René Descartes (1596–1650) là triết gia, nhà khoa học, nhà toán học
người Pháp, ông được một số người xem là cha đẻ của triết học hiện đại.
Descartes đã có những đóng góp lớn lao, có tính lịch sử về phương diện triết học.
Tư tưởng triết học của ông đã giữ vai trò một khởi nguyên mới, ông đã có công
đấu tranh thống nhất sự thống trị mười mấy thế kỷ của triết học kinh viện, mở
đường cho nền triết học Tây phương ngày nay.
Trong phạm vi bài tiểu luận, với cách nhìn nhận vấn đề còn hạn chế, tôi
chỉ xin phép được trình bày một cách sơ bộ về chủ đề “Tư tưởng triết học của
René Descartes và ảnh hưởng của nó đến nến văn minh phương Tây hiện
đại” để phần nào giúp bạn đọc quan tâm cảm nhận được sự vĩ đại của triết học
gia này.
Qua đây cũng xin được gửi lời cảm ơn trân trọng đến TS.Bùi Văn M ưa,
người Thầy đã giúp tôi vượt qua định kiến về bộ môn triết học, và càng ngày
càng cảm thấy yêu thích bộ môn khoa học của mọi khoa học này. Kính chúc
Thầy cùng Gia đình sức khỏe, hành phúc và thành đạt.
29 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4238 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng triết học của rené descartes và ảnh hưởng của nó đến nền văn minh phương tây hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
LỚP CAO HỌC ĐÊM 1 - K19
MÔN TRIẾT HỌC
TIỂU LUẬN:
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA RENÉ
DESCARTES VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN
NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
GVHD : TS. BÙI VĂN MƯA
HỌC VIÊN : TRƯƠNG QUANG KHÁNH
HỒ CHÍ MINH 03 – 2010
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
MỤC LỤC
Lời mở đầu ................................................................................................................... 2
Phần I. SƠ LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC GIA RENÉ DESCARTES ..................... 3
1. Tiểu sử ...................................................................................................................... 3
2. Các tác phẩm chính và bối cảnh ra đời .................................................................. 3
3. Tư tưởng triết học chủ đạo....................................................................................... 5
4. Ảnh hưởng của triết học trong việc nghiên cứu các môn khoa học khác ........ 6
PHẦN II. SƠ LƯỢC CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA NỀN VĂN M INH PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI............................................ 8
1. Giai đoạn từ năm 1500 – 1789 ................................................................................ 8
2. Giai đoạn từ năm 1789 – 1799 ................................................................................11
3. Thời kỳ chiến tranh và cách mạng toàn diện từ năm 1914 ..................................17
Phần III. ẢNH HƯỞNG CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC DESCARTES ĐẾN
NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI ......................................................21
1. Tư tưởng triết học Descartes ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề của nền văn
minh phương Tây hiện đại ...........................................................................................21
2. Ảnh hưởng của triết học Descartes đối với tư tưởng của các nhà triết học khác
.........................................................................................................................................24
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 1/29
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
LỜI MỞ ĐẦU
"Cogito, ergo sum"
"Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại"
René Descartes (1596–1650) là triết gia, nhà khoa học, nhà toán học
người Pháp, ông được một số người xem là cha đẻ của triết học hiện đại.
Descartes đã có những đóng góp lớn lao, có tính lịch sử về phương diện triết học.
Tư tưởng triết học của ông đã giữ vai trò một khởi nguyên mới, ông đã có công
đấu tranh thống nhất sự thống trị mười mấy thế kỷ của triết học kinh viện, mở
đường cho nền triết học Tây phương ngày nay.
Trong phạm vi bài tiểu luận, với cách nhìn nhận vấn đề còn hạn chế, tôi
chỉ xin phép được trình bày một cách sơ bộ về chủ đề “Tư tưởng triết học của
René Descartes và ảnh hưởng của nó đến nến văn minh phương Tây hiện
đại” để phần nào giúp bạn đọc quan tâm cảm nhận được sự vĩ đại của triết học
gia này.
Qua đây cũng xin được gửi lời cảm ơn trân trọng đến TS.Bùi Văn M ưa,
người Thầy đã giúp tôi vượt qua định kiến về bộ môn triết học, và càng ngày
càng cảm thấy yêu thích bộ môn khoa học của mọi khoa học này. Kính chúc
Thầy cùng Gia đình sức khỏe, hành phúc và thành đạt.
Trân trọng./.
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 2/29
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
PHẦN I
SƠ LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC GIA RENÉ DESCARTES
1. Tiểu sử:
René Descartes (1596–1650) Sinh tại La Haye, Touraine (trước đây là một tỉnh,
nay gọi là một vùng của Pháp), Descartes là con của một gia đình quý tộc nhỏ, có
truyền thống khoa bảng. Lên tám tuổi, ông được gửi theo học tại trường học của dòng
Tên tại La Flèche ở Anjou, ông học ở đây suốt 8 năm. Bên cạnh những môn học cổ
điển, Descartes còn học toán ở các thầy theo trường phái Kinh viện, một học phái chủ
trương dùng lý luận của loài người để hiểu lý thuyết Ky tô giáo. Thiên Chúa giáo La Mã
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến suốt cuộc đời Descartes. Sau khi ra trường, ông theo học
luật tại Đại học Poitiers, tốt nghiệp năm 1616. Tuy vậy, ông chưa hề hành nghề luật;
năm 1618 ông phục vụ cho Hoàng tử Maurice de Nassau, nhà lãnh đạo của Liên hiệp
các tỉnh Hà Lan, với ý định theo đuổi một cuộc đời binh nghiệp. Những năm tiếp theo,
Descartes phục vụ các quân đội khác, nhưng ông đã bắt đầu tập trung vào toán học và
triết học. Ông hành hương sang đất Ý từ năm 1623 đến 1624, sau đó từ 1624 đến 1628,
ông ở Pháp. Trong thời gian ở Pháp, Descartes chuyên tâm nghiên cứu triết học và làm
các thí nghiệm về quang học. Năm 1628, sau khi bán hết tài sản ở Pháp, ông chuyển
sang sống ở Hà Lan, và sống hầu hết quãng đời còn lại ở xứ hoa tuylip. Descartes sống
ở nhiều thành phố khác nhau của Hà Lan, như Amsterdam, Deventer, Utrecht, và
Leiden.
2. Các tác phẩm chính và bối cảnh ra đời:
Vốn bản tính ưa thích cảnh cô đơn và cuộc sống ẩn dật, xa lánh các đô thị náo
nhiệt, ông sang Hòa Lan vào năm 1629.
Chính tại Hòa Lan, Descartes cảm thấy thái bình và tự do trong tư tưởng. Ông
không ngừng nghiên cứu về Siêu Hình, Cơ Thể Học, Hóa Học, Thiên Văn, Vật Lý và
Toán Học. Ông tiếp tục cư ngụ tại nơi này cho tới năm 1649. Tại xứ Hòa Lan ngày,
người dân rất ưa hoạt động và chỉ chú tâm vào công việc của mình hơn là dòm ngó tới
các chuyện của người khác. Mặc dù sống biệt lập như trên một bãi sa mạc hẻo lánh
nhất, Descartes vẫn luôn luôn liên lạc với các nhà bác học đương thời bằng thư từ, do sự
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 3/29
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
trung gian của linh mục Mersenne, một nhà bác học tại Paris, rồi mãi về sau bằng các
lần trở về nước Pháp. Nhiều nhà toán học danh tiếng như Fermat, Roberval, Pascal,
Huygens v.v. đã trao đổi với Descartes các bức thư trong đó chứa đựng rất nhiều điều
tranh luận gắt gao.
Năm 1633, Descartes viết xong cuốn "Khảo Sát về Hệ Thống Thế Giới" (Traité
du Système du Monde) nhưng ông đã bỏ đi khi được tin nhà đại bác học Galilei bị kết
án vì phổ biến các tư tưởng mới lạ về Thái Dương Hệ. Phải chăng Descartes cũng e sợ
phạm vào các điều cấm đoán đương thời?
Năm 1637, Descartes cho xuất bản cuốn "Phương Pháp Luận" (Discours de la
Méthode), viết bằng tiếng Pháp có phụ thêm phần khảo sát về Hình Học và Quang Học.
Nhờ cuốn sách này, mọi người có được một ý niệm về phương pháp kiểm chứng các
điều suy luận. Tuy nhiên theo Descartes, cuốn sách này dùng để thăm dò dư luận. Ngoài
ra, ông lại tìm cách thay thế các ký hiệu Toán Học phiền phức cũ bằng các ký hiệu mới
giản dị hơn. Rồi các định luật về sự khúc xạ ánh sáng và những khám phá về môn Hình
Học của ông đã là những điều hiểu biết tân kỳ của thời đại đó.
Cuốn "Suy Tưởng về các Vấn Đề Siêu Hình" (Meditations de Prima
Philosophiae) của ông được xuất bản bằng tiếng La Tinh vào năm 1641 và năm sau,
được Hầu Tước De Luynes dịch sang tiếng Pháp. Lý thuyết mới về Triết Học này của
Descartes đã làm cho phái theo học thuyết Aristotle đứng lên phản kháng. Các cha
Dòng Tên, những vị thầy cũ của Descartes, đã viết báo để bài bác thứ tư tưởng quá mới
lạ này.
Năm 1644, Descartes lại cho xuất bản cuốn "Nguyên Lý Triết Học" (Principia
Philosophiae) viết bằng tiếng La Tinh là ngôn ngữ khoa học đương thời. Cuốn sách này
chia làm 4 phần: phần thứ nhất đề cập tới các vấn đề Siêu Hình, trình bày các nguyên
tắc của sự hiểu biết của con người. Sang phần sau, Descartes đã dùng không gian, thời
gian, trạng thái động và tĩnh để cắt nghĩa về thành phần cấu tạo của sự vật. Phần thứ ba
và thứ tư dành cho lý thuyết về Vũ Trụ. Theo ông, trong Vũ Trụ có các cơn lốc do các
vật chất rất tế nhị cấu tạo nên. Mặt trời và các vì sao là các trung tâm của các cơn lốc
này. Khi cuốn sách sắp được xuất bản, Descartes hy vọng rằng cha Mesland sẽ giảng
dạy học thuyết của ông tại Paris nhưng sự thật trái hẳn lại: cha Mesland đã bị đổi sang
Canada vì giao du thân thiết với Descartes!
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 4/29
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
Nếu tại nước Pháp, tác phẩm kể trên của Descartes bị phản kháng thì tại Hòa
Lan, nó cũng chẳng được mọi người tán thưởng. Một cuộc tranh luận dữ dội đã diễn ra
tại Hàn Lâm Viện Utretch giữa nhà thần học Gilbert Voetius và môn đệ của Descartes là
Regius. Khi cuộc tranh chấp trở nên quá gay go, Thượng Nghị Viện Utretch phải can
thiệp vào và cấm Regius không được giảng dạy lý thuyết mới đó. Rồi đến lượt Đại Học
Đường Leyde tố cáo Descartes đã nhạo báng cả Thần Thánh, đến nỗi Đại Sứ Pháp phải
đích thân bênh vực nhà bác học. Xứ Hòa Lan lúc này không còn là nơi cho phép
Descartes suy tưởng trong Tự Do và Thái Bình nữa, không còn là nơi an lạc để tìm thấy
Chân-Thiện-Mỹ nữa . . . ông đã thay đổi chỗ ở 3 lần mà không tìm ra được nơi nào vừa
ý. Descartes đành phải trở về Pháp. Tuy nhiên thành phố Paris vẫn không hợp với ông.
Tác phẩm cuối cùng được xuất bản lúc sinh thời của Descartes là cuốn "Xúc
Cảm của Linh Hồn" (Les Passions de l' Âme).
Réné Descartes đã sống trong cảnh độc thân và cô quạnh nhưng trí tuệ của ông
lúc nào cũng say đắm trong sự tìm hiểu. Ông là người không màng danh lợi nhưng danh
vọng đã đến với ông trong nhiều thế kỷ. Cách áp dụng môn Đại Số vào Hình Học của
ông trong tác phẩm "Hình Học" (Geometry, 1637) đã mở đầu cho môn "Hình Học Giải
Tích" và các cách suy luận về Phương Pháp (methodology) và về Triết Học
(philosophy) trong tác phẩm "Phương Pháp Luận" đã là những tư tưởng mới lạ, chính
xác mà các triết gia sau này chỉ cần bổ túc cho hoàn hảo hơn.
3. Tư tưởng triết học chủ đạo:
Descartes đã chú ý đến nghiên cứu phương pháp nhận thức khoa học để tạo nên
khả năng đi sâu vào nghiên cứu những bí mật của giới tự nhiên. Ông tin tưởng rằng, với
phương pháp mới có thể đạt đươc những tri thức có ích cho cuộc sống. Triết học của
ông có tính chất nhị nguyên. Ông cho rằng, hai thực thể tinh thần và vật chất tồn tại độc
lập với nhau, nhưng cả hai thực thể này đều phục tùng nguyên thể thứ ba – nguyên thể
tối cao là thần linh. Nhị nguyên luận của Descartes biểu hiện tính chất thoả hiệp của hệ
tư tưởng tư sản.
Gạt bỏ những đạo lý kinh viện của tôn giáo, Descartes đưa lý trí lên vị trí hàng
đầu trong lý luận về nhận thức. Gống như Bacơn, ông cho rằng nhiệm vụ của thí
nghiệm không phải là phát minh ra các quy luật của tự nhiên mà là khẳng định những tri
thức, những quy luật mà lý trí phát hiện ra. Nếu Bacơn cho rằng điều kiện cần thiết đầu
tiên để xây dựng một khoa học chân chính về khoa học tự nhiên là tẩy rửa được mọi ảo
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 5/29
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
tưởng, thì Descartes thừa nhận rằng sự nghi ngờ là điểm xuất phát của phương pháp
khoa học. Ông nhấn mạnh rằng, dù anh nghi ngờ mọi cái nhưng không thể nghi ngờ
rằng anh nghi ngờ. Descartes nói: Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại, và ông cho đó là nguyên lý
cơ bản bất di bất dịch. Ý nghĩa tiến bộ của nguyên lý trên là ở chỗ nó đề cao vai trò của
lý trí, phủ nhận một cách tuyệt đối những gì mà người ta mê tín. Những nguyên lý ấy lại
thể hiện tính chất duy tâm, vì Descartes đã không nhìn thấy rằng không thể đi tìm tiền
đề xuất phát của nhận thức ở ngay trong nhận thức mà phải tìm từ bản thân đời sống
thực tiễn xã hội.
Descartes là người sáng lập ra chủ nghĩa duy lý. Chủ nghĩa duy lý của Descartes
ở một mức độ khá lớn có liên hệ với chủ nghĩa duy tâm, vì ông cho rằng trong lý trí của
con người có “những tư tưởng bẩm sinh”, độc lâp với kinh nghiệm. Ông đã thừa nhận
một cách sai lầm rằng, những nguyên tắc cơ bản của logic học và toán học là những cái
“bẩm sinh”, không phụ thuộc vào kinh nghiệm.
Trong học thuyết về tự nhiên, Descartes là một nhà duy vật, ông coi vật chất là
một thực thể duy nhất, là cơ sở duy nhất của tồn tại và nhận thức. Quảng tính là thuộc
tính cơ bản của vật chất, nhưng ông lại đi đến đồng nhát vật chất với quảng tính, và
ngược lại, ở đâu không có quảng tính thì không có vật chất. Vật chất choán đầy vũ trụ,
không có không gian trống rỗng. Descartes thừa nhận tính vĩnh cửu của vật chất. Vạn
động cơ học được ông xem như là một biểu hiện sức sống của vật chất. Vận động được
chuyển từ vật này đến vật khác và không bao giờ bị tiêu diệt. Luận điểm của Descartes
về tính không bị tiêu diẹt của vận động được Ph.Ăngnhen đánh giá như một thành tựu
khoa học vĩ đại.
Descartes thừa nhận sự xuất hiện của thế giới thực vật và động vật trong quá
trình vận động. Nhưng ông chưa thấy sự khác nhau về chất giữa thế giới sinh vật, coi cơ
thể sống là một cỗ máy phức tạp. Ông cho rằng, sự khác biệt giữa con người và con vật
là ở chỗ: con người không chỉ là một cơ thể vật chất mà còn là một thực thể có lý trí.
Nhưng lý trí, theo ông không phụ thuộc vào qúa trình vật chất. Điều này thể hiện tính
chất duy tâm trong triết học của Descartes.
4. Ảnh hưởng của triết học trong việc nghiên cứu các môn khoa học khác:
Triết học Descartes, có khi được gọi là Cartesianism (tiếng Anh), đã khiến cho
ông có nhiều giải thích sai lầm về các hiện tượng vật lý. Tuy nhiên, các giải thích đó
cũng có một giá trị nhất định, vì ông đã dùng những giải thích cơ học thay cho những
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 6/29
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
quan điểm tinh thần mơ hồ của các tác giả đi trước. Ban đầu Descartes đã công nhận
thuyết Copernic về hệ thống vũ trụ trong đó các hành tinh xoay quanh Mặt Trời, nhưng
ông đã từ bỏ nó chỉ vì giáo hội Thiên Chúa La Mã phán rằng thuyết đó tà đạo. Thay vào
đó ông đưa ra lý thuyết dòng xoáy – cho rằng vũ trụ được lấp đầy vật chất, ở các trạng
thái khác nhau, xoáy quanh mặt trời.
Trong lĩnh vực sinh lý học, Descartes giữ quan điểm rằng máu là một chất lỏng
tinh tế mà ông gọi là hồn của động vật. Ông tin rằng hồn động vật tiếp xúc với chất suy
nghĩ ở trong não và chảy dọc theo các dây thần kinh để điều khiển cơ bắp và các phần
khác của cơ thể.
Về quang học, Descartes đã khám phá ra định luật cơ bản của sự phản xạ: góc
tới bằng góc phản xạ. Tiểu luận của ông là văn bản đầu tiên trình bày đề cập đến định
luật này. Việc Descartes xem ánh sáng như một thứ áp lực trên môi trường chất rắn đã
dẫn đường cho lý thuyết sóng của ánh sáng.
Về toán học, đóng góp quan trọng nhất của Descartes là việc hệ thống hóa hình
học giải tích, hệ các trục tọa độ vuông góc được mang tên ông. Ông là nhà toán học đầu
tiên phân loại các đường cong dựa theo tính chất của các phương trình tạo nên chúng.
Ông cũng có những đóng góp vào lý thuyết về các đẳng thức. Descartes cũng là người
đầu tiên dùng các chữ cái cuối cùng của bảng chữ cái để chỉ các ẩn số và dùng các chữ
cái đầu tiên của bảng chữ cái để chỉ các giá trị đã biết. Ông cũng đã sáng tạo ra hệ thống
ký hiệu để mô tả lũy thừa của các số (chẳng hạn trong biểu thức x²). Mặc khác, chính
ông đã thiết lập ra phương pháp, gọi là phương pháp dấu hiệu Descartes, để tìm số
nghiệm âm, dương của bất cứ phương trình đại số nào.
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 7/29
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
PHẦN II.
SƠ LƯỢC CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
Nền văn minh phương Tây hiện đại kéo dài từ năm 1500 đến nay với các giai
đoạn hình thành và phát triển như sau:
1. Giai đoạn từ năm 1500 – 1789:
a. Cách mạng thương nghiệp và xã hội mới (1400 – 1700)
Ảnh hưởng của Cách mạng thương nghiệp trong việc đặt nền tảng cho chủ
nghĩa tư bản hiện đại: Có thể nói rằng Cách mạng thương nghiệp là một trong
những phát triển có ý nghĩa nhất trong lịch sử thế giới phương Tây. Toàn bộ hình
thái đời sống kinh tế hiện đại không thể thực hiện được nếu không có cuộc cách
mạng này, vì nó thay đổi nền tảng thương mại từ bình diện cục bộ, địa phương,
trong vùng của thời Trung cổ sang phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, cách mạng làm
tăng sức mạnh của tiền bạc, thúc đẩy kinh doanh có lợi, tán thành việc tích lũy tài
sản, hình thành xí nghiệp cạnh tranh làm nền tảng cho sản xuất và mậu dịch.
Tóm lại, Cách mạng thương nghiệp là nguyên nhân tạo ra hầu hết các yếu tố cấu
thành chế độ tư bản. Hầu hết đầu cơ điên cuồng. Nhưng những điều này không
phải là kết quả duy nhất. Cách mạng thương nghiệp là nguyên nhân tạo ra những
hoạt động đầu cơ điên cuồng đầu tiên, giống hệt như các cuộc đầu cơ trong thế
giới hiện đại mà chúng ta thường gặp. Dòng chảy kim loại quý, giá cả tăng
nhanh, và chú trọng đến sự giàu có, xem đó là mục tiêu trong đời sống, khuyến
khích tinh thần mạo hiểm may rủi trong kinh doanh vốn không hề có trong nền
kinh tế tĩnh ở thời Trung cổ. Sự mở rộng hoạt động kinh doanh nhanh chóng
trong những ngày đầu cách mạng đã khuyến khích mọi người nghĩ rằng chỉ qua
đêm là có thể phát tài. Vô số dự án được đề ra với mọi loại mục đích kỳ dị - làm
cho nước biển ngọt hoặc sản xuất các máy chuyển động vĩnh cửu - và hàng ngàn
nhà đầu tư mù quáng lao vào. Thậm chí có nhiều người khuyến mãi quỷ quyệt
bán cổ phần trong một công ty với mục đích được mô tả rất hấp dẫn “sẽ tiết lộ
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 8/29
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
công việc kinh doanh vào đúng thời điểm”. Người ta ước đoán rằng có hàng trăm
triệu đôla được đầu tư vào những dự án này vào những năm đầu thế kỷ 18.
Ảnh hưởng của Cách mạng thương nghiệp trong việc dọn đường cho cuộc
Cách mạng kỹ nghệ: Cách mạng thương nghiệp vô cùng quan trọng trong việc
dọn đường cho cuộc Cách mạng công nghiệp. Thật ra có nhiều lý do. Thứ nhất,
Cách mạng thương nghiệp tạo ra một giai cấp các nhà tư bản luôn tìm cơ hội mới
để đấu tư lợi nhuận thặng dư của mình. Thứ hai, chính sách trọng thương, chú
trọng việc bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ và sản xuất hàng hóa xuất khẩu,
kích thích tăng trưởng sản xuất. Thứ ba, tài nguyên của các đế quốc thuộc địa với
nhiều nguyên liệu mới tràn ngập châu Âu và làm gia tăng lượng hàng hóa trước
đây được cho là xa xỉ. Hầu hết những hàng hóa này cần phải sơ chế trước khi tiêu
thụ. Do đó, nhiều ngành công nghiệp mới hoàn toàn không bị lệ thuộc vào một
quy định phường hội bất kỳ vẫn còn tồn tại. Minh họa nổi bật là việc sản xuất
hàng dệt bông, và một trong những ngành công nghiệp đầu tiên được cơ khí hóa.
Sau cùng, đặc điểm của Cách mạng là có xu hướng chấp nhận phương pháp nhà
mây trong một số tuyến sản xuất, cùng với những cải tiến công nghệ như phát
minh bánh xe quay tơ, khung dệt tất và tìm ra các quá trình hiệu quả hơn trong
tinh luyện quặng. Sự kết hợp giữa những sự phát triển này và tiến bộ cơ khí trong
Cách mạng kỹ nghệ không phải là điều khó nhận thấy.
b. Thời kỳ chính thể chuyên chế (1485 – 1789)
Khởi đầu của hệ thống nhà nước hiện đại: Thời kỳ chính thể chuyên chế
mang ý nghĩa quan trọng không những đối với sự hình thành chính thể quân chủ
chuyên chế, thậm chí còn có ý nghĩa quan trọng hơn đối với ảnh hưởng của nó
trong các mối quan hệ quốc tế. Hệ thống nhà nước hiện đại ra đời thời kỳ này.
Trong thời kỳ khoảng 1.000 năm sau khi Rome sụp đổ, nhà nước, theo ý nghĩa
ngày nay chúng ta hiểu về từ này, hầu như đế quốc Byzantine không tồn tại ở
Tây Âu. Thật ra, ở Anh và Pháp có nhiều ông vua, nhưng đến cuối thời Trung
đại, mối quan hệ của họ với thần dân về cơ bản là mối quan hệ giữa lãnh chúa
với chư hầu. Họ có dominium nhưng không có quyền tối cao. Nói cách khác, họ
có quyền sở hữu cao nhất đối với ruộng đất được quy vào thái ấp của mình
Trương Quang Khánh – Lớp Đêm 1 K 19 Trang 9/29
Tiểu luận Triết học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa
nhưng không có được uy quyền chính trị cao nhất đối với những người sống trên
đất của họ. Chỉ bằng cách mở rộng quyền đánh thuế, quyền hành pháp, và thành
lập các đạo quân chuyên nghiệp, những nhà cầm quyền như Philip Augustus của
Pháp, Henry II của Anh, và Frederick II thuộc. Đế quốc La Mã thần thánh từng
bướu trở thành quốc chủ theo nghĩa hiện đại. Cho dù như thế, lãnh địa của họ về
cơ bản vẫn còn mang đặc điểm phong kiến trong nhiều thế