chân chính thấm nhuần
thuyết nhân quả phải là người có đạo lý, không thể nào khác được.
Với những luận thuyết cơ bản như trên đã hình thành nên thế giới quan Phật
giáo. Phật quan niệm các hiện tượng trong vũ trụ luôn luôn biến chuyển không
ngừng theo quy luật nhân duyên. Một hiện tượng phát sinh không phải là do một
nhân mà do nhiều nhân và duyên. Nhân không phải tự mà có mà do nhiều nhân
duyên đã có từ trước. Như vậy một hiện tượng có liên quan đến tất cả các hiện
tượng trong vũ trụ.
Tóm lại thế giới quan Phật giáo là thế giới quan nhân duyên. Tất cả sự vật có
danh có tướng, có thể nhận thức được, ý niệm được. Cảm giác được hay dùng ngôn
ngữ luận bàn, được đều được Phật gọi là pháp. Các pháp đều thuộc một giới gọi là
Pháp giới. Bản tính của pháp giới là các pháp duyên khởi ra nhau. Tính ấy là tính
của pháp giới nên gọi là pháp giới tính. Do pháp giới tính là bản tính của các pháp
nên gọi là chân, vì vậy pháp giới tính còn gọi là chân như tính.
Giác ngộ được chân như tính thì gọi là tự giác, nhưng thế thì chưa nhận thức
đầy đủ, sâu sắc về pháp giới tính vì vậy các nhà tu hành giác ngộ được bản lai tự
Tư tưởng triết học Phật giáo và những ảnh hưởng … Trang 6
Tiểu luận triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
tính còn phải vận dụng pháp giới tính vào nhiều trường hợp khác để thấy được cái
dụng to lớn của pháp giới tính.
2.2 Nhận thức luận Phật giáo
2.2.1 Bản chất, đối tượng của nhận thức luận
Bản chất của nhận thức luận Phật giáo là quá trình khai sáng trí tuệ. Còn đối
tượng của nhận thức luận là vạn vật, là mọi hiện tượng, là cả vũ trụ.
Vạn vật là vô thủy vô chung, không có sự vật đầu tiên và không có sự vật cuối
cùng. Mọi vật đều liên quan mật thiết đến nhau. Toàn thể dù lớn đến đâu nếu không
có quan hệ với hạt bụi thì cũng không thành lập được. Để diễn đạt ý trên, một thiền
sư đã dùng hai câu thơ:
Càn khôn tận thị mao đầu thượng
Nhật nguyệt bao hàm giới trí trung.
Có nghĩa là:
Trời đất rút lại đầu lông nhỏ xíu
Nhật nguyệt nằm trong hạt cải mòng.
Như vậy đạo Phật không phân biệt vật chất và tinh thần vì đó chỉ là hai trạng
thái của tâm, của năng lượng khi ở thể tiềm tàng.
Sau khi đã tìm hiểu về sự vật, hiện tượng chúng ta sẽ tìm hiểu cái tâm trong
đạo Phật để thấy được quan niệm của đạo Phật về tâm và vật.
Thông thường người ta cho rằng đạo Phật là duy tâm vì trong kinh Phật có câu
“Nhất thiết duy tâm tạo”. Nhưng chữ “duy tâm” ở đây không phải là duy tâm trong
triết học Tây phương nên ta không thể nhận định như trên. Chữ tâm trong đạo Phật
có nghĩa là một năng lượng, nó làm bản thể cho tất cả mọi hiện tượng tâm lý, cho
mọi hiện hành. Bản thể là cái chất, là cội gốc của vạn vật. Khi ta phân tích, chia chẻ
một vật đến một phần tử nhỏ nhất, đến phần cuối cùng thì phần tử ấy là bản thể mà
ở đây cũng có vật có chất nên đâu đâu cũng thấy có bản thể, vì vậy tâm cũng lại là
to lớn vô biên.
Những tình cảm, ý thức phát sinh phải nương vào hiện tượng sinh lý, vật lý.
Nói nương nhau để phát sinh chứ không phải các hiện tượng sinh lý, vật lý sinh ra
Tư tưởng triết học Phật giáo và những ảnh hưởng … Trang 7
Tiểu luận triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
các hiện tượng tâm lý.
Hiểu như vậy thì thấy rõ không phải tâm sinh vật hay vật sinh tâm. Những
hiện tượng sinh lý vật lý và những hiện tượng tâm lý ấy chỉ tương sinh tương thành.
2.2.2 Quy trình, con đường và phương pháp nhận thức
Sự nhận thức phát triển theo hai con đường tư trào là hướng nội và hướng
ngoại. Phật giáo thường quan tâm đến tư trào hướng nội tức là mỗi người tự chiêm
nghiệm suy nghĩ của bản thân. Có hai phương pháp để nhận thức là :
¾ Tiệm ngộ: là sự giác ngộ, nhận thức một các dần dần, có tính chất là “trí
hữu sư”.
¾ Đốn ngộ: là sự giác ngộ bộc phát, bùng nổ có tính chất là “trí vô sư”.
Với hai phương pháp ấy sự nhận thức Phật giáo được chia làm hai giai đoạn:
¾ Giai đoạn một là từ tùy giác đến thể nhập. Nhận thức bắt đầu từ cảm giác
và phụ thuộc vào cảm giác đưa lại. Kết quả là con người biết được cái tiếp xúc giữa
thế giới khách quan và giác quan của con người và từ sự tiếp xúc này tạo nên yếu
tố “thọ” trong ngũ uẩn. Theo nhà Phật nói chữ thọ ở đây là sự tiếp xúc của sáu căn
với sáu trần tạo nên yếu tố thọ. Căn cứ ở đây là những khả năng nhận thức của các
giác quan. Trần là loại kích thích từ thế giới bên ngoài. Nếu kích thích tương ứng
với các căn thì con người có cảm giác. Sáu căn là: nhăn, nhỉ, tù, thiệt, thân, ý. Sáu
trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. “Thọ”, cho chúng ta nhận biết được những
hiện tượng riêng lẻ, những cái bề ngoài, ngẫu nhiên. Trong một số trường hợp khác
gọi đó là kinh nghiệm. Từ những tri thức cảm tính kinh nghiệm nêu trên, con người
sẽ đi sâu để nhập vào bản thể của sự vật để biết được cái bên trong, bản chất đó là
tri thức định lý.
¾ Giai đoạn hai là sự nhận thức đi từ cái tâm tại đến cái tâm siêu thể. Từ kết
quả của giai đoạn trước, con người bắt được cái tâm tính của những sự vật hữu hình
tái thế và đặc biệt là cái tâm ở trong mỗi con người và nâng lên để nắm được cái
tâm siêu thoát, cái tâm trung.
Để đạt được sự nhận thức đó thì có nhiều phương pháp song hai phương pháp
sau: Tam học và Tam huệ là chủ yếu.
¾ Tam học là giới, định, tuệ.
Tư tưởng triết học Phật giáo và những ảnh hưởng … Trang 8
Tiểu luận triết học GVHD: TS Bùi Văn Mưa
− Giới: gồm có những phương tiện để thay đổi lối suy nghĩ, lối sinh hoạt
hàng ngày của con người sống theo đạo, thích hợp với đạo là luôn hướng về thiện.
− Định: là đình chỉ mọi tư tưởng xấu, ý nghĩ xấu và còn là tập trung tư
tưởng suy nghĩ để làm mọi việc yên lành.
− Tuệ: là trí tụê sáng suốt, đã thấu được lý vô thường, vô ngã, do đó chỉ nghĩ
đến làm việc thiện, mưu lợi cho chúng sinh.
¾ Tam huệ là văn, tu, tư.
− Văn: là nghe pháp Phật, hiểu rõ ý nghĩa, quan niệm được bản tính thanh
tịnh, sáng suốt của mình, do đó mà có một lòng tin vững chắc nơi Phật pháp.