Mâu thuẫn không chỉ có trong lĩnh vực xã hội mà nó còn tồn tại trong cả lĩnh vực tư nhiên và trong chính tư duy của con nguời.
Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến khi sự vật kết thúc tồn tại của mình. Trong mỗi sự vật mâu thuẫn hình thành không chỉ có một mà có nhiều mâu thuẫn và sự vật trong cùng một lúc có nhiều mặt đối lập, mâu thuần này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành.
Trong hoạt động kinh tế hiện tượng đó cũng mang tính phổ biến, chẳng hạn như mâu thuẫn giữa cung- cầu, tích luỹ-tiêu dùng, tính kế hoạch hoá của từng xí nghiệp, công ty với tính tự phát vô chính phủ của nền sản xuất hàng hoá.
Trong sự nghiệp đổi mới của nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thắng lợi bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trong việc chuyển nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Trong những chuyển biến đó đã đạt được những thành tựu to lớn nhưng trong những thành công đó luôn tồn tại những vấn đề mâu thuẫn làm kìm hãm sự phát triển của đất nước, của công cuộc đổi mới đòi hỏi phải được giải quyết nó sẽ thúc đẩy cao sự phát triển của nền kinh tế.
24 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 10934 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vận dụng quy luật mâu thuẫn để phân tích những mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Mâu thuẫn không chỉ có trong lĩnh vực xã hội mà nó còn tồn tại trong cả lĩnh vực tư nhiên và trong chính tư duy của con nguời.
Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến khi sự vật kết thúc tồn tại của mình. Trong mỗi sự vật mâu thuẫn hình thành không chỉ có một mà có nhiều mâu thuẫn và sự vật trong cùng một lúc có nhiều mặt đối lập, mâu thuần này mất đi thì mâu thuẫn khác lại hình thành.
Trong hoạt động kinh tế hiện tượng đó cũng mang tính phổ biến, chẳng hạn như mâu thuẫn giữa cung- cầu, tích luỹ-tiêu dùng, tính kế hoạch hoá của từng xí nghiệp, công ty với tính tự phát vô chính phủ của nền sản xuất hàng hoá.
Trong sự nghiệp đổi mới của nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã giành được những thắng lợi bước đầu mang tính quyết định, quan trọng trong việc chuyển nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Trong những chuyển biến đó đã đạt được những thành tựu to lớn nhưng trong những thành công đó luôn tồn tại những vấn đề mâu thuẫn làm kìm hãm sự phát triển của đất nước, của công cuộc đổi mới đòi hỏi phải được giải quyết nó sẽ thúc đẩy cao sự phát triển của nền kinh tế.
Sau khi đã được học một số các kiến thức về triết học Mác-Lê Nin và một số kiến thức xuất phát từ chính thực tế của đất nước, em đã chọn đề tài “vận dụng quy luật mâu thuẫn để phân tích những mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xhcn ở Việt Nam ” làm tiểu luận cho môn triết học Mác-LêNin.
CHƯƠNG 1
CÁC VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
Để tiến hành nghiên cứu bất cứ vấn đề nào trong thực tế, ta đều phải có cơ sở lý luận về vấn đề cần nghiên cứu. Trong thế giới ngày nay, mỗi sự vật hiện tượng đang tồn tại đều là một thể thống nhất được tạo thành với các mặt, các khuynh hướng, các thuộc tính phát triển ngược chiều nhau, đối lập nhau, chúng tạo thành các mâu thuẫn tồn tại trong sự vật, hiện tượng.
Vậy ta hãy xem xét cơ sở lý luận của vấn đề mâu thuẫn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
I. Khái quát về nội dung của qui luật mâu thuẫn.
1.1. Một số khái niệm cơ bản của qui luật.
1.1.1. Mâu thuẫn:
Thuyết Âm dương - Ngũ Hành của Trung Hoa có đề cập tới các mâu thuẫn Âm - Dương, mâu thuẫn giữa các yếu tố bản nguyên Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả và Thổ.
Theo quan niệm của triết học Mác - Lênin, mâu thuẫn là sự thống nhất của các mặt đối lập. Nhưng không phải mọi cái đối lập đều tạo nên mâu thuẫn mà chỉ có những xu hướng đối lập nào là tiền đề tồn tại của nhau mới tạo thành mâu thuẫn. Để xác định một mâu thuẫn biện chứng thì phải đáp ứng hai điều kiện là các xu hướng đối lập nhau và các xu hướng là điều kiện tồn tại và phát triển của nhau.
1.1.2 .Vai trò của quá trình đấu tranh của các mặt đối lập:
- Mặt đối lập là gì: là sự khái quát những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng phát triển ngược nhau cùng tồn tại trong một sự vật, hiện tượng, chúng luôn có xu hướng loại trừ nhau nhưng lại là điều kiện tồn tại của nhau.
- Đấu tranh của các mặt đối lập không chỉ là động lực của mọi sự phát triển và mở rộng ra mà còn là động lực của mọi sự vận động nói chung. Bởi vì sự biến đổi (vận động) của sự vật được tạo ra bởi nguyên nhân là tác động của các yếu tố cấu thành sự vật trong đó sự tác động mạnh mẽ nhất là các yếu tố cấu thành mâu thuẫn của chúng.
1.2. Nội dung của quy luật mâu thuẫn
1.2.1. Tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn
Đối lập với các quan điểm của triết học cũ, phép biện chứng duy vật khẳng định rằng tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trong thực tại khách quan đều chứa đựng trong nó mâu thuẫn. Sự hình thành và phát triển của mâu thuẫn là do cấu trúc tự thân vốn có bên trong của sự vật, hiện tượng qui định. Mâu thuẫn tồn tại không phụ thuộc vào bất kì một hiện tượng siêu tự nhiên nào, kể cả ý chí của con người. Mỗi một sự vật, hiện tượng đang tồn tại đều là một thể thống nhất của các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau.
Mâu thuẫn không những là một hiện tượng khách quan mà còn là một hiện tượng phổ biến.
Tính phổ biến của nó thể hiện ở chỗ nó là một hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. Đặc biệt là trong xã hội loài người, mâu thuẫn trở nên phức tạp, đó là mâu thuẫn giữa QHSX và LLSX, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, giữa các giai cấp đối kháng .v.v. Như vậy, các hoạt động kinh tế của con người chắc chắn không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, điều quan trọng là trong thực tiễn phải biết phân tích từng mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn cụ thể để nhận thức được bản chất, khuynh hướng vận động, phát triển mà giải quyết cho đúng.
Như vậy, tính khách quan và phổ biến của mâu thuẫn đó được các nhà tư tưởng lớn khẳng định và chứng minh tính khoa học đúng đắn của nó.
1.2.2. Sự đấu tranh của các mặt đối lập trong tính thống nhất của nó tạo ra nguồn gốc và nguồn lực cho môi số vấn đề và phát triển.
Trong phép biện chứng duy vật khái niệm là sự khái quát các thuộc tính, khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau, tồn taị trong cùng một sự vật hiện tượng và tạo nên sự vật, hiện tượng đó. Do đó cần phải phân biệt rằng bất kỳ hai mặt đối lập nào cũng tạo thành mâu thuẫn. Bởi vì trong, trong các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan không phải chỉ tồn tại trong đó hai mặt đối lập. Chỉ có những mặt đối lập là tồn tại thống nhất trong cùng một sự vật như một chỉnh thể nhưng có khuynh hướng phát triển ngược chiều nhau, bài trừ, phủ định và chuyển hoá lẫn nhau. Sự chuyển hoá này tạo thành nguồn gốc động lực đồng thời quy định các bản chất, khuynh hướng phát triển của sự vật thì hai mặt đối lập như vậy mới được gọi là hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Sự thống nhất của hai mặt đối lập là điều kiện tồn tại của nhau. Nếu thiếu một trong hai mặt đối lập chính tạo thành sự vật thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật. Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là diều kiện không thể thiếu được cho sự tồn tại của bất kỳ sự vật, hiện tượng nào.
Sự thống nhất này do những đặc điểm riêng của bản thân sự vật tạo nên.
Ví dụ: Nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp và nền kinh tế thị trường (KTTT) là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của công cuộc đổi mới nền kinh tế ở Việt Nam, hai nền kinh tế hoàn toàn khác nhau về bản chất và những biểu hiện của nó nhưng nó lại hết sức quan trọng vì nó là sự thống nhất tạo nên quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Thiếu sự thống nhất này nền kinh tế thị trường ở Việt Nam không thể tồn tại với ý nghĩa là chính nó.
Lực lượng sản xuất - quan hệ sản xuất trong phương thức sản xuất. Khi lực lượng sản xuất (LLSX) phát triển thì cùng với nó quan hệ sản xuất (QHSX) cùng phát triển, hai mặt này chính là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của phương thức sản xuất. LLSX là yếu tố động, luôn luôn vận động theo hướng hoàn thiện còn QHSX phải vận động theo để cho kịp với trình độ của LLSX, tạo động lực phát triển LLSX và có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế.
Tuy nhiên khái niệm thống nhất này cũng chỉ là tương đối. Bản thân khái niệm đã nói lên tính chất tương đối của nó. Thống nhất của cái đối lập, trong thống nhất đã bao hàm trong đó sự đối lập.
Sự thống nhất của các mặt đối lập trong cùng một sự vật không tách rời sự đấu tranh chuyển hoá giữa chúng. Bởi vì các mặt đối lập cùng tồn tại trong cùng một sự vật thống nhất như một chỉnh thể trọn vẹn nhưng không nằm yên mà điều chỉnh chuyển hoá lẫn nhau tạo thành động lực phát triển của bản thân sự vật. Sự đấu tranh chuyển hoá và bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa các mặt trong thế giới khách quan thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau.
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa LLSX tiên tiến với QHSX lạc hậu, kìm hãm nó diễn ra gay gắt và quyết liệt. Chỉ có thông qua các cuộc cách mạng xã hội bằng nhiều hình thức kể cả bạo lực mới có thể giải quyết được mâu thuẫn một cách cơ bản.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập được chia làm nhiều giai đoạn. Thông thường khi mới xuất hiện, mặt đối lập chưa thể hiện rõ xung khắc gay gắt, người ta gọi đó là giai đoạn khác nhau. Tất nhiên không phải bất kỳ sự khác nhau nào cũng được gọi là mâu thuẫn chỉ có những mặt khác nhau, tồn tại trong cùng một sự vật hiện tượng liên kết hữu cơ với nhau, phát triển ngược chiều nhau, tạo thành động lực bên trong của sự phát triển khi hai măt ấy mới hình thành bước đầu của mâu thuẫn. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn phát triển đến giai đoạn xung đột gay gắt nó biến thành độc lập. Nếu hội đủ các mặt cần thiết hai mặt đối lập sẽ chuyển hoá lẫn nhau. Sự vật cũ mất đi, sự vật mới xuất hiện. Sau khi mâu thuẫn được giải quyết sự thống nhất của hai mặt đối lập cũ được thay thế bằng sự thống nhất của hai mặt đối lập mới, hai mặt đối lập mới lại đấu tranh chuyển hoá tạo thành mâu thuẫn. Mâu thuẫn được giải quyết sự vật mới hơn xuất hiện với trình độ cao hơn. Cứ như thế đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho sự vật biến đổi không ngừng từ thấp đến cao. Chính vì vậy Lê Nin khẳng định” sự phát triển là một cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập”.
Khi bàn về mối quan hệ thống nhất và đấu tranh củacác mặt đối lập Lê Nin đã chỉ ra rằng: Mặc dù thống nhất chỉ là điều kiện để sự vật tồn tại với ý nghĩa nó chính là nó nhờ có sự thống nhất giữa các mặt đối lập mà chúng ta nhận biết được sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan. Song bản thân sự thống nhất chỉ là tương dối tạm thời, đấu tranh giữa các mặt đối lập mới là tuyệt đối. Nó diễn ra thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình tồn tại của sự vật, kể cả trong trạng thái sự vật ổn định, cũng như khi chuyển hoá nhảy vọt về chất của các mặt đối lập, là có điều kiện thoáng qua, tạm thời tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối.
1.3 Một số loại mâu thuẫn
1.3.1. Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn nằm ngay trong chính bản thân sự vật. Mâu thuẫn này bao giờ cũng là nhân tố quyết định bản chất và xu thế vận động của chính bản thân sự vật. Ví dụ như mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX trong phương thức sản xuất.
Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Đó là mâu thuẫn giữa KTTT tư bản chủ nghĩa và định hướng XHCN của nhà nước ta.
Mâu thuẫn bên ngoài là phổ biến nhưng mâu thuẫn bên trong lại quyết định mâu thuẫn bên ngoài, vì không thông qua mâu thuẫn bên trong thì mâu thuẫn bên ngoài tự nó không thể phát huy được vai trò của mình.
Việc phân biệt mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài là rất cần thiết. Bởi mỗi loại mâu thuẫn có vị trí và ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của sự vật. Nhận thức từ vai trò của từng loại mâu thuẫn, Đảng ta trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, một mặt đó tập trung mọi khả năng nhằm khai thác tốt nhất tiềm lực hiện có trong nước. Mặt khác, có chính sách đối ngoại năng động, thu hút và kỹ thuật nước ngoài hỗ trợ tích cực cho sự phát triển kinh tế trong nước.
1.3.2. Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định từ bản chất, khuynh hướng phát triển của bản thân các sự vật, hiện tượng. Nó là cơ sở hình thành và chi phối tất cả các mâu thuẫn khác trong sự vật, trong đó có mâu thuẫn không cơ bản.
Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn không quyết định trực tiếp bản chất và khuynh hướng phát triển của sự vật nhưng có vai trò ảnh hưởng nhất định đối với sự vận động, phát triển của sự vật. Mâu thuẫn không cơ bản tồn tại gắn liền với mâu thuẫn cơ bản trong cùng một sự vật và chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản.
Khi nghiên cứu kết cấu kinh tế của xã hội TBCN ta thấy mâu thuẫn cơ bản của xã hội ấy là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội của sản xuất và tính chất tư nhiên của chế độ chiếm hữu. Từ mâu thuẫn này sinh ra một số mâu thuẫn không cơ bản như: mâu thuẫn giữa tính chất có tổ chức của sản xuất trong từng xí nghiệp riêng rẽ với tính chất và tổ chức của sản xuất trong toàn xã hội, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
1.3.3. Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn được nói lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn nhất định của quá trình phát triển của sự vật.
Mâu thuẫn thứ yếu là những mâu thuẫn không đúng vai trò quyết định đối với quá trình phát triển của sự vật.
Tuy vậy, sự phân biệt giữa hai mâu thuẫn trên chỉ có tính chất tương đối. Trong từng điều kiện hoàn cảnh, mâu thuẫn chủ yếu có thể trở thành thứ yếu và ngược lại. Ta xem xét lại mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX, nói chung thì LLSX có vai trò quyết định. Song, trong những điều kiện nhất định, QHSX lại có tác dụng chủ yếu và quyết định, khi mà, nếu không thay đổi QHSX thì LLSX không thể phát triển, lúc đó sự thay đổi QHSX lại có tác dụng chủ yếu và quyết định.
1.3.4. Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn đặc trưng chỉ có trong lĩnh vực đời sống xã hội. Đó là mâu thuẫn giữa những lực lượng, những tầng lớp xã hội có lợi ích căn bản đối lập nhau đến mức không thể điều hoà được. Ví dụ như mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản, giữa những tàn dư của kinh tế bao cấp và KTTT .v.v. và chỉ cú thể giải quyết thông qua các cuộc cách mạng xã hội.
Mâu thuẫn không đối kháng là những mâu thuẫn xuất hiện giữa những lực lượng xã hội mà lợi ích về căn bản nhất trí với nhau. Ví dụ mâu thuẫn giữa KTTT xã hội chủ nghĩa và KTTT tư bản chủ nghĩa .v.v.
Nhưng hai loại mâu thuẫn trên có thể chuyển hoá cho nhau, ta xem xét điều đó qua mâu thuẫn giữa kinh tế thành thị và nông thôn. Trong xã hội TBCN, ở đó thành thị do giai cấp tư sản thống trị, bóc lột tàn khốc nông thôn - đó là một mâu thuẫn hết sức đối kháng. Nhưng ở xã hội XHCN, mâu thuẫn đối kháng đã biến thành không đối kháng, mà đến xã hội cộng sản thì mâu thuẫn đó sẽ hết.
Trên đây ta đó nêu và phân tích những nội dung cơ bản của quy luật mâu thuẫn, đó chính là cơ sở lý luận cho việc vận dụng quy luật này vào việc xác định những nguyên tắc chung trong quá trình xây dựng và phát triển.
CHƯƠNG 2
NHỮNG MÂU THUẪN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Khái quát nền kinh tế thị trường của Việt Nam
2.1.1 Khái niệm
Kinh tế hàng hoá được điều tiết bởi cơ chế thị trường hay vận động theo cơ chế thị trường được gọi là kinh tế thị trường. Hay theo cách khác, kinh tế thị trường là một nền kinh tế hàng hoá nhưng phát triển ở trình độ cao ở đó mọi yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất cũng như các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ ở đầu ra đều tồn tại dưới hình thức là hàng hoá, nó đều thông qua thị trường và đều do thị trường quyết định.
2.1.2 Nền kinh tế thị trường theo định hước XHCN ở nước ta
Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam theo định hướng XHCN là một tất yếu lịch sử, nó nhằm tới mục tiêu cụ thể và mang tính cách mạng. Nó thay cũ đổi mới hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn cả về kinh tế và chính trị - xã hội, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh, điều kiện mới.
Từ khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng, tất cả các nước XHCN đều thực hiện kinh tế kế hoạch tập trung. Cơ chế vận hành và quản ký kinh tế này được duy trì một thời gian khá dài và xem như là một đặc trưng riêng biệt của CNXH, là cái đối lập với cơ chế thị trường của CNTB. Sự thực thì không phải hoàn toàn như vậy, nền kinh tế tập trung đã được các nước Tư bản áp dụng từ trước khi nhiều nước xác lập chế độ XHCN nhưng các nước tư bản đã xoá bỏ cơ chế này sau khi chiến tranh kết thúc và đã đạt được những thành tựu rất lớn về kinh tế - xã hội. Công bằng mà nói, nền kinh tế thị trường cũng chưa phải là cái duy nhất bảo đảm cho sự tăng trưởng và phát triển của xã hội.
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH thì sự tồn tại của nền sản xuất hàng hoá là lẽ đương nhiên. Như vậy có thể nói rằng nền kinh tế thị trường cũng như nền kinh tế tập trung không phải là thuộc tính cố hữu ,đặc thù của một chế độ xã hội nào đó, vấn đề áp dụng mỗi nền kinh tế đó vào thời điểm, hoàn cảnh lịch sử nào cho phù hợp để giành laị hiệu quả cao nhất. Chúng ta đang trong giai đoạn quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, bởi thế việc phát triển KTTT là một tất yếu khách quan.
Mới chỉ có hơn 10 năm đổi mới vừa qua với việc chuyển sang KTTT, Việt Nam đã cho nhân dân thế giới ngỡ ngàng. Từ chỗ chúng ta còn xa lạ, nay đã hội hội nhập được với nền kinh tế tiên tiến, hiện đại. Tất cả những thành tựu kinh tế mà chúng ta đạt được khi chuyển sang nền kinh tế thị trường đã nói lên công cuộc đổi mới ở nước ta là một cuộc cách mạng thật sự.
Ở Việt nam có đặc điểm là bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là mục tiêu, nhiệm vụ không kém phần quan trọng, làm sáng tỏ thêm ý nghĩa và vai trò cách mạng của công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta.
Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, Đảng ta một lần nữa khẳng định những giá trị khoa học bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động.
Nếu nhìn từ góc độ triết học.
Mô hình phát triển kinh tế theo xu hướng thị trường có sự điều tiết vĩ mô từ trung tâm, trong bối cảnh của thời đại ngày nay là một mô hình hợp lý hơn cả. Mô hình này, về đại thể đáp ứng được những thách thức của sự phát triển.
Việc thực hiện mô hình này trong thực tế không những là công cụ, là phương thức để nước ta đi tới mục tiêu xây dựng XHCN.
Nền kinh tế nước ta hiện nay có thể nói đang trong giai đoạn quá độ, chuyển tiếp từ nền kinh tế tập trung, hành chính bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Do vậy, những đặc điểm của giai đoạn quá độ trong nền kinh tế nước ta đương nhiên là một vấn đề có ý nghĩa, rất cần được nghiên cứu xem xét. Nhận thức được nhữmg đặc điểm đó chúng ta sẽ tránh được những sai lầm, chủ quan, duy ý chí, nóng vội hoặc những khuynh hướng cực đoan máy móc.
Vậy, từ phương diện triết học thì những đặc điểm của nền kinh tế quá độ của nước ta hiện nay là gì? Như chúng ta đã biết trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, mọi chức năng kinh tế-xã hội của nền kinh tế đều được triển khai trong quá trình kế hoạch hoá ở cấp độ quốc gia. Tính bao cấp nhà nước đối với các hoạt động của sản xuất, lưu thông, phân phối...khá nặng nề. Ở nước ta trước đây chế độ hạch toán trên thực tế còn khá nặng nề về mặt hình thức. Lợi ích kinh tế, đặc biệt là lơị ích cá nhân người lao động, một động lực trực tiếp của hoạt động xã hội chưa được quan tâm thích đáng. Vì thế sự vận động của nền kinh tế nhìn chung là chậm chạp, kém năng động.
Kể từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) đến nay, theo đường lói đổi mới, đất nước đã từng bước chuyển sang nền KTTT, với định hướng XHCN và điều đó có nghĩa là chúng ta đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng, mhững thành tựu cho phép chúng ta “điều chỉnh, bổ sung nhận thức, làm cho quan niệm CNXH ngày càng cụ thể hơn, đường lối, chủ trương, chính sách ngày càng đồng bộ, có căn cứ khoa học và thực tiễn”. Những thành tựu đó trong một chừng mực nhất định cũng gián tiếp thừa nhận khả năng của KTTT trong việc chuyển hoá nền kinh tế đất nước. Bước sang cơ chế thị trường đương nhiên không tránh khỏi những tiêu cực của nó, nhưng nó cũng nói lên sức sống và khả năng tác động của các quan hệ thị trường. Về thực chất của các bước chuyển này, dù nền kinh tế thị trường chỉ vừa mới được hình thành ở nước ta còn đang trong những bước chập chững ban đầu và được điều tiết một cách có ý thức theo định hướng XHCN. Xong cũng có tác động khá rõ tới mọi mặt của đời sống xã hội và để lại ở đó những dấu ấn của mình về mặt văn hoá. Tác động quan tâm nhất của cơ chế thị trường là nó đã tạo ra ở nước ta những quan niệm thị trường không thuần khiết- những quan hệ thị trường. Sự đan xen, chi phối mành liệt của của các nhân tố khác của đời sống xã hội trong bối cảnh của xã hội vừa ra khỏi cơ chế hành chính- bao cấp đã làm cho cơ chế thị trường bị “khúc xạ” theo nhiều hướng khác nhau.
Nguyên nhân của tình trạng trên trước hết thuộc về sự đổi mới các quan hệ sở hữu. Nếu như trước đây, nền kinh tế nước ta chỉ có một kiểu sở hữu tương đối thuần khiết nhất với hai thành phần sở hữu chủ đạo là: sở hữu nhà nước và sở hữ