Tiểu luận Vài nét về hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - Asean

Trong đời sống chính trị thế giới, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được coi như là đối tác không th ể thiếu của các nước và trung tâm lớn trên thế giới đồng thời cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy các tiến trình đối tho ại và hợp tác trên nhiều cung bậc ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Hơn nữa, ASEAN đã, đang và sẽ là thể chế hàng đầu đối với việc duy trì hòa bình, an ninh và sự hợp tác của Hiệp hội nói chung cũng như của từng quốc gia thành viên nói riêng. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này ngày 28/7/1995 tại thủ đô của vương quốc Brunei. Quá trình hội nhập khu vực của Việt Nam đã khởi động từ năm 1992 khi Việt Nam tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và trở thành quan sát viên của ASEAN. Đã hơn 10 năm kể từ ngày Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN, thực tiễn đã chứng minh chủ trương gia nhập của chúng ta là đúng đắn và phù hợp với đường lối đối ngo ại của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi m ới. Tuy nhiên, nguyên nhân và thời điểm Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995 còn là chủ đề nghiên cứu của nhiều chuyên gia. Liệu rằng thời cơ đó, th ời điểm đó đã chín muồi cho một trang sử mới ? Và chúng ta gia nhập ASEAN năm 1995 thì cơ hội hay thách thức là nhiều hơn. Với những suy nghĩ đó, em đã quy ết đ ịnh lựa chọn đề tài “ Tại sao Việt Nam gia nh ập ASEAN vào năm 1995?” cho bài tiểu luận của mình. Bản thân là một sinh viên Ngoại giao, em cảm thấy nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết

pdf14 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3047 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vài nét về hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - Asean, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận Vài nét về Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á - ASEAN 2 LỜI MỞ ĐẦU Trong đời sống chính trị thế giới, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được coi như là đối tác không thể thiếu của các nước và trung tâm lớn trên thế giới đồng thời cũng là nhân tố quan trọng thúc đẩy các tiến trình đối thoại và hợp tác trên nhiều cung bậc ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Hơn nữa, ASEAN đã, đang và sẽ là thể chế hàng đầu đối với việc duy trì hòa bình, an ninh và sự hợp tác của Hiệp hội nói chung cũng như của từng quốc gia thành viên nói riêng. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này ngày 28/7/1995 tại thủ đô của vương quốc Brunei. Quá trình hội nhập khu vực của Việt Nam đã khởi động từ năm 1992 khi Việt Nam tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và trở thành quan sát viên của ASEAN. Đã hơn 10 năm kể từ ngày Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN, thực tiễn đã chứng minh chủ trương gia nhập của chúng ta là đúng đắn và phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới. Tuy nhiên, nguyên nhân và thời điểm Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995 còn là chủ đề nghiên cứu của nhiều chuyên gia. Liệu rằng thời cơ đó, thời điểm đó đã chín muồi cho một trang sử mới ? Và chúng ta gia nhập ASEAN năm 1995 thì cơ hội hay thách thức là nhiều hơn. Với những suy nghĩ đó, em đã quyết định lựa chọn đề tài “ Tại sao Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995?” cho bài tiểu luận của mình. Bản thân là một sinh viên Ngoại giao, em cảm thấy nghiên cứu về vấn đề này là cần thiết. Do nguồn tư liệu còn chưa đầy đủ nên quá trình 3 nghiên cứu đề tài và nội dung bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em mong các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn Chính sách đối ngoại Việt Nam sẽ góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn. Và em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giao đã tạo điều kiện và cơ hội để tôi có dịp được nghiên cứu sâu và kĩ về vấn đề này. Trong khuôn khổ của bài tiểu luận, em xin trình bày 3 nội dung chính : Thứ nhất, Vài nét về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Thứ hai, nhận thức của các nhà lãnh đạo Việt Nam trước 1995 về ASEAN và gia nhập ASEAN. Thứ ba, nguyên nhân Việt Nam gia nhập ASEAN vào 1995. 4 PHẦN NỘI DUNG I. Vài nét về Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á - ASEAN 1. Khu vực Đông Nam Á Đông Nam Á là một khu vực địa lý – lịch sử, kinh tế, văn hoá, chính trị nằm ở phần Đông Nam của Châu Á, bao gồm bán đảo Trung Ấn và vùng hải đảo, có mười nước với tổng diện tích hơn 4,5 triệu km2 và dân số hơn 568 triệu người, gồm: Brunei, Campuchia, Singapore, Indonesia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, Malaixia, Philippine, Mianma1. Đông Nam Á là khu vực đa dạng trên rất nhiều lĩnh vực như văn hoá, điều kiện tự nhiên, lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội. Chính vì vậy giữa các nước trong khu vực cũng có những khác biệt thậm chí là mâu thuẫn trong một số vấn đề như đất đai, lãnh thổ, chính sách đối nội và đối ngoại. Điều này đã khiến cho khu vực này có nhiều bất đồng và rất khó giải quyết. 2.ASEAN Nhận thấy sự cần thiết trong việc hợp tác và duy trì hoà bình trong khu vực, ngày 8/8/1967 ASEAN đã tuyên bố thành lập. Với 5 thành viên ban đầu với 7 mục tiêu: thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng hợp tác, nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hoà bình thịnh vượng; thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc pháp luật trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của 1 =33&id=1016 5 Hiến chương Liên Hợp Quốc; thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học – kỹ thuật và hành chính; giúp đỡ nhau dưới nhiều hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính; cộng tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề về buôn bán hàng hoá giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc và nâng cao mức sống của nhân dân; thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á; duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự và tìm kiếm các cách thức nhằm đạt được một sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các tổ chức này. Và ASEAN hoạt động theo 6 nguyên tắc chính: cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền,bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc; quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình mà không có sự can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình, không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực; hợp tác với nhau một cách hiệu quả. Sau hơn 40 năm liên kết và phát triển, ASEAN ngày nay đã bao gồm đầy đủ tất cả các nước trong khu vực. Tuy còn nhiều khó khăn và bất cập nhưng trong suốt thời gian qua, ASEAN đã nỗ lực trong các hoạt động của mình, đảm bảo cho một khu vực Đông Nam Á ổn định phát triển đồng thời góp phần vào việc đối thoại và hợp tác ở châu Á-Thái Bình dương và mở rộng ra là thế giới. Đạt được những thành tựu đó một phần lớn là nhờ sự đóng góp tích cực của các nước thành viên trong việc xây dựng một phương cách xử lý những bất đồng và hoà giải những 6 mâu thuẫn nội bộ. Đề cập đến triển vọng, ASEAN hiện đang chuyển mình sang giai đoạn phát triển mới, hướng tới mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 với ba trụ cột về chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội, có mục tiêu bao trùm là xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và vững mạnh hơn, nhưng vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài, đồng thời hướng mạnh tới người dân, phục vụ và nâng cao cuộc sống của người dân II. Nhận thức của lãnh đạo Việt Nam trước 1995 về ASEAN và gia nhập ASEAN 1. Giai đoạn từ 1967 đến 1978 ASEAN ra đời vào đúng lúc tình hình nội bộ của nhiều nước thành viên còn phức tạp, chưa ổn định. Trong khi đó, cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam và Đông Dương diễn ra ác liệt đã khiến cho một số nước bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp2. Trước 1975, việc xem ASEAN là một tổ chức hoàn toàn thù địch với Việt Nam, Lào, Campuchia đã làm cho hố ngăn cách giữa Việt Nam và các nước láng giềng Đông Nam Á ngày càng rộng, càng sâu thêm. Cách nhìn nhận, đánh giá về ASEAN như vậy không chỉ ghi rõ dấu ấn của thời kỳ chiến tranh lạnh trong khuôn khổ của trật tự thế giới hai cực Yalta đang còn bao trùm thế giới, mà còn cho thấy rõ vấn đề đã bị “khúc xạ” như thế nào qua lăng kính ý thức hệ. Quả thật, chúng ta nhìn nhận các nước là qua lăng kính ý thức hệ. Điều đó đã làm cho chúng ta không thấy hết được các nhân tố tích cực - thường là tinh thần yêu nước và bảo vệ dân tộc - của các nước Đông Nam Á nói chung. 2 Nguyễn Vũ Tùng, Chính sách đối ngoại Việt Nam, Hà Nội, 2007, tr 316. 7 Sau 1975, quan hệ giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN đã từng bước được cải thiện, chuyển từ đối đầu sang đối thoại và xúc tiến bình thường hóa. Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đưa ra chính sách bốn điểm đối với các nước Đông Nam Á vào ngày 5/7/1976. Nội dung của chính sách được xác định như sau: Thứ nhất, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm lược nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình. Thứ hai, không để lãnh thổ nước mình cho bất cứ nước ngoài nào sử dụng làm căn cứ xâm lược và can thiệp vào các nước khác trong khu vực. Thứ ba, thiết lập quan hệ hữu nghị láng giềng tốt, giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua thương lượng. Thứ tư, phát triển hợp tác vì sự nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh theo điều kiện riêng mỗi nước vì lợi ích độc lập dân tộc, hòa bình, trung lập thật sự ở Đông Nam Á. Sau khi công bố chính sách 4 điểm chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước như Philippine, Indonesia, Singapore. Chính sách đối ngoại và minh chứng là các hoạt động ngoại giao thông qua các cuộc viếng thăm của lãnh đạo Việt Nam đến các nước thành viên ASEAN đã tạo bước khởi đầu tốt đẹp trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, theo tác giả Trịnh Xuân Lãng, khi đó ta vẫn có quan điểm cho rằng tổ chức ASEAN là khối SEATO trá hình, các nước ASEAN bảo vệ lợi ích của Mỹ nên mặc dù ta đưa ra chính sách bốn điểm và đã bình thường hóa quan hệ với họ nhưng ta vẫn dè dặt trong mối quan hệ đó. Trong khi đó, các nước ASEAN lại có mối lo sợ về việc ta 8 ủng hộ và giúp đỡ phong trào cách mạng của các lực lượng vũ trang chống đối trong nước họ. Liệu rằng sự nghi kị này có dẫn đến một mối quan hệ tốt đẹp và bền vững? Câu trả lời là chúng ta vẫn thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước thành viên ASEAN nhưng chưa sẵn sàng để gia nhập vào tổ chức này. 2. Giai đoạn từ 1978 đến 1991 Cuộc xung đột biên giới Campuchia – Việt Nam nổ ra đã khiến nhiều nước ASEAN lo ngại về một cuộc chiến tranh khu vực. Ngay lúc đó, các nước ASEAN đã chuyển sang đối đầu quyết liệt với Việt Nam về chính trị và ngoại giao nhằm gây sức ép mạnh mẽ buộc chúng ta phải rút hết quân khỏi Campuchia và đi đến một giải pháp chính trị. Quan hệ giữa các nước ASEAN và Việt Nam trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Chỉ đến năm 1991, khi chúng ta rút hết quân khỏi Campuchia và kí Hiệp định Paris thì quan hệ giữa ta và các nước ASEAN mới dần hồi phục và phát triển nhanh chóng. III. Nguyên nhân Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995 1. Bối cảnh thế giới và khu vực Như ta đã biết, chính sách đối ngoại của các quốc gia một phần là phản ứng của quốc gia đó với các diễn biến bên ngoài. Quyết định tham gia hay rút lui khỏi một tổ chức đều có sự tác động từ tình hình thế giới. Cũng như vậy, việc Việt Nam gia nhập ASEAN cũng có tác động từ tình hình khu vực, thế giới. Vì vậy đầu tiên hãy xem xét tình hình thế giới vào thời điểm gần năm 1995 khi Việt Nam gia nhập ASEAN. Đầu thập niên 90 có một sự kiện làm xoay chuyển cục diện quan hệ quốc tế, đó là sự kiện Liên bang Xô Viết sụp đổ năm 1991 dẫn đến sự kết thúc của chiến tranh lạnh. Kết cục này đã làm thay đổi khung cảnh quan hệ của Việt Nam với 9 các nước lớn. Liên Xô sụp đổ đưa đến sự chấm dứt liên minh Việt - Xô chính thức thiết lập năm 1978 thông qua Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác. Ngoài ra, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đã bình thường hóa vào năm 1991 với việc hai nước đồng ý công thức mới trong quan hệ “đồng chí nhưng không đồng minh”. Thêm vào đó, quan hệ Việt Nam - Hoa kỳ cũng bước sang một trang mới với việc hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995. Khung cảnh quan hệ với các nước lớn như vậy đã tác động tới đường lối đối ngoại của Việt Nam với các nước láng giềng Đông Nam Á. Sự tự chủ hơn trong đối ngoại và sự đơn độc do không liên minh với bất cứ nước nào khiến Việt Nam phải đặt lại tầm quan trọng của mối quan hệ với các nước láng giềng. Mặt khác, bối cảnh quốc tế ấy cũng khiến bản thân ASEAN suy nghĩ và đồng ý kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Như vậy, việc Việt Nam gia nhập vào mái nhà chung của Đông Nam Á là quyết định mang lại lợi ích cho cả Viêt Nam và ASEAN. 2. Chính sách của các nhà lãnh đạo Trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, Đại hội VII (1991), Hội nghị Trung ương 3 (khóaVII) và Đại hội VIII (1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã liên tiếp đề ra và phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa với phương châm "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển" nhằm mục tiêu "giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội" 10 Từ năm 1991 đến nay, hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam diễn ra cùng một lúc trên 4 mặt mà trước tiên tạo dựng và củng cố môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc củng cố và thúc đẩy các mối quan hệ song phương, nhất là quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này. Nhận thức rõ điều đó, hoạt động đối ngoại đã tập trung giải quyết vấn đề Campuchia và bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Đồng thời triển khai mạnh mẽ các hoạt động ngoại giao song phương cấp cao với các nước ASEAN, chủ động tham gia các hoạt động của Hiệp hội và năm 1995. Mặt khác, từ lâu nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc đã là mối đe dọa tiềm tàng với Việt Nam. Bởi vì, các nước giống như các cá nhân, có ước vọng nội sinh muốn thống trị các nước khác. Điều này được thể hiện rõ ràng ở Trung Quốc. Trong lịch sử, Trung Quốc luôn là mối đe dọa đối với an ninh Việt Nam: Từ thời cổ đại, đầu thế kỉ thứ III Triệu Đà xâm lược Âu Lạc; đến thời trung đại, 1914 - 1927, nhà Minh đô hộ nước ta; hiện đại thì có chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979. Hơn nữa, sau khi Liên Xô tan rã thì liên minh Việt - Xô cũng chính thức chấm dứt. Lúc này Việt Nam không có mối quan hệ liên minh với bất kì một nước lớn nào, đồng nghĩa với việc an ninh của Việt Nam sẽ bị đe dọa do không nằm trong một liên minh hay chiến lược phòng thủ quân sự chung. Chính điều này cũng tác động vào mối quan hệ của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á. Nói rõ hơn, Việt Nam muốn cân bằng sức mạnh bên ngoài với chính các nước trong khu vực để có sự đảm bảo hơn về an ninh quốc gia. Mặt khác, thời kì này Việt Nam có một sự 11 tự chủ hơn trong hoạt động đối ngoại do không phải chịu sự kiềm chế tạo ra bởi các nước lớn tác động tới các nước nhỏ. Điều này cũng có nghĩa là cả Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác đều có thể tự do hơn trong việc theo đuổi một chính sách đối ngoại phục vụ các mục tiêu dân tộc chủ nghĩa với hệ quả là khu vực ngày càng trở nên bất ổn, chín muồi cho xung đột. Bởi vì, các nước trong khu vực vốn có những nghi kị sâu sắc và tranh chấp lãnh thổ dai dẳng với nhau như việc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một ví dụ. Theo những đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa tự do thì tình trạng phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế sẽ hạn chế các nước sử dụng vũ lực chống lại nhau bởi vì chiến tranh sẽ gây thiệt hại đối với sự thịnh vượng của tất cả các bên. Các thể chế hay các tổ chức quốc tế có thể giúp vượt qua được hành vi vị kỷ của các nước chủ yếu bằng cách khuyến khích các nước bỏ qua những món lợi trước mắt, tập trung vào duy trì hợp tác vì lợi ích và hòa bình lâu dài. Hợp tác dễ hình thành hơn khi tồn tại giữa các quốc gia những thể chế điều chỉnh quan hệ giữa các nước đó với nhau trong những lĩnh vực và các vấn đề nhất định. Cách tiếp cận này về cơ bản cho rằng các nước hợp tác với nhau bởi vì các thể chế và tạo điều kiện cho việc tăng cường hợp tác. Chúng tạo ra các cơ chế phi tập trung để thực hiện các thỏa thuận, cung cấp thông tin của các bên về hành vi của bên kia và giảm chi phí giao dịch, do đó giảm được tình trạng bất định trong quan hệ giữa các nước, điều đó đồng nghĩa với việc khả năng hợp tác sẽ tăng lên. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN vừa mang lại cơ hội cho cả hai bên nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức. Đối với Việt Nam, cái “được” lớn nhất là “môi trường” theo nghĩa rộng của từ này. Môi trường không đơn thuần chỉ là được hòa bình, ổn định ở khu vực mà còn là một không gian mở cho quan hệ của 12 Việt Nam với thế giới. Đối với Việt Nam, gia nhập ASEAN là bước đi quan trọng, hỗ trợ đắc lực việc triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, hội nhập khu vực và quốc tế. Tham gia vào tổ chức ASEAN đã và đang mang lại cho Việt Nam nhiều lợi ích to lớn và thiết thực, mà bao trùm là tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam. Gia nhập ASEAN đã giúp Việt Nam phá thế bị bao vây và cô lập khi đó; giải quyết cơ bản những vấn đề tồn tại do lịch sử để lại trong quan hệ với các nước ở khu vực Đông Nam Á; tạo dựng mối quan hệ mới về chất giữa các nước thành viên ASEAN cả về song phương và đa phương. Trở thành thành viên ASEAN đã tạo điều kiện thuận lợi và tạo thế cho Việt Nam mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường hợp tác với các nước và các trung tâm lớn trên thế giới. Tham gia hợp tác ASEAN là môi trường thuận lợi giúp Việt Nam tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng lực hội nhập khu vực và quốc tế, tham gia có hiệu quả hơn vào các tổ chức khu vực và quốc tế rộng lớn hơn như Diễn đàn Hợp tác châu Á-Thái Bình Dương (APEC), tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tổ chức Liên Hợp Quốc… 13 KẾT LUẬN Tiếp cận vấn đề Việt Nam gia nhập ASEAN đã làm rõ những chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta đồng thời cũng cho thấy được lập luận chặt chẽ của chúng ta. Gia nhập ASEAN là cửa ngõ đầu tiên trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới để Việt Nam khẳng định vị trí, vai trò, uy tín trên trường quốc tế. Việt Nam là một phận hữu cơ của ASEAN và là một thành viên có trách nhiệm của gia đình ASEAN. Khu vực Đông Nam Á và ASEAN có ý nghĩa chiến lược đối với Việt Nam vì nó liên quan trực tiếp đến môi trường an ninh và phát triển của đất nước. Một ASEAN liên kết chặt chẽ, đoàn kết và thống nhất, có vai trò và vị thế quốc tế quan trọng, là hoàn toàn phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của Việt Nam. Do vậy, chúng ta luôn xác định ASEAN, xét cả về hợp tác đa phương và quan hệ song phương, là một bộ phận quan trọng trong trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và láng giềng hữu nghị của Việt Nam. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngoại giao Việt Nam 1945-2000, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. 2. Chính sách đối ngoại Việt Nam, TS. Nguyễn Vũ Tùng, Học viện Quan hệ quốc tế, 2007. 3. 4. 5. http:// www.dantri.com.vn
Luận văn liên quan